Tim thông tin blog này:

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Muốn hiểu Hun Sen, nên xem lại bài này:

Ông Hun Sen lại cố giải thích: "Tôi không phải con rối của Việt Nam"
Thứ 2, 28/08/2016 - 06:56Thông tấn xã Philippines ngày 27/8 đưa tin, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã viết trên trang Facebook chính thức của mình trả lời một người dùng Facebook được cho là người Việt chỉ trích lập trường của Campuchia trong vấn đề Biển Đông.
"Xung đột trên Biển Đông cần được giải quyết một cách hòa bình giữa chính phủ Trung Quốc với chính phủ Việt Nam. Giải quyết vấn đề Biển Đông như thế nào là chuyện riêng của chính phủ Việt Nam.
Lựa chọn giải pháp hòa bình hay chiến tranh để giải quyết vấn đề cụ thể này là quyền của các bạn.
Chắc chắn rằng bạn nên tôn trọng các nước như Lào, Campuchia, đặc biệt là Campuchia, bởi vì chúng tôi không liên quan gì trong vấn đề Biển Đông."
Thủ tướng Campuchia cũng kêu gọi chính phủ Việt Nam giáo dục người dân nước mình không làm phiền ông nữa.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen dường như khá "sành" chơi Facebook thì không thể không biết những tính năng mời "khách không mời" ra khỏi ngôi nhà ảo của mình. Ảnh: Reuters.

TT Hun Sen nói tiếng Việt với cựu chuyên gia và quân tình nguyện VN

Việt kiều ở Cambodia – phần I

22.10.20106 phản hồi Chúng ta thường xuyên nghe tin tức, những mẫu chuyện về Việt kiều (VK) Mỹ, Pháp, Úc, Canada, vv, nhưng ít khi bàn đến VK ở Cambodia (Cao Miên: CM), dù rằng cộng đồng người Việt ở Cambodia là cộng đồng lâu đời nhất ở nước ngoài, (đã có thời) đáng hãnh diện nhất, thành công nhất và hiện nay: nghèo khó nhất. Sách vở viết về VK ở CM một cách đầy đủ cũng không được xuất bản nhiều. Lâu lâu xuất hiện một vài câu chuyện/ tường thuật du lịch hay đời sống VK ở CM, nhưng những chuyện tế nhị, các chi tiết sâu xa gián tiếp hay trực tiếp dẫn đến tình hình hiện tại của hầu hết VK tại Cambodia thường hiếm khi được nhắc đến và luôn có giới hạn.
Bài viết trích dẫn nhiều dữ liệu thông tin từ cuốn sách: “Việt kiều ở Kampuchea” của soạn giả, nhà văn, nhà Miên ngữ học Lê Hương – sống 20 năm liền trên đất CM . Cùng một số sách như: Phnom Penh, a cultural history; Cambodia: report from a tricken land; và từ nhiều nguồn tài liệu, thông tin khác, đính kèm cuối bài viết.
*
Pháp phải dùng vũ lực cưỡng chiếm Việt Nam và đối phó với hàng chục cuộc vùng lên trong suốt gần 100 năm cai trị. Tuy nhiên, nhờ đội ngủ truyền giáo người Tây Phương đã hoạt động tại VN trong suốt vài thế kỷ, đào tạo được hàng ngàn tín đồ và cảm tình viên người Việt, nên việc thiết lập bộ máy cai trị của thực dân Pháp diễn ra nhanh chóng và tương đối suông sẻ. Trong khi đó, tình hình ở Cambodia (Cao Miên: CM) xảy ra một cách trái ngược. Nơi đây, Phật giáo được xem là quốc giáo, mọi công dân đều là Phật tử; sư sãi, nhà chùa có ảnh hưởng rất lớn đối với Hoàng gia và dân tộc Khmer (K). Bởi vậy, cho dù các Quốc vương CM luôn luôn chào đón sự hiện diện của người Pháp, nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào hai lân quốc hùng mạnh – Việt Nam và Siam (Thailand) – thì các sư sãi K vẫn không bao giờ khuyến khích Phật tử của họ hợp tác với người Tây phương ngoại đạo và đa số tín đồ Công giáo tại Cambodia, từ gần 160 năm qua cho tới ngày nay, vẫn là người Miên gốc Việt Nam.

Việt kiều ở Cambodia – phần II

02.11.2010Để lại bình luận III. TỪ KHI CAMBODIA ĐỘC LẬP
Sau khi Cambodia được trả lại nền độc lập, Việt kiều càng lo lắng, vì đã có kinh nghiệm đau thương vào thời gian người Pháp bỏ chạy do Nhật gành lấy chính quyền vào năm 1945. Thật vậy, tai họa thi nhau đổ ập xuống đầu người V, không phân biệt giàu nghèo, thân Bắc hay Nam (VN). Trước khi đi vào chi tiết, hãy bàn sơ về vua Norodom Sihanouk và tâm lý của dân Khmer đối với Hoàng gia CM.
Quốc vương Sihanouk:
Sihanouk và vua cha, Quốc vương Suramarit đều là dân học trường Chasseloup Laubat ở Sài Gòn nên cả hai đều nói tiếng Việt rất giỏi. Vợ vua Sihanouk là bà Hoàng hậu Monique, lai Pháp, sinh ra tại Sài Gòn. Sau khi lật đổ S vào năm 1970, báo chí Cambodia thi nhau chửi rủa ông S, Hoàng gia Khmer và gọi bà Hoàng hậu Monique “con điếm người Việt,” hằng ngày trên các phương tiện truyền tin. Cho tới hôm nay, nhiều người Khmer vẫn còn tin là bà Monique, một người yuon, đã đầu độc vua S và vì vậy mà S đã làm nhiều điều có lợi cho VN và ngược lại với quyền lợi của Cambodia. Cũng có nhiều người bảo bà M là người Pháp lai Khmer hay lai Tàu.
Trong khi Pháp mệt mỏi vì chiến tranh ở VN thì Sihanouk ra lệnh giải tán chính phủ, bỏ sang Thái Lan sống lưu vong và tuyên bố sẽ không về lại CM nếu Pháp không chấp nhận nền độc lập của CM. S còn phàn nàn rằng Pháp kỳ thị, Pháp chỉ biết tinh thần đấu tranh giành độc lập của người Việt chứ không chịu nhận ra rằng người Khmer cũng muốn độc lập. Sihanouk và nhiều học giả, lãnh tụ người Khmer vẫn luôn tỏ lòng biết ơn sự bảo hộ của Pháp vì đã cứu Cambodia thoát khỏi sự lấn lướt của Thailand và Việt Nam.
Sau khoảng 5 tháng, vào đầu tháng 11, năm 1949, thì Pháp nhượng bộ và công nhận chính phủ Cambodia là một chính phủ nằm trong Liên hiệp Pháp. November 9, 1949 là ngày mà các chính phủ Cambodia luôn luôn chọn làm ngày lễ Độc Lập (Independent Day) và vì vậy mà dân Cambodia bình thường không biết nhiều về ngày độc lập thật sự – người có hiểu biết thì từ chối hay tránh né vấn đề.

Việt kiều ở Cambodia – phần III

04.11.2010Để lại bình luận Những sinh hoạt cộng đồng của người Việt

1. Trường dạy tiếng Việt:
Như đã trình bày ở trên, những năm 1920, người V đổ xô sang CM tìm việc và làm ăn. Lúc này, nơi nào có đông VK là trẻ em có thể chỉ học tiếng V và tiếng P ở bậc tiểu học, lên trung học sẽ từ từ học thêm tiếng K. Năm 1945, trong khi Pháp chưa kịp quay trở lại thì Hoàng gia CM ra lệnh cấm dạy tiếng V ở trường công. Lập tức, vô số trường tư được mở ra cho con em VK. Chính phủ liền đòi hỏi phải có giờ học tiếng K. Vậy là, theo thời gian, giờ tiếng K càng tăng, tiếng V càng giảm dần cho đến khi tiếng V chỉ còn dạy vài giờ một uần, giống như là một môn ngoại ngữ tại trường tư Việt ngữ. Vã lại, giám đốc và chủ trường cũng thường bị các quan chức CM hay kiếm chuyện. Cuối cùng, hệ thống trường tư hay việc dạy tiếng V ở nhà trường bị thất bại hoàn toàn; tụ tập học tiếng V ở nhà cũng không được quá 5 học sinh. Trong khi đó trường tư của người Tàu với chương trình riêng đặc biệt của họ vẫn luôn được duy trì.
2. Sinh hoạt báo chí tiếng Việt:
Dưới thời bảo hộ, Việt kiều tha hồ xem sách báo từ Sài Gòn gởi sang. Sau ngày độc lập, sách báo từ SG bị cấm. Nếu bị phát hiện có, ngay cả một tờ giấy báo cũ rách đang gói đồ cũng có thể bị ngồi tù nếu không đưa hối lộ. Báo chí tiếng Việt đua nhau phát hành, hết tờ này đến tờ khác. Tuy nhiên, bài viết thường nịnh chính phủ Hoàng gia (bài viết nịnh cũng như tấm bùa hộ mệnh) và chủ yếu là đánh đá giữa hai nhóm VK với nhau: thân miền Nam hay thân miền Bắc. Chủ báo, chủ bút nhiều khi vào tù vì bị VK khác truy tố bài viết có nội dung bất lợi cho Hoàng gia hay văn hoá CM. Thời này có một ít VK xấu tính chuyên đi theo dỏi, ghi thành một cái list VK bất đồng chính kiến rồi báo cáo với các quan chức người K để họ tiêu diệt dùm người mình ghét. Dĩ nhiên, đây là những dịp tốt để quan “làm nghèo” cho VK.
3. Sinh hoạt văn nghệ của Việt kiều:

Việt kiều ở Cambodia – phần IV ( nạn cáp duồn)

06.11.20104 phản hồi Nạn cáp duồn
Năm 1930, Pháp cho mở trung tâm Phật giáo học tại PP. Từ nay, các sư sãi (tu theo phái tiểu thừa) tại CM, Lào và người K ở đồng bằng sông cửu Long (VN) không cần phải đi Bangkok để học các lớp học cấp cao. Một nhóm người thuộc lớp đầu tiên của trường này, trong đó có nhân vật chính trị (sau này) nổi tiếng: Sơn Ngọc Thành, đã xuất bản tờ báo “Nagara Vatta (Angkor Wat) vào năm 1936. Nội dung của tờ báo là đã kích Việt kiều. Nhìn vào #5 sau đây, thì các bạn sẽ thấy rằng đây là mầm móng của sự kích động bài xích người Việt lần đầu tiên tái xuất hiện sau gần 90 năm (từ 1844-45 đến 1936).
Danh sách những vụ cáp duồn được ghi chép trong lịch sử:
#1. Sử Miên ghi: năm 1730 một người Lào tị nạn, tự xưng là tiên tri đã xúi giục một nhóm người K cuồng tín hạ sát tất cả người Việt nào mà họ bắt gặp trong vùng Banam. Đây là vụ cáp duồn đầu tiên.
#2. Theo nhà văn Pháp Louis-Eugene Louvet, viết trong cuốn sách “Đức cha Adran”: ngày 13/11/1769, một toán cướp K và Tàu kéo nhau đánh phá ngôi nhà của GM Bá Đa Lộc ở hòn Đất, ngoài khơi Hà Tiên. Họ chỉ chém giết, hảm hiếp con chiên người Việt, vì kỳ thị chủng tộc.
#3. Vẫn trong quyển sách của ông Louvet, giữa năm 1778, một toán cướp K đánh phá nhà thờ Pinha-leu do Giám mục Bá Đa Lộc vừa xây xong ở vùng Hà Tiên và giết mọi người Việt mà chúng bắt gặp.
#4. Sử Miên ghi: Quốc vương Ang Non II ( 1775-79) rất ghét người Việt, đến nỗi có lần ngài nghĩ sẽ tàn sát tất cả người Việt trên đất CM.
#5. Sử Miên ghi: Dưới triều Ang Chan II (1796-1834), năm 1818, một số người Việt bị tàn sát ở tỉnh Baphnom và quân VN đang đóng ở CM đã đến nơi can thiệp.
#6. Suốt thời gian bảo hộ CM, VN sửa đổi cơ cấu hành chánh, vi phạm phong tục tập quán của người K đã khiến giới sư sãi và dân chúng phẫn uất nên họ vùng lên chống lại. Những năm từ 1841 đến khi quân VN rút khỏi CM (1845), nhiều cuộc tàn sát VK đã diễn ra ở khắp nơi tại Cao Miên và tại miền Tây VN.
#7. Chiến dịch cáp duồn 1945-46 đã được trình bày trong phần I. Sau vụ này chỉ có PP, Seam Reap và thành phố biển Sihanoukville là tương đối an toàn đối với người Việt trên toàn cỏi Cao Miên – dĩ nhiên là với điều kiện không xảy ra đụng chạm, tranh chấp với người K.

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2016

Một thời để nhớ...

                                                          (Thương mến tặng các bạn của tôi )
      Lũ chúng mình chung lớp 12
      Ba mươi năm, bây giờ gặp lại


      Mới đó mà đã 30 năm. Mới đó mà đã hơn hai phần ba cuộc đời. Mới đó… và mới đó… Những mái đầu bạc gặp nhau, bồi hồi với bao vui buồn kỷ niệm…

      Tôi cũng vậy, ngổn ngang nhũng ký ức đan xen, muốn viết đôi dòng hoài niệm nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu. Thôi đành… tản mạn vậy. Một thuở học trò, cùng chung mấy năm trời dưới mái trường phổ thông, làm sao có thể gói gọn trong vài trang giấy???

      Những năm 77-80, Kon Tum chỉ có một trường cấp III với ba lớp10-12, mỗi lớp chỉ hơn ba mươi đứa. Tất cả chúng tôi đều biết nhau, biết từ những năm cấp II sau ngày giải phóng 30-04-1975. Hồi đó thật gian khổ. Chiến tranh khốc liệt vừa đi qua, kinh tế đất nước suy sụp, để lại bao khó khăn cho mỗi gia đình. Tôi còn nhớ năm 1975, KonTum có khá nhiều trường cấp II (Hoàng Đạo, Bồ đề, LaSan, Nông lâm súc, Lê Hữu Từ, Têrêxa ), chỉ riêng lớp 7 trường Têrêxa của tôi đã có 80 học sinh, vậy mà sau giải phóng gộp cả sang khối 8 trường Lý Tự Trọng– tức Hoàng Đạo cũ - chỉ còn 4 lớp, rồi sang cấp III còn lại 3 lớp. Biết bao số phận dở dang, bao hoài bão không thành…



Kontum một thời để nhớ. Tuổi học trò. Pleiku phố núi và bạn bè
     

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Những tình tiết mới quanh bức ảnh 'Hai người lính'

TP - Sự xuất hiện tình tiết và nhân vật mới trong câu chuyện về bức ảnh “Hai người lính” có thể đem đến một xung động đặc biệt trong những ngày tháng thanh bình này - hơn bốn chục năm đất nước thống nhất, và ba chục năm sau đổi mới.
Hai người lính. Ảnh: Chu Chí Thành.  
Hai người lính. Ảnh: Chu Chí Thành.
Câu chuyện của phóng viên chiến trường
Ðó là khoảng cuối tháng Ba năm 1973, Hiệp định Paris có hiệu lực. Tôi - Chu Chí Thành khi ấy 29 tuổi, được cơ quan - Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) cử vào Quảng Trị ghi lại hình ảnh trao trả tù binh giữa quân Giải phóng và quân đội Việt Nam cộng hòa.
Một hôm, tôi đến mặt trận Long Quang, Cửa Việt thuộc xã Triệu Trạch, tỉnh Quảng Trị để tìm hiểu khu vực giáp ranh- vừa có quân đội Sài Gòn vừa có bộ đội đóng quân. Tôi nhớ, giới tuyến hai phe được phân định bởi chiếc dây thừng. Bất ngờ, tôi nhìn thấy hai phía “địch ta” vẫy nhau, những người lính cộng hòa gạt dây thừng đi sang địa phận quân giải phóng, chuyện trò rôm rả.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Địa danh Nam Bộ theo chữ Khmer

Ompéach Vêng / អំពាចវែង (Gò Quao) - rảnh nước dàiÂndong Tœ̆k / អណ្ដូងទឹក (Long Phú) a2 VN

Ângkŭli / អង្គុលី (Bình Minh)
Barach / បារាជ (Long Xuyên)


Bathér / បាថេរ (Thoại Sơn) -
Bay Chhau / បាយឆៅ (Mỹ Xuyên) a2 VN
Bêk Thlang / បែកថ្លាង (Châu Phú)

Bôrây Chôlsa / បុរីជលសា (An Phú) - xứ biển

Chângvéa Trâpeăng / ចង្វាត្រពាំង (Biên Hòa)


Tuŏl Ta Moŭk / ទួលតាមោក (Thủ Dầu Một)Chroŭy Nhô / ជ្រោយញ (Vĩnh Châu) - mũi đất

Kâmpób Tê'ŏng / កំពប់តែអុង (Trà Ôn) a2 VN

Kâmpóng Koŭ / កំពង់គោ (Tân An) p0, 1 VN
Kâmpóng Koŭ, Khétt / ខេត្តកំពង់គោ (Long An) a1 VN
Kâmpóng Krâbei / កំពង់ក្របី (Bến Nghé) u01 VN
Kâmpóng Rœ̆ssei / កំពង់ឫស្សី (Bến Tre) p0, 1 VN
Kâmpóng Rôling / កំពង់រលីង (Vũng Liêm) a2 VN
Kâmpóng Spéan / កំពង់ស្ពាន (Cầu Kè) a2 VN
Kâmpóng Tê'ŏng / កំពង់តែអុង (Mang Thít)

Kânhchaông / កញ្ចោង (Tiểu Cần) a2 VN
Konlong / កន្លង់ (Càng Long) - ong bầu
Kaôh Kông / កោះគង (Gò Công) - cù lao cồng chiêng

Kaôh Tŭng / កោះទុង (Cù Lao Dung) - cù lao chim bồ nông
Kbal Krâpeu / ក្បាលក្រពើ (Hồng Dân)

Khleăng / ឃ្លាំង (Sóc Trăng)

Khsachâm / ខ្សាចំ (Kế Sách)

Krâbau / ក្របៅ (Tịnh Biên)

Krâmuŏn Sâ / ក្រមួនស (Rạch Giá)

Krâsăng / ក្រសាំង (Tân Hiệp)

Mésâ / មេ-ស (Mỹ Tho)

Moăt Chruk / មាត់ជ្រូក (Châu Đốc)

Moăt Sâmŭtr / មាត់សមុទ្រ (Duyên Hải)

Phnum Mdei / ភ្នំម្ដី (Hòn Đất) a2 VN
Phnum Mlu / ភ្នំម្លូ (Kiên Lương)

Phsar Dêk / ផ្សារដែក (Sa Đéc)

Pôl Léav / ពលលាវ (Bạc Liêu)

Prâchŭm Kaôh / ប្រជុំកោះ (Kiên Hải)

Preăh Trâpeăng, Khétt / ខេត្តព្រះត្រពាំង (Trà Vinh) a1 VN
Prêk Bei / ព្រែកបី (An Biên) a2 VN
Prêk Chrŏu / ព្រែកជ្រៅ (Vĩnh Lợi) a2 VN
Prêk Rœ̆ssei / ព្រែកឫស្សី (Cần Thơ)

Prey Nôkôr / ព្រៃនគរ (Hồ Chí Minh)

Prey Rumdéng / ព្រៃរំដេង (Giồng Riềng)

Tœ̆k Khmau / តឹកខ្មៅ (Cà Mau)

Trál, Kaôh / កោះត្រល់ (Phú Quốc) r1 VN
Trâlach, Kaôh / កោះត្រឡាច (Quần Đảo Côn Sơn)

Yaray / យ៉ារ៉ាយ (Giá Rai)


Nguồn: Viện ngôn ngữ Estonia

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

Bài "Trộm nhìn nhau" không ai qua được giọng ca Hoàng Oanh,

Già mà diễn còn duyên quá, em Cạo đây chết mê chết mệt chị!.
(người thứ hai là Thanh Tuyền).

Tìm kiếm Blog này