Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Sự thật một vụ "làm tay sai cho địch bị cách mạng xử bắn"

"... Họ nhìn thấy một người nằm úp mặt xuống đất, hai tay bị trói chặt chéo về phía sau bằng dây dù. Sợ dây dù làm dây trói tay còn dư ra khoảng ba mét. Hai chân nạn nhân cũng bị trói bằng dây dù ở phía trên đầu gối khoảng 3cm. Một cách trói tù binh quen thuộc trong chiến tranh để đối tượng chỉ đi mà không thể chạy được. Nạn nhân bị bắn xuyên từ lỗ tai bên này sang lỗ tai bên kia. Máu thấm quanh chỗ đất ông ta nằm đã bầm tím lại...."
Cho rằng là gián điệp, phản động nên 12 người lần lượt bị bắt rồi giết.
Ông Bí thư xã nói: "Chiến tranh mà, làm gì có hồ sơ, họ gặp đâu bắn đó..."



Vì sao bộ đội Việt Nam thương vong nhiều ở Campuchia

Dù rằng cuộc chiến ở biên giới Tây Nam và ở Camphuchia nhìn chung không ác liệt bằng thời đánh quân đội Mỹ và VNCH, với đối tượng tác chiến ở thế bại nhưng tại sao bộ đội VN đã bị thương vong  nhiều. Việt Nam không công bố công khai con số thống kê bộ đội thương vong và nguyên nhân. Theo hiểu biết của mình, TC nêu ra một số lý do về mặt chủ quan:

- Thương vong trong giao tranh giữa hai bên chủ yếu do đạn pháo khi bao vây vận động tấn công căn cứ địch, hầm hố đơn sơ, không có áo giáp. Kế nữa đạp trúng mìn cá nhân, mất một phần chân là chính, bị thương nhiều hơn. Không có giày bốt để hạn chế sức công phá của mìn và đâm xuyên của chông bẩy.
Vượt sông suối đuối nước chết do bơi kém, lại mang vác nặng cồng kềnh. Chết do khát nước, đi lạc, trèo cây té, bất cẩn với súng đạn mìn trong khi làm nhiệm vụ. đánh cá bằng lựu đạn, thuốc nổ bất cẩn, tự thương để tránh làm nhiệm vụ...

- Thiếu phương tiện tải thương cơ giới, chết hoặc bị thương nặng do không tải thương kịp. Bộ đội bị thương, cầm máu tại chỗ rồi được đồng đội khiêng cán bằng võng hoặc nhờ thuyền dân chở đến trục lộ mới có xe chở đi trạm xá, phải mất vài giờ, đến cả buổi, thậm chí cả ngày mới đến nơi cứu chữa. Chuyển thương chậm nên mất máu nhiều, hoại tử, nhiều trường hợp lẽ ra không nỗi chết hoặc bị thương nặng tàn tật.

Những lần tôi suýt chết

(Lưu chia sẻ ở blog cũ)

Ai cũng có lần suýt chết hụt. Trong đời mình không có "cái ngu nào giống cái ngu nào". Tôi là người vô thần nhưng qua những lần thoát chết, không khỏi nghĩ hai chữ số mệnh. Chợt nhớ câu nói đùa "giày dép còn có số" và ngẫm người ta nói không sai: "trong cái rủi có cái may". Nhờ vậy, tôi còn được viết những dòng này để kể lại đời mình với bạn và cho con gái.

Tổng kết lại từ nhỏ đến giờ, tôi còn nhớ theo ký lộn xộn, chi tiết và thời gian không chính xác.

Những lần xém chết do bom đạn chiến tranh:

1/ Lúc nhỏ 4, 5 tuổi. Thấy những đứa lớn nhặt đầu đạn (súng trường, tiểu liên, đại liên...), nấu lấy chì để làm cục chì cần câu cá (cho lười câu có mồi chìm dưới nước). Tôi nhặt đâu đó ở bờ rào hàng xóm, một quả đạn cối 61 ly thật to bị lép, gần bằng bắp tay người lớn, mừng quá, ôm chạy về nhà.
- Thấy má đang lui cui nấu canh trong bếp, tôi chạy vào, nói:
- Má ơi có cái này to lắm, má lùi (vùi trong bếp) lấy chì.
- Má tôi đưa vào... một lát, nghe bụp, tro bụi bay mù mịt.
Eo ơi! nó chỉ nổ cái kíp, chứ không cả mẹ lẫn con tôi đã banh xác.

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

Chuyện ở K - xã tôi đảm nhiệm (I)

Một thanh niên chưa kinh nghiệm đi xây dựng chính quyền, đoàn thể. Một đoàn viên xây dựng nòng cốt phát triển tổ chức đảng. Một trung sĩ từ rừng bước ra không nghiệp vụ đi làm công tác địch vận và tình báo cơ sở. Thế mới hiểu, vì sao tiền thân Quân đội NDVN mang tên Đội VN Tuyên truyền Giải phóng quân, vì sao lời thề quân đội ta từ lâu đã có câu "nhiệm vụ nào cũng hoàn thành...".
Mặc định, đã là người lính là cầm súng và phục vụ chiến đấu nhưng trong cuộc đời không ít người  có khi làm công việc tréo ngoe. Tổ chức phân công, chỉ huy giao nhiệm vụ cứ thế mà làm, mò mẫm,  chưa biết rồi sẽ biết. Trong số đông đó có tôi.

Năm 79, đại đội 4 tiểu đoàn 2 thuộc đoàn 5503 đóng quân ở bản Tà Đẹt bên bờ sông Sê Kong. Tôi đang phụ trách Trung đội làm nhiệm vụ thường ngày như bảo vệ đường quốc lộ từ thị xã Stung Treng đi huyện Siem Pang, phục kích và truy quét tàn quân Pol Pot trên địa bàn đảm nhiệm. Vào cuối năm, có lệnh gọi về Đoàn 5503 tập trung cùng một số anh em các đơn vị khác để tập huấn công tác giúp bạn Campuchia ở cơ sở xã. Lý do tôi được chọn là do biết một ít tiếng Lào và Campuchia (CPC) và quen dẫn lính của đơn vị đi vận động quần chúng, giúp dân. Chỉ đạo chung lớp tập huấn và cũng là người truyền đạt chính - Trung tá Trần Quảng , thủ trưởng Đoàn 578 cũ của tôi, thời ở Ja Bốc, Sa Thầy KT, đơn vị giúp bạn xây dựng lực lượng nòng cốt cho quân khu Đông Bắc CPC. Nội dung học về lịch sử, đất nước, con người Campuchia, công việc vận động quần chúng, giúp bạn xây dựng mọi mặt từ số 0 thành có...
Sau chừng một tuần, từng người nhận quyết định làm Đội trưởng đội công tác môt xã nào đó, chúng tôi toả đi về các xã, nhiều người thay đổi đơn vị chủ quản. Tuỳ tình hình của xã mà đơn vị biên chế một số chiến sĩ vào đội, nếu xã gần đơn vị, an ninh tốt thì có 1, 2 chiến sĩ đi cùng. Tôi được điều về  phụ trách xã Siem Bok, huyện cùng tên Siem Bok thuộc địa bàn của đại đội 7, tiểu đoàn 12 (sang năm 80 thì đội CT trực thuộc thẳng Ban chỉ huy tiểu đoàn). Xã nằm bên kia sông Mê Kong chếch với BCH tiểu đoàn cùng Uỷ ban huyện ở phía tả ngạn, từ xã về huyện đi thuyền mất một buổi. Xã có địa hình trải rộng, phía tây giáp với tỉnh Kompong Thom, phía nam giáp tỉnh Kro Chê. Gồm có 5 phum (bản), 3 phum dọc sông, 2 phum trong rừng, phum xa nhất cách sông khoảng 10 cây số. 2 phần 3 là người dân tộc Khmer, còn lại là dân tộc thiểu số Cuôi...

Chuyện ở K - xã tôi đảm nhiệm (II)

Ngồi trên ổ kiến lửa không hay.
Ngày lễ ra mắt chính quuyền, đêm tổ chức múa hát, đội công tác tham gia sinh hoạt vui chơi, uống rượu, nhảy múa. Khuya, ai mệt về nghỉ ai còn hăng thì tiếp tục chơi. Tầm 1.2 giờ sáng, bộ đội mệt mỏi về nhà sàn mạnh ai nấy nằm lăn ra ngủ, dân cán bộ bạn ngủ ở trên nhà sàn còn anh em treo võng ngủ ở dưới, không người trực gát. Sáng ra, Đấu chiến sĩ hô mất súng M79, tất cả đều ngơ ngác, không ai biết mất tự khi nào ai đã lấy cắp. Tôi, đội trưởng vừa lo sợ bị kỷ luật vừa cú tên địch tay trong thật cả gan "dám vuốt râu hùm". May là quân khí Tiểu đoàn quản lý không chặc vũ khí cấp phát nên chúng tôi thoát nạn kỷ luật.
Những ngày tháng tiếp sau là dấu hiệu có vẻ vừa sợ sệt vừa lạnh nhạt của dân khi tiếp xúc với bộ đội,  khác trước một số cô gái khmer không thích múa với bộ đội ta. Những ánh mắt khó hiểu, không khí nặng nề, tôi có cảm giác bất an, sự nghi ngờ có địch trong dân tăng dần, nhưng đó là ai...?

Biết thế nào là địch ngầm và chính quyền 2 mặt.
Đi họp ở Đoàn được cấp trên thông báo, đã phát hiện và phá vỡ một âm mưu của tổ chức  MOULINAKA (thuộc phe Sihanouk, sau này là FUNCINPEC) tụ họp tại xã Bốn, có thể từ đây chân rết toả đi các xã khác, một trong số đó có có tên Mía Lim cầm đầu ở xã Siem Bok. Khi tôi quay về địa phương, truy tìm tên đó, thì ra con ông Mía Vanh - một người khá giả hay đi thuyền buôn bán tận Phnom Pênh, có vẻ mặt lầm lỳ, lạnh lùng với bộ đội ta, nhà ở gần Đội CT. Hỏi, thì ra hắn đã bỏ chạy vào rừng từ trước đó. Đầu mối duy nhất xem như tắt tịt, còn lại những ai, phải gỡ từ mối nào nữa? Tôi bó tay, mù tịt...

2013, Thợ Cạo được cấp Bằng khen phản động

(Lưu kỷ niệm một thời chém gió)

11/10/2013


Bạn coi thử Thợ cạo có đáng được cấp bằng phản động không?

Ở website Nguyentandung.org có bài: Những kẻ lưu manh chính trị cần được “cấp bằng khen”?
(trích)
Vâng, chân dung những “con bò” bị xỏ mũi không ai xa lạ chính là: Blogger Anh Chí, boxitvn, Huỳnh Ngọc ChênhBọ Lập, Đoan Trang, Thợ Kạo,… Vậy tại sao lại nói họ bị xỏ mũi? Dễ thấy, trong bài viết ghi rõ: “… kêu oan 24 năm chưa được bồi thường. Hình ảnh này của ông không được giới truyền thông để mắt đến”. Ơ hay, những “con bò” này thường ngày hay cậy mình có “học thức hơn người” vậy sao lại hỏi một câu ngớ ngẩn đến vậy?
Họ hồ đồ không biết rằng Báo Quân đội nhân dân đã từng đăng về vấn đề này (Chi tiết tại: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/11/11/11/211461/Default.aspx) và truyền thông Nhà nước không muốn nhắc đến vấn đề này vào lúc này. Có lẽ hình ảnh bác cựu chiến binh đeo huy chương đầy ngực với lòng thành kính trước sự ra đi của Đại tướng kia sẽ phù hợp với lúc này hơn.
....

Brother Enemy (Anh em thù địch) của Nayan Chanda (I)


Brother Enemy (Anh em thù địch) của Nayan Chanda (II)

Thái Tử Norodom Sihanouk: Kẻ chiến thắng
Tại ngôi nhà sang trọng trên đường Anti-Imperalism ở Bắc Kinh Thái Tử Norodom Sihanouk được tin Phnom Pênh thất thủ. Một bản tin điện do một viên chức Bắc Kinh mang đến cho ông vào sáng hôm 17 tháng Tư 1975. Đồng minh của ông năm năm nay đang tiến vào thủ đô Cam Bốt.
Tướng Lon Nol, bệnh bại liệt, người cầm đầu cuộc đảo chánh năm 1970 lật đổ Sihanouk đã lưu vong sang Hoa Kỳ. Những tên “phản bội” hợp tác với Lon Nol, hoặc trốn chạy, hoặc đầu hàng Khmer Đỏ. Chiến tranh chấm dứt. Canh bạc thái tử chơi hồi tháng Tư/1970 với kẻ thù lâu năm Cộng Sản cũng trả xong rồi. Danh dự của ông được bảo tồn. Những tướng tá và chính trị gia phản động và tham lam tiền bạc đã đổ tên ông xuống bùn nhơ sau cuộc đảo chánh, nay bị quăng vào thùng rác lịch sử. Người cha đẻ của nền độc lập Cam Bốt không muốn chấm dứt sự nghiệp chính trị của mình bằng cuộc đời lưu vong của đấng quân vương. Ông ta cũng nhận biết đủ rằng chiến thắng của Khmer Đỏ cũng có nghĩa là chấm dứt vai trò của ông: Biểu tượng cho sự thống nhất và chính thống cuộc kháng chiến của nhân dân Khmer. Trong một cuộc phỏng vấn năm 1973, khi Khmer Đỏ không còn dùng ông ta nữa, Thái Tử Sihanouk nói: “Họ có thể nhổ phẹt tôi như nhổ phẹt hột anh đào. Đó là sự biểu lộ nỗi sợ hãi chính đáng để nhắm trước những điều sau này sẽ phát triễn thêm”. Khi lễ mừng chiến thắng ở Bắc Kinh đã qua và nhiều tuần lễ qua đi, chẳng có tin tức nào gọi Sihanouk trở về vùng giải phóng, Sihanouk bắt đầu lo lắng tự hỏi khi nào thì giờ phút kinh hoàng của đời ông sẽ đến.

Brother Enemy (Anh em thù địch) của Nayan Chanda (III)

4. Một nét tổng quát về lịch sử
Dù đoàn đại biểu Pol Pot đi bằng máy bay Jet và xe hơi Hồng Kỳ hơn là đi xe ngựa, tới lăng Mao thay vì lâu đài hoàng đế để tỏ lòng thành kính, cuộc viếng thăm của phái đoàn Cam Bốt tại Bắc Kinh, theo nhiều phương cách, đó là sự lặp lại của lịch sử. Một quan chức cao cấp Bộ Ngoại Giao Trung Hoa bay tới Phnom Pênh để tháp tùng đoàn quan khách đến thủ đô. Ngày xưa, quan chức triều đình Trung Hoa phải tới biên giới để tháp tùng sứ bộ các chư hầu tới triều cống rất linh đình. Tuy nhiên, quan trọng hơn hình thức đó là quan điểm về chiến lược và chính trị xác định mối liên hệ của Trung Hoa với các nước láng giềng Đông Nam Á.
Từ thế kỷ thứ ba sau Tây Lịch cho đến cuối thế kỷ 15, vua các vương quốc khác (Phù Nam, Chân Lạp, Chiêm Thành và Cam Bốt – vùng sau này trở thành Nam Việt Nam) đều chấp nhận quyền lực tối thượng của Trung Hoa, ít ra trên mặt biểu tượng, thỉnh thoảng phải triều cống cho thiên tử. Các đoàn đi sứ này thực ra chỉ là hình thức giả dạng của một công việc mà lý do chính thức khác là tìm sự che chở của Trung Hoa. Vua các nước vùng Đông Nam Á hy vọng một lời cảnh cáo từ vị hoàng đế đầy quyền lực Trung Hoa đủ ngăn cản cuộc xâm lăng của nước láng giềng. (1)
Phương cách triều cống như trên chỉ hữu hiệu khi đế quốc Trung Hoa vững mạnh, đủ sức bảo trợ lời đe dọa của họ bằng sức mạnh quân sự hoặc khi Trung Hoa không gặp khó khăn nội bộ. Năm 1407, vua nhà Minh Yongle gởi một đạo quân mạnh 200 ngàn người trừng phạt Việt Nam về nhiều tội, luôn cả tội tấn công Chiêm Thành.

Brother Enemy (Anh em thù địch) của Nayan Chanda (IV)

5. Cánh cửa mở ra với phương Tây
Ngày 16 tháng Ba 1977, khi chiếc máy bay phản lực của Không Quân Mỹ nghiêng cánh bắt đầu hạ thấp cao độ trên lưu vực sông Hồng màu xanh thẳm, Đại Sứ Mỹ Leonard Woodcock nhìn nghiêng qua cửa sổ. Phía dưới là các cánh đồng lúa nước chằng chịt những con kinh và đê điều. Đối với Woodcock, một lãnh tụ chuyên nghiệp công đoàn, đây là lần đầu tiên ông ta tới Việt Nam – miền Nam cũng như miền Bắc. Nhưng khi ông thấy những cái hố tròn lớn rãi rác trong khung cảnh đó, ông ta hiểu ngay đó là những hố bom. Những hố bom ấy đã bị những trận mưa lớn lấp đầy nước. Nhưng còn nhiều vết thương nữa cần phải hàn gắn, nhiều điều cần phải làm trước khi một chương sách tồi tệ của cuộc chiến Mỹ ở Việt Nam đóng lại.
Chủ tịch Liên Hiệp Công Đoàn Xe Hơi Mỹ cùng bốn nhân vật nổi tiếng khác của Mỹ trên chiếc máy bay C-141 chỉ mới bắt đầu công việc để kết thúc chương lịch sử này. Tổng thống mới được bầu Jimmy Carter cử Woodcock làm trưởng phái đoàn tới Hà Nội và Vạn Tượng để giải quyết vấn đề người Mỹ mất tích (MIA) trong chiến tranh Đông Dương. Khi chiếc máy bay hạ cánh trên một vùng đất nghèo nàn rải rác những mái nhà rách nát và những hàng tre dày để đáp xuống phi trường Gia Lâm, ông ta tự hỏi không biết “kẻ thù” sẽ tiếp đón ông như thế nào ở thủ đô của họ. Ông ta biết phía chủ nhà, người thực hiện những cuộc thương thảo trực tiếp với ông là một trong những nhà ngoại giao nổi tiếng lịch sự: Thứ Trưởng Ngoại Giao Phan Hiền. Nhưng ông ta tự hỏi không biết viên chức cấp thấp nào sẽ có mặt ở phi trường để đón ông.

Tìm kiếm Blog này