Tim thông tin blog này:
Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2017
Món ăn không thể thiếu trong đám giỗ ở quê Nẫu PY
Tập tục tối thiểu phải có:
- Thịt heo luột xắt phay
- Mì gạo xào thịt, nấm mèo...
- Xương nấu với bí, củ...
- Bánh tráng nướng
- Rau...
- Nước mắm ớt
- Xôi nếp với đậu...
.....
Dân Phú Yên gọi là làm súi sẩm!
Tùy điều kiện tài chính của từng nhà và tính chất nếu "đám lớn" thì có thêm các món...
Mình ấn tượng nhất là đĩa thịt heo luột và bánh tráng nướng đặt gát lên món ăn.
Món thịt heo chắc nhằm giải quyết khâu năng lượng, cho nên người ta xắt từ vừa đến dày chứ không mỏng để khách không nghĩ chủ nhà hà tiện, chấm với mắm mặn là y bài.
Cái hay của bánh tráng nướng là khúc dạo đầu nhập bàn trước khi thực khách gắp đồ ăn cho đỡ ngại, bẻ lốc cốc nghe cũng vui tai, rôm rả.
Còn xôi, chủ nhà dọn ra sau cùng ý bảo "hết xôi rồi việc”.
Mấy ảnh bẻ bánh tráng nhâm nhi canh gắp mồi - ảnh minh họa:
- Thịt heo luột xắt phay
- Mì gạo xào thịt, nấm mèo...
- Xương nấu với bí, củ...
- Bánh tráng nướng
- Rau...
- Nước mắm ớt
- Xôi nếp với đậu...
.....
Dân Phú Yên gọi là làm súi sẩm!
Tùy điều kiện tài chính của từng nhà và tính chất nếu "đám lớn" thì có thêm các món...
Mình ấn tượng nhất là đĩa thịt heo luột và bánh tráng nướng đặt gát lên món ăn.
Món thịt heo chắc nhằm giải quyết khâu năng lượng, cho nên người ta xắt từ vừa đến dày chứ không mỏng để khách không nghĩ chủ nhà hà tiện, chấm với mắm mặn là y bài.
Cái hay của bánh tráng nướng là khúc dạo đầu nhập bàn trước khi thực khách gắp đồ ăn cho đỡ ngại, bẻ lốc cốc nghe cũng vui tai, rôm rả.
Còn xôi, chủ nhà dọn ra sau cùng ý bảo "hết xôi rồi việc”.
Mấy ảnh bẻ bánh tráng nhâm nhi canh gắp mồi - ảnh minh họa:
Những địa danh Việt Nam bị thay đổi và sai lệch
Ở Việt Nam, có hàng trăm địa danh bị thay đổi hay sai lệch về ngữ âm và chữ viết. Tìm hiểu những nguyên nhân gây ra sự biến đổi này, chúng ta sẽ hiểu được nguồn gốc và ý nghĩa ban đầu của các địa danh.
Những kiểu thay đổi và sai lệch cụ thể như sau:
1- Do hiện tượng đồng hóa: Hai âm tố khác nhau nhưng đứng gần nhau, âm tố này làm cho âm tố kia giống với nó. Có hai địa danh thuộc kiểu này:
1- Do hiện tượng đồng hóa: Hai âm tố khác nhau nhưng đứng gần nhau, âm tố này làm cho âm tố kia giống với nó. Có hai địa danh thuộc kiểu này:
- Pha Đin là đèo trên Quốc lộ 6, từ huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đi huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, dài 36km, cao 1.050m. Cũng gọi là Cổng Trời. Chữ Pha Đin từ gốc Tày - Nùng Phạ Đin, nghĩa là “trời đất”, vì đèo quá cao, như chỗ gặp nhau giữa trời và đất. Ở đây có hiện tượng đồng hóa thanh điệu: thanh ngang của Đin đồng hóa thanh nặng của Phạ thành Pha.
- Tam Thương là bến trên sông Trà Khúc (Quảng Ngãi). Tam Thương vốn là từ Hán Việt, dạng gốc là Tạm Thương, nghĩa là “kho tạm”, nằm gần bến. Ở đây thanh ngang của Thương đồng hóa thanh nặng của Tạm thành Tam Thương.
2- Do hiện tượng dị hóa: Hai âm tố giống nhau nhưng đứng gần nhau, âm tố này làm cho âm tố kia khác với nó. Có ba địa danh thuộc kiểu này:
- Bà Bèo là kinh nối sông Tiền và sông Vàm Cỏ, chảy qua các huyện Cai Lậy, Tân Phước (Tiền Giang) và Châu Thành (Long An), dài 25km. Vương Hồng Sển cho biết âm gốc của địa danh này là Bàu Bèo. Người Khmer cũng gọi kinh Bà Bèo là Cumnik Prêk Cak tức “kinh rạch bèo”.
Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2017
Anh chàng Tây miêu tả một bữa cỗ của người Việt
Bài-dịch của một cụ Lừa Lam-Kì nầu đóa từ bài-biên của một cụ Tai Mẽo nầu đóa. Tôi thuổng bên lốc cụ Fẹt còn cụ củ thuổng ở đao đéo rõ, khà khà. Có đặt tên và sửa lại tí chính-tả để đọc cho dễ.
HÀNG CHÔM TRÊN NET: MỘT BỮA CẮN
Tất cả bọn họ hân hoan ngồi sà xuống nền nhà bày la liệt và lộn xộn các món thơm ngon. Một số chồm người qua các đĩa đồ ăn để lấy cho mình gia vị và những thứ cần thiết. Những người trung niên bắt đầu đào bới trong các đĩa đồ ăn lớn, lôi ra những thứ có lẽ là ngon nhất cho vào chén của những người già hơn. Vài người già sau khi nhận được miếng ngon bắt đầu cằn nhằn và lập tức chuyển chúng sang chén của mấy đứa con nít đang ngồi xung quanh.
HÀNG CHÔM TRÊN NET: MỘT BỮA CẮN
Tất cả bọn họ hân hoan ngồi sà xuống nền nhà bày la liệt và lộn xộn các món thơm ngon. Một số chồm người qua các đĩa đồ ăn để lấy cho mình gia vị và những thứ cần thiết. Những người trung niên bắt đầu đào bới trong các đĩa đồ ăn lớn, lôi ra những thứ có lẽ là ngon nhất cho vào chén của những người già hơn. Vài người già sau khi nhận được miếng ngon bắt đầu cằn nhằn và lập tức chuyển chúng sang chén của mấy đứa con nít đang ngồi xung quanh.
Không khí rất ồn ào, ai cũng nói một điều gì đấy nhưng có vẻ không quan trọng. Noi gương những người đàn ông, đám phụ nữ dùng tay lôi ra từ đĩa hay dùng đũa khoắng vào trong các nồi to hơn để tìm kiếm một vài thứ mong muốn. Khi vớt được một chùm trứng gà còn nhỏ, cả mấy người phụ nữ và đám con nít reo ồ lên. Một trong số họ tiếp tục vớt đồ ăn trong các tô lớn, một số khác tỷ mẩn ngồi xé các chiến lợi phẩm để cung cấp cho lũ nhỏ.
Tôi thực sự không biết là bữa ăn đã bắt đầu hay chưa, khi ba người có vẻ lớn tuổi nhất ngồi rung rung chân liên tục và uống những ly rượu đục ngầu. Một trong số họ lấy tay bốc một cây rau to, vặt lấy vài lá rồi ném cọng rau còn thừa trở về đĩa.
Số trẻ em vừa ăn vừa nói chuyện huyên náo và xô đẩy nhau rất hiếu động. Cứ mỗi lần mấy người đàn ông chọc đũa vào một đĩa xào thơm phức họ lại gào lên với những người xung quanh “Ăn đi, ăn đi”. Một phụ nữ đang múc đồ ăn cho chính mình chợt rụt phắt tay lại khi ai đó cũng thò đũa vào tô đồ ăn đó. Chị ta có vẻ nhún nhường thái quá và hình như chưa ăn được bao nhiêu dù bữa ăn kéo dài đã gần 1 giờ đồng hồ, khoảng thời gian quá dài để bắt dạ dày phải liên tục nhận thêm đồ ăn.
Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017
Sinh hoạt tập tục... người xứ Nẫu - Phú Yên
ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT (KINH)
Bữa ăn hàng ngày
Người dân Phú Yên quen ăn một ngày ba bữa, gồm ăn sáng, ăn trưa và ăn
chiều. Tùy bữa ăn mà cách nấu nướng, số lượng món ăn, thức ăn khác nhau.
- Ăn sáng: là bữa phụ nhưng không vì thế mà người dân ăn không no. Họ ăn
để đi làm, thường là món mặn và khô như cá kho khô, kho mặn, trứng luộc,
mắm hoặc các thức ăn buổi tối hôm trước còn lại.
- Ăn trưa: là bữa ăn chính thức, món ăn nhiều hơn, gồm món kho, xào, canh,
mắm (mắm nước, mắm cái, mắm ruốc) rau luộc, đôi khi còn có cả món thịt lợn,
gà. Nhưng phổ biến là món kho, canh và mắm, có lúc thêm món đặc sản do
đánh bắt, thu lượm được như cá đồng, măng le, nấm rừng, thịt rừng. Việc chế
biến cũng đơn giản, thường là kho, nướng, luộc, xào...
- Ăn chiều: có phần kém thức ăn hơn bữa trưa nhưng nhiều hơn bữa sáng.
Món ăn gồm món kho, canh, mắm, đôi khi thêm món rau luộc, món xào.
Nhưng trong cuộc sống không phải lúc nào ăn uống cũng chỉ có thế, mà thực
tế còn phong phú hơn nhiều. Người Việt (Kinh) đôi lúc tổ chức bữa ăn dành
riêng cho người già, người bệnh, sản phụ, trẻ con; bữa ăn cho thợ làm nhà, cấy
lúa, gánh đất, lợp nhà, đánh tranh, trét vách; bữa ăn phụ thường vào nửa buổi
sáng, hoặc xế chiều. Ngoài ra, có bữa ăn bất thường, nhân dịp thu hoạch lúa
thóc xong; bữa ăn khi có khách đến viếng thăm. Tùy theo cấp độ công việc, khả
năng kinh tế gia đình, thời điểm bữa ăn, đối tượng khách mà chủ nhà lựa chọn
món ăn thích hợp. Lời tục xưa có câu “Nhịn miệng đãi khách”, “Khách đến nhà
không gà thì vịt”.
Bữa ăn hàng ngày
Người dân Phú Yên quen ăn một ngày ba bữa, gồm ăn sáng, ăn trưa và ăn
chiều. Tùy bữa ăn mà cách nấu nướng, số lượng món ăn, thức ăn khác nhau.
- Ăn sáng: là bữa phụ nhưng không vì thế mà người dân ăn không no. Họ ăn
để đi làm, thường là món mặn và khô như cá kho khô, kho mặn, trứng luộc,
mắm hoặc các thức ăn buổi tối hôm trước còn lại.
- Ăn trưa: là bữa ăn chính thức, món ăn nhiều hơn, gồm món kho, xào, canh,
mắm (mắm nước, mắm cái, mắm ruốc) rau luộc, đôi khi còn có cả món thịt lợn,
gà. Nhưng phổ biến là món kho, canh và mắm, có lúc thêm món đặc sản do
đánh bắt, thu lượm được như cá đồng, măng le, nấm rừng, thịt rừng. Việc chế
biến cũng đơn giản, thường là kho, nướng, luộc, xào...
- Ăn chiều: có phần kém thức ăn hơn bữa trưa nhưng nhiều hơn bữa sáng.
Món ăn gồm món kho, canh, mắm, đôi khi thêm món rau luộc, món xào.
Nhưng trong cuộc sống không phải lúc nào ăn uống cũng chỉ có thế, mà thực
tế còn phong phú hơn nhiều. Người Việt (Kinh) đôi lúc tổ chức bữa ăn dành
riêng cho người già, người bệnh, sản phụ, trẻ con; bữa ăn cho thợ làm nhà, cấy
lúa, gánh đất, lợp nhà, đánh tranh, trét vách; bữa ăn phụ thường vào nửa buổi
sáng, hoặc xế chiều. Ngoài ra, có bữa ăn bất thường, nhân dịp thu hoạch lúa
thóc xong; bữa ăn khi có khách đến viếng thăm. Tùy theo cấp độ công việc, khả
năng kinh tế gia đình, thời điểm bữa ăn, đối tượng khách mà chủ nhà lựa chọn
món ăn thích hợp. Lời tục xưa có câu “Nhịn miệng đãi khách”, “Khách đến nhà
không gà thì vịt”.
Sinh hoạt tập tục... người xứ Nẫu - Phú Yên (II)
TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI VIỆT (KINH)
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Người Việt ở Phú Yên cũng quan niệm khi con người chết, chỉ mất phần thể
xác còn phần hồn thì sống mãi. Linh hồn ở đâu đó trong không trung hoặc lẩn
quẩn trong ngôi nhà của người thân và họ vẫn có nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại
như lúc còn sống, “trần sao, âm vậy”. Linh hồn có thể nghe được lời thỉnh cầu
(lời khấn) thông qua nghi thức cúng giỗ, nhận quà biếu (đồ mã) và phù hộ, độ trì
cho người thân. Vì vậy, khi nhà có người qua đời, người ta lập bàn thờ để thờ
cúng, vào ngày kỵ nhật (ngày mất) gia đình tổ chức cúng giỗ.
Việc thờ cúng tổ tiên được thực hiện dưới hai hình thức là nhà thờ họ và lập
bàn thờ tại nhà.
- Nhà thờ họ là nơi thờ vị thủy tổ của một dòng họ, do con cháu dòng dõi họ
tộc lập nên và giao cho chi trưởng nam truyền đời trông coi, lo việc cúng giỗ.
Nếu chi trưởng tuyệt tự (không có con trai nối dõi tông đường) thì mới truyền
sang chi thứ.
Nhà thờ họ thường được xây dựng trên khu đất của vị thủy tổ, kèm theo một
ít ruộng hương hỏa (ruộng kỵ) để thu hoa lợi lo việc tế tự, tu sửa nhà thờ.
Dòng họ nào không có ruộng kỵ thì đến kỳ cúng tế con cháu phải đóng góp
tiền gạo để cùng tổ chức.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Người Việt ở Phú Yên cũng quan niệm khi con người chết, chỉ mất phần thể
xác còn phần hồn thì sống mãi. Linh hồn ở đâu đó trong không trung hoặc lẩn
quẩn trong ngôi nhà của người thân và họ vẫn có nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại
như lúc còn sống, “trần sao, âm vậy”. Linh hồn có thể nghe được lời thỉnh cầu
(lời khấn) thông qua nghi thức cúng giỗ, nhận quà biếu (đồ mã) và phù hộ, độ trì
cho người thân. Vì vậy, khi nhà có người qua đời, người ta lập bàn thờ để thờ
cúng, vào ngày kỵ nhật (ngày mất) gia đình tổ chức cúng giỗ.
Việc thờ cúng tổ tiên được thực hiện dưới hai hình thức là nhà thờ họ và lập
bàn thờ tại nhà.
- Nhà thờ họ là nơi thờ vị thủy tổ của một dòng họ, do con cháu dòng dõi họ
tộc lập nên và giao cho chi trưởng nam truyền đời trông coi, lo việc cúng giỗ.
Nếu chi trưởng tuyệt tự (không có con trai nối dõi tông đường) thì mới truyền
sang chi thứ.
Nhà thờ họ thường được xây dựng trên khu đất của vị thủy tổ, kèm theo một
ít ruộng hương hỏa (ruộng kỵ) để thu hoa lợi lo việc tế tự, tu sửa nhà thờ.
Dòng họ nào không có ruộng kỵ thì đến kỳ cúng tế con cháu phải đóng góp
tiền gạo để cùng tổ chức.
Sinh hoạt tập tục... người xứ Nẫu - Phú Yên (III)
TRÒ CHƠI DÂN GIAN
Cũng như các sinh hoạt văn hóa tinh thần, trò chơi dân gian là một nhu cầu
văn hóa do con người sáng tạo ra trong quá trình lao động, sản xuất. Song nó
cũng trải qua một quá trình phát sinh, phát triển và biến đổi nhằm thích nghi với
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sống của con người. Do vậy
trong quá trình đó, có trò chơi được bảo tồn, có trò chơi được cải tiến hoặc đổi
mới, có trò chơi không còn phù hợp nên dần dần mất đi. Vì thế, việc sưu tầm và
giới thiệu diện mạo trò chơi dân gian Phú Yên không tránh khỏi những thiếu sót
và hạn chế.
Phần này chỉ giới thiệu một số trò chơi tương đối phổ biến trong cộng đồng
người Việt và các tộc người thiểu số đang sinh sống ở Phú Yên.
Sấp - Ngửa
Sấp-Ngửa là hai tiếng nói tắt để chỉ một vật nào đó úp mặt xuống hay ngửa
mặt lên như bàn tay, đồng tiền, mảnh sứ...
Cách chơi Ba bạn cùng chơi đứng quay mặt vào nhau, một bàn tay (thuận) nắm chặt,
cùng đồng thanh ba tý xùm - bum tý xà, cứ xướng lên một tiếng thì bàn tay đưa
qua đưa lại lên tiếng “xà” cuối cùng thì “ra”, tức là chìa bàn tay ra đồng loạt (úp
sấp hay lật ngửa bàn tay): hai sấp một ngửa thì ngửa thắng hoặc ngược lại.
Nhiều người cùng chơi thì loại dần.
Ba tiếng xùm/Oản-Tù-Tì
Cũng như các sinh hoạt văn hóa tinh thần, trò chơi dân gian là một nhu cầu
văn hóa do con người sáng tạo ra trong quá trình lao động, sản xuất. Song nó
cũng trải qua một quá trình phát sinh, phát triển và biến đổi nhằm thích nghi với
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sống của con người. Do vậy
trong quá trình đó, có trò chơi được bảo tồn, có trò chơi được cải tiến hoặc đổi
mới, có trò chơi không còn phù hợp nên dần dần mất đi. Vì thế, việc sưu tầm và
giới thiệu diện mạo trò chơi dân gian Phú Yên không tránh khỏi những thiếu sót
và hạn chế.
Phần này chỉ giới thiệu một số trò chơi tương đối phổ biến trong cộng đồng
người Việt và các tộc người thiểu số đang sinh sống ở Phú Yên.
Sấp - Ngửa
Sấp-Ngửa là hai tiếng nói tắt để chỉ một vật nào đó úp mặt xuống hay ngửa
mặt lên như bàn tay, đồng tiền, mảnh sứ...
Cách chơi Ba bạn cùng chơi đứng quay mặt vào nhau, một bàn tay (thuận) nắm chặt,
cùng đồng thanh ba tý xùm - bum tý xà, cứ xướng lên một tiếng thì bàn tay đưa
qua đưa lại lên tiếng “xà” cuối cùng thì “ra”, tức là chìa bàn tay ra đồng loạt (úp
sấp hay lật ngửa bàn tay): hai sấp một ngửa thì ngửa thắng hoặc ngược lại.
Nhiều người cùng chơi thì loại dần.
Ba tiếng xùm/Oản-Tù-Tì
Sinh hoạt tập tục... người xứ Nẫu - Phú Yên (IV)
NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT (KINH)
Kiến trúc và điêu khắc đình làng
Đa số làng Việt ở Phú Yên đều có đình làng, đó là công trình kiến trúc công
cộng lớn nhất trong thôn xã dưới thời phong kiến. Trong quá trình phát triển,
đình làng Phú Yên có những chi tiết kiến trúc còn giữ lại nguyên xưa như: đình
thường đặt ở vị trí trung tâm làng, mặt hướng về phía tụ thủy. Nhưng có những
chi tiết khác với đình làng ở miền Bắc là: đình làng Phú Yên là nơi thờ cúng thần
nên dân làng ít khi lui tới, chỉ có những ngày cúng lễ, dân làng mới đến tham gia
các sinh hoạt, lễ hội tại đình làng.
Trong các ngôi đình hiện còn ở Phú Yên, đình Phú Lâm (huyện Tuy Hòa)
được xem là ngôi đình còn mang những nét kiến trúc cổ, nhưng cũng chỉ cách
nay trên 50 năm.
Đình Phú Lâm có chiều dài khoảng 12m, chiều rộng 8m, được xây cất trên
một khu đất có diện tích khá rộng. Theo vết tích còn lại, ngày xưa, người ta xây
tường, rào xung quanh đình khá cẩn thận, trước mặt đình có hai trụ cổng cao
được đắp hình búp sen ở đỉnh, gần cổng có tấm bình phong, trên đó chạm khắc
các linh vật như hổ, long, ly, quy, phụng...
Về kiến trúc, đình Phú Lâm gồm có 5 hàng cột dọc và 6 hàng cột ngang;
được phân thành 5 gian 2 chái. Gian chính thờ thần hoàng, hai gian tả hữu thờ
các vị thần khác và tiền hiền, hậu hiền. Nếu phân chia về chức năng thì đình Phú
Lâm có hai phần, phần bên trong dùng để thờ thần và phần ngoài là hiên nhà.
Lối kiến trúc này chịu ảnh hưởng của kiến trúc nhà dân dụng.
Kiến trúc và điêu khắc đình làng
Đa số làng Việt ở Phú Yên đều có đình làng, đó là công trình kiến trúc công
cộng lớn nhất trong thôn xã dưới thời phong kiến. Trong quá trình phát triển,
đình làng Phú Yên có những chi tiết kiến trúc còn giữ lại nguyên xưa như: đình
thường đặt ở vị trí trung tâm làng, mặt hướng về phía tụ thủy. Nhưng có những
chi tiết khác với đình làng ở miền Bắc là: đình làng Phú Yên là nơi thờ cúng thần
nên dân làng ít khi lui tới, chỉ có những ngày cúng lễ, dân làng mới đến tham gia
các sinh hoạt, lễ hội tại đình làng.
Trong các ngôi đình hiện còn ở Phú Yên, đình Phú Lâm (huyện Tuy Hòa)
được xem là ngôi đình còn mang những nét kiến trúc cổ, nhưng cũng chỉ cách
nay trên 50 năm.
Đình Phú Lâm có chiều dài khoảng 12m, chiều rộng 8m, được xây cất trên
một khu đất có diện tích khá rộng. Theo vết tích còn lại, ngày xưa, người ta xây
tường, rào xung quanh đình khá cẩn thận, trước mặt đình có hai trụ cổng cao
được đắp hình búp sen ở đỉnh, gần cổng có tấm bình phong, trên đó chạm khắc
các linh vật như hổ, long, ly, quy, phụng...
Về kiến trúc, đình Phú Lâm gồm có 5 hàng cột dọc và 6 hàng cột ngang;
được phân thành 5 gian 2 chái. Gian chính thờ thần hoàng, hai gian tả hữu thờ
các vị thần khác và tiền hiền, hậu hiền. Nếu phân chia về chức năng thì đình Phú
Lâm có hai phần, phần bên trong dùng để thờ thần và phần ngoài là hiên nhà.
Lối kiến trúc này chịu ảnh hưởng của kiến trúc nhà dân dụng.
Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017
Vì sao làng xưa ở Tuy Hòa bao bọc bỡi lũy tre kín đáo hiểm hóc?
(lưu từ FB)
Mình nói vùng Tuy Hòa, bỡi hồi nhỏ từng thấy cụ thể ở Ân Niên (Hòa An), Nho Lâm (Hòa Quang), đến nay vẫn còn dấu tích cách xây dựng làng khi xưa, không biết nơi khác ở Phú Yên có không?
Miêu tả theo ký ức:
- Từ xa nhìn vào làng, không thấy nhà cửa, chỉ là màu xanh thẩm của rặng tre (nếu còn sắp nhỏ bây giờ có khi gọi là "rừng tre" không chừng!).
- Vào làng chỉ một số hướng trục chính, lối đi bên trong ngoằn ngèo, liên thông với gọi là truông (có truông ngõ cụt, đứng ngoài truông nhìn vào chưa chắc đã thấy nhà do tre gai trồng ken dày 3-4 mét.
- Nhà nào đất rộng thì họ làm lối đi phụ, vẫn là trồng cây kín kẽ, đi một đoạn rồi mới vào nhà.
- Nhà nào cũng có cổng cửa, nhà xây chệch hướng với cửa cổng, từ ngoài vào nhà đi giống chữ L.
Mình nói vùng Tuy Hòa, bỡi hồi nhỏ từng thấy cụ thể ở Ân Niên (Hòa An), Nho Lâm (Hòa Quang), đến nay vẫn còn dấu tích cách xây dựng làng khi xưa, không biết nơi khác ở Phú Yên có không?
Miêu tả theo ký ức:
- Từ xa nhìn vào làng, không thấy nhà cửa, chỉ là màu xanh thẩm của rặng tre (nếu còn sắp nhỏ bây giờ có khi gọi là "rừng tre" không chừng!).
- Vào làng chỉ một số hướng trục chính, lối đi bên trong ngoằn ngèo, liên thông với gọi là truông (có truông ngõ cụt, đứng ngoài truông nhìn vào chưa chắc đã thấy nhà do tre gai trồng ken dày 3-4 mét.
- Nhà nào đất rộng thì họ làm lối đi phụ, vẫn là trồng cây kín kẽ, đi một đoạn rồi mới vào nhà.
- Nhà nào cũng có cổng cửa, nhà xây chệch hướng với cửa cổng, từ ngoài vào nhà đi giống chữ L.
Theo mình phong thủy là chuyện nhỏ, đây là cách xây dựng làng phòng thủ. Người ngoài không thể tùy nghi vào hướng nào cũng được, vào rồi sẽ hạn chế tầm nhìn, dẫn đến lạc lối. Nếu dân làng bố trí chông trên đường đi thì sập hầm, đánh đuổi thì không biết hướng chạy thoát ra.
Vì Phú Yên ngày xưa một thời là vùng biên giới, nơi tranh chấp thường xuyên giữa người Việt và người Chăm.
Phải chăng đây là hướng gợi mở để tìm hiểu thêm:
"Ban đầu dựng làng, Lương Văn Chánh dựa theo lối kiến trúc Xứ Thanh mang tính phòng thủ như làng cổ Trung Lập (Thọ Xuân), làng cổ Đông Sơn (thành phố Thanh Hóa)... chung quanh có hào, lũy, giữa là đường xương cá tỏa ra các ngõ xóm, nhà cửa ở gần nhau, nương tựa vào nhau, tiện giúp đỡ lẫn nhau khi tối lửa tắt đèn. Mỗi nhà lại có bờ rào gai, cổng ngõ để phòng gian tự bảo vệ mình. Quá trình xây dựng, phát triển ngày càng thêm nhiều luồng di dân mới bổ sung, đất đai mở mang, đồng ruộng khai phá không ngừng."
(trích dẫn từ Tuấn Công Thư Phòng)
_____________
Ảnh minh họa
"Ban đầu dựng làng, Lương Văn Chánh dựa theo lối kiến trúc Xứ Thanh mang tính phòng thủ như làng cổ Trung Lập (Thọ Xuân), làng cổ Đông Sơn (thành phố Thanh Hóa)... chung quanh có hào, lũy, giữa là đường xương cá tỏa ra các ngõ xóm, nhà cửa ở gần nhau, nương tựa vào nhau, tiện giúp đỡ lẫn nhau khi tối lửa tắt đèn. Mỗi nhà lại có bờ rào gai, cổng ngõ để phòng gian tự bảo vệ mình. Quá trình xây dựng, phát triển ngày càng thêm nhiều luồng di dân mới bổ sung, đất đai mở mang, đồng ruộng khai phá không ngừng."
(trích dẫn từ Tuấn Công Thư Phòng)
_____________
Ảnh minh họa
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)