Tim thông tin blog này:

Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

Vì sao làng xưa ở Tuy Hòa bao bọc bỡi lũy tre kín đáo hiểm hóc?

(lưu từ FB)

Mình nói vùng Tuy Hòa, bỡi hồi nhỏ từng thấy cụ thể ở Ân Niên (Hòa An), Nho Lâm (Hòa Quang), đến nay vẫn còn dấu tích cách xây dựng làng khi xưa, không biết nơi khác ở Phú Yên có không?
Miêu tả theo ký ức:
- Từ xa nhìn vào làng, không thấy nhà cửa, chỉ là màu xanh thẩm của rặng tre (nếu còn sắp nhỏ bây giờ có khi gọi là "rừng tre" không chừng!).
- Vào làng chỉ một số hướng trục chính, lối đi bên trong ngoằn ngèo, liên thông với gọi là truông (có truông ngõ cụt, đứng ngoài truông nhìn vào chưa chắc đã thấy nhà do tre gai trồng ken dày 3-4 mét.
- Nhà nào đất rộng thì họ làm lối đi phụ, vẫn là trồng cây kín kẽ, đi một đoạn rồi mới vào nhà.
- Nhà nào cũng có cổng cửa, nhà xây chệch hướng với cửa cổng, từ ngoài vào nhà đi giống chữ L.
Theo mình phong thủy là chuyện nhỏ, đây là cách xây dựng làng phòng thủ. Người ngoài không thể tùy nghi vào hướng nào cũng được, vào rồi sẽ hạn chế tầm nhìn, dẫn đến lạc lối. Nếu dân làng bố trí chông trên đường đi thì sập hầm, đánh đuổi thì không biết hướng chạy thoát ra.
Vì Phú Yên ngày xưa một thời là vùng biên giới, nơi tranh chấp thường xuyên giữa người Việt và người Chăm.
Phải chăng đây là hướng gợi mở để tìm hiểu thêm:
"Ban đầu dựng làng, Lương Văn Chánh dựa theo lối kiến trúc Xứ Thanh mang tính phòng thủ như làng cổ Trung Lập (Thọ Xuân), làng cổ Đông Sơn (thành phố Thanh Hóa)... chung quanh có hào, lũy, giữa là đường xương cá tỏa ra các ngõ xóm, nhà cửa ở gần nhau, nương tựa vào nhau, tiện giúp đỡ lẫn nhau khi tối lửa tắt đèn. Mỗi nhà lại có bờ rào gai, cổng ngõ để phòng gian tự bảo vệ mình. Quá trình xây dựng, phát triển ngày càng thêm nhiều luồng di dân mới bổ sung, đất đai mở mang, đồng ruộng khai phá không ngừng."
(trích dẫn từ Tuấn Công Thư Phòng)
_____________

Ảnh minh họa





Tìm kiếm Blog này