Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

Sinh hoạt tập tục... người xứ Nẫu - Phú Yên (II)

TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI VIỆT (KINH) 

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 
Người Việt ở Phú Yên cũng quan niệm khi con người chết, chỉ mất phần thể 
xác còn phần hồn thì sống mãi. Linh hồn ở đâu đó trong không trung hoặc lẩn 
quẩn trong ngôi nhà của người thân và họ vẫn có nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại 
như lúc còn sống, “trần sao, âm vậy”. Linh hồn có thể nghe được lời thỉnh cầu 
(lời khấn) thông qua nghi thức cúng giỗ, nhận quà biếu (đồ mã) và phù hộ, độ trì 
cho người thân. Vì vậy, khi nhà có người qua đời, người ta lập bàn thờ để thờ 
cúng, vào ngày kỵ nhật (ngày mất) gia đình tổ chức cúng giỗ. 
Việc thờ cúng tổ tiên được thực hiện dưới hai hình thức là nhà thờ họ và lập 
bàn thờ tại nhà. 
- Nhà thờ họ là nơi thờ vị thủy tổ của một dòng họ, do con cháu dòng dõi họ 
tộc lập nên và giao cho chi trưởng nam truyền đời trông coi, lo việc cúng giỗ. 
Nếu chi trưởng tuyệt tự (không có con trai nối dõi tông đường) thì mới truyền 
sang chi thứ. 
Nhà thờ họ thường được xây dựng trên khu đất của vị thủy tổ, kèm theo một 
ít ruộng hương hỏa (ruộng kỵ) để thu hoa lợi lo việc tế tự, tu sửa nhà thờ. 

Dòng họ nào không có ruộng kỵ thì đến kỳ cúng tế con cháu phải đóng góp 
tiền gạo để cùng tổ chức. 
Khi xây nhà thờ, mọi người trong họ thường tiến hành lập gia phả ghi chép 
theo thứ tự trước sau họ, tên, chức tước, ngày sinh, ngày mất của tổ tông và 
người trong nhà. Cũng có dòng họ, sau khi lập gia phả, in ra, phát cho mỗi chi 
một bản để con cháu các chi biết mà nhận họ hàng. 
Việc cúng giỗ tại nhà thờ họ nhằm ngày húy kỵ của vị thủy tổ, dịp này, cả họ 
họp mặt tại nhà thờ, làm cỗ cúng tổ tiên. Vào tiết thanh minh hàng năm, cả họ 
cùng nhau đi tu sửa mồ mả. 
Vào các dịp tuẫn tiết, nhà thờ họ cũng tổ chức cúng, nhưng chỉ do nhà 
trưởng nam trông coi nhà thờ họ cúng. 
Trong dịp tết Nguyên Đán, con cháu trong họ đem đồ vật đến cúng tổ ở nhà 
thờ họ. Ở nhiều họ lớn và giàu có, người giữ nhà thờ họ ăn hương hỏa phải lo 
giỗ tổ tất cả những người trong họ có tài sản để lại sau khi mất. Những người ăn 
phần thực thì giỗ người có ruộng đất mà họ được hưởng, song từ khi ruộng đất 
sung vào hợp tác xã rồi chia cho người khác, người ăn hương hỏa phần thực 
không còn, việc cúng giỗ họ lại do các thành viên trong họ đóng góp. 
- Bàn thờ gia tiên được thiết lập ở vị trí trang trọng nhất trong căn nhà. 
Hướng bàn thờ luôn luôn được gia chủ chú ý và chọn sao cho nhằm vào hướng 
phù hợp với tuổi chủ nhà. Ngày giỗ, thường không làm đúng ngày mất mà làm 
vào ngày hôm trước, tính theo âm lịch. 
Người Việt Phú Yên rất coi trọng ngày giỗ cha mẹ, thường đây là dịp làm cỗ 
bàn, mời họ hàng, bà con làng xóm đến dự. Từ 5 đời trở lên, không còn thờ 
phụng riêng mà liệt vào hàng tổ tiên. 
Trước kia, những nhà giàu có thường tổ chức lễ tiên thường trước ngày giỗ 
tổ một ngày. 
Tín ngưỡng thờ thần bản gia 
Ông Táo 
Người Việt (Kinh) ở Phú Yên cũng như các nơi cho rằng ông Táo là đông trù 
tư mạng, Táo phủ thần quân là vị thần đệ nhất gia chi chủ, tức là chủ thứ nhất 
của ngôi nhà mình đang ở. Chính vì vậy, mọi lễ cúng trong gia đình đều có cúng 
ở trang ông Táo, để xin phép mời các vị được cúng đến phối hưởng. Vào ngày 
23, tháng chạp hàng năm, nhà nhà đều dâng lễ vật cúng ông Táo với quan niệm 
tiễn ông Táo về chầu Ngọc Hoàng, để báo cáo những điều tai nghe mắt thấy một 
năm qua ở trần gian. Ngoài việc đốt đồ vàng bạc, còn đốt theo những bộ trang 
phục táo quân gồm 3 bộ quần áo và 3 mũ ông Táo bằng giấy ngũ sắc. Sau lễ 
cúng tiễn này, vào đêm giao thừa, người ta lại cúng, khấn rước ông Táo về. 
Ngoài nhiệm vụ vua bếp, trông coi lửa củi nấu nướng và giám sát mọi hành 
vi tốt xấu của chủ nhà, ông Táo còn là vị thần hộ mạng của trẻ con. Xưa. Trước 
khi đưa trẻ nhỏ đi chơi hoặc ra khỏi nhà, phải vào bếp làm phép xin ông Táo 


bằng cách lấy tay quệt vào đầu râu, sau đó quệt nhọ theo hình chữ thập lên trán. 
Với những trẻ khó nuôi, người ta ký bán cho ông Táo. Trẻ ngoài 13 tuổi coi như 
được miễn sự bảo trợ của ông Táo. 
Người Phú Yên thờ ông Táo rất đơn giản, họ làm một trang thờ nhỏ, đặt trên 
cao, sát vách tường, trên đó đặt lư hương, bình hoa và chén đựng nước. 
Sự hiện diện của ông Táo trong bếp chính là ba ông đầu râu nặn bằng đất 
sét. Ông Táo nằm giữa có khoét một lỗ nhỏ người dân gọi đó là lỗ rốn. Ba ông 
Táo này được thay hằng năm. Ông Táo cũ đem bỏ vào gốc đa, gốc cây si hay 
một bụi cây rậm nào đó cùng với những bình vôi cũ. 
Hiện nay, ở thị xã, thị trấn và nhiều vùng nông thôn, người ta không còn nặn 
ba ông đầu râu để nấu bếp. Thay vào đó là bếp điện, bếp ga, bếp kiềng sắt. 
Ông Địa 
Ông Địa, theo tâm tưởng của người dân là vị thần có mắt quan sát tinh 
tường, thấy hết, biết hết mọi việc, nên trong nhà nếu có lỡ đánh mất hoặc thất 
lạc vật gì, cầu khấn ông Địa chỉ cho, thì không lâu sau sẽ tìm lại được. Tượng 
ông Địa nổi bật với chiếc bụng phệ, miệng luôn luôn cười. Người ta thờ ông Địa 
trong một chiếc khám nhỏ đặt ở góc nhà, có lư hương, mấy cái tách đựng nước. 
Lễ vật cúng ông Địa thường là nải chuối. 
Thần tài 
Theo quan niệm của những người làm ăn buôn bán, thần Tài là vị thần mang 
tài lộc đến cho mọi người và mọi gia đình. Khi đi làm ăn, gia chủ thường khấn 
vái cầu xin thần tài. Thần tài được đặt ở góc nhà theo hướng cửa ra vào, trong 
một khám thờ nhỏ. Bài vị thần tài viết trên giấy đỏ những chữ: 

Ngũ phương ngũ thổ long thần 

Tiền hậu địa chủ tài thần 
Trong khám đặt lư hương, ngọn đèn con, ly tách, bình bông. 
Những vị thần không thờ nhưng có cúng 
Đó là các vị thần bảo hộ gia súc, được cúng vào dịp tết Nguyên Đán hoặc khi 
gia súc bị bệnh. Hay sau khi bán được một con heo, một lứa heo, người ta cúng 
ông Chuồng, bà Chuồng. Phẩm vật gồm 3 chén cơm, 3 quả trứng vịt luộc, 3 
miếng đậu luộc hoặc rán. 
Ngoài ra, ngày mồng một, ngày rằm, người ta cũng bày một mâm cỗ ở giữa 
sân gồm: hoa quả hoặc xôi chè, cháo trắng để cúng “các đẳng”, còn gọi là “các 
bác”, tức là những oan hồn chết không ai thờ phụng. 

Khi gặp điều gì khó khăn, trở ngại, người ta thường khấn vái các đẳng (âm 
hồn) phù hộ cho tai qua nạn khỏi. Xong việc, thiết đặt bàn thờ ở ngoài sân, dâng 
cúng các lễ vật như lúc làm lễ cầu xin. 
Tín ngưỡng cộng đồng 
Tục cúng đất 
Cúng đất còn gọi là “tá thổ”å hay “đàm xà trảm mộc”, là một tục lệ tương đối 
đặc biệt ở Phú Yên. Ở làng (xóm) cứ 3 năm hoặc 5 năm tổ chức cúng một lần, 
còn đối với gia đình tục này có thể thực hiện hàng năm. Ngày cúng được quy 
định từ 15 đến 18 tháng 3 âm lịch, tức là ngày tết Thanh Minh. Vị thần cúng để 
mượn đất (tá thổ) là Bà Chúa Ngung Man Nương. Người cúng là thầy phù thủy. 
Cũng như các lễ hội cúng khác, lễ “tá thổ” ở làng là do các vị chức sắc và 
Hội đồng hào cựu làng quyết định. Họ phân công người đứng vai chánh tế, bồi 
tế và giao trách nhiệm Hương bản huy động tiền bạc để lo việc ăn uống; Hương 
mục lo việc đôn đốc, chỉ huy dân công cất rạp, lập hương án, bàn thờ; Hương 
kiểm, Hương bộ lo việc an ninh. Các hương dịch, câu lý huy động người, mượn 
bàn ghế, dụng cụ nấu nướng. Hội đồng hào cựu cũng quyết định việc mời và đi 
mời đoàn hát bội. 
Trong lễ “tá thổ”, lễ vật cúng bắt buộc phải có là một con heo và 5 ông tướng 
vẽ trên 5 hòn đá quét vôi trắng. 
Khi mọi việc đã chuẩn bị xong, lễ cúng bắt đầu. 
Vào lễ, thầy lễ xướng: 
“Khởi chinh cổ”: trống, chiêng đánh 3 hồi lại 9 tiếng, (chiêng đánh trước trống 
đánh sau), dàn nhạc cổ cũng bắt đầu nổi lên, dứt 3 hồi trống chiêng xem như đã 
báo cho trời đất biết, khai thông được thái cực. Tiếp đến, thầy xướng mời chánh 
bái, bồi bái, hào cựu lạy thần Ngung Man Nương, Tiền hậu hiền, các thần khác 
rồi thầy phù thủy đi vào các hịch. 
Hịch (a) Khai phù sứ (thầy sai 5 vị tướng đi trấn ngũ phương). 
Hịch (b) Khai phù kỳ (thầy sai mang 5 cờ đi cắm ngũ phương). 
Hịch (c) Khai phù cân (thầy khai ấn 5 khăn, mỗi khăn trấn một phương). 
Hịch (d) Phù diêm mễ (đưa gạo muối về 5 phương). 
Hịch (đ) Khai quang điểm nhãn các quân hầu để nạp cho Chúa đất (hình 
nộm được treo hai bên bàn thờ bà Chúa Ngung Mang Nương). Đây là lớp diễn 
hô hét, bắt ấn, giật khăn liên hồi. 
Hịch (e) phát lương, phát hịch. 
Hịch (g) lớp tống quái: đây là lớp cuối cùng của cuộc tế lễ. Thầy phù thủy vào 
lớp này có đàm xà (giết rắn), trảm mộc (hình nộm), mỗi thầy phù thủy mang các 
ông tướng vẽ trên đá đi trấn ở các phương. 

Khi trở về, bắt đầu cúng hịch kỳ an, đến đây thầy phù thủy xem như đã hết 
nhiệm vụ. Và dân làng bắt đầu vào xây chầu đại bội, tức là hát tuồng, với các vở 
hát được chọn trước như Cổ thành, Huê Dung đạo, người khai diên là vị chánh tế. 
Đối với gia đình, cách cúng đất không khác biệt ở làng về qui trình lễ (trừ hát 
hội), nhưng thời gian được rút ngắn. Thầy cúng đọc bài cúng tống quái tại sân, 
đọc đến phương nào, thầy cúng lấy cung cắm tên bắn về phướng đó, đến 
phương trung ương (giữa) bắn xong, thầy bẻ cây cung bỏ tại chỗ. 
Trong lễ cúng đất còn có một nội dung quan trọng khác là văn khế mượn 
(mướn, thuê) đất mà bên chủ là các vị thần cai quản đất đai, bên mướn là làng 
xóm hoặc chủ hộ đang khai thác hoa lợi trên đó. Thời gian thuê mướn bao nhiêu 
năm do bên mướn đề nghị, có thể một vài năm hoặc 10-15 năm, hết hạn làm lại 
khế ước. Mọi quan hệ giữa cõi âm và dương do thầy phù thủy đóng vai trò trung 
gian, được xác nhận qua việc xin keo. 
Tục thờ cúng Thành hoàng và các đối tượng phối tự ở đình 
Như một tục lệ đã có từ lâu, ngay từ lúc lập làng, mỗi làng đều xây dựng 
đình làng để thờ cúng, đây là một nhu cầu tâm linh. Vì theo quan niệm của 
người dân, có đình mới tạo được thế đứng, người dân mới gắn bó với cộng 
đồng và càn khôn của vũ trụ. Làng không có đình thì cũng chỉ là “lục bình trôi
sông, viên gạch rời rạc, một dạng lưu dân tập thể”.
 
Đình làng là nơi thờ thành hoàng, nhưng ở xứ Đàng Trong (trong đó có Phú 
Yên), thành hoàng thường không có hành trạng rõ ràng, thảng hoặc có vài nơi 
tôn vị khai canh làm thành hoàng, còn hầu hết các làng thành hoàng là vị thần 
biểu trưng, tồn tại dưới chức năng bảo vệ, chăm sóc giữ gìn sự bình yên của 
thôn xóm nên có thần hiệu là “Bảo An chánh trực”, sắc phong thường ghi là “Bảo 
An chánh trực, hựu thiện, đôn ngưng, tỉnh hậu, dực bảo trung hưng, bổn thổ 
thành hoàng, trung đẳng thần”. Với ý nghĩa đó, thành hoàng thần Bạch Mã cũng 
được xem là một vị thần biểu trưng, chăm lo sự phồn vinh của đời sống nhân 
dân, thường được ban sắc phong là “lợi vật, kiện thuận, hòa thủ, đôn ngưng, 
hàm quang, dực bảo trung hưng, bổn thổ bạch mã, trung đẳng thần”. Thường 
thành hoàng được thờ riêng ở đền miếu, đình chỉ là nơi thờ vọng, đến ngày lễ 
cúng người ta tổ chức rước thần, rước sắc về đình. Song có nơi do chiến tranh 
tàn phá, đền miếu bị hư hại nên thần được rước về thờ ở hậu cung của đình. 
Những vị thành hoàng được người dân Phú Yên thờ phụng gồm có: 
- Lương Văn Chánh, người có công tổ chức đưa người Việt vào khai phá, 
dựng làng, lập ấp ở Phú Yên. Ông được xem là bậc tiền hiền, được tôn vinh là 
thành hoàng. 
- Cao Các quảng độ đại vương tôn thần. 
- Thần thổ địa với mỹ tự là Hậu tế, quảng thí, bác huệ, đôn ngưng dực bảo 
trung hưng. 
- Thần Bạch Mã. 
- Bổn cảnh thành hoàng. 

- Nam hải cự tộc ngọc lân tôn thần (thần cá Voi). 
- Thủy Đức phu nhân. 
- Thiên Y A Na (còn gọi Thiên y thánh mẫu, Chúa Ngọc). 
Ngoài những vị thần có tên hoặc các thụy hiệu do vua ban, nhiều làng có thờ 
thành hoàng trong đình nhưng chỉ gọi chung chung thành hoàng làng hoặc bậc 
tiền hiền. 
Về nguyên tắc thờ thần trong đình miếu phải có câu đối, hoành phi chạm 
hình rồng hoặc tứ linh (long, lân, qui, phụng), có bộ bát bửu (bút, quyển, sách, 
quạt, gươm, lẵng hoa, đàn và sáo, bầu rượu, túi thơ) mỗi thứ cắm vào một 
nhánh chiết chi (triết chi) là nhánh cây đã bẻ, làm cán để cắm theo hàng. Có cửa 
võng trên chạm lưỡng long chầu nguyệt hoặc lục long ngự thiên (6 con rồng bay 
về trời). Trước bàn thờ đặt ngai chạm rồng, trên cái sạp nhỏ đặt thần vị hình chữ 
nhật ghi tên hiệu của thần. Trước ngai đặt cái hòm chứa sắc thần. Trên bàn thờ 
thường đặt tam sự hoặc ngũ sự. Nơi thờ cũng được trang trí nhiều tàn lọng, đặc 
biệt là lỗ bộđể gợi sự trang nghiêm. Trước cửa đình có tấm bình phong thường 
vẽ hình con cọp, ngụ ý đuổi ma quỉ. Hiện nay, các đình làng còn lại hoặc mới 
trùng tu của Phú Yên không còn theo nét xưa, cách thờ thần được giảm hóa. 
Nhiều nơi không còn ngai rồng, lọng che, bát bửu mà chỉ còn một chiếc bàn thờ, 
trên đó đặt lư hương, bát cắm nhang cùng với hai chân đèn. Đình làng cũng 
không còn là nơi thờ riêng thành hoàng, mà có sự phối thờ giữa các thần, trong 
đó có thần Thiên Y A Na, Bạch mã - Thái giám, Lương Văn Chánh, Tiên hiền, 
Hậu hiền, Bổn cảnh thành hoàng, Cửu thiên huyền nữ... 
Vách hậu (sau bàn thờ) bao giờ cũng ghi chữ Thần. 
Hàng năm xuân thu nhị kỳ dân làng tổ chức cúng đình tại đình làng theo 
ngày tháng đã qui định. 
Cúng đình là công việc của làng, Song mỗi khi đến gần ngày cúng, Trưởng làng 
mời các vị bô lão trong làng đến bàn việc tổ chức lễ cúng, đồng thời thành lập và 
phân công các vị chức sắc trong làng, các vị bô lão chuẩn bị các công việc sau: 
- Chọn ban hành lễ: gồm chánh tế, bồi tế, chấp sự, đông xướng, tây xướng. 
- Mua sắm vật chất, nấu nướng, đãi khách. 
- Bảo vệ an ninh, mượn bàn ghế, cất rạp… 
Nếu làng tổ chức hát bội (hát tuồng) thì chủ làng cùng hội đồng hào cựu 
cùng nhau bàn bạc, thống nhất đoàn hát, số giờ hát, thời gian hát và cử người đi 
ký hợp đồng. 
Khi mọi việc chuẩn bị xong, giờ định đã đến, lễ cúng đình bắt đầu. 
Mở đầu là lễ “túc yết”, tức là trực để chờ ra mắt thần thánh. Phần này có thể 
được tiến hành từ chiều hôm trước hoặc sáng hôm sau, nhưng phải trước lễ 

1 Lỗ: là cái mộc tức là lá chắn. 
Bộ: là sổ sách. 

rước thần. Tiếp đến là lễ rước thần và sắc phong từ miếu về đình. Đoàn người 
xuất phát tại đình có các vị chánh tế, chánh bái, bồi tế, bồi bái, chấp sự, các vị 
bô lão, nhân dân cùng ban nhạc cổ, cờ trống và những người khiêng hương án. 
Đến miếu, chánh tế đốt hương khấn mời thần về đình dự lễ cúng của làng. 
Khi thần đã về đến đình, cuộc tế lễ bắt đầu. Theo qui định hành lễ, các bồi tế 
đứng sau chánh tế và chánh bái, các chấp sự chia thành hai nhóm đứng bên 
phải và bên trái chủ tế. Đông xướng và tây xướng đứng hai bên hướng mặt về 
chủ tế. Mọi hành động của người hành lễ nhất nhất phải tuân theo lời của đông 
xướng và tây xướng lập lại. 
Cũng theo tục lệ, chánh tế thường được chọn là người có danh vọng trong 
làng xã. Hai vị bồi tế là những người lão làng, có uy tín, có phẩm chất đạo đức 
tốt, phu phụ song toàn, không mắc tang chế. 
Trước hương án (bái đường) trải sẵn bốn chiếc chiếu, chiếc gần hương án 
nhất là chiếc thần vị, tiếp đến là chiếc thụ tộ, ẩn phước, chiếc thứ ba là của chủ 
tế, chiếc thứ tư là của bồi tế. 
Hành nghi về lễ gồm có: 
Khởi chinh cổ: chiêng trống đều nổi lên 3 hồi. 
Nhạc sinh tựu vị: (đội nhạc ngồi vào vị trí cử nhạc). 
Cử soát tế vật: (hai chấp sự dẫn chủ tế vào nội điện) 
Ế mao huyết (vứt lông huyết). 
Chấp sự giả các tư kỳ sự (mọi người chấp sự sẵn sàng hành lễ). 
Tế chủ cập các chấp sự giả nghệ quán tẩy sở (chủ tế, bồi tế và các chấp sự 
đến chỗ rửa tay rửa mặt). 
Thế cân: (lau khô). 
Chánh tế tựu vị. 
Bồi tế tựu vị. 
Thượng hương (hai chấp sự bưng lư hương và hộp trầm giao chủ tế quỳ lạy 
xong, chấp sự đặt lên hương án). 
Nghinh thần cúc cung bái (chánh tế, bồi tế lạy 4 lạy theo lời đông xướng bái, 
tây xướng hưng). 
Bình thân. 
Phần lễ gồm có: 
Hành sơ hiến lễ (dâng rượu tuần đầu). 
Hành á hiến lễ (lễ hiến rượu lần 2). 
Hành chung hiến lễ (dâng rượu tuần 3). 
Nghệ ẩm phước vị (lên vị trí ẩm phước, tức chiếu 2) 

Tạ từ cúc cung bái. 
Trong lễ tế quan trọng nhất là văn tế thần, được đọc ở phần “hành sơ hiến 
lễ” do “điển văn” đọc chúc văn. 
Khi làm lễ tế thần cũng như tế âm hồn, dàn nhạc bát âm đánh bài chiêu và 
bá lệnh, trống chiêng đánh 3 tiếng/lần (gọi là đánh gióng ba), hết lượt cả hai 
cùng xổ một hồi dài. 
Xong lễ, người dân rước thần và sắc về miếu và bắt đầu ăn uống, xem hát 
tuồng (hát bội). 
Ngoài ra, mở đầu vụ sản xuất, nông dân làm lễ xuống đồng. Nghi lễ này 
được các Vua của Nhà nước Đại Việt với ý thức đề cao sản xuất nông nghiệp tổ 
chức lễ tịch điền vào mùa xuân hàng năm, mở đầu là vua Lý Thái Tông năm 
1028. Đến năm 1828 (đời vua Minh Mạng thứ 9) đàn “tiên nông” được thành lập 
một số nơi ở Huế và hàng năm vào ngày tốt trong tháng 5 âm lịch, nhà Vua thân 
chinh đến làm lễ cày ruộng tịch điền, vừa cúng thần nông mở đầu vụ lúa mới cầu 
cho mưa thuận gió hòa, ruộng nương tươi tốt, cây lúa bông to hạt chắc v.v... 
Năm 1832, Vua chuẩn lời bàn, y cho các tỉnh được chọn 3 mẫu ruộng ở phía 
đông ngoài tỉnh thành làm ruộng tịch điền, ở giữa dựng đàn tiên nông. Hàng năm 
tế và làm lễ cày ruộng trước hoặc sau ngày rằm tháng 5, thời điểm ấy cũng qua 
tiết tiểu mãn nên đã có mưa, vừa bảo đảm gieo vụ mùa tháng 8. Đây là một lễ 
nghi tiêu biểu, khắc đậm dấu ấn văn minh lúa nước. Về sau, nhân dân tổ chức lễ 
này tại xóm làng thành lễ xuống đồng. 
Tế thần xã và thần tắc (thần đất và thần lúa) là một lễ tế quan trọng thời 
phong kiến. Theo qui định lệ tế thần tại đàn xã tắc vào các ngày mậu thượng 
tuần của hai tháng trọng xuân và trọng thu. Năm 1832 (Minh Mạng thứ 13), Vua 
xuống dụ cho các tỉnh lập đàn xã tắc để tế tự tại chỗ. Ở Phú Yên, đàn này đặt tại 
Long Bình (Sông Cầu). Hàng năm, việc tổ chức cúng tế rất linh đình với vật 
phẩm là tam sanh (heo, dê, trâu). 
Song song với nghi lễ do Nhà nước phong kiến tổ chức, người nông dân ở 
Phú Yên cũng tổ chức các lễ cúng liên quan đến sản xuất nông nghiệp như mùa 
xuân làm lễ hạ điền (mùa cấy, mùa gieo hạt), mùa thu làm lễ thượng điền (mùa 
thu hoạch, hái quả). Lễ ăn cơm mới được tổ chức tại mỗi gia đình sau vụ thu 
hoạch xong, vật cúng là một nồi cơm đầy đặt giữa sân với một đôi đũa vót để 
bông trên đầu. Gia chủ khấn vái trời đất, thần nông, sau đó là đưa vào cúng ông 
bà. 
Tục cầu nước, cầu mưa cũng xuất hiện trong lễ cúng đình, lăng. Nơi nào có 
thờ tượng thì nhân dân làm lễ mộc dục (tắm tượng) trước khi vào lễ chính. Tiếng 
trống đại trong cúng đình nhiều nơi gọi là trống sấm. Lễ cầu mưa trong sản xuất 
nông nghiệp còn được biểu hiện trong các hội đua thuyền, lắc thúng, trong các 
trò chơi trò diễn của trẻ con. Đặc biệt, trong hội đua thuyền ở đầm Ô Loan, khi 
các tay đua đến đích, họ nhảy xuống nhận chìm thuyền rồi đưa vào bờ đổ nước. 
Đây có lẽ là những mảnh vụn của tục cầu mưa trong sản xuất nông nghiệp. 
Tục thờ cúng cá ông/cá voi 

Cá ông là tên gọi kính trọng của người dân miền biển dành cho cá voi. Ngư 
dân còn gọi cá ông bằng nhiều cái tên tôn kính khác: cá voi lớn gọi là Ông lớn, 
cá voi nhỏ gọi là Ông cậu, cá voi cái gọi là cá Cô. Dựa theo hình dáng của đầu, 
cá ông còn có tên là ông Chuông do đầu tròn như quả chuông; ông Hố đầu 
giống cá hố, ông Bẻo giống cá bẻo, ông Kiềm giống cá kiềm; ông Bành có mình 
tròn như quả bóng, màu sắc thường thay đổi; ông Dựng mình dài, mỗi lần xuất 
hiện ở đâu là ở đó có nhiều cá, ruốc; ông Tăm thường bắn nước sủi bọt nhỏ như 
tăm trước khi xuất hiện. Ông ở ngoài khơi gọi là ông Khơi, Ông ở gần bờ gọi là 
ông Lộng. 
Ngư dân còn gọi cá Ông là ông Sanh, kèm theo tước vị Đông hải ngọc lân 
tôn thần. Ông Sanh là ân nhân của người đi biển, thường cứu giúp ngư dân khi 
bị nạn. Đối với ông Tử (ông chết) thì trở thành phúc thần được dân chài phụng 
thờ trong lăng ông gọi là Nam hải ngọc lân tôn thần. Mỗi khi làng tổ chức lễ cầu 
ngư, vạn chài dùng ghe thuyền đi nghinh ông Sanh, tức là mời Đông hải ngọc 
lân tôn thần về dự. 
Dọc theo dải đất miền Trung cũng như Phú Yên, nơi nào làm nghề biển, nơi 
đó đều có xây cất lăng thờ cá Ông và tế lễ hàng năm theo lệ xuân cúng thu tế. 
Trong vài thập kỷ gần đây, ngư dân nhiều vùng biển kết hợp lễ cúng cá ông với 
lễ cầu ngư thành một lễ hội, có qui mô lớn nhất của nghề biển. 
Cá Ông, theo tâm thức của người đi biển là một con vật thiêng, thường gắn 
với sự hưng thịnh của dân chài và của người đi biển. 
Vì thế khi phát hiện cá Ông lụy (chết), người nhìn thấy phải báo với vạn 
trưởng vạn chài để người này trình với chính quyền, đồng thời tập hợp ngư dân 
bàn việc cấp táng. Theo lời kể của các lão ngư, nghi thức tang ma cá Ông giống 
như tang ma của người đều theo “Thọ-Mai gia lễ”, ngoài ra còn có chèo bả trạo 
và múa siêu. Thông thường, tang lễ cá ông được tổ chức trong 3 ngày, có nơi 
làm một ngày. Thời gian dài hay ngắn tùy theo ông lụy lớn hay nhỏ, có lằn vạch 
trên đầu hoặc lưng hay không. Theo quan niệm của ngư dân, Ông nào có lằn 
vạch trên lưng là đã cứu được người, mặt khác yếu tố giờ giấc, ngày tốt xấu 
cũng là một nhân tố quan trọng. 
Đám tang cá Ông được xem là việc chung của vạn chài, bởi thế khi nghe tin 
Ông lụy ở lạch nào thì các lạch khác đều cử hội đồng vạn lạch hoặc đại diện đi 
đám và phúng điếu. Còn nhân dân trong làng bất kể làm nghề gì cũng đem lễ 
vật, nhang đèn cùng với một ít tiền mọn để “cúng hương”. Tiền cúng hương 
được dùng vào chi phí chôn cất, xây lăng thờ, nếu còn thừa vạn lạch có thể mua 
đất, cho vay để thu lợi dùng vào việc cúng tế, sắm sửa đồ thờ cúng, tu sửa lăng. 
Người phát hiện Ông lụy đầu tiên được vạn chài xem là người con cả, được 
ông gửi xác nên phải là chủ tang và chịu tang từ 1 đến 3 năm, có nơi quy định là 3 
tháng 10 ngày. Trong thời gian ấy, người con cả phải trai giới, không được cắt tóc, 
thường ăn chay và hàng ngày cùng với “ông Từ” lo việc hương khói nơi điện thờ. 
Sau 3 ngày chôn cất, hội chủ vạn chài dâng một lễ mọn làm lễ mở cửa mả. 
Lễ vật cúng gồm có gà, trầu, rượu, vàng mã. Trong lễ cúng này, hội chủ vạn chài 

cũng xem chân gà để đoán định điều lành dữ sắp đến. Phần chủ tang thì xin 
phép ông cho gửi lại khăn tang ở trong lăng. 
Đúng một hoặc ba năm, chủ tang báo với vạn trưởng vạn chài định ngày làm 
lễ trừ phục. Khi đó, khăn tang được thỉnh từ lăng ra mộ, rồi đốt tại đây. Nhân 
ngày này, ngư dân làm lễ thỉnh ngọc cốt. 
Lễ thỉnh ngọc cốt Ông thường không căn cứ vào ngày lụy, chôn cất mà theo 
ngày tốt xấu của năm. 
Trước khi lấy ngọc cốt, vạn trưởng vạn lạch làm lễ cúng xin phép đưa thi thể 
ông vào lăng. 
Người được chọn lấy ngọc cốt phải trai giới trước đó ít nhất là 3 ngày. 
Phong tục quy định, lấy cốt cá ông phải theo thứ tự từ đầu đến đuôi, lấy đến 
đâu dùng nước rượu trắng hoặc nước sôi nấu với các loại hoa lá có mùi thơm 
rửa sạch, phơi khô rồi bỏ vào quách (hòm) cũng theo thứ tự đó. Hàng năm, gần 
đến ngày làm lễ cầu ngư, vạn lạch cùng ban lễ tiến hành lau rửa ngọc cốt. Ngư 
dân không bao giờ để ngọc cốt bị tổn lạc, ẩm ướt, mục nát. Vì ngọc cốt chính là 
sự hiện diện của Nam hải ngọc lân tôn thần, có chức năng định đoạt số phận 
của dân chài trong công việc làm ăn, sinh sống. 
Khi nhập cốt vào lăng, người dân xếp theo thứ tự thời gian cá lụy chứ không 
xếp theo thứ tự lớn nhỏ. Ngư dân cho rằng, cá ông thường lụy theo dòng, mỗi 
dòng thường lụy vào một lạch. Sau ngày thỉnh ngọc cốt, hàng năm vạn chài tổ 
chức lễ cúng cá ông còn gọi là lễ cầu ngư. 
Tại các làng biển Phú Yên, ngày tổ chức lễ cầu ngư mỗi nơi mỗi khác. Có 
nơi lấy theo ngày ông lụy, có nơi lấy theo ngày vua ban sắc phong, lại có nơi 
theo phong tục, công việc làm ăn mà định ngày cúng, song hầu hết các lễ cúng 
cầu ngư được tập trung vào hai mùa là mùa xuân và mùa thu. Mùa xuân rộ nhất 
là cuối tháng giêng đầu tháng hai âm lịch, thời điểm mở đầu vụ cá. Mùa thu rộ 
nhất là mùng 10-8 âm lịch, đây là thời điểm kết thúc vụ cá năm lúc ngư dân bắt 
đầu “thuyền treo neo gác” để xem “hát tuồng”, do đó dân gian có câu: 
Ai đi đâu đó thì đi 
Mùng mười tháng 8 thì qui trở về 
Lễ cầu ngư được tổ chức từ 3 đến 5 ngày, có nơi kéo dài đến bảy ngày. 
Trước khi tiến hành lễ cầu ngư, vạn chài phải tiến hành bước chuẩn bị gồm: 
Thành lập ban tổ chức lễ. Ban này có các bộ phận sau: 
- Bộ phận tế lễ thường có 9 người gồm một chánh tế, hai bồi tế, một xướng 
lễ, một người đọc văn tế, bốn chấp sự. Ngoài ra còn có một người đánh trống 
đại, một người đánh chiêng và năm người trong ban nhạc cổ. Tùy theo nhiệm vụ 
của các thành viên trong ban tế lễ mà cách ăn mặc của họ cũng khác nhau. 
Chánh tế thường mặc áo thụng xanh, đầu đội khăn đóng (khăn xếp), các thành 
viên khác mặc áo dài the đen, đầu đội khăn xếp. Tất cả mọi thành viên trong ban 
này phải trai giới trước ngày hành lễ ít nhất là 3 ngày. 

- Bộ phận soạn viết văn tế có khỏang từ hai đến ba người, họ là những 
người thông thạo Hán văn, hiểu biết phong tục, chữ viết đẹp. Nhiệm vụ chính là 
soạn viết bài văn tế thần. 
- Bộ phận luyện tập đội siêu, đội bả trạo. 
- Bộ phận vật chất. 
- Bộ phận tu sửa lăng… 
Mỗi bộ phận do một nhóm trưởng phụ trách, được đặt dưới sự điều khiển và 
chỉ huy chung của Vạn trưởng vạn lạch. 
Trước ngày vào lễ, đường sá trong làng, bến cá, nơi công cộng được dọn vệ 
sinh sạch sẽ, ngư dân tạm gác mọi công việc để phục vụ lễ. 
Diễn trình lễ gồm các bước: 
- Khai lễ: còn gọi là lễ vọng (cáo giỗ) được bắt đầu từ lúc sáng sớm. Vạn 
trưởng vạn chài thắp hương khấn ông và các thần được thờ trong lăng về dự và 
chứng giám, độ trì ngư dân trong công việc làm ăn cũng như cuộc sống, vật 
cúng là xôi, chè, hoa quả. Nếu lễ cầu ngư có mổ heo để tế thần thì cũng phải 
báo cho thần biết. 
- Lễ nghinh rước thần, được tiến hành vào lúc xế chiều. Đoàn đi nghinh thần 
gồm có: ban tế lễ, các chủ gia nghệ, chủ tàu thuyền, đại diện đoàn hát, đội nhạc 
cổ, đội bả trạo, những người cầm cờ và 4 người khiêng long đình. Đoàn người 
xuất phát từ lăng ông đến đình, miếu rước thần về nhập lăng. 
- Lễ nghinh Ông sanh được tổ chức sau lễ nghinh thần. Đây là một lễ thức 
mang tính cố định nhưng mỗi vạn lạch theo điều kiện cho phép mà định hình 
thức nghinh Ông, thường có hai hình thức đó là: 
+ Nghinh tại bờ. 
+ Nghinh ngoài khơi. 



Tế thần trong lễ cầu ngư
Khi thuyền ra khỏi cửa biển độ một vài kilômet rồi dừng lại, lễ nghinh Ông
sanh bắt đầu. Chiêng trống và nhạc bá lệnh (nhạc đánh nghinh thần) nổi lên một
lúc, ông chánh tế đứng trước mũi thuyền hướng mặt ra khơi chắp tay khấn vái
ông và các thần biển.
Xong lễ đoàn thuyền quay về và tiến hành lễ nhập thần vào lăng.
Tiếp theo là lễ hát khai diên (còn gọi là hát thứ lễ). Đây là một loại hát dâng
cúng thần linh, tiết mục hát (hoặc trích đoạn) được chọn trước.
Tuồng hát theo qui định là tuồng phải có Quan Công như Tam quốc chí đoạn
ba anh em kết nghĩa, đoạn Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi đánh nhau với Lã
Phụng Tiên (Lã Bố), là Cổ thành, Phục Huê Dung đạo. Nội dung các vở diễn đều
toát lên chủ đề ca ngợi khí tiết anh hùng, quí trọng nhân nghĩa, vì dân mà làm
nghĩa cả, sống chết đều quang minh chính đại. Các nhân vật trong vở tuồng hầu
hết lúc đầu chịu nhiều gian lao, khó nhọc song kết cuộc đều thắng lợi, diệt được
ác, trừ được tà. Yếu tố hậu là quan trọng nhất.
Đúng 24 giờ, lễ tế thần được tổ chức long trọng và kéo dài hàng giờ, hành
nghi lễ tế gồm có:
- Cử soát tế vật.
+ Ế mao huyết (lấy một ít lông và một ít tiết heo bỏ vào ly, trên miệng đậy kín
bằng một tờ giấy vàng mã rồi đem ra một gốc cây bên lăng chôn), sau đó phần
lễ bắt đầu với các phần. 


+ Chấp giả các tư kỳ sự 
+ Nghệ hương án tiền. 
+ Hành sơ hiến lễ 
+ Hành á hiến lễ 
+ Hành chung hiến lễ 
+ Nghệ ẩm phước dĩ 
+ Lễ từ cúc cung bái 
Theo phong tục, heo được dùng trong lễ tế thần phải là heo đực, cùng một 
màu lông, xưa thường được giao cho một nhà nuôi từ lúc còn nhỏ, được chăm 
sóc kỹ càng. 
Sau lễ tế thần, ngư dân bắt đầu cúng tiền hậu hiền, táo quân, âm hồn, cô hồn. 
Phần cuối lễ tế thần là lễ tôn vương. Lễ này có vạn lạch tổ chức sau hát thứ 
lễ, cũng có vạn lạch tổ chức ngày cuối cùng của lễ cầu ngư. Trong lễ tôn vương, 
vở diễn bao giờ cũng mang nội dung trảm được tướng ác, kẻ nịnh, đem cho 
muôn dân an lạc, thái bình, đồng thời có múa tứ linh mừng “vua trẻ lên ngôi”, lấy 
đức vỗ bốn phương, ra ân nhuần trăm họ. 
Trong lễ cầu ngư còn có tiết mục múa siêu và hát bả trạo. 
Múa siêu gồm có 5 bài múa, đó là các bài Xuân thiên, Lôi phong, Bể đồng, 
Lan mã và Múa chúc (còn gọi là chèo bả trạo). 
Bả trạo, có nghĩa là nắm chắc tay chèo (bả = nắm chắc, trạo = mái chèo). 
Tên gọi này gắn liền với hành động diễn xướng. Qua công tác sưu tầm, nghiên 
cứu cho thấy, Phú Yên có nhiều vạn chài còn lưu giữ bài bả trạo. Tuy rằng mỗi 
bản trạo có những đoạn, lời văn khác nhau, song hầu hết đều mang một bố cục 
chung là: mở đầu ra khơi, tiếp đến đánh bắt cá, nghỉ ngơi, bão tố, chống bão tố 
và an bình. 
Đội hát múa bả trạo có từ 12 đến 16 người và tổng mũi, tổng thương và tổng 
lái. Theo qui định ngày xưa, những người được chọn vào đội bả trạo phải giỏi 
bơi lặn, đâm được tôm hùm, bắt được bạch tuộc, có tâm hồn cao thượng, tính 
nết hiền lành, cần cù, tướng mạo cao ráo, cân đối, nhà không có tang và phải có 
năng khiếu hát múa. 
Hát bả trạo có xướng và xô. Tổng lái, tổng mũi, tổng khoan xướng và bắt bài 
các điệu hát (hát nam, khách, lý, hò), con trạo thỉnh thoảng hò hoặc nhại lại một 
đoạn hát của các tổng. 
Xong lễ, ngư dân bước vào hội với các cuộc vui như hát tuồng, đua thuyền, 
kéo co, bơi lội. Ngày nay, có thêm các môn đua thuyền rồng, thi đấu bóng 
chuyền, chạy việt dã v.v.. 
Thờ cúng Khổng Tử 


Được tiến hành ở các văn miếu thờ đức Khổng Tử hàng năm vào ngày đinh
thứ ba trong tháng thứ hai âm lịch, tức là ngày xuân đinh. Theo lệ xưa, ngày
xuân đinh thứ nhất Vua tế, ngày xuân đinh thứ hai tỉnh tế, ngày xuân đinh thứ ba
dành cho huyện, phủ. Quan huyện làm chủ tế.
Thờ các vị thần khác 
- Thượng đỉnh chủ thiết phi kiên chính luyện cương giới nhàn uyển trai tĩnh
trung đẳng thần (nhân dân gọi là Bà Chúa Thiết/sắt).
- Minh Oa Hoa Đường phu nhân.
- Bà Trang (thờ ở Ngân Sơn, Tuy An).
- Vua Lê Thánh Tông thờ ở làng Long Uyên, xã An Dân, huyện Tuy An.




LỄ HỘI CỦA NGƯỜI VIỆT (KINH) 

Hội đánh bài chòi 
Hội này thường được tổ chức ở làng quê vào dịp tết Nguyên đán. Người ta cất
9 hoặc 11 chòi, chia thành 2 bên, mỗi bên 5 chòi, mỗi chòi cao độ 2-3m, rộng đủ vài
ba người ngồi và một chòi trung ở giữa giành cho các vị chức sắc địa phương.
Bộ bài để đánh bài chòi là bộ bài
tam cúc cải tiến, gồm 33 lá, với những
tên chuyển thành nôm na như: nhứt
nọc, nhì nghèo, ông ầm, thằng bí, lá
liễu v.v.. vẽ trên giấy, dán vào thẻ tre.
Mỗi thẻ tre dán ba con bài, không trùng
lặp nhau.
Bộ bài gồm 3 pho, đó là:
Pho văn: ông Ầm, tráng hai, ba
bụng, tứ tượng, ngũ ruột, sáu miếng, lá
liễu, tám miếng, chín cu, chín gối.
Pho vạn: bạch huê, nhứt trò, nhì bí,
tam quăng, tứ móc, ngũ trợt, lục chạng,
thất vung, bát bồng, cửu điều.
Pho sách: ông Tử, nhất nọc, nhì
nghèo, ba gà, tứ sách, ngũ dụm, sáu
bưởng, bảy thưa, tám dây, cửu điều.
Đánh bài chòi, một trò chơi dân gian của người 
dân Phú Yên 


Mỗi pho có 10 lá, vì phải có 33 lá nên thêm vào 3 lá nữa là: ông ầm đen, tử 
cẳng đen và cửu điều đen (để phân biệt với 3 lá cùng tên này nhưng màu đỏ) 
cho đủ bài chơi. 
Vào cuộc chơi, anh hiệu (tức người hô thai) xốc ống bài, rút ra một con và 
xướng tên con bài lên. Để gây thêm sự hồi hộp và bắt người chơi phải suy đoán, 
anh hiệu hô lên một câu thai hoặc một câu ca dao có tên con bài. Chòi nào trúng 
tên con bài thì gõ mõ để anh hiệu mang con bài đến. Trúng ba con bài là chòi đó 
“tới”, xổ một hồi mõ dài. Khi đó, anh hiệu cầm lá cờ nhỏ, bưng khay rượu tới trao 
phần thưởng cho người trúng. Lá cờ đuôi nheo bằng giấy cũng được cắm lên 
chòi để đánh dấu một lần thắng. 
Để giúp vui cho cuộc chơi còn có một ban nhạc cổ gồm đờn cò, kèn, sanh, 
trống hòa tấu lên khi có chòi “tới”. 
Xin nêu lên một số câu hô thai: 
Đi đâu cọ xiểng đi hài 
Cử nhơn không đậu, tú tài cũng không. 





(Thằng Trò) 
Ai làm thượng hạ bất thông 
Bàng quang bể thủng sớm trông tối ngày. 







(Thằng Bí) 
Nửa đêm gà gáy le te 
Muốn đi rón rén đụng nghe cái ầm. 





(Ông Ầm) 
Lưng choàng áo đỏ
Đầu đội khăn đen
Chân đi lèng quèng
Là ông chân gãy.
 






(Tử Cẳng) 
Lội suối trèo non
Tìm con chim nhỏ
 
Về treo trước ngõ
Nó gáy cúc cu.
 
(Chín Cu) 
Chầu rày đã có trăng non
Để anh lên xuống có con em bồng.
 



(Bát Bồng) 
Đi đàng phải bịt khăn đen
Ở nhà vợ sắn vóc sen nhuộm điều.
 


(Cửu Điều)
Nhiều người cho rằng đánh bài chòi gợi lại hình ảnh của những người Phú
Yên thời mới mở đất. Khi đó, để tránh ác thú, xua đuổi chim muông phá hoại
mùa màng, người ta phải cất chòi canh, rồi từ các chòi canh đó, tổ chức trò chơi
đánh bài chòi.
Lễ hội đầm Ô Loan 
Hàng năm, đúng vào ngày mùng bảy tháng giêng (âm lịch), ngư dân thôn
Phú Tân, xã An Cư, huyện Tuy An tổ chức lễ hội cầu ngư. Ngoài phần lễ cúng
cá Ông, ngư dân còn tổ chức phần hội với các hoạt động như hát tuồng, đua
thuyền chài, bơi lội, đua thuyền thúng v.v...
Từ năm 1991, Sở Văn hóa - Thông tin và Sở Thể dục - Thể thao phối hợp
với xã An Cư và thôn Phú Tân đưa lễ hội truyền thống này thành một lễ hội có
qui mô của tỉnh, thu hút hàng vạn người các nơi đến tham gia.
Vào sáng mùng 7 tháng giêng, tại khúc quanh của 2 bờ đầm thôn Phú Tân
và Tân Long, nhiều hoạt động thể thao diễn ra như đua thuyền rồng, thuyền
chài, bơi lội nam - nữ ở cự ly 100m, 200m, đua thuyền thúng v.v.. giữa các xã
trong huyện và giữa các huyện thị trong tỉnh.

Đua thuyền rồng trong Lễ hội truyền thống 
đầm Ô Loan (Tuy An)
Lễ hội đập Đồng Cam 
Bắt đầu từ sau ngày tách tỉnh, cứ đến ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch,
nhân dân Phú Yên đến Đồng Cam để dâng hương tưởng niệm những người 


nông dân đã mất trong thời kỳ xây dựng đập Đồng Cam. Và dần dần trở thành 
một ngày hội văn hóa, thu hút được nhiều người, nhiều đối tượng tham gia với 
lòng tôn trọng và thành kính biết ơn sâu sắc. 

ĐạO PHậT 

Phú Yên vốn là vùng đất thuộc xứ Đàng Trong, Phật giáo từ Ấn Độ theo các 
đoàn thương thuyền vượt biển khơi đã du nhập vào miền Trung từ khá sớm. Khi 
người Việt từ Bắc vào Nam khai phá vùng đất này thì không ít người Chăm đã 
theo đạo Phật. 
Song tài liệu về các công trình kiến trúc Phật giáo còn lại đến nay vẫn chưa 
tìm được. Hiện chỉ tìm thấy những dấu vết về một thời Phật giáo đã thịnh hành ở 
vùng đất này, trong đó có những tượng phật Buddisattoa. 
Dưới thời chúa Nguyễn, nhằm qui phục lòng dân hướng về mình, các chúa 
cho dựng chùa, đúc tượng ngày thêm nhiều. Thời chúa Nguyễn Phúc Tần 
(1648-1687) và Nguyễn Phúc Trăn (1687-1691) nhiều thiền sư Trung Hoa được 
mời đến truyền đạo, trong đó có phái Lâm Tế vào vùng đất Bình Định, Phú Yên. 
Các thiền sư Trung Hoa truyền đạo Phật ở Phú Yên thời bấy giờ có: Tế Viên hòa 
thượng, Thọ Tôn hòa thượng (húy Nguyên Thiều...) 
Ngôi chùa được dựng đầu tiên ở Phú Yên là chùa Hội Tôn (ở Tuy An) do Tế 
Viên hòa thượng sáng lập rồi trụ trì. Về sau, chùa Hội Tôn dời từ địa điểm Mằng 
Lăng về núi Sơn Chà (An Thạch) và đổi tên là Cổ Lâm. Ngày nay, ngôi chùa xưa 
chỉ còn phế tích với trên 10 ngôi mộ nằm chơ vơ trong chòm cây rậm rạp lưng 
chừng núi, bia mộ mờ nét rêu phong, không còn nhận ra mộ tháp nào là của Tổ 
sáng lập và mộ tháp nào là của Tổ kế thừa. 
Đến nay, các nguồn tư liệu đều khẳng định trong những người theo đạo Phật 
thuộc phái Lâm Tế do hòa thượng Tế Viên truyền dạy, chỉ có một người kế 
nghiệp là thiền sư Liễu Quán, người làng Bạc Má, huyện Đồng Xuân, nay là thôn 
Trường Xuân, thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An là thành danh hơn cả. Ngài họ 
Lê, húy là Thiệt Diệu, hiệu là Liễu Quán, sinh năm Đinh Mùi (1667) đời Cảnh Trị 
thứ 4 (đời vua Lê Huyền Tông) trong một gia đình nghèo. Mồ côi mẹ lúc 6 tuổi, 
đến năm 12 tuổi, ngài xuất gia học đạo với hòa thượng Tế Viên tại chùa Hội Tôn 

huyện Đồng Xuân. Sau khi hòa thượng Tế Viên viên tịch (năm 1690), ngài vượt 
núi băng rừng ra Thuận Hóa, tới chùa Thiên Thọ ở núi Hàm Long để học đạo với 
thiền sư Giác Phong, nhưng chỉ được một năm, nghe tin thân phụ lâm bệnh, 
ngài xin trở về quê chăm sóc. Hàng ngày, ngài lên rừng đốn củi đem về đổi gạo 
cho cha ăn. Bốn năm sau, cha ngài qua đời, ngài trở lại Thuận Hóa xin thụ giới ở 
chùa Thiền Lâm với thiền sư Thạch Liêm, rồi thiền sư Từ Lâm. Sau đó, ngài lên 
đường cầu học, tham dự các lễ giới đàn tại nhiều tổ đình khác. Năm 1702, ngài 
về Phú Yên tĩnh cư, tiếp tục hoằng đạo. Mùa xuân 1708, ngài trở ra Long Sơn, 
Quảng Nam... Ngài đã từng đến ở các chùa Thiền Tôn, Viên Thông (Thuận 
Hóa), Hội Tôn, Bảo Tịnh (Phú Yên). Thiền sư Liễu Quán có nhiều đệ tử, ở Phú 
Yên có hoà thượng Tế Duyên khai sơn chùa Kim Cang, hòa thượng Tế Căn khai 
sơn chùa Hồ Sơn, hòa thượng Tế Dũng khai sơn chùa Bình Quang, hòa thượng 
Tế Hầu kế tổ chùa Bảo Tịnh… 
Thiền sư Liễu Quán viên tịch vào mùa xuân năm 1742, tại chùa Viên Thông. 
Sau khi ngài qua đời, Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát sắc cho làm bia, xây mộ 
tháp và ban thụy hiệu là “Đạo hạnh thụy chánh giác viên ngộ hòa thượng”. Tháp 
của ngài được dựng tại chùa Thiền Tông trên núi Thiên Thai (Huế). Ngài là 
người thuộc đời 35 dòng Lâm Tế. 
Phần lớn những ngôi chùa ở Phú Yên đều thuộc phái Lâm Tế, với hai dòng 
kệ là Lâm Tế Liễu Quán và Lâm Tế Chúc Thánh. Duy chỉ có chùa Long Sơn ở xã 
An Mỹ - Tuy An tổ khai sơn là Tế Tín, về sau là thuộc hệ phái Thiên Tiên đại 
đạo. Theo tên của các vị sư tổ khai sơn, các chùa có chữ Thiệt, chữ Phật thuộc 
đời thứ 35, những chùa do các vị sư này khai sáng thường vào cuối thế kỷ XVII, 
đến nay có lịch sử trên 300 năm. Cũng theo tên của các vị sư tổ khai sơn, các 
chùa có chữ Tế, chữ Pháp thuộc đời thứ 36 như Tế Dũng khai sơn chùa Bình 
Quang, Tế Sáng khai sơn chùa Dương Long, Tế Ngạn khai sơn chùa Long Sơn 
(Hòa Định), Tế Đài khai sơn chùa Kim Long, Tế Tính khai sơn chùa Long Sơn 
(An Mỹ), Tế Thường khai sơn hai chùa Vĩnh Phước và Vĩnh Long, Tế Pháp 
Chuyên khai sơn chùa Từ Quang (chùa Đá Trắng). 
Cũng như các tỉnh ở Đàng Trong, Phú Yên chịu hậu quả khá nặng của cuộc 
chiến tranh giữa nhà Tây Sơn với nhà Nguyễn. Trong bối cảnh đó, đời sống 
nhân dân gặp vô vàn khó khăn. Do đó, Phật giáo cũng chịu ảnh hưởng, sự 
truyền bá Phật pháp bị ngưng đốn, chùa chiền không được trùng tu, xây dựng. 
Sau khi vua Gia Long lên ngôi (1802), Phật giáo ở Phú Yên cũng như ở Đàng 
Trong có điều kiện phát triển. Nhiều ngôi chùa hư hại, đổ nát trong thời gian chiến 
tranh đã được sửa chữa, nhiều ngôi chùa mới được xây dựng. Ở Phú Yên, vua cho 
khai giới đàn phổ tế chúng sinh, hoằng dương đạo pháp, thu nhận môn đồ. 
Dưới triều vua Minh Mạng, Phú Yên có hòa thượng Trí Giác, trụ trì chùa Kim 
Cang được nhà vua ban sắc và cấp giới đạođộ điệp 3. Nhà vua cũng sắc mời 
thiền sư Giác Ngộ (Nhân sơn Hòa Thượng) trụ trì chùa Long Sơn Bát Nhã (xã 

2 Giới đạo: dao cạo râu tóc 
3 Độ điệp: giấy chứng nhận là tu sĩ Phật giáo, đã thọ tùng kheo giới 

An Hiệp) về kinh ban hiệu “tăng cang” và trọng thưởng, lại còn lệnh cho quan 
Tuần vũ Phú Yên xây cất cho thiền sư ngôi chùa để tu hành, chùa xây xong vua 
ban “Sắc tứ Long Sơn Bát Nhã tự”. 
Sách Đại Nam nhất thống chí còn ghi lại sự kiện một vị tăng là Hứa Mật Sô 
người huyện Đồng Xuân, lúc 15 tuổi xuất gia ở chùa Bát Nhã, hết lòng tu luyện, 
lấy vỏ cây làm áo, khi lên núi, xuống sông, thường đi guốc gỗ, gần 40 năm ăn 
ngũ cốc. Năm Minh Mạng thứ 20 vào Kinh, ngài được Vua khen là người khổ 
hạnh, cho làm Tăng Cương và hạ chiếu cho quan địa phương sửa lại chùa, năm 
Thiệu Trị thứ hai lại vào Kinh trụ trì ở chùa Diệu Đế. 
Dưới triều vua Thiệu Trị và Tự Đức, ở Phú Yên xuất hiện một số danh tăng 
như Tổ Hữu Đức người làng Bạc Má vào tu ở núi Trà Cú, được vua Tự Đức sắc 
hiệu chùa là Linh Sơn Trường Thọ. Thiền sư Bảo Tạng phát hiện và tu đắc đạo 
tại hang Thạch Sơn (chùa hang Chóp Chài), về sau vào hoằng hóa ở vùng Bà 
Rịa, rất được chư tăng khắp nơi mến mộ đạo hạnh, Thiền sư Huệ Nhãn được 
coi là long tượng trong Phật pháp, thạch trụ ở chốn thiền môn. 
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, dưới sự lãnh đạo của Võ Trứ và Trần 
Cao Vân nhiều tăng ni Phật tử Phú Yên đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa. Bản 
thân Võ Trứ đã gia nhập làm môn đệ thầy chùa Đá Bạc ở làng Chánh Danh 
thuộc Bình Định. Tại Phú Yên, dưới danh nghĩa thầy chùa, Võ Trứ đã đến nhiều 
nơi tuyên truyền, tập hợp quần chúng chống Pháp. Tại chùa Đá Trắng đã diễn ra 
nhiều cuộc họp của nghĩa quân, là nơi xuất phát các đạo quân đi đánh Pháp. 
Suốt trong thời gian Pháp xâm chiếm Phú Yên, do nhiều lẽ Phật giáo không 
phát triển. Cho đến đời vua Thành Thái, Phật giáo mới bắt đầu hưng thịnh trở lại. 
Năm Thành Thái 1889, thiền sư Pháp Tạng trụ trì chùa Linh Sơn, xã An 
Thạch, huyện Tuy An được vua ban cho đồng Kim tiền, chiếc áo cà sa và chiếc 
mũ Quan âm. Vào năm 1896, vua sắc mở trai đàn siêu độ 7 ngày tại chùa Kim 
Quang (Huế), tuyển chọn giới tăng lữ Phú Yên ra hành lễ. Xong lễ, vua ban cho 
các thiền sư Pháp Tạng, Pháp Hỷ, Trí Giác mỗi vị một giới đao độ điệp và bức 
gấm thêu. Riêng thiền sư Trí Giác được ban tặng thêm một cái chén có đề 4 chữ 
“A-di-đà-Phật” và chữ “Thiện”. Đời vua Bảo Đại, ban sắc tứ cho các chùa Long 
Quang (Sông Cầu), Vĩnh Long (Tuy An), Kim Long (thị xã Tuy Hòa). 



Chùa Đá Trắng (Từ Quang), di tích lịch sử cấp quốc gia 
thuộc xã An Dân, huyện Tuy An

Các triều vua nhà Nguyễn kế tiếp đã ban tặng các chùa Phú Yên nhiều giới
đạo độ điệp và pháp khí. Song do chiến tranh, phần lớn các vật dụng đã bị thất
lạc hoặc bị thiêu hủy.
Về tổ chức Phật giáo:
Năm 1932, thành lập An Nam Phật hội học tại Huế.
Năm 1936, các tỉnh miền Trung và cao nguyên Trung phần mới hưởng ứng
việc thành lập Hội, nên tổng hội mới được triệu tập.
Tháng 3-1955, Tổng trị sự Hội Việt Nam Phật học chính thức thừa nhận Tỉnh
hội Phật học Phú Yên.
Vào tháng 11-1955, tại chùa Long Quang (Tuy Hòa), văn phòng hành chính
đầu tiên của Giáo hội Tăng già tỉnh Phú Yên thành lập, trực thuộc Giáo hội Tăng
già Trung phần tại Huế.
Những năm 1960-1963, do chính sách kỳ thị tôn giáo của chính quyền Sài
Gòn, Phật giáo ở miền Nam bị đàn áp. Ở Phú Yên thượng tọa Quảng Hương,
hiệu Bảo Châu, đệ tử hòa thượng Nguyên Diệu, trụ trì chùa Quang Sơn (An
Hiệp) đã tự thiêu ngày 5-10-1963 tại Sài Gòn để phản đối chế độ độc tài, gia
đình trị Ngô Đình Diệm.
Ngày 15-1-1964, Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất ban
hành và ngày 4-6-1964 Quyết định số 77/VT/VP/QĐ của Viện trưởng Viện hóa
đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất công nhận Ban trị sự Giáo hội Phật
giáo Việt Nam thống nhất tỉnh Phú Yên, trụ sở đặt tại Tổ đình Bảo Tịnh, Tuy
Hòa. 


Ngày 6-3-1966, Đại hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất tỉnh Phú Yên 
họp tại chùa Bảo Tịnh, bầu ban đại diện. 
Tháng 10-1982, tại chùa Long Sơn, thành phố Nha Trang đã tiến hành Đại 
hội bầu Ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Phú Khánh. Hòa thượng Thích Khế Hội 
được bầu là Phó ban đặc trách khu vực Phú Yên. 
Sau khi tỉnh Phú Yên được tái lập, ngày 8-5-1991, Ban trị sự Tỉnh hội Phật 
giáo Phú Yên được thành lập gồm có 17 thành viên. 
Năm 1996, được sự đồng ý của chính quyền địa phương, Giáo hội Phật giáo 
Phú Yên mở Trường Phật học Liễu Quán, đặt tại chùa Bảo Lâm, thị xã Tuy Hòa. 
Hiện nay, toàn tỉnh có 135 ngôi chùa, 80 niệm Phật đường, 4 tịnh xá và 1 
tịnh thất. Hàng giáo phẩm có 3 hòa thượng, 6 thượng tọa, 40 đại đức, 2 ni 
trưởng, 2 ni sư, 13 sư cô. Số tỳ kheo gồm có 45 tăng và 17 ni, sadi có 67 người. 
Tính đến ngày 17-3-1997, tín đồ Phật giáo ở Phú Yên có 92.033 người. 
Chùa Bảo Tịnh thị xã Tuy Hòa là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh 
Phú Yên. 
NHỮNG NGÔI CHÙA CÓ NIÊN ĐẠI SỚM CỦA PHÚ YÊN 
Năm trùng 

Năm thành lập 
Tổ khai sơn 
tu 
Thuộc thị xã Tuy Hòa 
- Kim Cang (sắc tứ) (Phường I) Đời Hậu Lê 
Tổ Tế Duyên 
1963 
- Kim Long (Hàm Long Tự) Đời Hậu Lê 
Tổ Tế Đại 
1964 
(Phường I) 
- Bảo Tịnh (Chùa Các ) 
1742 Nhâm Tuất Tổ Liễu Quán 
1962 
(Phường 2) 
Lê Cảnh Hưng 
- Long Quang (Phường 3) 
Đời Hậu Lê 
Tổ Phật Phái 

- Bình Quang (Phường 4) 
Đời Hậu Lê 
Tổ Tế Dõng 
1967 
- An Ninh (Hòa An) 

Sư Thanh Quan 
1966 
- Dương Long (Hòa An) 
Đời Hậu Lê 
Tổ Tế Hoãng 
1971 
- Thọ Vân – Thượng Tiên – 1764, Lê Cảnh 
Tổ Chơn Thường 
1976 
Quang Tự 
Hưng 
- Hồ Sơn cổ tự (Bình Kiến) 
Đời Hậu Lê 
Tổ Tế Căn 
1976-1984
- Bảo Lâm (Bình Kiến) 
1842 Nhâm Dần Hòa thượng Phổ Hóa 
1974 
- Hòa Sơn (Bình Kiến) 
1740 Canh Thân Tổ Tế Hợp 
1960 
- Khánh Sơn (Bình Kiến) 
1802 Nhâm Tuất Tổ Thiện Long 
1958 
- Minh Sơn (Bình Kiến) 
Thế kỷ 18 
Tổ Bửu Tạng 
1958 
- Khánh Minh (Hòa Kiến) 
1864 Giáp Tý 
Hòa thượng Huệ 
1980 
Hương 
- Khánh Nguyên (Hòa Trị) 
1724 Giáp Thìn Sư Quảng Lợi 
1963 
- Long Sơn tự (Hòa Quang) 
Lê Cảnh Hưng 
Tổ Đạo Đạt 
1976 
- An Thành (Cổ truyền lục 
1857 Đinh Tị 
Tổ Đại Đức 
1957 
Hòa tăng) (Hòa Định Đông) 
- Tuyết Lãnh sơn tự 
Minh Mạng 

1975 

(Hòa Định Tây) 
Thuộc huyện Sông Cầu - Long Phước (thị trấn Sông 
1874 Ất Sửu 
Tổ Hải Đạt 
1938-1973
Cầu) 
- Phước Long (Xuân Lộc) 
1860 Canh Thân Tổ Vĩnh Bảo 
1940 
- Triều Tôn (Xuân Thọ 2) 
1803 Quí Hợi 
Tổ Chánh Quang 

- Lăng Nghiêm (Xuân Thọ 2) Cách nay 130 
Tổ sư Huệ Chiếu Đào 1968-1974
năm 
Trí 
(Hưu quan) 
- Long Hưng (nay là Long 
1880 Canh Thìn Hòa thượng Hội Thảo 
1978 
Thạnh - Xuân Lộc) 
Thuộc huyện Tuy An - Lương Sơn (An Thọ) 
Trên 100 năm 

1967-1975
- Phước Quang (An Phú) 
1841 Tân Sửu 
Hòa thượng Thanh 
1982 
Tâm 
- Xuân Long (nay gọi là 
1882 Nhâm Ngọ Đại sư Huệ Phước 
1956 
Xuân Vân, An Phú) 
- Vĩnh Xương (An Phú) 
Trùng tu lần đầu Kế thế là Hòa thượng 
1888 
năm 1888 Mậu Thanh Bình 
Tý 
- Thiên Ân (An Chấn) 
Đời Tự Đức 
Hòa thượng Chơn 
1983 
Hạnh 
- Thiền Sơn (An Hiệp) 
Đời Hậu Lê 
Hòa thượng Trí Bổn 
1968 
- Vĩnh Phước (An Hiệp) 
Đời Hậu Lê 
Hòa thượng An 
1972 
Dưỡng 
- Quang Sụn (An Hiệp) 
1869 Kỷ Tị 
Hòa thượng Duy 

Nguyên 
- Phước Sơn Thiền (An 
Hơn 160 năm 
Tổ Mật Niệm 
1975 
Hiệp) 
- Qui Sơn (An Cư) 
Hơn 200 năm 
Hòa thượng Hòa Ý 

- Sắc tứ Long Sơn Bát Nhã Trước năm 1770 Tổ khai sơn không rõ, 

(Chùa Tổ) (An Cư) 
Tăng cang Giác Ngộ 
Hòa thượng 5 tuổi đã 
vào tu ở đây. 
- Cảnh Phước (An Thạch) 
1795 Ất Mão 
Hòa thượng Viên 
1957 
Thánh 
- Thanh Sơn (Chí Thạnh) 

Tổ Giác Ngộ 
1975 
- Sắc tứ Từ Quang 
1797 Đinh Tị 
Tổ Pháp Chuyên dòng 1930-1985
(chùa Đá Trắng) 
Lâm Tế 
- Châu Lâm (An Thạch) 

Hòa thượng Đức 
1980 
Xuân 
- Liên Trì (An Thạch) 

Hòa thượng Pháp 

Hưng 
- Long Phú (An Ninh Đông) 1769 Kỷ Sửu 
Hòa thượng Phước 
1975 
Sanh 
- Từ Ân (An Nghiệp) 
Đời Minh Mạng 
1976 

- Viên Quang (An Định) 
Đời Hậu Lê 
Hòa thượng Chí 
1974 
Huyền 
- Bảo Sơn (An Định) 
Trên 300 năm 
Tổ Liễu Căn 
1961 
- Phổ Bảo (An Định) 

Hòa thượng Toàn 1975 
Thiện đời thứ 37 dòng 
Lâm Tế 
Thuộc huyện Tuy Hòa - Khánh Lâm (Phú Lâm) 
Đời Minh Mạng Hòa thượng Trí Giác 

- Mỹ Quang (Hòa Bình 2) 
Đời Thành Thái Sư Phạm Lợi 
1973 
- Thanh Long (Hòa Bình 2) Đời Tự Đức 
Hòa thượng Phổ 
1980 
Quang 
- Quang Long (Hòa Bình 2) 1881 Tân Tị 
Hòa thượng Phổ 
1958 
Quang 
- Mỹø Quang (Hòa Phong) 
1884 Giáp Thân Hòa thượng Thanh 
1977 
Chơn 
- Bảo Quang (Hòa Đồng) 
1859 Kỷ Mùi 
Hòa thượng Duyên 
1961 
Thịnh 
- Long Tường (Hòa Mỹ Đông) Đời Minh Mạng 
1980 
- Long Quang (Hòa Thịnh) 
Đời Thành Thái Thiện Quảng Cao tổ 
1982 
họ Tạ sáng lập 
- Phú Quang (Hòa Thịnh) 
Đời Thành Thái Hòa thượng Hoàng 

Nhơn sáng lập 
- Long Phước (Hòa Tân) 
1799 Kỷ Mùi 
Hòa thượng Pháp Hải 
1958 
- Phước Long (Hòa Xuân) 


1970 
- Hải Hội (Hòa Hiệp) 

Hòa thượng Phổ Bảo 
1963 


ĐẠO THIÊN CHÚA 

Theo sách Hành trình và truyền giáo4 của cố đạo Alexandre de Rhodes 
(thường gọi là Đắc Lộ), người đầu tiên được sai tới truyền đạo ở Đàng Trong là 
cha cố Franscois Buzomi, người thành phố Napoli (Italia). Năm 1612, ngài đã đặt 
chân lên cửa biển Hội An, xây cất một nhà nguyện ở đây và đã thu nhận được 
10 tín đồ. Năm 1618, cha cố Buzomi cùng với cha cố Franscois de Pina truyền 
giáo ở Quy Nhơn. 
Từ năm 1652, đạo Thiên Chúa được lan truyền ở khắp Đàng Trong bởi các 
vị cố đạo phương Tây như: Bozomi, Alexandre de Rhodes, Francois de Pina, 
Benoit de Mattos, Jean Leria, Gaspaz Louis và nhiều người khác. Vào năm 
1653, sau nhiều năm truyền giáo và nghiên cứu vùng đất Phú Yên, giáo sĩ 
Alexandre de Rhodes đã cho in ở Roma bức địa đồ do ông vẽ về vùng đất này 

4 Alexandre de Rhodes: Hành trình và truyền giáo, Tủ sách Đại đoàn kết của Ủy ban đoàn kết Công giáo 
thành phố Hồ Chí Minh, 1994. 


với địa danh “Dinh Phoan” (dinh Phú An hay Phú Yên), tức là dinh Trấn Biên lập
năm 1629. Công cuộc truyền giáo của họ thường trực tiếp tới người dân, sau đó,
chọn ra một đội ngũ những người địa phương sùng tín, để bồi dưỡng làm đội
ngũ thầy giảng đạo người Việt. Đội ngũ thầy giảng này đóng vai trò truyền đạo
sâu rộng trong cộng đồng người Việt và tuyển mộ thêm tín đồ.
Giáo sĩ phương Tây đầu tiên tới truyền đạo ở Phú Yên là linh mục Buzomi,
sau đó, năm 1641 giáo sĩ Alexandre de Rhodes đến cộng tác và đẩy nhanh công
cuộc truyền giáo. Alexandre de Rhodes đến Phú Yên đã trú ngụ trong dinh thự
của quan trấn thủ Nguyễn Phúc Vinh, tại đây có một nhà nguyện. Khoảng tháng
4, 5 năm 1641, Alexandre de Rhodes đã thâu nhận và tổ chức làm lễ rửa tội cho
91 người dân Phú Yên. Trong đó, có một người sau trở thành thầy giảng, có tên
thánh là André (để phân biệt với các vị có cùng tên thánh khác, người ta gọi ông
là André Phú Yên). Đến nay, tên thật của thầy giảng André là gì chưa xác định
được. Ông sinh khoảng năm 1625, tại Mằng Lăng, là con út của một gia đình
nông dân nghèo, đông con. Năm 1642, thầy giảng André Phú Yên được giáo sĩ
Đắc Lộ đưa ra Hội An để học trường các thầy giảng. Ngoài việc tu luyện nhân
đức, các thầy giảng còn được học các khoa kinh sử cổ điển để nâng cao kiến
thức. Thầy giảng André Phú Yên được xem là người xuất sắc nhất, mặc dù còn
rất trẻ. Năm 1643, thầy giảng André được đi cùng một số giáo sĩ phương Tây
truyền giáo tại các tỉnh Thuận Hóa, Quảng Trị, Quảng Bình, sau đó, lại cùng các
giáo sĩ phương Tây trở lại Quảng Nam. Bấy giờ, viên quan cai bạ Quảng Nam là
người rất ghét đạo Thiên Chúa, cho người đến bắt giáo sĩ phương Tây và những
người đi truyền giáo. Song, lúc quân lính đến nơi, họ chỉ bắt được thầy giảng
André. Ông đã bị kết án tử hình vào ngày 26 tháng 7 năm 1644 vì không chịu bỏ
đạo.
Vào những năm giữa thế kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn thực hiện chiến dịch
bắt “tà đạo” và thi hành các biện pháp ngặt nghèo để quản lý đạo Thiên Chúa,
không cho đạo này phát triển. Năm 1842, đời Thiệu Trị, nhà cầm quyền Phú Yên
đã bắt các giáo sĩ phương Tây giải về Kinh. Nhà vua ra lệnh cho Bộ Hình giam
để trị tội nhưng sau đó không hiểu lý do gì, lại thả ra.
Về tổ chức, thời gian đầu (khi
Thiên Chúa giáo được truyền vào Phú
Yên) giáo xứ Phú Yên trực thuộc giáo
phận Đàng Trong, đến năm 1844
thuộc địa phận Qui Nhơn.
Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX, thực dân Pháp thực hiện xong
việc xâm lược nước ta. Điều này đã
tạo nhiều thuận lợi cho đạo Thiên
Chúa phát triển trên cả nước, từ đó
đạo Thiên Chúa ở Phú Yên cũng có
điều kiện mở rộng ra các huyện.
Nhà thờ Mằng Lăng 


Ở Phú Yên, Mằng Lăng là giáo xứ Thiên Chúa giáo đầu tiên, nhà thờ Mằng 
Lăng cũng là nhà thờ đầu tiên được xây dựng vào năm 1892 bằng kinh phí của 
hội giáo Thừa sai Pari. Chủ trì việc xây dựng là linh mục Joseph de La 
Cassagne, người Pháp, tục gọi là Cố Xuân. Ông là vị linh mục đầu tiên của giáo 
xứ Mằng Lăng, đồng thời là một đại địa chủ với rất nhiều ruộng đất. Trong 20 
làng có ruộng đất phì nhiêu của huyện Tuy An, đều có ruộng của ông. Các ruộng 
đó hoặc lấy tên ông, hoặc lấy tên những tá điền là tín đồ tin cậy, hoặc tên giáo 
hội hay địa sở. Việc làm của linh mục Cassagne đã gây sự bất bình lớn trong 
nhân dân. Sau khi qua đời, ông được an táng ngay trong khuôn viên nhà thờ, 
theo nghi lễ của Thiên Chúa giáo. 
Nhà thờ Mằng Lăng nằm trong khuôn viên rộng 5.000m2, được xây dựng 
theo lối kiến trúc gô-tích cổ điển, mặt trước có trang trí nhiều loại hoa văn, hai 
lầu chuông ở hai bên, chính giữa là thập tự giá. Trong khuôn viên nhà thờ còn 
xây dựng trường học, cô nhi viện, nhà ở của cha xứ, nhà dành cho các nữ tu sĩ 
lớn tuổi an dưỡng sau khi đã dành cả cuộc đời cho công việc của đạo. 
Nhà thờ Tuy Hòa (thị xã Tuy Hòa) là nhà thờ lớn nhất của đạo Thiên Chúa, 
được xây dựng từ năm 1955-1958 và trùng tu vào năm 1960, thuộc địa phận 
phường 2, đường Lê Trung Kiên. Nhà thờ chỉ có một lầu chuông vươn cao, trên 
đỉnh là thập tự giá với tượng Đức Chúa, phía dưới nhà thờ là sân rộng có nhiều 
cây cổ thụ, vườn hoa. 
Linh mục người Phú Yên được thụ phong đầu tiên là linh mục Nguyễn Văn 
Quyến, người Mằng Lăng. Ông sinh năm 1897, thụ phong linh mục năm 1929. 
Từ năm 1963 đến năm 1975, giáo xứ Phú Yên thuộc địa phận Qui Nhơn. 
Vào thời điểm năm 1994, Thiên Chúa giáo ở Phú Yên có 1 giáo hạt gồm 9 
xứ đạo, 16 họ đạo, 2 dòng tu nữ. Toàn tỉnh có 17 nhà thờ, 3 nhà nguyện, 9 linh 
mục, 25 tu sĩ với hơn 15.368 giáo dân. Ở tỉnh có Ủy ban đoàn kết Công giáo, 
các xứ đạo có linh mục chánh xứ cai quản. Các nhà thờ đều có ban hành giáo, 
các họ đạo có ban câu quản lý và duy trì các sinh hoạt về tôn giáo, văn hóa, cả 
các họ đạo. Các linh mục chánh xứ ở xứ đạo Mằng Lăng, Sông Cầu, Đông Mỹ 
được chính quyền cho phép nhận chủng sinh để giúp công vụ. 
Hiện nay ở Phú Yên có 7 giáo xứ với 21 nhà thờ và 3 nhà nguyện. 
- Giáo xứ Tuy Hòa thuộc thị xã Tuy Hòa, có 2 nhà thờ là nhà thờ Tuy Hòa (ở 
đường Lê Trung Kiên, phường 2) và nhà thờ hóc Gáo (xây dựng năm 1994 
thuộc xã Hòa Quang), với trên 4.160 giáo dân. 
- Giáo xứ Đông Mỹ, có nhà thờ Đông Mỹ (thuộc thôn Đông Mỹ, xã Hòa Vinh, 
huyện Tuy Hòa) và 2 nhà nguyện là Thạch Bắc và Thạch Nam thuộc xã Hòa 
Xuân, huyện Tuy Hòa; có 1.286 giáo dân. 
- Giáo xứ Hoa Châu, có 2 nhà thờ: Hoa Châu (thuộc xã Hòa Phong, huyện 
Tuy Hòa) và Phú Lâm (thị trấn Phú Lâm, huyện Tuy Hòa). 
- Giáo xứ Mằng Lăng có 6 nhà thờ là: 

Nhà thờ Chợ Mới (huyện Tuy An). 
Nhà thờ Đồng Cháy (huyện Tuy An). 
Nhà thờ Gò Chung (huyện Tuy An). 
Nhà thờ Hội Tín (thôn Hội Tín, xã An Thạch, huyện Tuy An). 
Nhà thờ Mằng Lăng (thôn Hội Tín, xã An Thạch, huyện Tuy An). 
Nhà thờ Xóm Làng (huyện Tuy An). 
Giáo xứ Mằng Lăng có 3.284 giáo dân. 
- Giáo xứ Sông Cầu, có 2 nhà thờ: Gò Duối (xã Xuân Lộc, huyện Sông Cầu) 
và Sông Cầu (thị trấn Sông Cầu, huyện Sông Cầu) có 500 giáo dân. 
- Giáo xứ Đồng Tre, có 3 nhà thờ: 
Nhà thờ Đa Lộc (xã Đa Lộc, huyện Đồng Xuân). 
Nhà thờ Đồng Tre (xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân). 
Nhà thờ Suối Rễ (huyện Đồng Xuân). 
Giáo xứ Đồng Tre có 2.000 giáo dân. 
- Giáo xứ Tịnh Sơn có 3.400 giáo dân, với 5 nhà thờ và một nhà nguyện là: 
Nhà thờ Củng Sơn, thuộc thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa. 
Nhà thờ Đức Bình, thuộc xã Đức Bình, huyện Sông Hinh. 
Nhà thờ Sơn Nguyên, thuộc xã Sơn Nguyên, huyện Sơn Hòa. 
Nhà thờ Tịnh Sơn, thuộc thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa. 
Nhà thờ Trà Kê, thuộc thôn Tân Hội, xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa. 
Giáo dân ở Phú Yên rất sùng kính đạo, một bộ phận giáo dân đi lễ nhà thờ 
vào tất cả các ngày trong tuần. Song phần lớn là đi lễ vào ngày chủ nhật. Trong 
năm, Thiên Chúa giáo có hai ngày lễ chính: lễ Noen (Chúa giáng sinh) vào tối 24 
qua ngày 25-12 dương lịch; lễ Phục sinh vào tháng 3. Hai ngày lễ này đều được 
tổ chức chu đáo, nghiêm túc, đúng với qui định của giáo luật. 
ĐẠO TIN LÀNH 

Đạo Tin Lành được du nhập vào Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XIX 
đầu thế kỷ XX, do tổ chức Tin Lành liên hiệp phúc âm và truyền giáo (C.M.A) 
truyền vào. Song phải đến năm 1911, cơ sở đầu tiên của đạo Tin Lành mới 
được thiết lập tại Đà Nẵng. 

Đạo Tin Lành phát triển mạnh và có nhiều cơ sở ở Phú Yên từ sau năm 
1954, với việc đầu tư tiền của, phương tiện, đội ngũ mục sư, giảng sư của tổ 
chức Tin Lành thế giới. Địa hạt Tin Lành Phú Yên trực thuộc Hội thánh Tin Lành 
miền Nam. Do sự phân rẽ của Hội thánh Tin Lành miền Nam, một số tổ chức 
như: Hội truyền giảng Phúc Âm, Hội thánh chúa Giê su, Cơ Đốc truyền giáo ra 
đời. Đạo Tin Lành ở Phú Yên cũng chịu ảnh hưởng, có nhiều hệ phái. Đặc biệt là 
do sự ủng hộ của Mỹ, các hệ phái Tin Lành Mỹ đã ồ ạt đưa mục sư vào truyền 
giáo, xây dựng cơ sở, lôi kéo giáo dân. 
Trước năm 1975, đạo Tin Lành ở Phú Yên có trên 1.500 tín đồ. 
Sau năm 1975, tổ chức đạo Tin Lành Phú Yên trực thuộc hạt Tin Lành Nam 
Trung Bộ. 
Năm 1994, đạo Tin Lành ở Phú Yên có 4 hội thánh cơ sở ở huyện, thị Tuy 
Hòa, huyện Đồng Xuân, huyện Sông Cầu; có 2 nhà thờ, 3 nhà nguyện. Đội ngũ 
giáo chức Tin Lành có 2 mục sư, 1 giảng sư và khoảng 1.500 tín đồ. 
Hiện nay, đạo Tin Lành ở Phú Yên có nhà thờ ở thị trấn La Hai (huyện Đồng 
Xuân), phường 2, thị xã Tuy Hòa và xã Hòa Xuân Đông. Những địa phương có 
nhiều giáo dân theo đạo Tin Lành là: xã Bình Ngọc, phường 4, phường 2, xã An 
Dân, An Nghiệp, An Thạch, thị trấn La Hai, xã Đa Lộc, thị trấn Sông Cầu, xã Hòa 
Xuân Đông, xã Hòa Bình, Hòa Phú, Hòa Tâm, Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Trung, 
Hòa Xuân Nam. 
Những ngày lễ quan trọng của đạo Tin Lành là lễ Noel, lễ Phục sinh. Sinh 
hoạt của đạo Tin Lành thường có đọc kinh thánh, hát thánh ca, cầu nguyện. 

ĐẠO CAO ĐÀI 

Đạo Cao Đài là tên gọi tắt của một tôn giáo bản địa Việt Nam, ra đời vào 
đêm Noel năm 1925 ở Nam Bộ, có tên đầy đủ là “Cao Đài đại đạo tam kỳ 
phổ độ”, do một số người thuộc tầng lớp tư sản, địa chủ, tiểu tư sản, công 
chức chủ trương, với ý định tập hợp lực lượng quần chúng, chủ yếu là nông 
dân, chống lại sự kỳ thị, chèn ép, bóc lột của thực dân Pháp. Sau đó, trào 
lưu này đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo lớn tại Nam Bộ và một số 
tỉnh Nam Trung Bộ. 
Thời kỳ đầu mới ra đời, đạo Cao Đài là một tổ chức thống nhất với cơ quan 
đầu não là Tòa thánh Tây Ninh. Nhưng sau một thời gian, do ảnh hưởng của 
điều kiện khách quan và chủ quan, đạo Cao Đài có sự phân hóa, chia rẽ thành 
nhiều hệ phái tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau trong quần chúng. 
Trước năm 1975, các tỉnh miền Trung có tổ chức Cao Đài Trung Việt truyền 
giáo Đà Nẵng, với Tòa thánh Trung ương đóng tại Đà Nẵng. Đây là một hệ phái 
Cao Đài lớn, tín đồ tập trung chủ yếu ở Đà Nẵng - Quảng Nam và các tỉnh miền 
Trung, trong đó có Phú Yên. 

Đạo Cao Đài ở Phú Yên có 5 phái là: Cao Đài Tây Ninh, Cao Đài truyền giáo 
Đà Nẵng, phái Định Tường, phái Bến Tre, phái Cầu Kho. Mỗi phái có cơ quan 
tỉnh đạo riêng. Song đến năm 1995, trừ phái Cao Đài Tây Ninh, các phái Cao Đài 
truyền giáo khác chưa được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân. 
Vào thời điểm năm 1994, đạo Cao Đài ở Phú Yên có hai cơ quan tỉnh đạo, 
14 thánh thất. Đội ngũ giáo chức có: 1 giáo sư, 1 giáo hữu, 8 lễ sanh, 26 chức 
việc với 3.500 tín đồ. Năm 1995, đạo Cao Đài tích cực khôi phục các ban cai 
quản thánh thất để thực hiện các lễ nghi và tu sửa, dọn dẹp nơi thờ tự (quét vôi, 
kẻ biển hiệu). Song, do hai cơ quan tỉnh đạo của hai phái Cao Đài trong tỉnh 
chưa có hoạt động gì nổi bật, nên việc phục hồi và phát triển của đạo chậm, 
không thu nhận được nhiều tín đồ. 
Vào năm 1996, sau khi hệ phái Cao Đài truyền giáo Đà Nẵng được Nhà 
nước công nhận, hệ phái này đã tiến hành Đại hội nhân sanh toàn hệ phái. Song 
các họ đạo thuộc Cao Đài truyền giáo ở Phú Yên không tham gia Đại hội này. 
Hệ phái Cao Đài Tây Ninh ở Phú Yên được Tòa thánh Tây Ninh hai lần cử 
chức sắc tới làm việc, mời tham gia Ban tổ chức Đại hội nhân sanh toàn hệ phái. 
Về hình thức thờ phụng của đạo Cao Đài ở Phú Yên có hai dạng: thánh thất 
và thiên bàn tư gia. 
- Thánh thất là nơi thờ phụng của đạo Cao Đài xây dựng theo đơn vị hành 
chính xã hội (làng, xã, huyện) hoặc đơn vị hành chính đạo ở những nơi được qui 
định. Theo chế định của đạo Cao Đài, nơi nào có trên 500 tín đồ thì được lập 
riêng một họ đạo, dựng riêng một thánh thất, có một chức sắc đứng đầu. 
- Về kiến trúc, các thánh thất được xây dựng theo mô hình chung của đền 
thánh Trung ương (tức Tòa thánh Tây Ninh) có chung kiểu dáng mặt tiền, song 
các bộ phận khác có phần giản lược. Độ to, nhỏ, rộng, hẹp của các thánh thất 
tùy thuộc vào số lượng tín đồ, khả năng kinh phí,… 
Bài trí điện thần của thánh thất đạo Cao Đài như sau: 
- Bát quái đài (còn gọi là Bửu điện) là nơi thờ, được đặt ở vị trí trung tâm, 
cao nhất của thánh thất. Bát quái đài là nơi có bàn thờ trời (Thiên bàn), gồm: 
trước hết và trên hết là quả Càn khôn tròn, bằng vải (độ to, nhỏ không nhất 
thiết), sơn màu xanh da trời, trên đó vẽ sao bắc đẩu cùng các vì sao là Thiên 
nhãn (mặt trời). Phía trước quả Càn khôn đặt một ngọn đèn thái cực. Phía trên 
vòm trần của bát quái đài có vẽ hình các vị Phật, Tiên, Thánh, Thần và hình bàn 
cầu cơ. Bệ của bát quái đài được xây dựng thành 12 bậc, giật cấp từ ngoài vào 
trong. Ở Thiên bàn, ngoài ngọn đèn thái cực, các đồ tự khí, có lư hương, 2 cây 
đèn cầy (nến), lư trầm, 3 ly rượu, ly nước trà (âm), ly nước trong (dương), đĩa 
trái cây, đĩa bông (hoa), 2 con hạc đứng trên lưng 2 con rùa. 
Lùi ra phía ngoài Thiên bàn có 3 bàn thờ, mỗi bàn đặt một chiếc ghế hình bát 
giác (8 góc). Bàn lớn nhất đặt chính giữa, hai bàn còn lại nhỏ hơn đặt hai bên. 

Trên 3 bàn thờ đều có lư hương, đèn cầy (nến), đĩa hoa quả. Trên các bàn thờ, 
có long vị thờ các đấng thiêng liêng, theo trình tự: 
Bàn thờ giữa, thờ 4 vị giáo chủ: Thích Ca (Phật), Thái Bạch kim tinh (Tiên 
đạo - Nhất trấn), Giêsu (Thiên Chúa giáo - thánh đạo), Khương Thái Công (Thần 
đạo). 
Bàn thờ bên tả thờ Khổng Tử (đạo Nho), Quan Công (Quan thánh đế quân – 
Tam trấn). 
Bàn thờ bên hữu thờ Thái thượng đạo tổ (Đạo giáo), Quan thế âm Bồ tát 
(Nhị trấn). 
- Cửu trùng đài được chia làm ba phần theo chiều dọc và 9 cấp (cung) cắt 
ngang nội điện. Ba phần này được ngăn cách nhau bằng hàng long trụ (cột đắp 
rồng cuống nổi), phần giữa là nơi hành lễ dành cho 9 phẩm của Cửu trùng đài 
trong lễ vía đức Chí tôn. Trần nhà phía trên của Cửu trùng đài (tượng trưng cho 
bầu trời) cũng chia làm 9 khung hình bầu trời liên tiếp nhau, tượng trưng cho 
Cửu trùng thiên (9 tầng trời) ứng với Cửu trùng đài (mặt đất). Bài trí ở Cửu trùng 
đài không đặt 7 ngai của Giáo tông, Chưởng pháp, Đầu sư mà đặt trước bửu 
điện (Bát quái đài) bàn nội nghi, trên có bày mâm để sớ, đĩa trái cây, bình hoa, 
lư trầm, lư hương (khi cúng cắm 3 nén), cặp đèn cầy (nến), lưỡng nghi. 
- Hiệp thiên đài là nơi hành lễ của các chức sắc đạo Cao Đài. Hiệp thiên đài 
xây 5 cấp, trên nền ở bậc cao nhất, đặt 3 cỗ ngai hình tòa sen. Ngai giữa là vị trí 
của hộ pháp, không có tượng, chỉ đặt biển ghi chữ Khí (đây là chữ khí thiêng). 
Các tín đồ khi làm lễ xong ở Thiên bàn phải quay lại phía sau vái lễ chữ Khí một 
vái. Dưới ngai hộ pháp có hình con rắn 7 đầu, 3 đầu vươn lên sau lưng ngai hộ 
pháp, 4 đầu lộ ra phía trước chúc xuống hai bên chân ngai, thân quấn chặt cả 2 
ngai kia. 
Trên bàn thờ hộ pháp có đặt đĩa trái cây, bình bông, ly nước trà (âm) và chén 
nước trắng (gọi là nước âm -dương), 3 ly rượu, lư hương đôi đèn cầy, lưỡng 
nghi. Hai bên bàn thờ hộ pháp treo phướn thượng phẩm và phướn thượng sanh. 
Phướn thượng phẩm thêu hình long tu phiến, phướn thượng sanh thêu hình thư 
hùng kiếm và phất thủ. 
- Tại nhà, các tín đồ đạo Cao Đài đều phải lập bàn (trang) thờ, gọi là Thiên 
bàn. Bàn thờ này được đặt ở nơi đẹp nhất, trang trọng nhất trong nhà. Thiên bàn 
thường làm bằng gỗ, đóng thành hai tầng như bậc thang, tầng trong hẹp, cao 
hơn tầng ngoài. Bài trí Thiên bàn ở tầng trong là thánh tượng thiên nhãn (in trên 
giấy, do Hội thánh ấn hành), ở tầng ngoài, đặt 1 đèn dầu (thái cực), đĩa đựng trái 
cây, bình hoa, ly đựng nước trà (âm), 3 ly đựng rượu, nước (âm dương), lư 
hương (khi cúng đốt 5 nén nhang). 
Phía dưới, ngay trước Thiên bàn đặt chiếc bàn nhỏ, trên đó để chuông, mõ 
và tập kinh thánh. 

Ngọn đèn dầu (thái cực) được thắp suốt ngày đêm, không được dùng điện 
thay thế. 
Sau khi đã thiết lập Thiên bàn, gia chủ mời vị lễ sanh chọn ngày giờ tốt tới 
làm lễ tẩy tinh, trấn thần, an vị để khai đàn. Lễ vật cúng gồm: hoa (tượng trưng 
cho tinh), rượu (tượng trưng cho khí), nước (tượng trưng cho thần). Tinh, Khí, 
Thần là tam bảo. 
Khi cúng, thầy Đức Chí Tôn đốt 5 nén nhang (ngũ khí), hàng trong cắm 3 cây 
(tam tài), hàng ngoài cắm 2 cây. 
Đạo Cao Đài có những lễ lớn trong năm là: 
- Lễ long hoa (14-4 âm lịch) 
- Tam tôn (14-5 âm lịch) 
- Khánh thành (7-3 âm lịch) 
- An Thiên (17-6 âm lịch) 
- Liên Hoa (21-9 âm lịch). 
Phú Yên có những địa phương có nhà giáo dân Cao Đài là: 
- Huyện Tuy Hòa có xã Hòa Bình, Hòa Tâm, Hòa Hiệp Bắc, Hòa Mỹ Đông, 
Hòa Mỹ Tây, Hòa Đồng và thị trấn Phú Lâm. 
- Thị xã Tuy Hòa có xã Bình Ngọc, phường 6, 4, 3, 2. 
- Huyện Phú Hòa có xã Hòa Quang, Hòa Thắng, Hòa Định Đông, Hòa An. 
- Huyện Tuy An có xã An Ninh Đông, An Nghiệp, An Hiệp, An Thạch. 
- Huyện Sông Cầu có xã Xuân Thọ 2, thị trấn Sông Cầu. 

ĐẠO HÒA HẢO 

Đạo Hòa Hảo (còn gọi là Phật giáo Hòa Hảo) ra đời ngày 15-5-1939 tại làng 
Hòa Hảo, Châu Đốc - An Giang do ông Huỳnh Phú Sổ sáng lập, phát triển chủ 
yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tôn giáo này chủ trương không 
xây dựng thiết chế thờ tự công cộng, không thờ tượng, ảnh. 
ở Phú Yên, số tín đồ đạo Hòa Hảo không nhiều. Vào thời điểm đầu năm 
1996, chỉ có 350 người, tập trung chủ yếu ở xã Xuân Lộc, huyện Sông Cầu. Các 
tín đồ Hòa Hảo sinh hoạt đạo theo lối “tu tại gia”, việc thờ phụng và hành đạo rất 
đơn giản. Mỗi gia đình chỉ thờ 1 miếng vải đỏ (sau đổi thành màu sẫm) tại trang 
thờ đặt ở gian chính giữa nhà và xây một bàn thông thiên ở sân (trước cửa nhà). 
Lễ vật dâng cúng có hương, hoa và nước trắng. Ban đêm, thắp đèn dầu ở trang 

thờ và bàn thông thiên. Khi hành lễ, các tín đồ đọc sấm giảng của giáo chủ 
Huỳnh Phú Sổ và niệm 6 chữ “Nam mô A Di Đà Phật” để tĩnh tâm. 
Tín đồ Hòa Hảo phải tuân thủ các qui định của tôn giáo trong quan hệ gia 
đình và xã hội như: phải tuyên thệ khi gia nhập đạo; nam tín đồ phải để râu, búi 
tóc (quan niệm để giữ hiếu nghĩa với ông bà tổ tiên), tín đồ phải ăn chay ngày 2 
lần vào sáng, tối; phải cầu nguyện và khấn lạy trước bàn thờ và bàn thông thiên. 
Trong những ngày ăn mặn, không được ăn thịt các con vật như: chuột, trâu, hổ, 
mèo. 
Các ngày lễ của đạo Hòa Hảo (theo âm lịch) là: Tết Nguyên Đán, lễ Thượng 
Nguyên, Phật Đản, lễ Trung Nguyên, lễ Hạ Nguyên, lễ Khai đạo (18-5), lễ vía 
Phật thầy Tây An (12-8), lễ Phật A Di Đà (15-1), lễ sinh nhật ông Huỳnh Phú Sổ 
(25-1), lễ Phật thành đạo (8-12). 


Trích từ Thuvienhaiphu
(tít bài blog: TC)

Tìm kiếm Blog này