Tim thông tin blog này:

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2020

Nhớ năm rồi về quê, mới đến Xuân Lộc ĐN đã thấy Phú Yên.

Ảnh 1 là bàn đã ăn xong ở trạm dừng chân của nhà xe lớn Cúc Tư. Các bạn để ý đồ đựng thức ăn dành cho thượng đế, toàn là nhôm nhựa như thời bao cấp🤣. Trạm đón khách chơi chắc cú, để tránh rơi vỡ, hổng lẽ bắt khách đền tiền lu xa bu.
Có điều là chỉ nộp nhà xe có 40 ngàn mà ăn ngon, no nê và hợp khẩu vị với dân Nẫu PY. Một bàn 8-10 người, đồ ăn tương đương số lượng. Trên các tuyến đường đã đi, Thợ cạo tui chưa bao giờ thấy ở đâu ngon và rẻ như thế! Vote.

Bạn đi Phú Yên chơi, đã ăn bánh xèo 1 ngàn đồng/ 1cái chưa.

Một dâu K77 Nguyễn Huệ dẫn đi Gành Đá Dĩa, trên đường cả nhóm táp vô quán cóc ven đường, không thể nghèo hơn! Mưa lất phất, 7 khách du lịch ập vào cùng lúc, chị em bà chủ quán mừng quá, chạy lăng xăng, thiếu trước hụt sau. Có người vừa đứng vừa ăn, vậy mà cả bọn lạ miệng, ai cũng khen ngon.

Tổ chức siêu hội, nhập nhằng, đánh lận con đen!

Đó là Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, không hiểu sao nhà nước lấy tiền của dân để nuôi những tổ chức hội đại loại như vậy, mà không dẹp bớt đi? Nó đẻ ra tổng cộng 59 tổ chức "trực thuộc" có pháp danh, vậy ai quản lý bằng ấy tổ chức? Hầm bà lằng, nhiều tổ chức chi nhánh "hoạt động" ngoài lãnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học. theo tiêu chí của UNESCO thế giới.
Phải chăng ai thích danh có danh, rồi tự kiếm mặt bằng, tự bơi, tự nuôi thân, vừa được tiếng vừa mập? Không thể tránh khỏi lừa đảo với dân (kể cả quan chức) vì cái tên UNESCO quá nổi tiếng. Họ đâu biết rằng nó chỉ là tổ chức hội, còn cơ quan chính thức có thẩm quyền của VN là Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.
Cái tổ chức siêu hội này từng mượn danh UNESCO để cấp chứng nhận, văn bằng cho các di tích lịch sử đền chùa. Vinh danh hàng loạt cá nhân "trí thức - đạo đức toàn cầu"... Cấp cả bằng chứng nhận “Việt Nam linh thiêng Cổ tự” và “Không gian văn hóa du lịch tâm linh”. Năm 2011, họ tổ chức đại hội, mời đến 300 "đại biểu quốc tế" cùng hệ "trời ơi đất hỡi".

Bún cua thối, đi một vòng rồi trở về chốn cũ.

Có xuất từ di dân Bình Định ngày xưa lên Gia Lai lập nghiệp mang theo món ăn dân dã của quê mình. Nguốn gốc xa hơn, thì là món ăn của người dân tộc thiểu số miền núi ở Tây Sơn Thượng đạo (vùng An Khê) truyền sang cho người Kinh. Ngày nay, bún cua thối mai một dần ở Bình Đinh thì lại thịnh hành ở Pleiku, gọi là đặc sản.
Bạn chưa ăn, có đi chơi, dừng chân Phố Núi để thưởng thức cho biết mùi vị của nó, chỉ với 10-15 ngàn/ 1tô. Mới bước chân vào cửa quán đã ngửi thấy mùi thum thủm kinh dị. Thử rồi mới biết, nếu khoái khẩu, ưng cái bụng thì quất 2 tô mới đã!.

"Người ta đi biển có đôi, còn tôi đi biển hồn treo mạn thuyền"

Quan ngu thì dân mới ngu theo!

Bia "Hạ mã" ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám HN, ngày nay là "Dừng xe, tắt máy, dắt bộ". Ai biểu đặt bia giao thông trong nhà trông như cái miếu, người ta biết đâu, tưởng chỗ thánh nào đó, phải vái thôi! Chỗ linh thiêng mà, thà cúng nhầm còn hơn bỏ sót. hehe.

- Em xí trước! - Mày xếp hàng chưa?


Mấy pà U70 sung qué, còn bạo lực học đường. híhí

 "Có đi không thì bảo, nghỉ chơi với mài luôn!"

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

Số phận bi tráng của 10 nguyên soái “khai quốc công thần” Trung Quốc và 49 bà vợ

Thứ Ba, 16/6/2015 15:02 GMT+7

(PLO) - Ngày 29/7/1955, Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân (Quốc hội) khóa 1 Trung Quốc đã thông qua nghị quyết về việc phong hàm Nguyên soái nước  CHND Trung Hoa cho 10 nhà quân sự đã có công lao lớn trong sự nghiệp kháng nhật, chiến tranh giải phóng, thành lập nhà nước Trung Quốc mới; đồng thời tặng mỗi người 1 Huân chương (HC) Bát Nhất, 1 HC Độc lập tự  do và 1 HC Giải phóng.
Mười vị đó là: Chu Đức, Bành Đức Hoài, Lâm Bưu, Lưu Bá Thừa, Hạ Long, Trần Nghị, La Vinh Hoàn, Từ Hướng Tiền, Nhiếp Vinh Trăn, Diệp Kiếm Anh. 
Tuy nhiên, cùng với lịch sử đầy biến động của Trung Quốc, số phận những vị “khai quốc công thần” này cũng đầy thăng trầm và có những người phải chịu oan khuất nơi chín suối. Cuộc đời và cuộc sống gia đình của họ gần đây mới được mọi người biết đến rộng rãi qua báo chí Trung Quốc…

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

Trịnh Kim Thuấn: Nhớ về sân khấu xưa... cải lương xưa...

Phần 1
Nhân có bài viết trên Phây của anh Kha Tiệm Ly về Cải Lương ngày xưa…cũng không xưa lắm, mới 45 năm thôi hà…làm tôi lục lại trong ký ức năm ba chuyện mà mình còn nhớ…
Ba tôi trước đây xem báo tháng, trước 01/11/1963, đọc báo Tiềng Chuông, sau khi Tiếng Chuông đóng cửa thì đọc báo Tia Sáng, mỗi tuần, vào thứ tư có thêm tờ Phụ Nữ diễn đàn, từ năm học lớp tư, lớp ba thì tôi đã mê đọc báo, đọc truyện rồi, giờ có ít chuyện còn nhớ, nhất là giới sân khấu cải lương, chuyện hậu trường.
Vì viết lại theo ký ức, trong tay không có tư liệu gì cả, có thể nhớ sai, nếu có sai sót (do nhớ lộn) xin góp ý và châm chế, tôi cố gắng bớt lộn lầm và lộn không quá bốn lần…
Trước 1963 có các đoàn cải lương nổi tiếng : Hoa Sen, Thanh Minh, Kim Chưởng Thanh Hương, Mai Hoa, Kim Chung….đoàn Kim Chưởng – Thanh Hương, đào chánh là Kim Chưởng và Thanh Hương ; kép chánh là Việt Hùng, Văn Chung…Văn Chung và Thanh Hương là vợ chồng, sau thôi nhau, Thanh Hương nối duyên với kép Hùng Minh, tách ra thành lập đoàn Thanh Hương – Hùng Minh, dạng trung ban.
Trên Trương kịch tràng (Trang kịch trường )1 tờ báo viết : 2 giọng ca nữ hàng đầu thời ấy là Út Bạch Lan và Thanh Hương, Út Bạch Lan có giọng kim, Thanh Hương giọng thổ…ngang nhau, nhưng sắc vóc Thanh Hương kém hơn (hơi thấp)… Việt Hùng – Ngọc Nuôi là đôi vợ chồng chung thủy nhất trong giới “hát ca”.

Tìm kiếm Blog này