dongdoi_ Mang Yang
MT 579 được hình thành khi nào thì những người lính bình thường như tôi không được biết. Tôi biết đến tên MT579 khi vị sư đoàn trưởng đầu tiên của tôi là Đại tá Phạm Bân về nhận chức Phó Tư lệnh MT579. Ban đầu chúng tôi hay gọi là Tiền phương của QK5 vì tư lệnh của Mặt trận 579 là Phó Tư lệnh QK5. Tháng 6/1979 khi bảo vệ tuyến đường cho Trung tướng Lê Đức Anh lên đơn vị để duyệt quyết tâm chiến đấu, nguyên tắc phòng thủ để bảo vệ Chùa Preah Vihear (cao điểm 606) thì cái tên MT579 mới được công khai chính thức. Trong cuộc nói chuyện với cán bộ chiến sĩ bảo vệ ngôi chùa cổ kính, Trung tướng có nói đến vị trí phòng thủ quan trọng của ngôi chùa đối với toàn MT 579 và của QK5. Khi chúng tôi những người đốt lửa để làm dấu cho chiếc máy bay của Thiếu tướng Đoàn Khuê Tư lệnh kiêm chính ủy QK5 đáp xuống tại nhà Sihanouk cách chân Chùa chừng vài km (sau này là vị trí của C10 D3 E95) thì những thùng quân trang gửi cho chúng tôi đều ghi là MT579. Đó là những dấu ấn mà chúng tôi lần đầu được biết về MT579.
Xin cảm ơn @Dongdoi78 đã mở topic này để những người lính của MT579 gặp nhau, trao đổi cũng như viết về đời lính của mình. Cũng như các MT479, 779, 979 dấu chân của những người lính tình nguyện Việt Nam MT 579 đã rong ruổi suốt hơn 10 năm trên đất nước Chùa Tháp.
Về mặt địa lý thì MT 579 bao gồm 4 tỉnh vùng Đông Bắc Campuchia: Mondonkiri, Ratanakiri, Stungtreng và Preah Vihear (và Kratie trong các năm 79-80). Trong chiến tranh BGTN thì hai tỉnh Daklak và Gialai – Kontum của QK5 có tuyến biên giới với tỉnh Mondonkiri và Ratanakiri. QL19 kéo dài từ Pleiku theo trục Đông – Tây chạy qua các tỉnh vùng Đông bắc Campuchia đến tận bờ Đông sông Mekong.
I.
Quá trình công nghiệp hóa của Hàn Quốc được tiến hành từ năm 1961 đến năm 1991. Trong ba thập kỷ đó, Hàn Quốc từ một nước nghèo nàn, lại bị tàn phá trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, trở thành một trong những nước công nghiệp mới (NIC - Newly Industrialized Countries) hùng mạnh nhất về mặt kinh tế của thế giới thứ ba. Tính từ năm 1963 đến 1978, GNP thực tế của Hàn Quốc tăng với tốc độ hàng năm gần 10% và với tốc độ tăng trưởng thực tế trung bình hơn 11% trong suốt những năm từ 1973 đến 1978. Hơn thế nữa, tính đến nay chất lượng tăng trưởng của Hàn Quốc vẫn thuộc loại cao nhất so với các nước cùng có tốc độ tăng trưởng cao trên dưới 10%. Năm 1963, GDP theo đầu người ở Hàn Quốc mới đạt 100 USD. Đến đầu những năm 80 đã vượt quá 2000 USD, đầu những năm 90 vượt qua ngưỡng 10.000 USD và đến 2010 đã vượt quá 30.000 USD. Theo đánh giá của một số học giả, Hàn Quốc là tấm gương nổi bật nhất về phát triển kinh tế dài hạn thành công[1].
Sự phát triển nhanh và ngoạn mục của Hàn Quốc trong 3 thập niên, trước hết, là kết quả của sự kết hợp một cách hữu hiệu các nhân tố kinh tế với các nhân tố xã hội trong điều kiện thuận lợi của hoàn cảnh quốc tế: Sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, chính sách hợp lý và kiên quyết của chính phủ những năm 60-70 nhằm vào các ngành công nghiệp cần nhiều lao động và ưu tiên xuất khẩu, tính linh hoạt rất cao trong quản lý và thái độ sẵn sàng ứng phó trước những tín hiệu phát sinh từ nền kinh tế, tỉ lệ ngày càng cao về người lớn biết chữ và sự cần cù của dân chúng, “sự chống lưng” của Mỹ và những lợi thế được hưởng từ dòng chu chuyển vốn quốc tế, trật tự thương mại quốc tế nửa cuối thế kỷ XX và những ưu tiên của Mỹ thời Chiến tranh Lạnh... - đó chắc chắn là những nhân tố đã làm cho Hàn Quốc hóa rồng và tiếp tục phát triển.
Nhưng dù những nhân tố nói trên có quan trọng đến mấy, thì đến nay nhiều học giả vẫn cho rằng, nhân tố con người mới là cái quyết định trong quá trình công nghiệp hoá của Hàn Quốc: Ý chí cháy bỏng vươn tới thịnh vượng của người dân và lãnh đạo đất nước, sự quản lý nghiêm minh, hà khắc và độc đoán của nhà cầm quyền... đã là cái rất đáng kể làm nên một Hàn Quốc như thế giới được chứng kiến hôm nay.