Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Ði Tìm Con Cháu Thuyền Nhân 849 Năm Trước: Nguyên tổ hai giòng họ Lý tại Ðại Hàn

Yên-tử cư-sĩ Trần Ðại Sỹ

 

Tính danh học Việt Nam: Nguồn gốc tên họ

Mục đích nghiên cứu của chương này là: (a) tìm hiểu nguồn gốc phát sinh tên họ tại Việt Nam, Trung Quốc và tây phương, (b) tìm hiểu những điểm tương đồng và dị biệt giữa tên họ tây phương và Việt Nam để từ đó biết được nguyên tắc chung của nhân loại trong vấn đề tên họ. Với 2 mục đích này, nội dung chương hai gồm 3 mục chính: mục một: tên họ của người Việt Nam, mục hai: tên họ của người tây phương, mục ba: so sánh tên họ tây phương với tên họ Việt Nam và Trung Quốc.
 MỤC I:  TÊN HỌ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Tìm hiểu tên họ Việt Nam, ta cần hiểu các vấn đề: (a) định nghĩa tên họ, (b) số tên họ tại Việt Nam, (c) nguồn gốc tên họ tại Trung Quốc, (d) nguồn gốc tên họ tại Việt Nam, (e) các hình thức tên họ Việt Nam, (f) sự biến đổi tên họ.
TIẾT  A:   ĐỊNH NGHĨA TÊN HỌ
Việt ngữ có bốn từ chỉ tên họ: Tính, Thị, Tộc và Họ. Trong bốn từ trên, họ là từ Nôm, còn ba từ kia là Hán Việt. Những tiếng ấy ai cũng hiểu, nhưng cũng nên dựa vào sách vở để có một định nghĩa rõ ràng.
Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức định nghĩa Họ: Gia tộc do một ông tổ gây ra. Trong một họ thường chia ra làm nhiều chi, họ nội, họ ngoại. Người cùng gia tộc gọi là người cùng họ.
Về chữ Tính, Từ Điển Hán Việt của Đào Duy Anh định nghĩa như sau: Tính: họ. Nước ta mỗi người có mỗi họ như Lê, Nguyễn, Phạm…Còn chữ Tính, Thị nghĩa là: Họ. Nước Tàu, đời Tam Đại, đàn ông xưng là thị, đàn bà xưng là tính. Ở nước ta, đàn bà xưng là thị.

Nguyễn An, nhà kiến trúc thiên tài Việt Nam

Quanh việc Nguyễn An xây Tử Cấm Thành, Giáo sư Trần Ngọc Thêm: Một giai đoạn lịch sử xuất hiện nhiều nhân tài

Trong số chủ nhật tuần trước, Báo SGGP có thông tin về vai trò của Nguyễn An, một người Việt Nam, trong quá trình xây dựng Tử Cấm Thành. Chúng tôi nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ bạn đọc, bày tỏ sự quan tâm và tự hào. Nhưng trong đó, một số ý kiến ngạc nhiên là sự kiện rất đáng tự hào này tại sao đến nay chưa có nhiều người biết. Trước câu hỏi này, chúng tôi đã trao đổi cùng Giáo sư - tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm, một nhà nghiên cứu văn hóa học, người đã đưa vấn đề này lên trang web www.vanhoahoc.edu.vn.

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(X)

Sau nhiều ngày đêm hành quân triền miên như vậy chúng tôi tới dãy núi đá trước mặt thì dừng lại , trên suốt dọc đường đi không gặp bất kể một chuyện gì , địch không có dân cũng không , đồi núi trùng điệp rừng cây mịt mù , thỉnh thoảng vẫn cắt ngang những con đường đất cũ cỏ mọc đầu trên đường , những vết bánh xe bò cũ hằn xuống mặt đất cây cỏ đã mọc đầy chứng tỏ con đường đó đã rất lâu rồi không hề có người hay xe bò kéo đi lại .
 Từ sâu trong lòng núi đá chảy ra có một khe nước suối trong veo mát lạnh , từ đó địa danh này được anh em lính D7 chúng tôi đặt cho cái tên mới Suối nước lạnh , thật dễ hiểu và dễ nhớ cho tất cả những khoảng thời gian cùng địa danh trên đường hành quân , suối nước lạnh là điểm dừng chân cho cả tiểu đoàn được nghỉ ngơi một ngày , một điểm dừng chân trên đường hành quân quá lý tưởng , ở gần núi không khí cũng mát hơn cây cối nhiều suối nước mát lạnh ngay bên cạnh , cả tiểu đoàn 7 đóng quân chung quanh vị trí con suối nhỏ , thôi thì tắm giặt nghỉ ngơi ăn uống , những nồi chè đỗ xanh với đường kính trắng được anh em nấu lên rồi đổ ra cái chậu nhôm to của lính được anh em bê ra con suối đưa tít sâu vào trong khe đá chỗ mạch nước chảy ra cho nó được mát lạnh rồi mang ra ăn với nhau , những chậu nước chanh nước cam cũng được lính bê vào cái khe nước đó để mát rồi uống , ngày đó chúng tôi thèm được một ly nước mía nước chanh có cục nước đá mát lạnh đến như thế , một đất nước mà nền công nghiệp bị tàn phá trở về từ con số không thì lấy đâu ra có được cục nước đá mà mơ ước .

Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(IX)


Đây là hồi ký của một Cựu chiến binh ở đơn vị C2, D7, E209, F7, QD4. Qua góc nhìn và đánh giá mọi việc diễn ra xung quanh của một chiến sĩ liên lạc, có chuyện tác giả nghe cấp trên, bạn bè kể lại...
Nó phản ánh đời sống sinh hoạt buồn vui đời lính xen lẫn vinh quang, cay đắng đi cùng những trận đánh to nhỏ bất tận trên chiến trường, trải dài từ giới Tây Nam đến biên giới Thái Lan và nội địa Campuchia.  
Phải nói là tác gỉa có trí nhớ siêu phàm, câu chuyện nếu in thành sách cỡ 500 trang, đã được đưa lên trang Quansu, Vnmilitaryhistory, tác giả gõ từng bài ngắn, rồi chiến hữu còm thảo luận, kéo dài gần 2 năm, thành 6 chủ đề khác nhau... Nhưng không hề nhàm chán vì nó sinh động chân thực có sao nói vậy, vừa khái quát vừa chi tiết, ai đồng cảm với người lính chịu khó xem sẽ thấy nó hấp dẫn hơn tiểu thuyết
Câu chuyện có giá trị tư liệu rất lớn cho những ai quan tâm tìm hiểu người tình nguyện Việt Nam đã sống và chiến đấu như thế nào trong một giai đoạn lịch sử khó khăn của đất nước.
NĐB đã đăng:
Đêm hôm đó khoảng gần 12h chúng tôi có lệnh hành quân tác chiến , cũng rất nhanh và gọn chúng tôi có thể lên đường được ngay bởi toàn bộ cán bộ chiến sỹ D7 đã biết rõ mệnh lệnh nên không mất thời gian chuẩn bị chuẩn bị cho nhiệm vụ .

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(VII)

Cả chiều hôm đó chúng tôi nằm nguyện lại vị trí cho đến tận trưa hôm sau 5.1.1979 , suốt cả ngày chứng kiến xe của ta chạy sang hướng về bến phà Niek luong , từng đoàn từng đoàn xe chạy qua rầm rập , xe tăng cùng thiết giáp M113 nối đuôi nhau chạy ầm ầm trên đường chúng tôi hỏi nhau :
- Lính ở đâu ra mà nhiều thế nhỉ ? TTG cũng lắm và thêm cả pháo cao xạ 37 57 ly được những chiếc xe bánh xích kéo chạy ngang đội hình chúng tôi .
 Trên đường vào chiến dịch phải công nhận lính của ta đông thật , các phương tiện chiến tranh cũng lắm , chẳng bù ngày chúng tôi còn chốt chặn bên biên giới , bòn mót mãi cũng chỉ vài thằng lính , ke từng thằng lính nằm ở vị trí nào nhiệm vụ gì ? Vậy mà hôm nay sao đông thế không phải trăm , ngàn , vạn , mà hàng chục vạn quân rầm rập tiến vào giải phóng thành phố chết Pnom pênh .

Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(VI)


Đội hình C cũng không có gì vẫn theo bố trí xếp đặt của đội hình chốt chặn mà hàng ngang hành tiến , các B và A hỏa lực đi xen kẽ trong đội hình .

Khu vực ngoài chốt chẳng có gì ngoài những lùm tre gai và ụ mối, thỉnh thoảng gặp những vũng nửa ruộng nửa hồ đã cạn nước bao quanh là những lùm tre , chúng tôi lặng lẽ đi , luồn vào những khóm tre ụ mối đó mà đi cố gắng không để mất dấu nhau trong tầm mắt. Khoảng trên 2km thì gặp nhóm trih sát phía trên , anh Mậu lính HN A trưởng trinh sát của D lom khom chạy lùi lại dùng tay ra ám hiệu cho chúng tôi chú ý địch đang ở phía trước và hết sức giữ bí mật , lặng lẽ ém đội hình vào địa hình .

Toàn C dừng lại trong tư thế chiến đấu , B lính bác Hênh cũng rất kỷ luật khi tác chiến không có điều gì làm ảnh hưởng tới đội hình C2. Anh Mậu gặp tổ 3 người không thể rời nhau của chúng tôi bàn giao lại trận địa rồi cùng những anh em trinh sát khác rút , qua anh Mậu chúng tôi biết có 2 tổ của địch nằm bên ụ mối kia , chúng sinh hoạt bình thường không biết C2 chúng tôi đang lập trận địa bên ngoài và sắp tiễn chúng đi về nơi xa tít.

Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(V)

  Chúng tôi đã chờ đợi đến hơn 2h chiều ngày 7.1.1979 thì có lệnh hành quân khi phà của hải quân VN đã được lắp xong , C2 D7 chúng tôi là đơn vị đầu tiên vượt sông Mekong bằng phà do hải quân VN chuyển qua sông trên bến phà Niek luong đó .

.....  Nắng đã ngả về chiều trên bến phà Niếp lương chiều hôm đấy 7.1.1979 không khí quân sự khẩn trương đến căng thẳng, hải quân đang lắp ráp phà để chuẩn bị đưa bộ binh qua sông, các đơn vị và những đoàn xe quân sự ùn ùn chuyển dần đến gần bến phà , đơn vị tôi đã nằm đây 2 ngày rồi nên với ai đến sau thì cho rằng mới mẻ chứ lính D7 E 209 chúng tôi thì quen quá rồi, dọc đường vào bến phà xen lẫn vài xe chở lính Campuchia cắm cờ 5 tháp quân trang quân dụng mới tinh gọi nhau bằng tiếng Khơme inh ỏi, lính tình nguyện ta thì cả cơ giới lẫn hành quân bộ dồn về đó rất đông gọi nhau ý ới nhận đồng hương đồng khói inh ỏi.

Một trận chiến sắp tới sẽ ác liệt lắm đây vậy mà họ vẫn cười đùa vui vẻ chẳng thấy ai có thái độ sợ sệt hay âu lo gì cả tinh thần của chiến dịch đúng như bài hát Trường sơn đông Trường sơn tây có đoạn Đường ra trận mùa này đẹp lắm . Đại đội 2 của tôi và tôi cũng lẫn trong trong đòan quân đó bên bến phà trên dòng sông Mê kông.

Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(IV)

...Những ngày tiếp theo địch ít đánh vào chốt , cũng từ hầm hố bắn qua nhau thôi , hầm trung gian giữa ta có 2 hố chiến đấu địch đang giữ 1 hố rất gần nhau hàng ngày địch và ta quăng lựu đạn qua hầm nhau , pháo cối 2 bên vẫn bắn vào chốt nhau cả ngày đêm đến từng nhóm nhỏ của địch bò vào tập kích khiến lính ta luôn ở thế 100% chiến đấu , ban ngày thay nhau cảnh giới và ngủ lấy sức , điều khiến lính khổ nhất là đói , tuyến sau không thể mang lên cơm nước cho chúng tôi được , nhìn những cục cơm mấy ngày trước lăn lóc dưới công sự lẫn cùng bùn đất chỉ muốn ăn nhưng nó đã thiu thối nhão nhét từ lâu rồi , còn nước thì dưới ruộng uống thoải mái những ngày đầu thì còn bòn mót được cơm trên chốt do anh nuôi mang lên chưa ai kịp ăn trong lúc đánh nhau nó đổ vãi lung tung , những cục cơm nắm lăn lóc dưới công sự hay hầm hào .

Tìm kiếm Blog này