Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018

Nghề nông cổ truyền (I)

NGHỀ NÔNG CỔ TRUYỀN VÙNG ĐẤT KHÁNH HÒA XƯA
NÔNG CỤ, VẬT DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG TRONG NGHỀ NÔNG CỔ TRUYỀN TẠI TỈNH KHÁNH HÒA XƯA
 
(Kỳ 1)
 
Những nông cụ cũng như các vật dụng dùng làm đất, gieo trồng, vận chuyển, chăm bón, thu hoạch, bảo quản nông sản của người nông dân trong tỉnh canh tác ruộng ngày xưa có những nông cụ, vật dụng khác với những nông cụ, vật dụng ngày nay. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại, phát triển, canh tác nông nghiệp đã chuyển sang cơ giới hóa, một số việc canh tác và cả thu hoạch, vận chuyển, một số nơi dùng máy móc, thay thế sức người, sức vật, sức kéo. Từ đó, một số các nông cụ, vật dụng người nông dân sử dụng từ xưa, khoảng hơn 100 năm nay, dần dần không được sử dụng nữa, nên sinh ra hư hao, mất mát, mai một theo thời gian, hiện nay tìm kiếm rất khó khăn, chỉ được tìm thấy trong sách báo tranh ảnh, trong các nhà bảo tàng Nhà nước, sưu tập của tư nhân hay trong các khu du lịch sinh thái phục hồi, làm mới lại...
Đa số các nông cụ xưa đều làm bằng tre, một số làm bằng gỗ (có nông cụ phải dùng loại danh mộc), bằng song mây to nhỏ, bằng sắt ...
Ở Khánh Hòa, tre mọc nhiều ven các sông lớn nhỏ trong tỉnh và cả ven đất, ven xóm nhà dân. Người dân trồng tre không những giữ đất hai bên sông đỡ sụp lở mà cây tre còn là vật liệu làm ra nhiều đồ dùng hàng ngày, dùng trang trí, xây cất ... Trong đó, nông cụ, vật dụng ngày xưa đa số từ tre mà hình thành nên.
 
Tre có thể dùng cả đoạn tre hay chẻ ra thành nan để đan (tiếng địa phương gọi là đương) các nông cụ, vật dụng. Tre được trồng ven sông suối, ven nhà là loại tre đồng. Còn tre tự mọc trên rừng gọi là tre rừngTre rừng có nhiều gai, nhánh dày, đan xen nhau, thấp hơn tre đồng. Loại tre rừng mọc hoang, phát triển nhanh, trải rộng thành đám, có khi chiếm cả ngọn đồi. Tre rừng đặc ruột, thân có đường kính trung bình từ 4 đến 6cm. Gốc tre rừng người ta thường dùng làm chuôi cán các nông cụ hay binh khí, như làm cán rựa, cán giáo mác, cây đỏi của cái cày … vì nó rất bền chắc. Nếu nó bị hơi cong, người ta dùng lửa hơ cho nóng đoạn cong đó rồi uốn lại cho thẳng. Người ta cũng dùng thân tre rừng có độ già để làm nhà hay trại có độ bền trăm năm, sau một thời gian ngâm tre dưới nước bùn để tránh mối mọt ăn sau này.

Nghề nông cổ truyền (II)

II. NHỮNG NÔNG CỤ DÙNG TRONG VẬN CHUYỂN KHI GIEO TRỒNG, THU HOẠCH1/ Giỏ trạc mạ :
Giỏ trạc mạ không phải là cái bội ở Quảng Nam, Bình Định hay cái sọt ở phía Bắc. Về hình dáng và cách đan thì có giống nhau, nhưng cái bội ngắn hơn, chỉ bằng một nửa chiều cao của giỏ trạc mạ. Miệng cái bội lớn hơn đáy bội, thường người ta hay nhốt gà.
Giỏ trạc mạ đan bằng tre, cao khoảng 1m, đường kính trên miệng giỏ khoảng 0,7m, trên dưới có đường kính gần bằng nhau. Giỏ trạc mạ dùng để đựng mạ, gánh ra ruộng cho người cấy, sau khi ruộng đã được cày bừa xong. Vì phải đựng nhiều mạ, gánh nặng nên phần trên miệng giỏ trạc mạ người thợ đan phải cuốn vành thật dày để có độ bền chắc. Muốn cho vững chắc hơn, người ta còn bện thêm hai sợi dây quai vào hai bên đối diện miệng giỏ, nơi cây đòn gánh tra vào.
Giỏ trạc mạ còn dùng để đựng bắp, cỏ … gánh về nhà. Giỏ trạc mạ đi đôi với đòn gánh dành riêng cho giỏ.
2/ Gióng và đòn gánh : 
Chiếc gióng, đôi gióng (miền Bắc gọi là quang) là một vật dụng rất cần thiết  trong nghề nông. Đưa mạ, đưa phân bón ra đồng, đưa lúa từ ruộng về nhà, đưa gạo, ngũ cốc ra chợ, đi bán rong thức ăn thức uống … không thể không có đôi gióng và cái đòn gánh. Gióngđược làm bằng mây, và chỉ có mây thắt gióng thì gióng mới lâu bền. Tùy theo sử dụng gióng mà người ta dùng các loại mây khác nhau.Mây conmây nước chỉ dùng thắt những đôi gióng nhỏ, gánh những vật liệu nhẹ. Mây xà vuông dùng để thắt gióng gánh những vật liệu nặng như phân bón, bó lúa, gạch, đất … Mây to phải chẻ đôi, chẻ tư, chuốt sạch bớt một phần bụng sợi mây. Phần tết lại những sợi dây mây để tạo thành một hình chữ nhật có lỗ để xỏ đầu đòn gánh vào đòi hỏi phải có kỹ thuật và khéo tay. Gióng có loại gióng 6 mây dùng để gánh những vật nặng. Người ta cũng có thể dùng tre cật chẻ ra thắt gióng nhưng sử dụng không bền, để lâu dễ mốc, mục, gãy.
Gióng gồm có đế gióng và 4 hay 6 quai gióng ở 4 góc.

Nghề nông cổ truyền (III)

1/ Vòng hái :
Dân địa phương có câu đố : Cái gì có vòi không phải con voi / Nó thấy lúa chín nó đòi ăn ngay ? Đó chính là cái vòng hái. Tự điển của Huình Tịnh Paulus Của (sđd) định nghĩa vòng hái là cái vòng bằng cây có thể tra lưỡi hái. Vòng hái dùng để gặt lúa. Đã là đi gặt hái, thời trước, ai cũng có ít nhất một cái vòng hái, phù hợp với những chân ruộng trũng.
Vòng hái có hai bộ phận : Phần vòng hái và lưỡi hái.
Phần vòng hái có hình chữ V không đều hai nét. Vòng hái thường làm bằng một đoạn cây rừng, loại cây nhẹ như cây còng, cây mù u, cây quao ..., sau khi chặt về người ta còn phải chuốt gọt lại cho vừa kích cỡ. Vòng hái còn làm bằng nhánh cây tre già đặc ruột. Người ta còn làm vòng hái bằng gỗ, hai cạnh chữ V được ghép chặt lại bằng mộng hay vặn vít.
Vòng hái tuy có hình chữ V nhưng có một cạnh thẳng đứng chứ không xiên như trong chữ V ta gọi là thanh A, có độ lớn bằng cán rựa (đường kính khoảng 3 - 4cm), dài khoảng 0,6m, đó là tay cầm của người gặt. Một mặt của thanh A ở cuối thanh, ngay chỗ tay cầm vòng hái, người ta đục khoét một đường rãnh hình chữ nhật, rộng 1cm, dài 10cm và sâu vào 1cm. Phía mặt bên kia, người ta kẽ sâu một đường dài khoảng 2cm, sâu 1mm phía trên đường mặt kia.
Còn cạnh chữ V còn lại ta gọi là thanh B, có đường kính của thanh nhỏ hơn thanh A, nhưng có chiều dài dài hơn và hơi vòng cong ra phía ngoài. Mũi của thanh B được vót nhọn, đường kính có xu hướng nhỏ dần về phía mũi.
Lưỡi hái, phần lưỡi dài 20cm, đầu bằng, phần chuôi dài có móc để tra vào thanh vòng. Khi dùng vào việc gặt lúa, người ta lấy chiếc lưỡi hái tra vào cái rãnh ở thanh A , ấn qua đường kẽ nhỏ, phần đuôi còn lại có mũi nhọn bấm chặt vào lòng của đường rãnh. Sau đó, dùng một mảnh tre có độ dài và rộng đậy vừa khít cái rãnh, rồi buộc dây lại cho chặt để khi cắt lúa, lưỡi hái không lung lay, hay bật cái đuôi nhọn ra ngoài làm trở ngại bàn tay cầm vòng hái gặt lúa.

Vòng hái (Ảnh Internet)

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

Phim tư liệu xưa về Kontum

Người Kinh ở Kontum thuở sơ khai.

Trong các làng đã lập trước, nhiều chỗ nước độc địa lắm, người có chết mà không sinh ra thêm, và lắm chỗ một làng An-Nam ở giữa, còn bao nhiêu thì Mọi cả, cũng không hay gì. Như làng Phụng-sơn trên này, từ lập ra đến nay dân số 27, cứ 27; làng Ngô-trang, cách 10 năm trước nam, phụ, lão, ấu được 120, nay còn 60; làng Phước-cần ở cách làng An-Nam khác 20 cây số, dân càng ngày càng mòn chứ không thêm tên nào….

Dân số Kontum năm 1884 ước khoảng 500 người, năm 1922 – 3.067 người và 1933 – 5.000 người.
Trong ba năm (1931-1933), dân số của 10 làng tổng Tân Hương thậm chí còn giảm bởi số người chết hàng năm luôn cao hơn 1,5-2 lần so với số mới sinh.

Làng Go Mit chỉ là một loạt những ngôi lều ọp ẹp của người An Nam, chìm giữa những cây chuối, mít và xoài; con đường cái phủ cát trắng cắt ngang xóm làng làm hai và chạy dài chói chang dưới trời nắng; ở Rehai, trên phía bắc con đường, là nhà thờ của Cha bề trên lợp ngói đỏ; phía đằng kia bên phải, bót gác của dân binh sẽ được chuyển đến phía thượng lưu tòa đại lý; cũng ở phía đằng kia, trên hữu ngạn, trường học của hội truyền giáo, một ngôi nhà lớn lợp ngói có nhiều nhà phụ kèm theo

Một số người Kinh làm nghề nông (trồng lúa nước) bằng cách khai phá những vùng đất thấp, ẩm như trước cổng chùa Bác Ái ngày nay. Tuy nhiên, diện tích ruộng không nhiều. Năm 1933, thành phố chỉ có 243m2 ruộng, nên trồng lúa nước chỉ là nghề phụ.

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

Về địa danh ở Kon Tum

Mỗi địa danh đều có ý nghĩa thiêng liêng của nó. Đó là niềm tự hào và trân trọng trong đời sống văn hoá xã hội cũng như đời sống tâm linh mỗi công dân. Tên làng xã huyện tỉnh luôn được mọi người khai báo và xưng tụng với sự quý yêu trìu mến.
          Các cụ ta xưa khi quyết định đặt tên cho một vùng đất nào thường rất cẩn trọng cân nhắc kỹ càng ý nghĩa của cái tên sẽ gọi. Nó phải hàm ẩn một nghĩa lý nào đó. Có thể đấy là đặc điểm địa lý hay văn hoá là đặc điểm lịch sử hay truyền thống hoặc cũng có thể là từ cá nhân hoặc dòng họ khai canh v.v... Từ Bắc chí Nam miền xuôi lên miền ngược từ dân tộc đa số đến thiểu số... đều có truyền thống gọi tên địa danh như vậy.
          Ở Kon Tum tên làng xã cũng được đặt theo những nghĩa lý đó. Ví dụ tên làng Trung Lương (cũ) là các cụ chiết ghép cụm từ "trung quốc lương dân" mà ra. (Vì đa số bà con miền xuôi lên đây họp nhau lập làng là thành phần chống xâu thuế và áp bức của chế độ thuộc địa bỏ xứ ra đi). Tên làng Lương Khế (cũ) là do được lập từ một khế ước xin phép chiêu dân lập làng giữa ông Đặng Ngại với quan Quản đạo Phan Kế Toại. (Lúc ấy Kon Tum ở cấp Đạo chứ chưa thành Tỉnh). Các làng Võ Lâm Võ Định... (cũ) là do Quản đạo Võ Chuẩn (sau về làm Tổng đốc Quảng Nam) lập ra nên lấy họ của người sáng lập. Cũng như vậy làng Ngô Trang Ngô Thạnh trước đây đều do ông họ Ngô lập nên. Các làng Phương Nghĩa Phương Quý Phương Hoà... là họ đạo Thiên Chúa gọi theo tổ chức Giáo hội. Bây giờ tất cả các tên gọi ấy đều không được dùng nữa.
          Bà con dân tộc thiểu số bản địa ở đây như Ba-na Xê-đăng Rơ-ngao hay Jơ-rai... cũng vậy. Các Plei Kon Đak... cũng gắn liền với một trong những tiêu chí nói trên. Ví dụ làng Kon Tum vì là ở vùng có nhiều ao hồ Kon H ra vì ở vùng nhiều cây sung Kon Kơ-lor vì nhiều cây gạo Kon Hơ-ngor vì nhiều cây thông Kon Jơ-ri vì nhiều cây đa Kon Rơ-bang vì nhiều cây gòn Kon B raih vì (gần sông) nhiều cát Plei Kroong vì làng nằm giữa hai con sông (Đak Bla và Đak Pôkô) Plei Reh là làng ông Reh Đak Ui vì ở bên suối Đak Ui Plei Đon vì ở trên gò cao Plei Gơ-roi vì nằm trên lưng đồi Plei Tơnghia vì nhiều cây kơ-nia Plei Kần vì do ông Cần (lúc làm Quản đạo) lập nên Đak Phía vì nhiều rừng nứa Đak Toh (Tô) vì có suối nước nóng Đak Mut vì ở gần chỗ nước chảy hút vào khe sâu Đak Rơ-wa vì ở gần con suối có nhiều dọc môn Yang Roong vì (theo một truyền thuyết) làng được Giàng (trời thần) nuôi v.v...

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

Truyện ngắn Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp


Rầu lòng vậy… Cầm lòng vậy…
(Dân ca)

Ông Quách Ngọc Minh, ngụ ở Tu Lý, huyện Đà Bắc viết thư cho tôi: Tôi đã đọc truyện ngắn Kiếm sắc của ông kể về tổ phụ tôi là Đặng Phú Lân. Riêng chi tiết gặp Nguyễn Du không thích. Nhân vật “Người trẻ tuổi trong quán trong trẻo lạ lùng, tâm hồn sạch như nước ở núi ra” không ra gì. Bài hát Tài mệnh tương đố có ý gán cho Nguyễn Du là khéo mà không khéo vậy. Ông gắng thu xếp lên chơi, tôi sẽ cho ông xem vài tư liệu, biết đâu giúp ông có cách nhìn khác. Con gái tôi là Quách Thị Trình sẽ mời ông món canh cá nấu khế ông thích…

Nhận được thư tôi đã lên thăm gia đình ông Quách Ngọc Minh. Những tư liệu cổ mà ông Quách Ngọc Minh gìn giữ thật độc đáo. Về Hà Nội, tôi viết truyện ngắn này. Khi viết, tôi có tự ý thay đổi một vài chi tiết phụ và sắp xếp, chỉnh lý lại các tư liệu để hợp với việc kể chuyện.
***
Năm 1802, Nguyễn Phúc ánh chiếm Thăng Long, lên ngôi vua, đặt tên hiệu là Gia Long. Bên cạnh nhà vua có vài người châu Âu giúp việc. Trong số ấy có một người Pháp tên là Phrăngxoa Pơriê do chính giám mục Pi nhô đờ Bê hen (Bá Đa Lộc) tiến cử. Nhà vua thường gọi y là Phăng.

Truyện ngắn Kiếm sắc của Nguyễn Huy Thiệp

“Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Nguyễn Du
Trong số người gần gũi với Thế tổ Nguyễn Phúc Ánh những năm mưu phục lại cơ đồ nhà Nguyễn có một hào kiệt mà không sử sách nào nhắc đến. Người đó là Ðặng Phú Lân.
Lân quê ở Hưng Hóa, cha là Ðặng Phú Bình, trước là thuộc tướng của Trịnh Bồng. Bình tính ngang tàng, võ công thâm hậu, thấy chúa Trịnh hèn mà cách xử thế keo kiệt, không xứng đáng với bậc vương giả nên bỏ Trịnh Bồng vào Ðàng Trong. Khi Tây Sơn nổi lên, Bình theo Nguyễn Nhạc, Nguyễn Nhạc không tin Bình, cho Bình là dân Bắc Hà trí xảo, không trung tín. Nhạc chỉ cho Bình làm một chức quan võ nhỏ ở vùng sơn cước mãi tây Bình Thuận. Bình bất đắc chí, suốt ngày uống rượu, nhiều khi say quá, cứ trông về phía trời Bắc mà khóc hu hu. Lân can thế nào cũng không được. Về sau Bình ngã nước, râu tóc rụng hết, gầy tọp đi, da vàng như nghệ, chỉ nằm chờ chết. Bình có một thanh kiếm gia truyền, sắc như nước, sống kiếm đổ chì, sức chém khủng khiếp. Trước khi chết, Bình trao thanh kiếm lại cho Lân, bảo rằng: “Con ơi, nước đang có loạn. Tây Sơn bây giờ đang lên như thế chẻ tre. Nhưng ta thấy sức chơi của bọn người này bất quá chỉ như trọc phú nhà giàu, gÁnh vác giang sơn sao được? Ta đồ rằng mệnh Tây Sơn có hạn. Hiện Gia Ðịnh có Nguyễn Phúc Ánh là nòi vương giả, con gắng vào đấy tìm xem”. Lân khóc, mắt chảy có máu. Bình giãy mấy cái, mồ hôi toát đầm đìa, người cứ lạnh dần rồi chết. Lân lấy kiếm đào huyệt chôn cha; tìm đường vào Gia Ðịnh theo Nguyễn Phúc Ánh. Lúc bấy giờ Lân mới hai mươi tám tuổi.

Truyện ngắn Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp

Chữ trinh đáng giá ngàn vàng…
Chữ trinh còn một chút này…
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đuờng…
(Nguyễn Du)
Việc tìm ra ngôi mộ cổ ở vùng lòng hồ trong khu vực thủy điện sông Đà khiến tôi lại lên Tu Lý, huyện lỵ Đà Bắc. Ông Quách Ngọc Minh (bạn đọc đã làm quen với ông qua hai truyện ngắn Kiếm sắcVàng lửa của tôi) ngờ rằng ngôi mộ này là của bà Ngô Thị Vinh Hoa sống cách cây gần hai trăm năm. Truyền thuyết người Mường vùng này kể rằng bà đã lập ra dòng họ Quách. Hôm dời mộ từ khu vực lòng hồ lên Tu Lý, tôi đã đến xem. Mộ ở vuông đất hẹp, bằng phẳng, cách bờ sông Đà hai trăm năm mươi mét, ở độ cao mười sáu mét kể từ mặt sông. Bao nhiêu năm nay chưa bao giờ lũ sông Đà ngập đến chỗ này. Nhìn bề ngoài, ngôi mộ cổ trông không khác một gò mối lớn. Đào sâu ba mét thấy vỉa gạch.

Vì sao Miền Tây có rất nhiều địa danh mang tên Xáng...?

Cảnh thường thấy ở Miền Tây là kênh rạch chằng chịt, hai bên bờ kênh là nhà dân, dọc đường xe chạy là kênh nước song song. Là do những chiếc tàu xáng của người Pháp đào đất hoặc múc bùn mở rộng mương rạch thành kênh.
"Rõ ràng là những con quái vật bằng sắt, khổng lồ, vô địch, ngày đêm gào thét 4, 5 ngàn thước còn nghe lồng lộng"- cụ Sơn Nam thuật lại trong "Lịch sử khẩn hoang miền Nam".
Mở cõi khẩn hoang là người Việt, người Hoa nhưng chính người Pháp đã làm cho vùng này phát triển trở nên trù phú.
 Cảnh đào kinh bằng xáng đào kinh của người Pháp

Tìm kiếm Blog này