Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

Đồ tể Hitler gặp lang băm Morell

Đơn cả nhơn vật lịnh sử Hitler, vừa hít vừa le, quá tài khỏi nói!.
Nhưng xui, Hitler tin tuyệt đối tên bác xỹ Morell lang băm, không ai dám cản. Bác xỹ chi mà ở dơ, người hôi như cú, người ta xì xầm thì Hitler bảo vệ: “Tôi không thuê ông ta để ông ta xức nước hoa, mà để chăm sóc sức khỏe cho tôi”. Còn hắn đáp trả trắng trợn: “Tôi tiêm cho ông ấy thứ ông ấy cần”. Hắn tiêm cho Hitler, trên dưới 10 mũi một ngày, đến mức mà trùm mật vụ Goering cũng giật mình và gọi ông Morell là “thần tiêm đế chế Đức”.
Hắn chuyên độ chế thuốc hầm bà lằng, thử nghiệm ngay trên tính mạng Quốc trưởng. Hắn cho Hitler uống trên dưới 100 loại thuốc mỗi tuần. Cho ống cả "biệt dược" được điều chế bằng phân người nên Hitler ngày càng run rẩy, lú lẫn điên khùng. Chính sự mù quáng của Hitler, góp phần làm cho Đế chế Đức cuốc xã sớm tiêu vong.
TC tóm tét từ Hồ sơ bệnh án của trùm phát xít Hitler

ThS Cạo tự cấp mề đay chữ giun và làm tiền đạo trên mặt trận ngoại giao.

Chấp hết! Ai có cái mề đay chữ giun sớm nhất như đồng chí Cạo?
Hồi đó, ông Cục Chính trị hỏi: đồng chí họ tên, đơn vị gì... để phiên dịch ghi vào giấy chứng nhận.
Thượng sĩ Cạo nói: khỏi đi anh để em tự ghi cũng được. Đúng là tên Cạo, tự tin ghê thiệt, thay mẹc chính phủ CPC tự cấp cho mình luôn. há há.

Giờ giàu rồi, có dịp qua CPC lão đòi đồng chí Hun phát cái treo lủng lẳng mạ vàng thiệt mới chịu, không thì kiện lên LHQ.

Chiện hậu chiến trường K

Có ông nhận quyết định ra quân, từ rừng về ở Siêm Riệp nằm chờ xe, nơi có đền Angkor nổi tiếng thế giới. Không dám đi tham quan, cố giữ cái gáo tuyệt đối an toàn để về đất mẹ...
Có ông về rồi nhưng lạc lõng, mặc cảm vì không nghề ngỗng, xin nhập lại hộ khẩu ở quê cũng khó. Phải cuốc đất cực quá, quay trở lại K đánh Pốt kiếm cơm ké với anh em !.....
.....
TC

Bài học đau lòng, nhiều người mất mạng chỉ vì thùng lương khô

Theo người bạn thuộc sư 968 kể:
Trong lúc, quân VN đang đánh nhau ở CPC thì đơn vị ông bạn làm nhiệm vụ chốt chặn ở một tỉnh Hạ Lào. Một ngày nọ, Quản lý (người lo hậu cần cho đơn vị) phát hiện trong kho bị mất lương khô nên bí mật theo dõi... Mới phát hiện ai đó đã lén lấy, chôn dấu ở mé rừng gần đơn vị. Tay quản lý chơi ác, bí mật gài kíp nổ dưới thùng lương khô. Vài ngày sau, người lấy cắp ra moi lên để ăn lén một mình thì nổ, bị thương đơn vị đưa đi bệnh xá cấp cứu.
Vết thương tạm ổn, bệnh xá trả người về lại. Đơn vị họp hội đồng quân nhân kiểm điểm "lên bờ xuống ruồng" và bình xét kỷ luật đương sự. Phần thì bị thương, phần thì bị sỉ nhục, quân nhân đó quá oán hận nên trốn chạy ra rừng, gia nhập nhóm phỉ Lào. Một thời gian, hắn lên làm trùm phỉ, lấy hai con vợ Lào. Hắn tuyên bố với dân: Chỉ trừ ông bác sĩ ân nhân, còn lại bắn tuốt, bất kể là ai.
Xe chở đồ tiếp tế cho đơn vị thường bị phục kích cướp đồ, bộ đội đi lẻ tẻ thì bị bắn tỉa. Vì hắn là người cùng nội bộ, rất rành quy luật hoạt động của bộ đội ta nên nhiều đồng đội đã bị chết oan Đơn vị truy quét nhiều lần, không tiêu diệt được do bọn phỉ ẩn tránh trong núi rừng xa xôi hiểm trở... Sau đó, đoàn Chinh trị cấp trên về đơn vị, tổ chức họp kiểm điểm, xử lý kỷ luật về chuyện này...

TC

Hồ sơ bệnh án của trùm phát xít Hitler (I)

Điều gì khiến trùm phát xít Đức Adolf Hitler suy sụp sức khỏe tinh thần và thể chất trong những ngày cuối cùng của Chiến tranh Thế giới thứ hai? Ngoài lý do Hitler đang bại trận, các sử gia cho rằng còn có nguyên nhân khác là vấn đề sức khỏe.

Nhà độc tài ốm yếu
Ngày 21/4/1945, một bác sĩ tên là Ernst-Günther Schenck được triệu tới boongke của Hitler ở Berlin và được lệnh mang thực phẩm đến để tích trữ. Lúc đó, cuộc chiến của Đức đã thất bại, phần lớn đất nước đã nằm trong tay quân đồng minh. Binh sĩ Liên Xô đã gần như bao vây hoàn toàn Berlin và đang tiến vào trung tâm thành phố. Thay vì chạy trốn, Hitler đã quyết định cố thủ lần cuối trong boongke tại trung tâm Berlin.
Giống như mọi người Đức, bác sĩ Schenck đã quá quen thuộc với các bức ảnh, phim và áp phích tuyên truyền về Hitler kể từ khi hắn cầm quyền năm 1933. Tuy nhiên, người đàn ông mà ông nhìn thấy trong boongke không giống với người trong các bức ảnh đó. Ông Schenck nhớ lại trong một cuộc phỏng vấn năm 1985: “Hitler 56 tuổi là một cái xác sống, một linh hồn đã chết. Xương sống ông ta còng xuống, xương vai nhô ra từ lưng, ông ta rụt vai như một con rùa… Tôi đang nhìn vào mắt của cái chết”.

Hồ sơ bệnh án của trùm phát xít Hitler (II)

Sau khi xem xét các loại thuốc mà bác sĩ Morell kê cho Hitler, một câu hỏi được đặt ra là tại sao mấy viên thuốc chống đầy hơi của bác sĩ Koester lại khiến các bác sĩ nghi ngờ?


Uống thuốc độc
Nguyên nhân có thể là do các viên thuốc của bác sĩ Koester có hộp đựng, có tên thuốc và thành phần (gồm cây long đờm, cây cà dược và chiết xuất cây nhục đậu khấu). Trong khi đó, các loại thuốc và mũi tiêm của bác sĩ Morell thì không tên tuổi và có phần bí ẩn.
Cây long đờm thì vô hại. Tuy nhiên, hai thành phần còn lại đều khiến người ta giật mình, đặc biệt là khi biết ngoài các viên thuốc khác, Hitler uống tới 20 viên thuốc chống đầy hơi mỗi ngày. Thậm chí, nếu bác sĩ Morell có đọc nhãn trên hộp thuốc thì ông cũng có thể không biết rằng nhục đậu khấu là một loại hạt chứa nhiều lượng strychnine - thường được sử dụng làm thành phần hoạt tính trong thuốc diệt chuột. Còn cây cà độc dược chứa chất atropine - một chất độc có thể gây kích động, rối loạn, ảo giác, hôn mê và tử vong nếu dùng liều lượng cao.

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Chuyện lính K: Ngả ba Con voi (VIII - hết)

H3 Hùng

Giữa mùa mưa năm 1982, chúng tôi có một đợt bổ sung quân lớn. Đợt bổ sung quân này lấy lính từ miền Tây, quân khu 9. Đất miền Tây dễ sống nên lính miền Tây hay trốn... Lính miền Tây trốn rất dữ, qua Campuchia 10 em, cuối cùng chắc chỉ còn lại 7 em, còn 3 em chém vè về nước đủ cách: trốn trên đường  chuyển quân, trên đường hành quân ra mặt trận, thậm chí vào tới tuyến đầu rồi... vẫn trốn.

Tiểu đoàn tôi phân công người đi đón tân binh tới cấp trung đội, tức là mỗi trung đội có một anh tham gia đi nhận quân. Chúng tôi đi Sisophon đón quân cẩn thận như vậy, đưa vào tới tận Tà-cuông Krao an toàn rồi, cho các em ngũ đêm tại đó, vậy mà sáng hôm sau lại có thêm một số em tự động rời bỏ chúng tôi... không một lời từ giả.

Tôi có một chuyện ở Tà-cuông xin nói luôn ra đây cho đủ bộ: Chúng tôi đi nhận quân, cấp trên trực tiếp của chúng tôi thì có anh Nông Tiến Dũng (trung đội trưởng lúc tôi mới vào đơn vị, nay anh quyền đại đội trưởng). Đêm đó tại Tà-cuông, anh rủ tôi nằm võng nói chuyện, tôi căng võng nằm bên cạnh anh... anh không dông dài gì cả, anh kêu tôi ở lại để chi bộ kết nạp Đảng cho tôi. Tôi thành thật trả lời anh là tôi cám ơn anh, nhưng thôi, tôi muốn ra quân, tôi muốn trở về Việt Nam.

Là người dân tộc chân chất, anh không nói gì thêm và tôi cũng vậy! Về Việt Nam là niềm mong muốn tột cùng cháy bỏng trong tâm khảm mỗi người lính chúng tôi, thực lòng anh cũng như tôi, ai cũng muốn về Việt Nam cả! Anh thông cảm với tôi và không muốn lôi kéo tôi chi thêm vướng bận ở cái đất nước... không phải của mình này. 

Chuyện lính K: Ngả ba Con voi (VII)

H3 Hùng

VÀO TỌA ĐỘ CHẾT 

Rồi một đêm nọ, vào khoảng nửa đêm về sáng, từ cái núi đá có con nhím chạy loảng xoảng đó, chúng tôi xuất kích đánh một căn cứ của địch. Cái cứ điểm này được chấm trên bản đồ hành quân chứ thực sự chưa ai bước chân vào.

Nghe lính tráng nói với nhau, sở dĩ chúng tôi có chiến dịch này là do vệ tinh trinh sát của  Liên Xô phát hiện, họ thấy có căn cứ địch trên dãy Nam Cao Mê-lai nên cung cấp thông tin cho ta, trinh sát ta phải luồn rừng cả tháng trời để nắm địch... Đó là tin của lính, chúng tôi viết chuyện đời lính nên nghe sao nói vậy! Sau này, tôi đọc quyển hồi ký viết về cuộc chiến tranh bắt buộc của đại tá Nguyễn Văn Hồng (đăng trên quansuvn.net) thì biết rằng ông đã phát hiện ra khu căn cứ này khi ngồi trên máy bay trực thăng. Thế mới biết, thông tin của lính sáng tạo ra phong phú thật.

Kế hoạch tác chiến được vạch ra cho trận đánh này là chúng tôi sẽ dùng mìn định hướng để thổi bay mìn của địch làm cửa mở xung phong. Đơn giản như... đang giởn!

Tôi trung đội phó, phụ trách trung đội 4 người của mình, hỏa lực bao  gồm 1 B40, một trung liên RPD và hai cây AK, đi đầu đội hình hành quân của tiểu đoàn. Riêng tôi, tôi đeo thêm một  quả mìn ĐH 10 (chiến lợi phẩm thu được của Pôn Pốt) chúng tôi đi theo trinh sát tiểu đoàn tiến quân vào trận địa.

Chúng tôi hành quân từ lúc nửa đêm dưới ánh trăng trung tuần tháng giêng. Dù đi trong địa hình rừng núi, nhưng ánh trăng vàng rực ấm áp hôm đó vẫn đủ sức chiếu sáng đường chúng tôi đi.

Chuyện lính K: Ngả ba Con voi (VI)

H3 Hùng

MỘT TRẬN ĐÔI CÔNG
Mưa không đủ giải nhiệt nên trời hầm hập nóng, vận động nhiều khát khô cả cổ! Chúng tôi đang chiếm lĩnh một khu rừng chuối, khát quá, chúng tôi chặt những cây chuối non, ăn cái lõi của nó cho đã cơn khát, bất chấp cái vị chát của nó. Thực ra nước trong bi đông còn chút đỉnh, nhưng chúng tôi không dám uống hết phần nước trong ngày của mình, sợ hết nước sẽ chết khát. Cơn mưa hồi nảy chẳng ra gì, chỉ làm ướt chút đỉnh những thân cây chuối non bằng bắp chân mà chúng tôi đang ngã ra làm thịt.

Lại tiếp tục hành tiến, đến tối cả tiểu đoàn dừng lại bên một con đường đất đỏ, ăn cơm vắt nghỉ qua đêm. Cầm nửa nắm cơm vắt khô cứng trên tay, tôi thực sự không muốn ăn tí nào, bẻ bỏ cái vỏ cứng của nó, tôi nhắm nháp cái ruột còn mềm mềm nhai cho qua bửa, rồi xung phong đi lấy nước cho trung đội.

Đeo một xâu bi đông lủng lẳng bên hông, tay xách súng, tôi và nhiều đồng chí nửa cùng kéo nhau đi lấy nước. Theo con đường đất đỏ đi về phía sau, đi lâu lắm, mấy tiếng đồng hồ mới tới được một cái bàu nước. 

Chúng tôi đi ra giữa bàu, ngâm mình dưới nước, vừa nhận bình toong xuống lấy nước, vừa hụp mặt xuống uống nước, vừa ngâm mình vào nước mà nghe da thịt mình nở ra thấm từng giọt, từng giọt nước mát. Bù lại mấy ngày hành quân mất nước thì nhiều mà chỉ được tiếp tế một ngày một bình toong nước, chẳng đủ đâu vào đâu!

Đong đầy các bình toong và uống nước đã đời rồi chúng tôi hăm hở trở về. Về đến nơi thì trời mờ sáng, chúng tôi lại chuẩn bị lên đường đi đánh cái phum không tên.

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Chuyện lính K: Ngả ba Con voi (V)

H3 Hùng

Đang là cao điểm mùa mưa năm 1980, nên lúc này tiểu đoàn 3 ít khi phải đi đánh trận, chỉ ở nhà cũng cố hầm hào, luyện tập kỹ chiến thuật... Chúng tôi được huấn luyện kỹ thuật đặc công, học cách di chuyển trong đêm, thu gọn thân mình, chân bước ngang, đầu không nhấp nhô... để thằng địch ngồi gác không phát hiện được. Chúng tôi còn được tập cách di chuyển trong kinh, rạch, đồng lầy: Hai ngón chân của anh đi sau kẹp nhượng chân của anh đi trước không cho bùn rớt xuống gây tiếng động. Chúng tôi còn được dạy cách mặc quần đùi, cởi trần bôi than, hóa trang cho phù hợp với địa hình, bò trên trận địa gở mìn, đột nhập căn cứ địch, đánh bộc phá mở cửa mở .v.v. Những kỹ thuật đặc công này nó làm cho những người lính chúng tôi thấy mình trưởng thành lên rất nhiều và thấy càng khâm phục hơn những anh lính đặc công tinh thông kỹ thuật đột nhập, ra vào trận địa địch như chổ không người.

Có những ngày mưa nghỉ, hoặc sau thời gian tập luyện... mát trời đi chơi, chúng tôi lũ lượt kéo nhau ra dân. Gia đình ruột của tôi tất nhiên là nhà ba má em Thêng, ông Thư già thì chúng tôi đã gán cho bà tiếng Việt, chú Lợi trố thì kết nhà mê-mai Phương, anh Sau thì có mê-mai Phon, chú Thái liên lạc có me Liên, chú Cử thì chị nuôi là boòng Mit .v.v.

Dân rất thương yêu bộ đội, cánh đàn ông mà tiếp bộ đội thì cái quí nhất của họ là rượu, thì họ đem rượu ra cho uống. Những khi đi thăm nhà cô Thêng, ngang qua nhà anh cô, có rượu mới cất thì anh cô Thêng lấy cái cà-toong ra (cà-toong về hình thức thì hơi giống như cái ngăn gò-mên cơm bên mình) múc từ trong khạp ra nửa cà-toong rượu, mời tôi uống samaki, không uống là không samaki. 

Tìm kiếm Blog này