Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2020

Lịch sử Trường TH Nguyễn Huệ Phú Yên

Trường Trung Học Nguyễn Huệ Phú Yên.
 Sau ngày đình chiến 20-7-1954 thầy Huỳnh Tô, từng dạy trường cấp 2 Lò Tre,  lập tại Phú Thứ xã Hòa Bình 1 trường trung học và đặt tên là trường Trung Học Nguyễn Huệ thời Phú Yên thuộc QGVN. Năm 1955 trường dời về thị xã Tuy Hòa. Thầy Đinh Thành Bài làm hiệu trưởng dùng cả 2 con dấu Quốc Gia Việt Nam(trước 23-10-1955) và Việt Nam Cọng Hòa sau đó. Tên trường Nguyễn Huệ tồn tại tới ngày nay.

Thế hệ học sinh thời QGVN và VNCH. Thời VNCH mỗi tĩnh chỉ có 1 trường trung học công lập. Ở Phú Yên có trường Trung Học Nguyễn Huệ. Các thế hệ học sinh được đào tạo ở trường Nguyễn Huệ là thế hệ học sinh Trung Học chánh cống của tĩnh cùng với các bạn học khác ở các Trung Học tư. Mỗi tĩnh chỉ có 1 trường Trung Học Công Lập mà thôi nên nó rất bề thế.

images (1)Thế hệ học sinh cấp 2 chuyển tiếp chuyển từ hệ 10 năm sang hệ 12 năm vào các năm 1954 đến 1956. Các trường cấp 2 trong vùng kháng chiến một phần vì rút gọn số năm học, một phần vì không giao lưu tiếp xúc với bên ngoài và không có học sinh ngữ Anh Pháp nên thế hệ học sinh(thhs) chuyển tiếp này gặp khó khăn khi vào học các lớp Thất, Lục, Ngũ, Tứ hệ 12 năm của QGVN và VNCH.

Thế hệ học sinh Trung Học Nguyễn Huệ Dang Dở là thhs vào Đệ Thất các năm 1955, 1956 vì lên Đệ Tam, Nhị hay Nhất phải đi tĩnh khác mới hoàn tất bậc Trung Học. Năm 1960-1961 mở lớp Đệ Tam, 1961-1962 mở lớp Đệ Nhị. Tới năm 1963-1964 mới mở lớp Đệ Nhất.

Thế hệ Trung Học chánh cống của trường Nguyễn Huệ vào trường năm1957 và ra trường năm 1964. Tức phải tới năm 1964 mới có bậc Trung Học hoàn chỉnh ở Phú Yên. Các lớp đàng anh dang dở phải ra Qui Nhơn, vào Nha Trang hay ra Huế học tiếp để mà hoàn tất bậc Trung Học. Trường Trung Học Nguyễn Huệ ra đời, lớn lên, trưởng thành(Niên khóa Đệ Nhất đầu tiên là 1963-1964) gần như trọn trong hành tình như thế(sinh ra, lớn lên rồi trưởng thành) của nền Đệ Nhất Cọng Hòa(1955-1963). Sự ra đời Trung Học Nguyễn Huệ trùng với sự ra đời nền Đệ Nhất Cọng Hòa.  Tránh khai sinh nó năm 1954,  khai sinh nó vào năm 1955 thì lại trùng năm sinh Đệ Nhất VNCH.

Niên khóa 1954-1955 của trường Nguyễn Huệ Phú Thứ. Niên học này xác định cái nôi sinh ra trường Nguyễn Huệ Tuy Hòa Phú Yên. Nhiều thế hệ học sinh Nguyễn Huệ chỉ biết trường sinh ra năm 1955 ở tại thị Xã Tuy Hòa. Ít ai biết cái nôi của nó là Phú Thứ xã Hòa Bình và năm sanh ra nó là 1954. Người ta ngại khai sinh nó đúng nơi, đúng ngày vì ngại lý lịch chính trị người sáng lập ra nó, thầy Huỳnh Tô. Người ta lấy lý do quyết định thành lập nó năm nào thì khai sinh nó năm đó. Logic thôi. Nhưng oái ăm là người ta vẫn giữ nguyên tên Nguyễn Huệ mà người sáng lập đặt cho nó và công nhận giấy tờ, học bạ và học sinh niên khóa 1954-1955. Hiệu trưởng kế thừa Huỳnh Tô là Đinh Thành Bài đã xử dụng cả con dấu QGVN và VNCH ký vào các học bạ đó.

Trong học bạ của học sinh Phan Bổ có trang niên khóa 1954-1955 được đóng con dấu Quốc Gia Việt Nam. Bên dưới có hàng chữ: Trung Việt. Trong lòng con dấu có hàng chữ: Trường Trung Học Nguyễn Huệ Phú Yên. Trang niên khóa tiếp theo được đóng con dấu nước VNCH. Nền con dấu là bụi trúc. Hàng chữ bên dưới là: Hiệu Trưởng Trường Trung Học Nguyễn Huệ. Đinh Thành Bài đã ký tên và đã dùng 2 con dấu đó đóng vào các trang học bạ.

Trong các trang học bạ, tôi thấy ban giáo sư buổi sơ khai đó được ghi như sau: Lớp Đệ Thất A: Đinh Thành Bài dạy Toán, Anh, Pháp. Trần Văn Kỳ dạy Sử, Địa, Khoa Học, Công Dân. Trần Văn Khương dạy Pháp, vẽ, Việt Văn, Vạn Vật. Hai anh em Trần Văn Kỳ và Trần Văn Khương sau đó về Sai Gòn. Ban giáo sư năm 1955: Bùi Xuân Tri dạy vạn vật, Quốc Văn, Địa. Hàn Huy Quang dạy Pháp. Nguyễn Xuân Giễm(có người gọi là dziễm) dạy Anh. Nguyễn Thúc Tâm dạy Sử. Nguyễn Ngọc Nhâm dạy Toán. Nguyễn Đức Lâm dạy Lý Hóa. Đinh Thành Bài dạy Đức Dục Công Dân. Truyền khẩu thì có nói đến thầy Huỳnh Tô, Cao Sĩ Liễu, Trần Văn Kỳ, Trần Văn Chương, Đinh Thành Bài có dạy ở trường Phú Thứ.

Chuyện kể lại thì không có gì chắc chắn lắm ví dụ có người kể chỉ có 2 lớp là Thất và Lục. Có người kể 2 lớp Thất, 2 lớp Lục. Cỡ vào gần tết thầy Huỳnh Tô bị bắt thì rút lại 1 thất 1 lục nhưng giấy tờ học bạ vẫn là 4 lớp. Biết tin vào đâu. Nhưng học bạ có ghi lớp Thất A thì chắc có trên 3 lớp. Vì vậy phần ghi các học sinh tôi phải xếp theo vần abc để tránh nhầm lẫn các lớp.

Truong Nguyen Hue MoiVà một chút nói về Cựu Học Sinh Nguyễn Huệ Khóa Đầu Tiên: An nguyễn đồng, AN nguyễn thị, ANH lê quang, ẢNH trương thị, hoài ÂN lê thị,ẤN nguyễn thượng, BÁCH nguyễn ngọc,  BẰNG nguyễn,  BÌNH nguyễn thị, BỒ trương, BỔ phan, BƯỞI phan thị, CẢNH hồ mỹ, CẦM tạ đình, CẦUphạm xuân, bích CẦU trương thị,CHẨN nguyễn, CHÂU trần văn, CHÂUtrần hoàng, CHÂU nguyễn hoài,CÔNG trương minh, CHUNG nguyễn, ngọc DIỆP hà thị, DỰ phan tấn,DƯƠNG võ duy, ĐÃM vương tấn,ĐĂNG nguyễn đình, ĐỆ nguyễn,ĐỈNH lê long, GIÁM phạm hữu, GIÁOtrần văn, bích HÀ trần thị, HẠ đàm khánh,  HẢI trần quang, HẠNH đào tấn, HẠNG lê cao, HÀO huỳnh, HIỆPđinh văn, HOÀNG võ phụng, tuyếtHỒNG từ thị, HỒNG nguyễn văn,HUÂN trần công, HÙNG nguyễn, hoàiHƯƠNG lê thị, HỮU huỳnh, HỰU lữ đức, HY nguyễn phụng, KHA phạm ngọc, KHÔI trần văn, mỹ KHẢM trần thị, KHÁN trịnh, HẢI trịnh quang, KIỆTlương văn, KỶ nguyễn khắc, xuânLAN nguyễn thị, LÂN bạch ngọc, LÂNhuỳnh kim, LÂN nguyễn, LÊ đoàn, LỄnguyễn, LỘC võ hữu, LUÂN nguyễn đình, LUÂN nguyễn trọng, LƯU võ, ngọc MAI phan thị, MÃNH lương công, MẤN đào thị, MÃO phạm, MINHtrương thị, MINH nguyễn đức, MINHvõ(tức Võ Huỳnh Đào cấp 2 Triều Sơn, Xuân Thọ), NHỊ huỳnh văn,NGHI nguyễn văn, NGỌC nguyễn thị, cẩm NHUNG cao thị, NGUYÊN trần văn, NHÂN huỳnh tấn, NHÂN huỳnh công, PHỐC huynh duy, PHÙNGphan, hạnh PHƯỚC trương thị, QUỸtrịnh, HÂN lê trung, SANG nguyễn ngọc, SĨ nguyễn, SOA nguyễn tài,SUM phạm thị, TÂN nguyễn đình,TÂN lê đình, TẶNG trần văn, THANHnguyễn văn, THÀNH nguyễn ngọc,THÀNH lê long, THẠNH lê chí,THĂNG huỳnh sĩ, THÊ trần đình,THIỀU nguyễn văn, THIỀU nguyễn công, THIỀM đào tấn, THÔNG huỳnh tấn, THUẬN hồ thị, TIÊU lê đình,  TRANG bùi xuân, TRẤP lương công,TRỊ nguyễn ngọc, TRÍCH huỳnh tấn,THÔNG huỳnh tấn, TRẤP lương công, TRỌNG bùi xuân, TỚI phan, TUđào tấn, TUẬN nguyễn quang, TÙYnguyễn văn, VINH võ văn, kimXUYẾN nguyễn thị, YẾN tạ thị, YÊMnguyễn trọng…Họ bao gồm những học sinh của các lớp Thất, Lục học ở Phú Thứ niên khóa 1954-1955, các học sinh cấp 2 vùng kháng chiến thi vào trường Nguyễn Huệ ở Tuy Hòa vào năm 1955-1956 và học sinh là con em công chức đến Phú Yên làm việc lúc đó: Đây là thế hệ chuyển tiếp trường cấp 2 hệ 10 năm của VNDCCH sang hệ 12 năm của QGVN và VNCH, giống như thế hệ Trung Học LVC nói trên kia là thế hệ chuyển tiếp hệ Cao Đẳng Tiểu Học Quốc Học Qui Nhơn(College de Qui Nhơn) thời Thuộc Pháp, Hoàng Gia Việt Nam(chính phủ Trần Trọng Kim) thời Phát Xít Nhật sang hệ 10 năm của VNDCCH.

Ai biết thêm thông tin xin gởi về email huynhbacung@yahoo.com.  để cập nhật. Cảm ơn.

Ngày nay cựu học sinh trường Nguyễn Huệ may mắn có được cái trường cũ để nhớ, để thương, để ghé thăm là nhờ năm 1975 không có sự chuyển tiếp trường Nguyễn Huệ sang trường LVC. Không mất tên trường Nguyễn Huệ ở Phú Yên.

Huỳnh Bá Củng

Trích từ:
https://cuuhocsinhphuyencom.wordpress.com/2016/02/20/phu-yen-toi-ky-niem-trung-hoc-nguyen-hue-con-mai/
http://ongtam2013.blogspot.com/2012/08/trung-hoc-luong-van-chanh-nen-trung-hoc.html

Tham khảo thêm:
http://ongtam2013.blogspot.com/2015/08/truong-nguyen-hue-60-nam-chuyen-ben-le.html

Có cái này khỏi cần ai đám lưng, xoa bóp.

Đó là chiếc máy massage cầm tay, mình mua cách đây 7 năm để đó suốt chưa dùng tới. Hôm qua, ngủ trưa 30 phút tỉnh dậy, chiều đi tắm xong thì cổ bị mõi lan đến bả vai. Đoán có lẽ thời tiết trở lạnh hay do tư thế nằm. Mình mới sực nhớ nó, đem ra xài thử, rung chừng 10 phút thấy đỡ, sáng hôm sau làm tiếp, thế mà hết đau mõi luôn. Giới thiệu với các bạn qua thực tế trải nghiệm mình.

Máy có kèm 3 trùm đầu bằng nhựa dẽo khác nhau để tăng tác động vào người dành cho ai cần ép phê hơn.






Cá chuồn chiên, nướng kiểu xứ Quảng.

(Cá chồn tanh nên theo mình để át mùi thì nướng hoặc chiên là thơm ngon nhất).

Hôm qua, mình nhớ món cá chuồn mà chú em Quảng Nam hay cãi (anh yêu của Phương Đô Nguyen Lan) thỉnh thoảng nướng rủ nhậu. Làm thử xem sao, ăn ưng cái bụng, rất đơn giản, chia sẻ với các bạn.

Cá đánh vảy hay để nguyên thì tuỳ sở thích, cắt lọc bỏ các xương cứng bên ngoài. Mổ bụng, rạch dài theo thân cá. bỏ mang, ruột, gân máu, giữ lại trứng (nếu có). Cá lớn, có thể dùng dao rạch một đường dài mặt trong con cá (cho dễ thấm)

Chuẩn bị hỗn hợp gia vị gồm: củ nén, tỏi, hành củ, nghệ tươi, sả băm, ớt xanh, một ít muối hột, đường, tiêu, bột ngọt rồi giã nhuyễn. Thoa đều hỗn hợp vào mặt trong con cá. Ướp nửa giờ đem chiên hay nướng lửa nhỏ chừng 30 phút.

Khi chín, nhìn nó sẫm màu không đẹp nhưng rất thơm ngon. Ăn với rau sống, chấm mắm ớt tỏi.
Ở xứ Quảng nếu chiên thì người ta xẻ đôi, bôi gia vị gập lại, còn mình thì không, làm đơn giản nhanh gọn.

Hình mượn mình hoạ.






Thịt heo cuốn bánh tráng thế nào mà ngon nhức chân răng.

Món này xưa như trái đất, nhất là dân miền Trung, đơn giản như đang giỡn vậy mà không phải ai cũng sành điệu nha. Mình mà ăn cái gì ngon, không chia sẻ là không chịu được. hehe.

Có hai yếu tố chính cấu thành tội phạm thôi.

Một là chọn thịt heo.
Ra chợ vào đầu giờ lúc người ta mới bày bán. Tia mắt vào chỗ nào bán heo mọi, heo lai hay heo... có lông đen í. Nhỏ tầm 3-40 kg trở lại, nhìn cái đầu cái chân là biết heo lớn hay nhỏ, loại gì. Mình chê heo cửa hàng hay siêu thị vì người ta bán heo lớn, mỡ nhiều, không thơm, thịt không săng chắc mà lại cứng. Chọn miếng ba rọi dưới bụng nó, nhìn thấy mặt nạc có những sớ hơi sần là chỗ người ta xẻ dọc tách xương sườn ra (con heo nhỏ mới thấy vậy). Chọn miếng có lớp mỡ mỏng vừa phải.

Thứ hai nữa là nước mắm.
Ăn mắm phải rặt kiểu quê mới y bài. Mua hoặc nhờ người thân ở quê gửi cho, loại mắm chưa qua chế biến thêm gia vị gì cả. Nhìn nó đen nhạt, có màu đục đục, sắc hơi óng ánh. Gắp rót ra, cho ớt giã hay xắt vào + đường + bột ngột + tỏi + chanh, quậy đều bốc mùi thơm phức là ô kê con gà đen.

Bánh tráng, rau sống thì tuỳ.
Có gì xài nấy. Ở quê mình thì người ta thích ăn bánh tráng gạo, nó dày và lớn hơn bánh tráng pha mì. Rau, đơn giản nhất khỏi phải tìm lựa là mua loại người ta làm trộn sẵn có xà lách, rau thơm, giá... Mua thêm hành là về cắt ngắn ngang tầm cuốn.

Thả thịt vào nồi nước lạnh luộc lên, lửa nhỏ chừng 30 đến 45 phút là chín. Trong khi luộc thịt thì rửa rau, vẩy cho ráo nước, để sẵn. Thịt chín tới là nhấc ra khỏi bếp, ăn ngay khi còn nóng hổi.
Thịt heo xắt mỏng. Thế là bánh tráng kẹp vài lát thịt, vài cọng hành, vài miếng rau, cuốn lại chấm và chấm! Thỉnh thoảng gắp tí tỏi dính tí con mắm bỏ vào đầu bánh cuốn, đưa vào miệng cắn một phát thì mùi thịt, mùi rau sống, mùi ớt tỏi quyện lại, ngon nhức chân răng!

Hôm qua, mình được một bữa ngon miệng cũng nhờ bạn học cho mắm ở quê gửi vào, cảm ơn Tâm Teo. Cảm ơn bạn Phú Đặng đã cho bánh tráng.
Hình mượn minh họạ cho nó hấp dẫn chứ thật ra chưa giống như miêu tả, hình miếng thịt nhỏ có sọc là của mình.




"Trần Quốc Tuấn lúc chưa dô đảng và Má Lê Lợi đội bàn cờ"

Ấy là con nói tượng hai ngài ở Phú Iên quê con chứ không có ý xúc phạm tiền nhân ạ!(Ảnh từ @Đoàn Ngọc Thành)






Thứ Năm, 12 tháng 11, 2020

Vụ chiếc trực thằng UH-1 vượt biên sang TQ năm 1981

 CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC TRỰC THĂNG UH-1H PHẢN BỘI

Stt 1: Tài liệu tuyên truyền của quân Trung Quốc xâm lược

Trong cuộc chiến với quân Trung Quốc xâm lược bắt đầu từ ngày 17/02/1979, thì đến ngày 05/03/1979, quân xâm lược Trung Quốc bắt đầu việc rút khỏi biên giới phía Bắc nước Việt Nam ta.
Tuy nhiên, mười năm sau đó, cuộc chiến với quân Trung Quốc vẫn luôn tiếp diễn. Có một sự kiện trong cuộc chiến đấu đó, nay biên tập lại, để mọi người tham khảo.

Đó là câu chuyện một chiếc trực thăng UH-1H chạy sang đất Trung Quốc.
Có đúng là ý định của những người chạy trốn là sang đầu hàng Trung Quốc không???
Đến nay, câu chuyện đã được phần nào sáng tỏ, qua việc tìm hiểu các tài liệu, được đăng tải trên 2 stt của Tuan Bim tôi.
1/ Tóm tắt sự kiện.
Trong khi chiến sự vẫn rất căng thẳng trên toàn tuyến biên giới Việt – Trung, dịp Quốc khánh Trung Quốc 1/10/1981, Việt Nam bàng hoàng bởi vụ cướp máy bay trực thăng chiến đấu, được biên chế ngay tại Sở chỉ huy của quân chủng Không quân ở sân bay Bạch Mai, làm nhiệm vụ cấp cứu-trinh sát.
Chuyện là thế này:
Sáng sớm ngày 30/9/1981, lực lượng bảo vệ sân bay Bạch Mai không thấy chiếc máy bay trực thăng UH-1H số hiệu 576 và đã báo động mất máy bay.
Táo tợn hơn, sau khi cất cánh khỏi sân bay Bạch Mai, chiếc máy bay này còn đàng hoàng hạ cánh xuống phường Phúc Xá thuộc địa bàn quận Ba Đình đón thêm người rồi mới bay thẳng đi Trung Quốc, trước sự bất ngờ hoàn toàn của lưới lửa phòng không dày đặc thời chiến.
Tác giả chính của vụ cướp máy bay này là Thiếu úy Kiều Thanh Lục, ngoài ra còn có sự trợ giúp của một số sỹ quan, cán bộ quân chủng Không quân (cùng trốn theo sang Trung Quốc) trong đó đáng chú ý có một người là cựu sỹ quan không lực Việt Nam cộng hòa được thu dung phục vụ tạm thời trong quân chủng.
Dựa vào chi tiết này, phán đoán ban đầu là chiếc máy bay đã bay ra hạm đội 7 của Hoa Kỳ (lúc đó Việt Nam vẫn coi Hoa Kỳ là kẻ thù nguy hiểm nhất). Ngay lập tức, toàn bộ các đồng chí diện “thu dung” bị đặt dưới chế độ giám sát đặc biệt, kể cả đồng chí từng lái máy bay ném bom dinh Độc Lập.

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2020

Những ngộ nhận về Tàu

Nam Nguyen

Ghét Tàu quá mà không làm được gì thì nói xấu nó cho bõ ghét! Xin kể vài “ngộ nhận” của chính bản thân mình về dân Trung Quốc, mà khi qua đấy nhiều mới hiểu là những định kiến của mình đôi khi sai 180 độ (vì sách vở, vì tuyên truyền mồm, vì ... không rõ) để có thể có ai đó còn chưa biết:

-Tàu mua bán rõ ràng, giá cả niêm yết đâu ra đấy: thực ra đó là bề nổi, chứ họ buôn bán chỉ mong “nhất bản vạn lợi”- về nói thách thì chúng nó là “cụ” của người VN, và cái kiểu hướng dẫn viên du lịch của ta hay dẫn đoàn (ta hay nước ngoài bất kể) vào các cửa hàng đồ lưu niệm, cửa hàng ăn kiểu “cơm tù”... rồi sau quay lại lấy % là học của Tàu.
Ở Tàu vào bất kỳ khách sạn nào nhìn giá phòng niêm yết bao nhiêu đều mặc cả được, càng nhiều sao càng mặc cả xuống nhiều, bình thường là 4-5 lần! Hình như tiếng Tàu gọi khách sạn là “điếm”.
Mua đồ càng tránh mua ở khách sạn 5 sao. Có lần đi với thằng em thạo tiếng Tàu, nó mặc cả hộ mua cái chuỗi tràng hạt để đeo cổ bằng đá quý, mặc cả từ 18000 “tệ” xuống 50 “tệ” bán luôn, ở khách sạn 5 sao tại Vương Phủ Tỉnh, Bắc Kinh!

-ăn cơm Tàu ngon: ai nói thế chắc chưa ở Tàu quá 5 ngày! Cơm Tàu ăn bữa đầu khá, bữa thứ hai ngấy, bữa thứ ba như tra tấn! Ai ở đó hơi lâu cũng phải tìm cách tự nấu hoặc đi “đánh dậm” mấy em sinh viên đồng hương hay sứ quán VN! Đồ Tàu khác đồ Việt ở chỗ không tươi ngon, cả nước chỉ có một loại rau là cải thảo, một loại củ quả là dưa chuột, hết!
Hồng Kông dễ ăn hơn hẳn, và cơm Tàu ở Việt Nam được ảnh hưởng nhiều của Hồng Kông, nên còn nuốt được!

-tửu lượng: cứ ngỡ Trung Quốc toàn “anh hùng hảo hán” như các nhân vật Thủy Hử, hay chí ít cũng như chưởng Kim Dung, uống rượu cả đấu lớn, suốt ngày này qua tháng khác, hóa ra bọn này uống chả bằng một góc thằng Việt Nam mới mổ ruột thừa! Đi Tàu bao nhiêu bận mà chỉ gặp có một thằng uống hơn mình - mà mình là loại bét Việt Nam rồi - riêng chuyện uống thì anh em “Uê Nán” cứ yên tâm mà "bóp chết" chúng nó đê!
Miêu tả thế này để bà con rõ chúng nó uống thế nào: mình sang đấy có thằng em Việt dặn trước nên tự tin lắm, gạ Tàu đi uống rượu ngay. Tàu tưởng mình “lão bản”, tập trung độ 15 “lão bản” địa phương để nghênh tửu. Mỗi thằng có một thằng đệ tử đứng sau, chạm cốc một phát chuyển cho thằng đệ uống cạn-được cái thằng đệ Việt Nam bên mình nó khỏe, chơi luôn 15 cốc Mai Quế Lộ. Đến vòng thứ hai, 15 thằng đệ Tàu kia toi từ cốc đầu rồi, nên bảo rót cho quan thầy chúng nó toàn nước lọc, thằng đệ mình vẫn máu, chơi tiếp rượu. Thế mà Tàu chả biết ngượng, còn làm tiếp vài vòng, hể hả lắm, bố khỉ... (không phải chúng nó tiểu xảo, mà bên ấy chấp nhận cả bầy uống nước để tiếp một đứa uống rượu!)
Tất nhiên rượu kém thì bia cũng quá kém luôn. Bọn Tàu sang đây có thằng uống được, vì hoặc được rèn luyện, hoặc gốc 79. Bia Thanh Đảo uống được, may mà Việt Nam đồn đại thế nào ta không uống...

-giỏi võ: Thể thao thể dục: nước Tàu chả khác nước ta, chăm lo sức khỏe nhất là các bà già về hưu, rồi đến các ông già về hưu, rồi mới đến toàn dân còn lại. Sáng sớm khắp nơi thấy các cụ tập trung bật nhạc múa kiếm đi vài đường quyền hăng hái lắm, chỗ nào cũng giống như tượng vua Lý ở Bờ Hồ bên ta. Cũng phải nói là dân tàu trung bình nó khỏe hơn ta thật tuy rằng hay hút thuốc, có thể do chả có xe máy mà đi, đi đâu cũng chạy bộ hay phi xe đạp nên thường rắn rỏi. Bọn trung niên, thanh niên có môn thể thao hay chơi nhất là “oẳn tù tì” với đổ xúc xắc, bạ đâu cũng chơi, trong quán cũng chơi mà trên tàu hỏa cũng chơi. Người già hơn một chút thì hay mạt chược, cũng ham lắm, nhưng thua bên ta chả có món “lô”, “đề”, lạc hậu thế chứ! Riêng máu mê cờ bạc thì Tàu có nhỉnh hơn ta một tí thật! “Thể thao vua” là môn bóng đá thì cũng có ham hố nhưng ít người thuộc tên danh thủ lắm, chả mấy khi sùng bái như kiểu U23 Việt Nam đâu! Bảo Tàu giỏi võ, tôi ở đấy cũng lâu lâu, chưa thấy chũng nó đánh nhau bao giờ để mình chiêm ngưỡng, chán ghê cơ! Chỉ thấy chửi nhau ầm ĩ suốt ngày, mà có khi cũng chả phải chửi nhau, chúng nó tâm sự thân mật mình nghe tưởng thế thôi… chắc sợ công an, chả thấy cao thủ bát đại môn phái mình mang tuyệt học thi triển võ công lần nào!

-hảo xực: Tàu ít ăn cơm (lúc đầu không biết, cứ tưởng tượng Tàu dân ăn gạo nhiều, đến hết bữa vẫn chưa thấy mang cơm ra, hóa ra chúng nó cả ngày không ăn cơm, toàn cháo với bánh bao!). Dân Tàu được cái ăn thì vô địch thiên hạ, thùng bất chi thình, mấy quán “gà Mạnh Hoạch” dọc đường 5 mà đón được xe khách Trung Quốc thì trúng to, mỗi thằng bất kể to lớn hay loẻo khoẻo đều gọi một con luộc, một con rán (trong khi dân mình ăn 1 suất = ½ con thôi).

-to mồm: dân Tàu thích chém gió hơn dân ta nhiều, cả trai lẫn gái, chỉ có 2 đứa cũng ầm ầm như họp hội đồng Liên Hiệp Quốc, còn “tả a lô” thì người xung quanh điếc tai, vô duyên hơn cả Việt mình. Thế nên điện thoại bên Tàu thằng nghe cũng phải mất tiền - mông muội thế chứ - thế mà chúng nó vẫn “tả” nhiệt tình!

-Vịt quay Bắc Kinh: Beijing có hàng vạn quán vịt, nhưng nổi tiếng nhất có hai quán. Vào cửa đã thấy đồng hồ báo mình là khách thứ một trăm triệu lẻ bao nhiêu từ khi thành lập quán, lại thêm phấn khởi tự hào vì thấy treo ảnh toàn nguyên thủ nước ngoài! Cứ nghĩ đến vịt luộc chấm nước mắm ớt tỏi ở nhà mà nhỏ dãi. Lên phòng sạch đẹp, ngồi chờ mãi mang ra rượu thì nặng như cồn, thơm như nước hoa (Mao Đài, Mai Quế Lộ tả bủ xiểng), bia thì uống cốc bé bằng cái chén Tống, chả ra làm sao. Bao giờ cũng phải đặt ít nhất 2 con, thấy bê dần các món lên, có tí chân rút xương thì ăn cũng được, vèo phát hết, rồi mấy thứ vớ vẩn, rồi thịt cắt lát thật mỏng cuốn vào bánh tráng, ăn cũng được, vèo phát hết. Mình cứ canh me lúc nào nó vác thịt ra phải xơi cái phao câu cho sướng mồm, tiết canh thì chắc quay nên không có... Rồi đến cháo đậu xanh, ăn cũng được, vèo phát hết... Hỏi thịt luộc hay quay của tao đâu rồi, thì bảo chỉ nhà quê mới ăn thịt vịt, bọn tao chỉ phục vụ da là chính! Đói hơn lúc đi vào, lại mất mấy ngàn tệ, pú hảo!
Ra phố thấy nhiều quán treo con vịt, vào ăn chống đói, thì thấy chỉ năm bảy chục tệ, cũng có bánh tráng mà cuốn, nhưng thôi xẻ thịt ăn luôn, cũng tạm ổn, chỉ được gần bằng mấy quán vịt quay Hồng Kông bây giờ đang mọc ra như nấm ở Hà Nội. Mấy thằng ăn hai con khá no, làm thêm mấy bát mỳ kéo bằng tay loại vài tệ một bát, hấn hảo! Cạch mặt mấy cái quán vịt quay Bắc Kinh thương hiệu mạnh kia...

-Phong kiến: cứ tưởng đàn ông Tàu oai phong lắm, năm thê bảy thiếp là thường, dạy vợ bằng roi, nhất hô bá ứng... Thằng em ở bên đấy lâu nó giải thích: nước Tàu phía bắc con gái dữ như cọp, đàn ông sợ vợ như giời, bọn dát nhất là đàn ông Thượng Hải, cả nước trêu nhưng mà không khá lên được đâu, truyền thống rồi. Còn bọn miền Nam tương đối giống trai Hà Nội, cũng to mồm ở ngoài chứ về nhà nem nép, tuy thế là đã uy phong hơn bọn miền Bắc nhiều! Mình chưa tin, bảo là Tàu toàn trang hảo hán, sao mà sợ vợ? Tối hôm ấy đi uống rượu với một thằng “lão bản” - thằng Tàu mà mình thấy duy nhất nó uống hơn mình vì bên Nga nó uống được 2 chai vođka - nó mang vợ theo (hay vợ nó bắt mang theo thì không biết). Đang uống dở mồm, mình với thằng đệ cùng với nó uống mới được một chai, vừa đủ khởi động thì vợ nó đứng lên, chả hiểu nói gì mà thằng này cum cúp xin về luôn... Hôm sau nó xin lỗi rối rít, bảo nước tao đàn bà dữ lắm, nhất là bọn quê ở Nội Mông, đánh chửi chồng như két, vợ tao cũng quê ở đấy...

-Mát xa: dân Tàu không bao giờ bơi, hạn chế tắm tối đa thì tôi kể rồi (chắc học tập Mao chủ tịch chỉ lau người). Được cái khí hậu bên đó cũng không phải ngày tắm hai bận như ở Việt Nam. Nhà tắm công cộng của Tàu thì hay, châu Âu còn chạy dài, mấy cái kiểu như ở khách sạn Oasis nhà mình làm là bắt chước vụng về của bên đó thôi. Mấy đứa Việt Nam hay đi lại bên Tàu có kinh nghiệm đến thành phố lạ không cần thuê khách sạn cho tốn, cứ vào đấy vừa rẻ vừa sạch, có chỗ ngủ chỗ ăn ngon, chỗ nằm nghe nhạc sống, có đứa đấm bóp, ở vài ngày cũng được... Ta chưa có những chỗ to như thế, nhưng ở Tàu thì vùng nhà quê hẻo lánh cũng có. Ở Bắc Kinh mấy chú Tàu dẫn đến chỗ có vẻ to nhất ở đây, 5 tầng to như đại siêu thị Aeon, chắc là người cả quận Hoàn Kiếm tắm vẫn thừa chỗ. Vào cửa thấy nhân viên phục vụ mang ra hai cái áo khoác lụa đỏ cho mình và thằng Tàu làm "sếp", mấy đứa nhân viên Tàu của nó thì áo khoác bông màu xám, mình chọn áo xám cho sướng thì bạn Tàu bảo không được, chỉ có tao là “lão bản” và mày là khách thì mới mặc áo này vì phải mua (độ 100 đô), còn đàn em của tao có tiền cũng không được phép mua khi đi với tao, áo xám kia không mất tiền... thế là đã thấy lằng nhằng. Trai gái tắm riêng, vào đấy đi loạn lên chả hiểu tầng mấy nữa, sạch sẽ lắm rồi thì Tàu mời mát xa. Phấn khởi nghĩ rằng đấy mới là “chương trình”, chắc nó đãi mình oai lắm đây, mà đúng là “chương trình” thật, nó tống mình vào một phòng khác đóng cửa lại. Trong đấy có mấy cái giường sắt như ở bệnh viện, một thằng to khỏe lột truồng mình, vứt lên giường rồi xịt nước cực mạnh, y như tắm lợn, bôi xà phòng tứ tung, bóp cho phát nào đau điếng phát ấy. Rồi nó lấy cái dao (sợ quá chả nhìn nó bằng gì nữa) cạo mình từ đầu đến gót chân, sồn sột đúng như cạo lông lợn, sợ chết khiếp nên nằm im re, vì không biết tiếng nên chả xin nó thôi được. Cạo lợn xong nó phun nước đuổi ra, ra ngoài mừng quá bảo bạn Tàu cho về luôn, không ăn chơi gì trong ấy nữa. Ra cửa gió thổi vi vu, lúc ấy thì sướng, vì lỗ chân lông bị nó cạo sạch, mở hết toang hoang ra, thích lắm nhưng nghĩ đến “cạo lợn” lại sợ, tự hứa không chơi mát xa với bọn Tàu này nữa, sang Việt Nam mình đãi nó mát xa thì ngon thế mà của chúng mày như shit... Về rồi vẫn có thằng chạy theo ra đưa cái áo khoác lụa đã gấp cẩn thận làm kỷ niệm, tỉu nà ma lần sau ông cạch!

-Thuốc lá: đàn ông Tàu đứa nào cũng hút, mà hút nhiều dã man luôn, có thể vì chống lạnh (Tàu không bao giờ đội mũ, mình đã đến Cáp Nhĩ Tân lạnh âm 40 độ mà thấy chúng nó cũng đầu trần, chân đi giày hè!). Nhưng ngoài ra “ăn hút” còn để thể hiện đẳng cấp, quan hệ, giàu sang... nữa. Có loại rượu riêng, thuốc lá riêng cho “Trung Ương cục” (thằng đệ dịch thế, chả biết đúng không, mình chả đọc được!) - nhưng thấy khoe là đại gia có tiền cũng khó mua, dân Tàu trông thấy là sợ vãi tè. Tuy không hút nhưng thấy thằng quen mình khoe thế, mình cũng bảo Tàu đưa tao một chai và mấy bao thuốc, tao mang về có việc, cũng để thử xem Tàu có bốc phét mình không nữa. Mang về Nga rồi mời mấy chú Tàu đến uống, cho thêm mỗi thằng một bao thuốc, thấy các chú ấy xì xồ ghê lắm, sau đòi nợ thấy cũng dễ thật, chẳng nhẽ chúng nó chuộng bề nổi thế à, hay là...?

-Con và Chó:
Tàu cấm đẻ 2 con một gia đình, nên dân số khai là 1,2 tỷ nhưng thực tế lên 1,6-1,8 tỷ, cụ thể chả ai biết, tất nhiên lắm hệ lụy kèm theo. Ở nông thôn miền núi có thể xuê xoa, chứ ở thành phố mà đông con chắc chắn phải loại “tay to”. Một lần ở Bắc Kinh gặp một thằng mà thấy mấy chú Tàu khác xun xoe, tôi mới hỏi thằng này sao mà oai thế, thì bọn kia thầm thì: “nó có hai con và mấy con chó đấy!”. Hóa ra muốn có thêm đứa con nữa phải quen biết rộng lắm, chưa kể tốn khoảng 50-100 ngàn $ nữa. Nhưng chưa oai bằng có giấy phép nuôi chó, cũng phải quan hệ và tốn 15-30 ngàn $ (lúc đó đang sắp Olympic, nay không biết đắt rẻ thế nào, nhưng hồi đó là vậy). Thấy bảo muốn sắm cái mô tô xịn thì còn khó nữa... Mình nghĩ bụng, ở quê tao 2 bánh đầy, chó thiếu chó gì, còn con chỉ sợ hết trứng...

-Đồ uống:
Tàu rượu bia đã kém rồi mình đành xoay sang uống đồ khác. Chúng nó tự hào Đại Hán, không uống ba cái nước Cola, Pepsi... (thôi cái đó kệ chúng mày) nhưng lại toàn uống cái nước của “Khang sư phụ” mà sau này THP khuân về Việt Nam đấy, uống cứ lợ lợ. Cafe thì kém toàn tập rồi, ngoài phố có quán cafe thì toàn bán nước ngọt, cafe Tàu ít khi uống, dân mình thèm quá uống thử thì như nước sái ba của cà phê phin, trên dưới trăm tệ một ly. Chè thì càng đắt uống càng nhạt nước, mà đắt lòi mắt, vài ngàn đô/túi mà Tàu vẫn mua, nâng niu lắm! Đành đi ăn ở đâu thì tranh thủ uống cái nước chè khuyến mại không mất tiền còn ngon hơn, rót biểu diễn bằng cái ấm vòi dài như cái que, đứng xa 2 m vẫn rót không trượt, như Trần Nguyên Hãn rót dầu...

-An ninh:
Đến Thủ đô Tàu thấy bảo tuyệt đối an ninh, mà đúng thế thật, chả thấy lưu manh trộm cắp đâu, công an cũng lịch sự, dân Nga sống buôn bán cả một khu quần thể láo nháo ầm ĩ mà vẫn bao năm nay tồn tại, cái trò để mũ công an trong xe ô tô là VN bắt chước Tàu! Hóa ra chỉ Beijing được thế thôi, vùng khác thì tùy. Xuống đến cái thành phố nhỏ sát Quảng Châu, nơi bà con ta hay “đánh quần bò” sang Đông Âu, lúc nào cũng có cả trăm “đại diện” người Việt sống ở đấy, thì được dặn ngay là “đi đâu tuyệt đối đừng mang cái gì, vì nó cướp”. Đơn giản nhất là điện thoại, phải dùng loại “cùi bắp”, đi đâu con gái phải cho vào cái túi ni lông để đựng thực phẩm xách toòng teng trông nhếch nhác thì "chúng nó" tha... Bao năm rồi mà chả thấy chính quyền làm gì được xã hội đen, bách nhục!

-Gái mú:
Tất nhiên Tàu cũng tệ nạn kinh người, nhưng nó phải theo quy hoạch đâu ra đấy, không “tả bủ xiểng” như Việt Nam được, mất hết cả hay! Các thành phố lớn muốn chơi bời gì thì cũng phải qua karaoke (nó cứ ghi là KTV cho sang mồm!) - như shit, đắt lòi mắt mà vào đấy toàn tiếng giun dế không đọc không hát được, lại tuyệt đối cấm động chạm chân tay, ngu thế chứ...
Tung Quảng là thành phố vệ tinh của Quảng Châu, nơi nghệ thuật ăn chơi được đưa lên đỉnh cao mà không Thái Lan nào so được... Hôm đi xuống đấy thì lại đúng dịp báo động đỏ (và sau đó toi luôn cả một “khu công nghiệp”). Số là đang có dịch cúm gà, UBND thành phố mới gửi điện báo cáo lên Bộ Y tế về tình hình ABC, nhưng lại fax nhầm sang Bộ Công An. Mà tiếng Tàu “gà” là “cave” thế nên Công an trên bộ lập chuyên án, về đập cho tan nát cả một rừng hoa, đến nay vẫn chưa hồi phục... Thảo nào Tàu thích sang Việt Nam thế!

-Hàng nhái, hàng giả:
Phải nói lại một thực tế, là Tàu cái gì cũng làm giả, làm nhái được hết, từ thô sơ cho đến siêu tinh vi, từ phụ tùng tên lửa máy bay cho đến đồng hồ siêu xịn. Cái tàu mới chìm trên sông Trường Giang không biết có bao nhiêu % phụ tùng rởm nữa. Có lẽ các anh tay đeo Patek Philipe, Frank Muller hay Rolex, các chị õng ẹo khoác LV, dùng đồ Versace nên nhớ lại mình mua đồ ở đâu, vì khả năng vô tình hay cố ý ẵm phải đồ giả là trên 90%! Nhưng trắng trợn nhất là giữa thủ đô Bắc Kinh có một tòa nhà cực nổi tiếng, cao 5 tầng, to gấp chục lần cái Tổng hợp Tràng Tiền, bán toàn đồ hiệu từ túi đánh golf đến "áo cá sấu" với giá khoảng vài % giá hàng thật, đã bao năm nay bất chấp các tập đoàn đồ xa xỉ lừng danh kia tìm mọi cách tác động để tiêu diệt mà không được, chứng tỏ nhà nước nó phải bật đèn xanh!
Tàu nó lại quái ác ở chỗ nó chỉ làm hàng nhái để cho chúng ta - tức là phần còn lại của nhân loại dùng! Chả bao giờ bạn thấy đứa Tàu nào dùng những cái điện thoại Vertu rởm như ở Việt Nam, mặc đồ Adidas cố tình in sai một chữ hay mấy ông xe kéo mặc áo Moschino cả, thế mới căm... Tức là ta đã kịp học nó cái xấu - làm giả đủ trò - mà chưa học được cái tính kiêu hùng kia của dân Tàu!

-Đồng hương:
Ta cứ ngộ nhận cho là dân Tàu đoàn kết tương trợ nhau lắm, nhất là ở nước ngoài, chả giống dân ta vừa cục bộ vừa ích kỷ... Đi sâu vào mới biết chúng nó cũng “bóp nhau ra bã”, thậm chí sẵn sàng tiêu diệt đồng hương nếu vướng đường làm ăn, có thể bề ngoài không “phũ phàng” như dân Nga, dân Ý... nhưng về độ “thâm nho” thì Tàu vẫn xứng danh số một!
Giàu nghèo thì phân cách quá lớn rồi (Việt Nam mười năm nữa cũng thế). Bọn giàu có nói về tiền bạc hay dùng từ “ức vạn” - chả rõ là bao nhiêu tỷ như ta hay dùng nữa, trong khi công nhân mặt bằng chung hơn Việt Nam một tý thôi, đa số là chỉ lấy tiền 1-2 lần trong năm thôi (tết Nguyên Đán), còn bình thường đủ ăn ở là may rồi... Nghe quen quen!
Trung Quốc quá lớn, vấn đề “vùng, miền” như của ta, nhưng bình phương lên, vùng này nói vùng kia nghe chả hiểu được thổ ngữ, thế nên về lâu về dài không tan vỡ thì mới là chuyện lạ...

-Đại Hán:
Nói đi cũng phải nói lại, dân Tàu đa phần khá chân chất, chịu khó làm ăn, dễ thích nghi... nói chung là không đến nỗi nào, dân ta được thế cũng đã tốt. Nhưng...
Nói chuyện gì động đến dân tộc, lập tức thằng Tàu bất kỳ nào cũng trợn mắt, ngoạc mồm, dậm chân bành bạch, vỗ ngực thậm chí nhổ nước bọt xuống đất mà nói to như hét, rằng “Tao là dân Đại Hán nhé, không như chúng mày, chúng nó...đâu”. Chúng mày, chúng nó là ai thì đây:
Dân Tàu ghét số một là Nhật! Mở tivi ra thì đa số là phim “chiến đấu”, toàn cảnh Nhật lùn vác kiếm chém người, đốt nhà, hãm hiếp dân Tàu... ngày này qua ngày khác! Thế nên chả mấy khi thấy thằng Tàu nào dùng đồ Nhật, kể cả Sony, mối thù đã thấm vào xương tủy rồi (thế nhưng trẻ con lại đang mốt trông phải giống anime của Nhật...). Mỹ đỡ ghét hơn, thôi thì dân Tàu dùng điện thoại Motorola hay iPhone, nhưng chúng tao mới là nhất, rất nhiều Cty nọ kia của Tàu hay bắt đầu bằng “SINO” - Đại Hán đấy - kiểu Vina nhà mình (cứ thấy Vina y rằng trước sau gì cũng phá sản)! Dân tộc Triều Tiên cũng ghét nốt, trong lịch sử đánh nhau mãi rồi, trong phim cổ trang bọn này cũng hay gây tội ác lắm. Dân Mông Cổ thì lịch sử ghê gớm rồi, nhưng cuối cùng cũng bị người Hoa đồng hóa về lâu về dài, chả thèm chấp. Nước Nga - “Ya lao sư” - thì là khách hàng lắm tiền thôi, chứ về lâu về dài từ Siberi đổ về đến Thái Bình Dương trước sau cũng bị Tung Của chiếm về - vì xưa kia đây là đất tổ tiên nhà Tàu mà. “Thằng” Hồng Kông đã phải quy phục rồi, còn “thằng” Đài Loan đấy, thử buông thằng Mỹ xem, đánh luôn! “Thằng” Uê Nán - tức Việt Nam - thì láo quá rồi, chúng mày thực chất là một tỉnh, thậm chí chỉ là một vùng đất phía Nam, mà ngang bướng, đánh cho một trận năm 79 chưa chừa đâu, liệu hồn...

Vậy đấy, cứ uống rượu tâm tình với bất cứ thằng Tàu nào về chính trị thì câu chuyện sẽ như thế đấy, hỏi sao có thể tin tưởng gì cái thằng láng giềng đểu này, anh em gì chúng mày! Đừng ngộ nhận...


Ghi chú: Bài này đã viết mấy năm trước, chỉ đăng trong group với tiêu đề "Tàu đểu" - tất nhiên đây là đánh giá của bản thân tác giả, có nhiều phần chủ quan và ngộ nhận, chưa kể mang tính hài hước, hôm nay lôi ra "xào" lại. Đó không phải là một phân tích xã hội học hay mang tính chính trị, mà là cảm nhận thật của bản thân người viết, để chia sẻ với những bạn chưa hay ít sang Trung Quốc... Chứ thực ra đất nước này cũng đã từng cho người viết nhiều người bạn tốt, nhiều phút giây may mắn và hạnh phúc!

Ghi chú 2: sau 2 năm đăng bài tác giả nhận được khá nhiều ý kiến phản hồi của bạn bè cõi “Phây”. Cũng hơi lạ rằng khá nhiều người không hiểu (hay cố tình chả hiểu?) sự hài hước của bài viết, mà cứ tưởng nó là văn chính luận hay nghiên cứu chuyên sâu, lạ thật! Một điều khác lạ nữa là những ý kiến sai lầm nhất về Trung Quốc lại thuộc về hai nhóm người: những người đã vài lần du lịch theo tour đi Trung Quốc, và những người đã từng theo học ở Trung Quốc. Xin thưa rằng các bạn mới đi, mới học ở một vùng nào đó đâu đã thâm nhập được vào xã hội của người ta, chưa cảm nhận được dù chỉ một góc bé xíu của đất nước tỷ dân này, nên không biết hết cũng là quá dễ hiểu, đừng tỏ ra “nguy hiểm” như vậy chứ! Ngay tác giả mỗi lần quay lại cũng khá bất ngờ về những đổi thay mà còn cần nhiều bài viết, nhiều chuyên gia trải nghiệm và nêu lên thì mới đủ. Xin hãy là những người đọc thông minh!








https://www.facebook.com/namhhn/posts/956400334421904

Vài nhận thức về Quốc hiệu Việt Nam thời trung đại

Phan Quang

Trong nhận thức về mặt địa lý người Trung Quốc gọi vùng đất nay là miền Bắc Việt Nam (cái nôi của Đại Việt - Việt Nam) là Lĩnh Ngoại (vùng Lưỡng Quảng được gọi là Lĩnh Nam). Họ coi đây là trời nữa ở ngoài trời đất Trung Hoa.
Trên vùng đất mới mẻ (châu thổ sông Hồng) một quốc gia mới được lập nên. Tên gọi của quốc gia ấy cũng liên tục biến đổi, phản ảnh những ý chí nguyện vọng khác nhau của đấng quân vương.
Các quốc hiệu có thành tố Việt. Việt Nam, Đại Việt, Đại Cồ Việt, Cự Việt, ... tất cả đều có từ bất biến là Việt. Các từ như Đại, Đại Cồ, Cự đều hàm ý to lớn, tức là từ thậm xưng có thể thay đổi tùy theo nhận thức của Chính quyền.
Tuy nhiên chữ Việt ở đây không có bộ mễ (dân lúa nước - cái này phải nói cho rõ ràng như vậy). Chữ Việt này có bộ Tẩu và Qua (越). Choang tộc Quảng Tây cũng xưng là Lạc Việt (雒 越).
Tên gọi Việt Nam được dùng nhiều trong các văn bản, minh văn. Nhưng chỉ trở thành tên gọi chính thức khi Gia Long không còn thấy thỏa mãn với cái tên An Nam quốc. Ông mong muốn đặt tên nước, nhận thụ phong là Nam Việt Quốc Vương. Sau khi thương thảo với nhà Thanh, hai bên thống nhất Quốc hiệu nước ta là Việt Nam (1804).
Những quốc hiệu không có từ Việt. Đại Ngu tên quốc hiệu thời Hồ, ý nói nước kế thừa thịnh trị Ngu Thuấn. Không ngạc nhiên lắm khi những dòng họ Lý, Trần, Hồ "đều được nhập khẩu" trở thành quân vương Đại Việt. Lý, Trần đều gốc Mân (nay là Phúc Kiến). Bản thân Hồ Quý Ly cũng cho rằng mình dòng dõi Ngu Thuấn.
Đại Nam: Người Phương Tây xưng tụng là đế quốc Đại Nam (hay Đại Nam Đế Quốc). Đây là một quốc gia hùng mạnh dưới các thời Minh Mạng, Thiệu Trị và những năm đầu thời Tự Đức (trong khoảng 30 - 35 năm).
Khác với vua cha (Gia Long hoàng đế), Minh Mạng chán ghét tên gọi Việt Nam, ông cho rằng Quốc hiệu này không xứng đáng với vị thế và sự rộng lớn của lãnh thổ mà ông cai trị. Đại Nam thời Minh Mạng (1820 - 1841) đã có sự bành trướng vĩ đại về mặt lãnh thổ và ý chí Hán nhân.
Tên giao dịch quốc tế: Giao Chỉ, An Nam. China trung đại với tư cách là "thiên quốc phương Đông" đã phong cho quân vương nước ta làm Giao chỉ quận vương. Sau khi vua ta mất, thì phương Bắc mới truy phong là Giao Chỉ quốc vương. Một trường hợp cá biệt là Đinh Liễn con Đinh Bộ Lĩnh dù chưa làm Vua nhưng đã được Tống triều phong là Giao Chỉ Quận Vương.
Đến Lý Anh Tông, năm 1164, Tống triều phong nhà vua làm An Nam quốc vương (安南国王). Từ đó nước ta có danh xưng trong ngoại giao là An Nam (sự yên ổn ở phương nam).
Sự kiện nhận thụ phong năm 1164 được đánh giá là thành công vượt bậc của ngoại giao triều Lý. Lần đầu tiên các hoàng đế Trung Quốc chính thức thừa nhận địa vị quốc gia của Việt (Đại Việt) chứ không còn là Quận nữa.
Thời nhà Mạc, Minh triều "hạ cấp" vua Mạc xuống làm An Nam Đô Thống sứ (1527 - 1593).
Khi người Pháp vào cai trị họ gọi ta là giống An Nam mít (Annamite). Sau này danh từ Annamite lại trở thành tính từ hàm ý chỉ sự dốt nát, cổ hủ, ưa mê tín, thích những điều nhảm nhí. Ví dụ câu: Đúng là cái dân An Nam mít! Đồ An Nam mít!
Trong lịch sử Việt Nam chỉ có Trịnh Tráng được phong làm An Nam phó vương. Trong nước, ông được vua Lê phong là Thanh Đô Vương khi chết được đặt thụy hiệu Nghị Vương, miếu hiệu Văn Tổ.
Đàng Ngoài, Đàng Trong (1558 - 1778) Đàng Ngoài còn được gọi là Vương quốc An Nam dưới sự cai trị của Lê Trịnh. Kinh đô Đàng Ngoài được gọi là Tonking (Đông Kinh).
Đàng Trong còn gọi là vương quốc Quảng Nam (Quảng Nam quốc), tên quốc tế là Cochinchina. Đây là vùng lãnh thổ do Chúa Nguyễn cai trị.
Chúa Nguyễn từng có ý định xưng Vương, tách ra khỏi Đại Việt (An Nam) tuy nhiên nhà Minh không tán đồng. Chúa Nguyễn vẫn phải nhận sắc phong và dùng niên hiệu của nhà Lê (Lê Trung Hưng). Về mặt lý thuyết, chính quyền chúa Nguyễn được coi là quan nhà Lê cai trị ở vùng đất phía Nam.
Một điều đặc biệt là cả ba dòng họ Lê, Trịnh, Nguyễn đều xuất xứ Thanh Hóa tức là dân Trại. Trại một nhà đã chia đôi thiên hạ! Nhóm Lê Trịnh bắc tiến và bị Kinh hóa vận hành quốc gia theo kiểu China, tự gọi Kinh đô của mình là Tràng An (hay Trường An). Dòng Trại họ Nguyễn Nam tiến và lập ra xứ Đàng Trong đa chủng tộc.
Phải đến năm 1802, quá trình tái thống nhất quốc gia mới được Gia Long hoàng đế hiện thực hóa. Mô hình một quốc gia hai chế độ đã không còn, gắn với đó là quốc hiệu Việt Nam.

https://www.facebook.com/song.han.9461/posts/3462429153836919

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

Tôi thật sự ấn tượng ngạc nhiên với nghi lễ và tiếp khách ở CPC.

Rất sớm, sau khi Campuchia bị Khmer Đỏ diệt chủng, đất nước vẫn trong tình trạng chiến tranh nhưng họ hồi sinh rất nhanh chóng.

22/12/1980, nhân ngày thành lập QĐNDVN, Thượng sĩ tui có vinh dự được Mặt trận 579 chọn và cử đi Phnom Penh dự metting và giao lưu với các cơ quan trung ương CPC. Có hai đoàn song song cùng về Thủ đô, gọi là Các LLVT Ưu tú là đoàn quân tình nguyện Việt Nam và quân đội Campuchia. Khi đến các cơ quan Bạn, hai đoàn đi xe kẽ nhau, mục đính là nhằm để truyên truyền cho Bạn hiểu thêm về quân VN. Kiểu như "ôn nghèo kể khổ, tình quân dân thắm thiết". Sĩ quan với lính lác, hầu hết từ gốc rạ mà ra, sang xứ người ở rừng sống với dân nghèo, về Thủ đô nên cái gì cũng lạ lẫm. Ở đâu, đi đâu, làm gì nhất nhất đều được sự chỉ dẫn lèo lái của các phái viên bên Tổng cục Chính trị cử trợ lý đối ngoại đi kèm. Từ cách bắt tay chào hỏi cho đến cách cầm muỗng nĩa để ăn...
Lần đâu tiên, nhìn thấy chùa vàng chùa bạc, cung điện hoàng gia nguy nga tráng lệ. Thấy sân vận động Olympic hoành tráng. Điện Chomka Môn nơi chiêu đãi khách của chính phủ rất đẹp và hiện đại. Thấy những khu biệt thự kiểu Pháp rất phong cách, chẳng cái nào giống cái nào. Được thưởng thức ca múa nhạc cổ truyền của dân tộc Khmer...Thấy Thủ đô mới hồi sinh mà choáng ngợp, không ngờ chính phủ Campuchia đã được như thế.
Đến các cơ quan Bộ và ngang cấp bộ, tuy cơ sở vật chất của họ không lớn nhưng đón đoàn lính hết sức trọng thị, khiêm nhường và thân tình. Được dàn nữ tiếp viên xinh đẹp chào đón, choàng vòng hoa, cư xử lịch sự lễ phép, đâu ra đó, không có gì gọi là cập rập. Lần đâu tiên, lên xe xuống cộ, biết thế nào là tiệc ngồi, tiệc đứng buffet...
Họ tiếp đón những người lính một cách thân thiện nhưng vẫn giữ đúng nghi thức ngoại giao. Ngẫm lại, hoá ra mình coi trời bằng vung, có thể họ thua mình về cái tế nhị khéo léo nhưng ngược lại, mình thua xa họ về nghi lễ ngoại giao trong tiếp đón và đãi khách. VN tiếp xúc với các nền văn minh lớn của thế giới nhưng toàn là học ba mớ. CPC học hỏi ứng xử từ nền văn hoá Pháp, dù trí thức có bị diệt chùng thì lớp sau vẫn nhớ mà kế thừa bền vững.

















Cái mâm bát này đến nay, nghe phong phanh vẫn còn khác đông.

Nhận diện một số người trong hình:
- Heng Somrin, Chủ tịch Mặt trận, CT Nước, mặc áo trắng ngắn tay, đứng giữa hơi nhô tới trước.
- Pen Sovann, Tổng bí thư Đảng, Thủ tướng, mặc áo trắng xăn tay áo, mang kính, đứng kế Heng Somrin.
- Nu Bêng phụ trách Y tế và Xã hội - mặc áo ngắn tay sậm màu đứng sau Pen Sovann.
- Chea Sim, Bộ trưởng Nội vụ, Chủ tịch Quốc Hội, mặc áo bộ đội, tóc cắt ngắn, đứng sau gần Heng Somrin.
- Keo Chenda, phụ trách Văn hóa và Thông tin..., đứng khoanh tay sau lưng bên cạnh Chea Sim.
- Hun Sen, Bộ trưởng Ngoại giao, Thủ tướng, mặc áo trắng, mang kính đen, mang dép ngồi bìa phải ảnh.
- Bu Thong, Bộ trưởng Quốc phòng, đại diện dân tộc thiểu số Khmer, trán lớn, mặc áo dài tay, tóc ngắn, ngồi bìa trái ảnh.
- Mat Ly, ..., đại diện những người CPC theo đạo Hồi, ngồi kế Bu Thoong.
- Sai Phu Thong, Thường trực Ban bí thư Đảng..., mặc áo ngắn tay, đừng hàng đầu, thứ hai bìa trái ảnh.
- Ros Samay, Tổng thư ký Hội đồng nhân dân cách mạng..., ngồi giữa mang giày.
- Chanh Ven phụ trách Giáo dục..., hàng sau, mặc áo trắng đứng kế Nu Bêng.
- Miên SomAn (nữ) phụ trách đoàn thể phụ nữ, mặc áo trắng đứng thứ 2 từ phải qua.

Ảnh được cho là chụp tại Cung điện Hoàng gia vào ngày 27 tháng 7 năm 1979. Có thể vì một lý do nào đó vài người nữa không có mặt như Chan Si, Chea Soth, Nhà sư Tep Vông (?.... 




Tìm kiếm Blog này