Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

Cuốn băng thu âm ngày 30/04/1975

Tiếng nói đầu tiên về sự Đổi Đời trên làn sóng điện của Đài Phát thanh Sài Gòn
Vào thời điểm 30/04/1975, TS. Nguyễn Nhã ngồi bên máy thu thanh để chờ nghe tin kết thúc chiến tranh khi đang tản cư ở trường học bên cạnh nhà thờ Tân Định để tránh pháo vì rạng sáng ngày 29/04/1975, cách nhà ở 158/227 Thoại Ngọc Hầu, bây giờ là Phạm Văn Hai, khoảng 15m bị hỏa tiễn rơi lạc. Việc ghi âm khoảnh khắc này là có chủ đích, nhằm phục vụ cho sưu tầm và nghiên cứu cứ liệu lịch sử. Băng được trực tiếp thu bằng máy Cassette Hitachi. Chính nhờ vậy toàn văn tuyên bố và diễn tiến phát thanh trên đài phát thanh được ghi lại hoàn toàn trung thực và chính xác.
Cuốn băng ghi âm có chất lượng khá tốt, dài 30 phút, ghi lại lời tuyên bố đầu hàng của tướng Dương Văn Minh vào ngày 30/4/1975 là cuốn băng duy nhất do TS. Nguyễn Nhã thực hiện. Cuốn băng ghi âm được xem là tư liệu quý có một không hai về buổi phát thanh cách mạng đầu tiên trên đài phát thanh Sài Gòn khoảng 13 giờ trưa ngày 30/4/1975, có giá trị về mặt lịch sử và nhờ nó mà sau này đã xác định được ai là người đã soạn nội dung cho tướng Minh nói trên đài phát thanh. Năm 2002, TS. Nguyễn Nhã đã sang tặng cho kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái, nguyên chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn.
• Người thu: Nguyễn Nhã, Chủ nhiệm kiêm Chủ bút Tập san Sử Địa (Đại học Sư phạm Sài Gòn)
• Máy thu: Radio Cassette HITACHI (khoảng hơn 40cm x 30cm)
• Băng thu: Băng cassette hiệu CHERRY 90 phút, băng nhạc cũ
• Nơi thu: Nơi tạm trú tránh đạn lạc, trường học kế Nhà thờ Tân Định (Sài Gòn)
• Thời gian âm được thu: Khoảng 20 phút không liên tục .
• Thời gian thu: buổi chiều Ngày 30/04/1975

Những nhân vật trong tấm ảnh nổi tiếng tại đài PTSG ngày 30.4.1975


Từ trái sang phải (hàng đầu): SV Hà Thúc Huy (Điệp báo A10), nhà báo Đức Petearnet, tổng thống Dương Văn Minh, Đồng chí Lâm (bộ đội), Đồng chí Hà Huy Đỉnh (áo đen, đang chỉ tay), KTS Nguyễn Hữu Thái (Điệp báo A10-đeo băng ở tay trái), đồng chí Phạm Xuân Thệ.
Ảnh chụp lúc 12 giờ 20, ngày 30/4/1975 tại Đài phát thanh Sài Gòn. Tác giả bức ảnh là Phóng viên Thông tấn AP, Nhà báo Phạm Kỳ (Kỳ Nhân) - một cơ sở Điệp báo A10. Chú thích ảnh của Tác giả.

Nguồn: Ictdanang

Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Nhớ lại cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 1965

Người đẹp Việt đầu tiên đi thi quốc tế là ai? hoa hậu việt nam đầu tiên, thái kim hương, hoa hậu việt, sao việt, người đẹp đầu tiên

Xem chi tiết tại Đây

Thi hoa hậu trên Đài truyền hình Sài Gòn 50 năm trước

10:00 AM - 21/05/2017 Thanh Niên



Thí sinh Tô Châu, Khánh Dung, Ngọc Thúy, Tố Trinh, Trúc Mai, Thùy Sơn, Thương Hoa và Ngọc Bích (từ trái sang) trong trang phục áo tắmẢNH: L.M.Q CHỤP LẠI TƯ LIỆU

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

Vài nét về Ca Nhạc Saigon trước 1975

Lời người viết: Lâu rồi các bạn bè thân hữu mỗi khi gặp tôi cứ hỏi “Liệu ông có viết lại các mẫu chuyện về Ca Sĩ Sài Gòn trước năm 75 được không?”. Bởi dù gì ngày trước ở Sài Gòn tôi viết chuyên mục về điện ảnh tân nhạc cho nhiều báo và tạp chí, mà nhật báo Trắng Đen với số bán chạy nhất thời đó là chủ chốt; đồng thời cũng là một trong các sáng lập viên “Nhóm thân hữu ký giả Điện ảnh Tân nhạc Việt Nam” (như Huy Vân TTK báo Tiền Tuyến, tức Binh Cà Gật trong tạp chí Chiến Sĩ Cộng Hòa, Nguyễn Toàn, Tương Giang, Phạm Hồng Vân, Phi Sơn….) thuộc “thiên lý nhãn”…. trăm tai ngàn mắt thời đó.
Viết về giới ca nhạc sĩ Sài Gòn thời trước 1975, là viết những chuyện đằng sau hậu trường, những chuyện dính dáng vào đời tư nhưng không đến nỗi phải bồi thường “một đồng danh dự”; có thể có những vụ việc đã từng được đăng hoặc chưa được đăng trên báo, viết về người còn ở lại và người đã xa quê hương, quả thật hết sức phức tạp!
Lý do “sự thật hay mích lòng”, nhưng đã hơn 30 năm xin cứ coi đây là kỷ niệm, thật hư thế nào chính người trong cuộc sẽ hiểu!…. Nhưng vì một lẽ giản đơn “không muốn vạch áo cho người xem lưng” đó thôi! ?
Cuối cùng, những phần hồi ký này chỉ trích đăng từng phần, nếu có dịp xin sẽ viết tiếp… và viết ra để những người về sau tham khảo và biết về các Nhạc Sĩ & Ca Sĩ trước 1975, đang ở VN, Hải ngoại đã thành danh như thế nào. 
Tr cau hoi 1CA SĨ SAIGON – XUẤT HIỆN TỪ ĐÂU?

Đô la đỏ & hàng PX

By Trang Nguyên -  January 20, 2017
Trên trang mua bán eBay, tôi thấy có nhiều loại tiền đô la đỏ thường gọi là MPC (Military Payment Certificate) mà quân nhân và các cơ quan dân sự Mỹ dùng để thanh toán trong thời chiến tranh VN. Đồng đô la đỏ được chính phủ Mỹ in ra để người Mỹ đóng quân ở hải ngoại tiêu xài, khi về nước hoặc đi nghỉ phép tại một quốc gia khác được đổi sang đồng đô la xanh (tức tiền lưu hành trong nước) tuỳ theo mức lạm phát tiền tệ của mỗi nước. Chẳng hạn ở miền Nam VN, thời gian 1968, 180 đồng đô la đỏ đổi được 100 đồng đô la xanh.
do-la-do5
Mặt tiền cửa hàng PX Chợ Lớn trên đường Nguyễn Tri Phương năm 1968 – Ảnh: Brian Wickham

Phim Hoàng Sa - Việt Nam: nỗi đau mất mát

Chuyện đời của người tự sát dưới chân tượng đài TQLC ngày 30.4


________________________

Tưởng Niệm Trung Tá Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Văn Long

Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017

Lịch sử xe 2 bánh Yamaha

Xe Yamaha đầu tiên tại Việt Nam

Một thương hiệu xe máy nhật được nhập cảng vào miền nam Việt Nam sau những đợt xe Honda, Suzuki và Kawasaki được Cục Quân Tiếp Vụ của Quân đội VNCH nhập vào dành cho các quân nhân phục vụ tại miền nam trước 1975 là xe Yamaha, một trong bộ 'tứ đại gia' xe máy Nhật Bản tồn tại ngày nay sau cuộc chiến xe máy khốc liệt tại Nhật bản kéo dài gần 3 thập niên.

Sơ lược lịch sử dòng xe Yamaha - ヤマハのオートバイ

Lịch sử xe 2 bánh Honda

Xe Honda đầu tiên tại Việt Nam
Những chiếc xe máy Honda xuất hiện đầu tiên tại miền nam Việt Nam vào đầu thập niên 1960 do những thiện nguyện viên Mỹ đến làm công tác dân sự vụ nhằm giúp đở phát triển kỹ thuật và kinh tế tại miền nam sau khi đất nước bị chia đôi bởi Hiệp Định Genève 1954 ký kết giửa Việt Nam DCCH và Pháp.

Trong bối cảnh thị trường xe 2 bánh gắn động cơ vào thập niên 1950, đa số các loại xe sử dụng tại miền nam Việt Nam được nhập từ Âu Châu: Vespa, Lambretta, Puch, Mobylette-Motobécane, VéloSolex, các loại xe gắn động cơ Sachs như Goebels, Ischia, Follis, Rumi, Phénix... Một phần do độ tin cậy vào hàng hoá của Âu Châu sản xuất, một phần nghi ngờ vào độ bền những sản phẩm Nhật Bản sản xuất sau Thế Chiến thứ hai 1939-1945.

Lịch sử xe 2 bánh Suzuki

Xe 2 bánh Suzuki tại Việt Nam thập niên 1960
Từ những chiếc xe đạp là phương tiện di chuyển phổ thông của những thập niên 1940-1950, qua thập niên 1960 tại miền nam Việt Nam đã được cơ giới hoá một phần lớn với những dòng xe gắn máy và scooters nhập cảng từ Châu Âu. 

Khi những người Mỹ thuộc những nhóm thiện nguyện viên Peace Corps đến giúp phát triển nông nghiệp và công nghiệp vào những năm đầu thập niên 1960 lúc chưa có chiến tranh bùng nổ lớn tại miền nam Việt Nam, họ có đem theo một số xe gắn máy và scooters nhập cảng từ Nhật Bản để sử dụng trong nhu cầu đi lại. Khác với những chiếc xe gắn máy của Châu Âu, những chiếc xe nhật có hình dạng cứng cáp và thiết kế hài hoà đã gây được sự chú ý trên đường phố.

Chiến dịch "Back to Switzerland"

Trước đây, người Thụy Sỹ tự hào vì sở hữu đầu máy xe lửa bánh răng chạy bằng hơi nước hiếm có, bởi nó chỉ có ở Thụy Sỹ và Việt Nam, thì nay, họ lại càng tự hào hơn bởi nó đã trở thành "độc nhất vô nhị" trên thế giới.
Vốn là người đã từng biết tới đầu máy hơi nước bánh răng Đà Lạt, chị Nguyễn Thị Hiền, nhân viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Geneva, Thụy Sỹ không khỏi xúc động và tiếc nuối khi Đài truyền hình Thụy Sỹ nói về đầu máy hơi nước tới từ Việt Nam.
Chị Hiền bùi ngùi nhớ lại: “Năm 1994, tôi làm việc trong dự án khôi phục đường sắt Bắc-Nam với Nhật, khi đọc tài liệu thấy có hai đầu máy hơi nước và đường sắt bánh răng Phan Thiết-Đà Lạt, phía Nhật đã lên tận nơi với ý định khôi phục tuyến đường sắt du lịch này. Theo họ, khách du lịch Nhật và phương Tây rất mê đồ cổ, do vậy, việc khôi phục tuyến đường sắt này giúp thu hút lượng lớn khách du lịch nước ngoài tới đây."
"Nhưng thật đáng buồn, khi chúng tôi lên đến nơi, chỉ còn lại cái ga cũ năm đơn độc trong hang núi với dây leo chằng chịt, đầu máy và đường ray đều đã bị dỡ và đem bán với giá sắt vụn. Một công ty môi giới của Thụy Sỹ sau khi mua được từ phía Việt Nam đầu máy và đường ray với giá rẻ đã bán lại cho Công ty DFB với giá 1.300.000 Franc vào năm 1990,” chị Hiền kể đầy vẻ nuối tiếc.
Trích từ: Vietnamplus
_____________

Chiến dịch "Back to Switzerland" của Dampfbahn Furka-Bergstrecke


Độc Đáo Đường Sắt Răng Cưa Phan Rang – Đà Lạt

AI ĐÃ HỦY HOẠI CON ĐƯỜNG SẮT HUYỀN THOẠI KHÔNG CHỈ CỦA VIỆT NAM MÀ LÀ CỦA CHÂU Á VÀ CỦA THẾ GIỚI: CON ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT?
Gọi là con đường huyền thoại vì đây là một trong hai tuyến đường sắt răng cưa leo núi của Thế giới: một của Việt nam và một của Thụy sĩ. Con đường của VIệt nam kỳ vĩ hơn vì nó vừa dài lại có độ độ dốc lớn hơn con đường của Thụy sĩ.( VN dài 84 km, trong đó có tới 43 km đường răng cưa; Thụy sĩ chỉ có gần 25 km ở đoạn vượt qua đèo Furka trên dãy Alpes)
Con đường sắt răng cưa naối liền Phan Rang – Đà Lạt được bắt đầu thi công vào năm 1908
( có tàii liệu nói sớm hơn vài năm) theo lệnh của Toàn quyền Paul Doumer. Sau nhiều năm gian khổ xây dựng, đến năm 1932 chính thức hoạt động.
Con đường sắt này một thời là cầu nối hữu ích và thơ mộng giữ miền biển Nam Trung bộ với thành phố du lịch Dalat trên cao nguyên Lâm viên.
Nhưng vì “ chiến sự ác liệt” nên đến năm 1972 con đường sắt huyền thoại này phải ngừng hoạt động!?
Sau khi “giải phóng miền nam”, lẽ ra người ta phải khôi phục lại con đường sắt đặc biệt quý giá này, thì vào năm 1986 Liên hiệp Đường sắt Việt nam đã cho tháo ray và tà vẹt để phục vụ cho việc sửa chữa đường sắt Thống nhất. Những đoạn đường ray răng cưa hiếm hoi và giá trị, cùng những cái gì gọi là sắt đều bị người ta bán làm sắt vụn dần dần từ năm 1980- 2004 thì hết sạch ( cả cây cầu đường sắt Đ’ran đẹp như trong tranh cũng bị tháo ra bán nốt!?). Cứ vậy mà từ một con đường sắt dài gần 100km, nay chỉ còn lại một phần ngắn ngủn là hoạt động, đó là đoạn từ Dalat đi Trại mát.

Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

Kinh nghiệm của CCB khi sử dụng lựu đạn .

 Thời mình thì sử dụng các loại lựu đạn như : lựu đạn chày Trung Quốc , lựu đạn cầu Quân Khu 7 , lựu đạn M67 (da láng của Mỹ ) , lựu đạn mini ( to bằng trái chanh , chiến lợi phẩm của Mỹ )
 Lựu đạn chay TQ có cán gổ dài ném thì rất xa , nhưng nổ thì không ra gì , có khi nổ sát bên hông cách chừng 1 mét không trúng mảnh nào , một thời gian bọn mình bỏ hết , cho cá ăn , hoặc dùng để làm lựu đạn gài nơi nào gác không xuể để báo động cho ta biêt khi địch mò vào vì khi địch mò vào có vướng nổ cũng không chết nó được . Vì loại nầy khi kích hỏa nó cháy nghe khè khè khói xịt cuồn cuộn . Bọn mình khi chuyển chổ đóng quân lười biếng gở mấy trái đã gài , bèn hô cho anh em chạy nhanh rồi anh đi sau cùng lấy chân đá vào sợi dây cho nó kích hỏa để hủy , đá xong chạy xa hơn mười thước nó mới nổ cái đùng .
 Còn loại lựu đạn cầu QK7 thì nổ mạnh hơn chày TQ mảnh nhiều hơn , nhưng có yếu điểm là khi bung mỏ vịt kích hỏa thì nghe tiếng bép rất lớn sau đó lửa khè ra ngay ngòi nên cũng đánh lựu đạn xong là điểm đánh bị lộ ngay , phải chạy ra chổ khác , mới mong còn sống khi bị B40 bắn phản lại .
  M67 da láng của Mỹ là loại đánh địch tốt nhất , nhưng cũng có một số điểm yếu cần phải khắc phục .
  1- Người Mỹ rất cẩn thận , khi binh lính Mỹ đánh lựu đạn là tay phải nắm chặt quả lựu đạn , cái mỏ vịt ép vào phía trong lòng bàn tay , sau đó mở chốt phụ ra , rồi mới rút chốt chính ra và vung tay ném về phía mục tiêu . Rất an toàn bài bản , nhưng ở cự ly gần không diệt được địch , gặp phải đối phương lì lợm như bộ đội ta là sẽ bị ta bình tỉnh nhanh tay nhặt quả lựu đạn do đối phương ném mà quăng trả lại , lúc nầy ngược lại người ném đầu không chạy đi đâu kịp vì thời gian cháy chậm đã hết .

Đời Nhảy Toán

Toán Công Tác Đặc Biệt thuộc Đoàn Công Tác 72 gồm 3 Sĩ Quan và 9 Hạ Sĩ Quan công tác 
20 ngày khu vực Tỉnh Quảng Nam gần ngả ba tam biên

Qua những tài liệu phổ biến về các đơn vị nhảy toán của Nha Kỹ Thuật về sự hình thành, chuyện kể về những chuyến công tác và đây là tài liệu nói về căn bản đời sống của nhân viên nhảy toán.

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

Mái nhà ký ức

Thứ Hai, 11/04/2011, 03:24 [GMT+7]
Ngày xưa, dựng mái nhà tranh vách đất thật kỳ công. Kỹ thuật dựng nhà chứa đựng nhiều giá trị tri thức dân gian.
Nhà tranh vách đất là kiến trúc nhà ở phổ biến ở các vùng nông thôn Quảng Nam trước đây. Bây giờ đi khắp các vùng nông thôn, nhà tranh vách đất đã vắng bóng, thay vào đó là nhà xây, nhà đúc… san sát nhau. Nhiều lúc đi giữa đường quê mà thèm lắm hình ảnh một mái nhà tranh vách đất, không biết sau này mấy ai còn biết đến những mái-nhà-ký-ức ấy.
alt

Chính đảng cầm quyền thành công nhất thế giới

  •   HỒ ANH HẢI
  • Thứ ba, 07 Tháng 8 2012 17:39tăng kích thước chữ
Mọi người đều biết một danh ngôn của sử gia nổi tiếng Lord Acton: Quyền lực thì có xu hướng suy đồi; quyền lực tuyệt đối thì suy đồi tuyệt đối. Kết luận bất hủ này được lịch sử chứng minh là đúng với hầu hết các trường hợp. Sự kiện Đảng Cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa của siêu cường Liên Xô tan rã là một thí dụ điển hình về sự suy đồi của quyền lực, cho dù Đảng và nhà nước này được vũ trang bằng hệ tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại.
 Riêng Đảng Hành động nhân dân tại Singapore thì khác : hiện nay đây là chính đảng liên tục sử dụng quyền lực tuyệt đối để lãnh đạo quốc gia trong thời gian lâu nhất thế giới (53 năm) nhưng chưa hề xảy ra suy đồi, tham nhũng biến chất. Trường hợp hy hữu này trong lịch sử loài người rất đáng để các nước nghiên cứu tham khảo.
Hơn thế nữa Đảng Hành động nhân dân còn được coi là chính đảng cầm quyền thành công nhất thế giới : chỉ sau vài chục năm, Đảng đã biến Singapore từ một xứ sở nghèo khổ lạc hậu trở thành một nước phát triển giàu có và văn minh hàng đầu thế giới, một trong những trung tâm kinh tế tài chính toàn cầu. Hiện nay thu nhập đầu người Singapore đã vượt xa Anh Quốc, cường quốc thực dân từng chiếm Singapore làm thuộc địa. Năm 1973 Tổng thống Mỹ Nixon từng ca ngợi: « Singapore là quốc gia được quản lý tốt nhất thế giới ».

Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2017

Campuchia và Myanmar -- những xứ gần ta mà khác xa ta

Ngoài chuyện tiền bạc, về tâm lý thôi mà nói, tôi thường đã rất ngại, không dám tính đi du lịch các nước giàu có bên trời Tây. Lý do là vì đi về chỉ thấy buồn, sao ở đó người ta sướng thế tử tế thế mà nước mình con người hư hỏng và xã hội trì trệ đến thế.
Nhớ có lần đọc một câu của B. Russel, do Hà Văn Tấn dẫn lại, bàn về sự hấp dẫn của sử, đại ý nói là đọc sử để hiểu những ngu ngốc của thời xưa do đó dễ dàng chịu đựng hơn những ngu ngốc của thời nay.
Tôi cũng muốn làm theo lời khuyên đó, và chuyển nó từ trục thời gian xoay qua trục không gian. Tức là, nếu điều kiện cho phép, tôi thích đi lang thang ở những nước nghèo nước khổ, để khi quay về thấy yên tâm với nước mình. Ví dụ như đi châu Phi, hay mấy nước kem kem ở Trung Đông và Đông Nam Á.

Nói thế thôi, chứ bây giờ chả ai nghèo khổ nữa, không bằng Tây nhưng họ biết học Tây để phát triển.
Chỉ có riêng ta, chả học làm ăn gì cả -- sau chục năm hô hào nay cái nghĩa của hai chữ hội nhập tóm lại ở một nội dung là mua hàng ngoại về mà xài - nên đằng sau vẻ sặc sỡ giả tạo là sự nghèo nàn thực sự, tìm nước chán hơn nước mình rất khó.
Tuy nhiên ở đâu thì qua sự so sánh cũng rút ra được ít suy nghĩ có ích .
Tôi đến Campuchia tháng 11-2010  và Myanmar  tháng 3-2013 cùng với tâm thế đó và đã ghi lại những cảm tưởng sau đây. Khi  trình ra với các bạn, tôi biết tôi chỉ  có những chuyến đi ngắn, lại ít phương tiện tiếp xúc, hẳn nhiều chi tiết có thể chưa chính xác lắm. Nhưng cái hồn của hai xứ này, nhất là chỗ khác nhau giữa họ và ta, tôi tin là tôi nắm được.

Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

Ngư dân Việt hiện đang đánh cá trên biển tới lãnh thổ nào

HIỂM HỌA... NGƯ DÂN VIỆT NAM?.

NHÀ BÁO MAI THANH HẢI·5 THÁNG 5 2017

(Ngô Minh Trí) - Ngày 1.5, nhóm các nước Nam Thái Bình Dương đã phải nhóm họp ở Úc để lên kế hoạch ứng phó với “blue boats” (ý nói những tàu cá vỏ gỗ sơn màu xanh) đến từ VN. Danh sách các nước tham gia họp dài dằng dặt: Micronesia, Marshall Islands, Nauru, New Caledonia, Palau, Papua New Guinea, Solomon Islands, Tokelau và Vanuatu. Tham dự còn có đại diện của Úc, New Zealand, Pháp, Mỹ…


Báo Pháp đăng bài tường thuật việc Cảnh sát Biển nước này bắt giữ tàu cá của ngư dân VN xâm phạm hải phận, đánh bắt trộm
Với các quốc gia ấy, tàu cá VN được gọi là “blue threat” - mối nguy cơ xanh. Từ chỗ màu xanh đại diện cho hòa bình thì những tàu cá VN sơn màu xanh đang trở thành nỗi hãi hùng khi thường xuyên xâm nhập vùng biển các nước Nam Thái Bình Dương để đánh bắt trái phép, tận diệt những loài thủy sản quý của nước họ. Ném mìn ầm ầm xuống biển họ như khủng bố. Đặt chúng ta vào vị trí các nước ấy, chúng ta chắc chắn không thể chấp nhận.

Một nhà báo lâu năm nói về nghề báo

Câu chuyện của anh Quốc Phong, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Thanh niên:
NHÀ BÁO, KHỔ NHẤT KHI PHẢI VIẾT NHỮNG ĐIỀU MÌNH KHÔNG MUỐN VIẾT ?
Tôi nghỉ hưu đã tròn 1 năm. Giờ nghĩ lại cả cuộc đời làm báo, sống được cũng nhờ báo mà có lúc từng " chết " cũng vì cái nghiệp báo. Sướng, vui , buồn , tủi, cay đắng...đủ cả cũng từ nghiệp làm báo . Nó khiến tôi thấm thía đủ điều . Song , với tôi, có lẽ cũng là điều "may" so với nhiều bạn đồng nghiệp, ấy là chưa làm... phóng viên một ngày để viết những điều mà trong lòng nhiều lúc không hẳn muốn viết những vẫn phải viết.
Trước hết, xin giải thích luôn cho câu tôi vừa nêu. Tôi chưa một ngày làm phóng viên dù vào nghề báo từ năm 1978 và cũng làm lãnh đạo" èng èng" (cấp trưởng ban) từ năm 1990 là bởi khi mới bước vào nghề, tôi chỉ có biết làm biên tập viên ( của Tạp chí Thanh niên) rồi sau một thời gián đoạn đi nghĩa vụ quân sự, tôi được đổi sang làm tuyên huấn . Tiếp đó, tôi làm " hoạ sỹ" bất đắc dĩ vì vốn có chút năng khiếu vẽ vời và chút thẩm mỹ nên bị phân công làm nghề trình bày báo kiêm kỹ thuật sửa morrasse của Tạp chí Hậu cần Quân đội. Tức là dạng tương tự như trợ lý Thư ký toà soạn( vì có thể được chủ động cắt cúp, chỉnh lại bài viết lúc sửa bông ngay tại nhà in , không cần quay lại TS xin sếp sửa đoạn đó nếu những khổ cần cắt đó không mang tính học thuật quân sự ...).
Thực ra thì tôi cũng rất ít viết khi còn làm quản lý vì công việc bận bịu. Nhưng do yêu nghề viết lách và cũng do thích thú với một đề tài nào đó mà ngày ngày đời sống luôn đặt ra, tôi luôn phải suy nghĩ. Tôi viết nhiều cũng chỉ những năm sau này, do công việc rỗi rãi hơn nhiều. Vậy là tôi lại lao vào viết. Nhiều lúc viết như bổ củi, say sưa... Chứ nếu viết theo yêu cầu, mà yêu cầu đó một khi tôi không thích, không đúng như mình nghĩ thì tôi cũng không viết .

Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

Kiệt tác của Nguyễn Du - "Văn tế thập loại chúng sinh"

Bản dịch chữ quốc ngữ của GS Hoàng Xuân Hãn.
Nguyễn Du
Văn tế thập loại chúng sinh
文祭十類眾生 )
Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi may lạnh buốt xương khô
Não người thay buổi chiều thu,
Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô rụng vàng...
Đường bạch dương bóng chiều man mác,
Dịp đường lê lác đác mưa sa
Lòng nào lòng chẳng thiết tha
Cõi dương còn thế nữa là cõi âm.
Trong trường dạ tối tăm trời đất,
Có khôn thiêng phảng phất u minh...
Thương thay thập loại chúng sinh
Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người
Hương lửa đã không nơi nương tựa 
Hồn mồ côi lần lữa bấy niên...
Còn chi ai khá, ai hèn
Còn chi mà nói ai hiền ai ngu!
Tiết đầu thu lập đàn giải thoát
Nước tĩnh đàn sái hạt dương chi
Muôn nhờ đức Phật từ bi
Giải oan cứu khổ độ về tây phương.

Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2017

Đời sống nhà nông ở đồng bằng Bắc Bộ xưa

Đời sống nhà nông

Đời sống nhà nông (La vie aux champ) là mảng đề tài được khai thác tương đối nhiều trên các bức bưu ảnh xưa. Nông cụ, hoạt động sản xuất và nếp sinh hoạt của người nông dân ở những vùng miền khác nhau trên đất nước Việt Nam được miêu tả khá kĩ lưỡng
Vác cày

Thứ Năm, 4 tháng 5, 2017

Chuyện tiếp quản & xử lý vàng, tiền của chế độ VNCH để lại

NGÂN HÀNG QUỐC GIA VNCH - BÍ MẬT THÁNG 4-1975
Những ngày cuối cùng của ​Ngân hàng Quốc gia VNCH
TTO - Cuối tháng 4-1975, lẫn trong các đoàn xe tăng, bộ binh giải phóng đổ về Sài Gòn có những người lặng lẽ làm nhiệm vụ đặc biệt.

Ngân hàng Quốc gia VNCH - Ảnh: tư liệu
Trung tuần tháng 4-1975, sau một tuần giao tranh khốc liệt với quân giải phóng do tướng Hoàng Cầm chỉ huy, phòng tuyến Xuân Lộc - hy vọng cuối cùng của quân đội VNCH - đã chuyển sang thế chiến bại.

Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

Thứ Ba, 2 tháng 5, 2017

Hồ sơ về Tướng Dương Văn Minh

nguồn Hồn Việt Quốc Học 5/29/2009
Phạm Văn Hùng/ Hồn Việt
http://sachhiem.net/LICHSU/N/NgvHung.php
28 tháng 2, 2010

L.T.S: Hồn Việt số 11 (tháng 5/2008) đã đăng một số ý kiến về Tướng Dương Văn Minh. Đó là một số ý kiến bước đầu quan trọng, giúp ta tìm hiểu sâu hơn một sự kiện lịch sử, một con người. Kỳ này, Hồn Việt xin công bố bản tóm tắt của một công trình nghiên cứu công phu, nhiều tư liệu mới với độ tin cậy cao của ông Phạm Văn Hùng. Hi vọng rằng, với công trình nghiên cứu này, sự kiện về Tướng Dương Văn Minh sẽ được sáng tỏ thêm. Nó chứng minh thêm tầm vóc của ngày 30/4 lịch sử dưới sự lãnh đạo toàn diện, sâu sát, kiên trì… của Bộ Chỉ huy tối cao đứng đầu là Lê Duẩn và của những người trực tiếp tham gia ở chiến trường miền Nam, của Trung Ương Cục miền Nam. Nó cũng chứng tỏ sự phối hợp tuyệt đẹp giữa quân sự - chính trị - địch vận… trong cuộc chiến tranh giải phóng. Nó nói lên sự phong phú vô tận của cuộc sống, của cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc của lòng yêu nước Việt Nam…

Chúng tôi mong nhận được thêm nhiều ý kiến. (HV)

Điệp viên giỏi nhất của CIA ở VN

 
Chiến tranh Việt Nam
Quân đội Mỹ sử dụng nhiều tình báo trong cuộc chiến Việt Nam
Tiếp theo phần một loạt bài về các điệp viên ít được biết đến trong cuộc chiến Việt Nam, BBC giới thiệu nhân vật Võ Văn Ba, người được gọi là điệp viên 'giỏi nhất của CIA ở Việt Nam.'
Tư liệu dựa trên bài thuyết trình “Những điệp viên vô danh nổi tiếng nhất trong cuộc chiến Việt Nam" của ông Merle Pribbenow.
Bài này đã đọc tại hội thảo “Tình báo trong Chiến tranh Việt Nam”, ở Trung tâm Việt Nam thuộc Đại học Công nghệ Texas.
Orrin DeForest, một nhân viên CIA phục vụ sáu năm ở Việt Nam, nhắc đến con người này với mật danh “Reaper” trong cuốn sách “Slow Burn: The Rise and Bitter Fall of American Intelligence in Vietnam.” Một chuyên viên khác của CIA, John Sullivan, nói ông ta là “điệp viên giỏi nhất mà chúng ta từng có ở Việt Nam.” Còn trong cuốn tiểu sử về sếp CIA ở Sài Gòn Ted Shackley, tác giả David Corn dẫn ra một sự đánh giá thời hậu chiến của CIA rằng điệp viên này là “nguồn tin đáng tin cậy nhất về ý định của cộng sản” ở Việt Nam.
Frank Snepp, một nhà phân tích tình báo có đôi lần gặp con người này, gọi ông ta là “điệp viên hàng đầu của chúng ta” ở Việt Nam. Văn phòng của CIA ở Sài Gòn thì đơn giản gọi ông này là “nguồn tin Tây Ninh.” Sau 1975, những người cộng sản mô tả nhân vật này là “điệp viên nguy hiểm trung thành với CIA” và nói CIA xem ông ta là “điệp viên có giá nhất tại Đông Dương” của CIA.
Con người này là ai?
Tên của người này là Võ Văn Ba. Theo các ghi chép của phía cộng sản, nhân vật này, sinh năm 1923, là một đảng viên cộng sản phụ trách tuyển mộ đảng viên mới ở khu vực Tòa thánh Cao Đài và thành phố Tây Ninh.
Có những ghi nhận khác nhau về cách làm thế nào và nhờ ai mà điệp viên này được tuyển mộ cho CIA. Orrin DeForest nói chú của ông Ba, ban đầu theo Việt Minh nhưng sau trở thành sĩ quan phục vụ trong ngành An Ninh Quân Đội của miền Nam, đã thu dụng người cháu. David Corn và John Sullivan viết rằng chú của Ba, người mà họ chỉ nói là một sĩ quan miền Nam, đã tuyển Ba làm chỉ điểm cho cảnh sát quốc gia Việt Nam Cộng Hòa.
Trước khi CIA vào cuộc, có vẻ Ba làm việc một thời gian cho quân đội Mỹ. Theo John Sullivan, một người trong CIA nói Ba từng làm cho tình báo quân đội Mỹ.

Tìm kiếm Blog này