Khám Chí Hòa nhìn từ trên cao trước năm 1975
Kám Chí Hòa, đầu năm 2016
Tháp canh ở bốn góc tường rào
Cổng từ ngoài vào khám Chí Hòa
Cổng phía trong
Đường hầm (nổi) dẫn vào một khu giam.
Hình ảnh bên trong khám Chí Hòa
Hành lang của một khu giam.
Một góc khám Chí Hòa hôm nay.
Kám Chí Hòa, đầu năm 2016
Tháp canh ở bốn góc tường rào
Cổng từ ngoài vào khám Chí Hòa
Cổng phía trong
Đường hầm (nổi) dẫn vào một khu giam.
Hình ảnh bên trong khám Chí Hòa
Hành lang của một khu giam.
Một góc khám Chí Hòa hôm nay.
Các cựu nữ tù chính trị thăm lại khám Chí Hoà
Khám Chí Hòa do người Nhật thiết kế xây dựng sau khi đảo chính Pháp để giam tù nhân, tuy nhiên khi thi công chưa hoàn thành, họ đã rút khỏi Việt Nam. Sau đó năm 1943 người Pháp tiếp tục công việc bỏ dở, hoàn thành vào năm 1953
Khám có hình bát giác với 8 cạnh đều nhau, giữa là đài nước trên là tháp canh, bao quang chu vi chính là tường rào ở 4 góc có tháp canh.
Với diện tích 7 hecta, Khám Chí Hòa cao 3 tầng lầu, 238 phòng.
Vừa hòa hợp những đặc trưng cơ bản của kiến trúc Pháp: kiên cố, kín đáo, mát mẻ, vừa mang nét huyền bí âm dương ngũ hành của phương Đông.
Ngoài ý trận đồ và phong thủy thì nó là một công trình kiến trúc độc đáo và khoa học trong việc uan lý giam giữ phạm nhân. Không tính trường hợp đêm ngày 9/3/1945, lợi dụng lúc Nhật đảo chính Pháp, những người tù Cộng sản đã tổ chức cướp trại và giải thoát hết số tù chính trị giam thì đến năm 1975 không có người nào vượt thoát khỏi khám Chí Hòa. Đó là một kỳ tích do thiết kế mang lại.
Khám Chí Hòa có 3 lầu. Tầng trệt là nơi làm việc của giám thị và các lực lượng bảo vệ, các khu dịch vụ. Đồng thời có 2 khu giam phạm nhân nữ. Lầu 1 (người ngoài Bắc thường gọi là tầng 2) là nơi để giam giữ tù chính trị, lầu 2 và lầu 3 là nơi giam giữ thường phạm. Khám Chí Hòa có 8 khu tất cả và đặt từ A đến H. Ví dụ, tầng trệt được gọi là O, phòng số 1 khu F, dưới tầng trệt sẽ được đặt số hiệu là OF1, nếu là trên tầng 2 thì sẽ đặt là 2F...
Mỗi cạnh của bát quái trận đồ là một khu, lưng xây bịt kín ở phía ngoài còn phía trong toàn song sắt và mỗi khu có 4 buồng giam. Ở giữa bát quái Chí Hòa là một vọng gác cao hơn 20 mét, trên đó có bể chứa nước và có chòi canh. Đứng tại đây, lính canh có thể dễ dàng quan sát tất cả các phòng giam.
Từ ngoài cổng trại đi vào, tới được buồng giam 2F, tôi đếm được đúng 9 lần cửa sắt và nếu thêm cánh cửa buồng cấm cố được làm bằng gỗ có nẹp sắt, thì người tù, khi vào buồng này, phải qua 10 lần cửa...
Nếu như ở một số trại giam khác do thực dân Pháp xây dựng, các buồng giam cấm cố được đặt khá biệt lập thì tại Chí Hòa, các buồng cấm cố lại được để ngay góc của hai khu. Mỗi góc có 3 buồng giam cấm cố và sát hành lang...
Công tác quản lý hồ sơ, tàng thư, căn cước của cảnh sát chế độ Sài Gòn đã được làm khá chặt chẽ và rất tỉ mỉ.
TT và ảnh tổng hợp từ Petrotimes và các nguồn trên mạng
Xem thêm:
Lịch sử Khám Chí Hoà- Sơ lược về nhà tù
(VTC14)_Khám Chí Hòa: Trại giam như mê cung và những vụ vượt ngục
Trại giam Chí Hòa - 'trận đồ bát quái' giữa lòng Sài Gòn
______________________
TC
Lý giải trận đồ huyền bí và di tích lịch sử khám Chí Hòa.
Nếu di đời khám Chí Hòa và nó sẽ trở thành di tích lịch sử?
Thì hổng lẽ ghi kỳ tích của CSQG: Nơi đây, hơn 20 năm không xảy ra một trường hợp vượt ngục nào, các chiến sĩ cách mệnh đầy kinh nghiệm đào tường cũng đành bó tay. Và cũng nơi đây sau 1975, CSND để phạm "đi quài" - (lời ông Thượng tá nguyên Phó giám thị trại giam).
Lý giải "trận đồ huyền bí" của Khám Chí Hòa.
- Không có trường hợp phạm nhân nào vượt ngục được từ khi khánh thành năm 1953 đến 1975 là do thiết kế tối ưu nơi giam giữ: Tường dày chắc chắn 8 canh, góc lính canh nhìn tốt nhất, ngược lại phạm nhân thấy ít nhất, quy trình kiểm soát nghiêm ngặt cộng với sự nghiêm khắc, tận tụy của giám đốc cùng đội ngũ quản lý ở đây.
- Đi lại trong đó mất phương hướng như mê cung là chẳng qua do thiết kế kín hạn chế tầm nhìn phạm nhân quan sát xung quanh: Mặt ngoài tòa nhà bát giác được xây bít, có tám góc nên khi di chuyển phạm nhân đi bị bẻ góc nhiều và đi có đoạn hầm nổi, kín nên mất phương hướng là chuyện bình thường.
- Cái gọi là "Thanh kiếm trấn yểm" ở giữa khám chẳng qua là đài nước, trên là tháp canh trung tâm rất quan trọng để lính canh nhìn bao quát mặt trong tòa nhà. Người ta dỡ mái xây lại một cạnh (dãy nhà) thấp hơn một tí vì lý do sét thường đánh chứ không phải TT Diệm nghe thầy địa lý làm thế để "thoát âm khí cho linh hồn dễ bay đi".
Nó là sự thêu dệt vô ý và có chủ ý của phạm nhân mê tín cùng cai tù để bẻ gãy ý chí vượt ngục của phạm nhân.