Tim thông tin blog này:

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

Nghe lại chiện ngoại giao tài tình của đoảng ta ở Paris.

__________________

"Hồi đó người ta hay kể cho nhau nghe chuyện cái bàn hội nghị. Theo cán bộ tuyên huấn, bọn Mỹ ngụy chúng thâm hiểm lắm, chúng định bắt hội nghị ngồi bàn hình chữ nhật, nhưng ta kiên quyết không chịu, sau chúng xuống nước đòi bàn vuông. Ta cứ lập trường cách mạng vững vàng, không là không, cuối cùng chúng phải chấp nhận ngồi bàn tròn. Bàn tròn thì mới tôn lên được vai trò vị trí ngang ngửa của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Bên ta coi đó là thắng lợi vẻ vang. Sau này tôi cứ thắc mắc nếu ngồi bàn vuông thì ta sút kém chỗ nào, không thể hiểu nổi, tuy nhiên lúc ấy nghe cán bộ ca ngợi thì cũng khoái lắm.

Họp bàn đàm phán với nhau nhưng phía cộng sản cứ lúc nào cũng phải thế thượng phong mới tỏ được chính nghĩa cách mạng. Báo chí những năm đó thỉnh thoảng lại ca ngợi bản lĩnh khí phách của ông Lê Đức Thọ, lúc thì ông không thèm bắt tay Kissinger, khi thì đập bàn mắng mỏ đoàn Mỹ hoặc đoàn Việt Nam cộng hòa như cha mắng con, lúc thì tự dưng đứng lên bỏ hội nghị ra về không thèm nói với “chúng” một câu nào. Nghe sướng lắm. Khi ấy, ông Sáu Búa Lê Đức Thọ như thần tượng của cả miền bắc, một thứ Idol Bắc Việt, át cả những ông Xuân Thủy, ông Nguyễn Duy Trinh, bà Nguyễn Thị Bình. Báo Nhân Dân phong ông Thọ là dũng sĩ diệt Mỹ trên trận chiến ngoại giao. Báo viết rằng hội nghị Paris còn vất vả gian khổ hơn ngoài chiến trường nhiều. Tuy nhiên, ông anh họ tôi một hôm đọc báo xong, thở dài, bảo đi đàm phán hòa bình mà cứ khôn vặt, xưng xưng nhận phần hơn phần hay phần tốt phần lợi về mình thế này thì có mục thất cũng chả đi đến đâu. Hai ông điếc nói cho nhau nghe thì sao thủng lỗ tai.
Sau khi hội nghị Paris kết thúc, Ủy ban Giải Nobel Na Uy quyết định trao cho cặp đôi Kissinger – Lê Đức Thọ giải Hòa bình 1972, nhưng ông Sáu Búa không nhận, bởi không thèm nhận chung giải với kẻ mà mình căm ghét. Dư luận lại một phen sướng đã đời. Vẫn thế thượng phong. Kết thúc cuộc hòa đàm, phía ta lập trường vẫn vững như bàn thạch, chỉ có điều để rồi mấy chục năm sau bỏ qua biết bao nhiêu cơ hội bắt tay nhau chung sống hòa bình.
Các nhà viết sử ngoại giao xứ này thường nói về Hội nghị Paris như một thắng lợi chói lọi, mốc son ngoại giao, nước nhỏ nhưng đứng trên đầu thù, khiến kẻ thù ê chề, thất bại thảm hại… "
_____________

TC: Tiếp chiện ngoại giao tài tình của đoảng ta ở Paris.
"Trời đã sinh Kissinger, sao còn sinh Lê Đức Thọ"
Chiện bên lề là dzầy:
Nói về học vấn và bằng cấp thì anh Sáu chỉ tầm học trò anh Kít tiến sĩ. Anh Sáu giỏi làm cách mệnh còn anh Kít là dân ngoại giao chuyên nghiệp. Anh Kít gốc Do Thái, được mệnh danh là bộ óc của nước Mỹ. 
Chi phí chiến tranh quá nặng mà không thắng nên dân Mỹ biểu tình rần rần, ảnh được TT Mỹ cử đi tìm giải pháp rút lui trong danh dự. Bên Miền Bắc VN bị B52 nện cho gần đuối nên Bộ Chánh trị cử anh Sáu làm đặc phái viên đi đêm và đấu lý ở sân sau Paris. Cả hai anh anh me nhau từng điểm, đi lại như con thoi giữa Washinhton - Paris - Hà Nội để báo cáo xin thỉnh thị, hội đàm kéo dài mỏi mệt.
Nhớ Trạng Quỳnh nên anh Sáu nghĩ kế cù nhầy, hỡ mỗi lần hai bên gặp nhau, ảnh dặn lính chuẩn bị sẵn sâm để uống cho thông giọng. Lúc bế tắt do lập trường hai bên khác nhau không còn gì để bàn thì anh Sáu tranh thủ giảng lịch sử Việt Nam bốn ngàn năm cho anh Kít nghe. Nghe miệt mài, anh Kít muốn khùng luôn, chịu không nổi, báo về TT Mỹ: tôi chịu thua, chiêu này không nằm trong sách ngoại giao, thôi ký đại cho nó xong...
Rốt cuộc hiệp định "hòa bình" được ký mà phần thắng thuộc về phía CS, Mỹ rút để lại VNCH ngậm quả đắng, đến nổi TT Thiệu uất lên đài khóc. Anh Kít đã phải thốt lên: "Tôi có thể làm tốt hơn nếu như đối diện trên bàn đàm phán không phải là ông Lê Đức Thọ!".

Lưu từ FB

Tìm kiếm Blog này