Đây là hồi ký của một Cựu chiến binh ở đơn vị C2, D7, E209, F7, QD4. Qua góc nhìn và đánh giá mọi việc diễn ra xung quanh của một chiến sĩ liên lạc, có chuyện tác giả nghe cấp trên, bạn bè kể lại...
Nó
phản ánh đời sống sinh hoạt buồn vui đời lính xen lẫn vinh quang, cay
đắng đi cùng những trận đánh to nhỏ bất tận trên chiến trường, trải dài từ giới Tây Nam đến biên giới Thái Lan và nội địa Campuchia.
Phải nói là tác gỉa có trí nhớ siêu phàm, câu
chuyện nếu in thành sách cỡ 500 trang, đã được đưa lên trang Quansu,
Vnmilitaryhistory, tác giả gõ từng bài ngắn, rồi chiến hữu còm thảo
luận, kéo dài gần 2 năm, thành mấy tập với tựa đề khác nhau... Nhưng
không hề nhàm chán vì nó sinh động chân thực có
sao nói vậy, vừa khái quát vừa chi tiết, ai đồng cảm với người lính chịu khó xem sẽ thấy nó hấp dẫn hơn tiểu thuyết
Câu chuyện có giá trị tư liệu rất lớn cho những ai quan tâm tìm hiểu người tình
nguyện Việt Nam đã sống và chiến đấu như thế nào trong một giai đoạn
lịch sử khó khăn của đất nước.
Thợ Cạo mời bạn theo dõi
Ngã 3 Chóp - Biên giới Tây nam hướng sư đoàn 7 bộ binh.
Tim thông tin blog này:
Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014
Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014
Xe thiết giáp ông Hải có gì mà ầm ĩ ?
Nghề của mềnh là cạo nên mắt phải lé tí đỉnh. he he.
Như bạn đã xem qua các báo tường thuật về việc cải tiến, chế tạo xe thiết giáp của cha con ông Hải ở Campuchia. Sở dĩ báo chí ầm ĩ như thế không phải vì những cải tiến độc đáo sáng tạo gì mà là do có tên người Việt - "người Việt ta đấy". Không thấy báo CPC, hoặc hãng tin thông tấn nào đưa tin, đủ hiểu các báo viết bài đều nghe ông Hải kể và lấy thông tin từ ông Hải cung cấp. Một số báo mở rộng thành chuyện Việt Nam không trân trọng chất xám, không biết sử dụng người tài như ông Hải và các ông bờ cờ khác... công rtình họ làm ra Việt Nam không biết xài, nước ngoài biết xài, bán cho nước này nước nọ...
Trở lại chuyện xe thiết giáp ông Hải (ê hèm dùng từ xe bọc thép coi bộ rõ nghĩa hơn!), những ai có kiến thức chút ít chứ chưa cần nói đến chuyên gia quân sự, dễ thấy rằng nó có tính show hàng cho ông Hải và Lữ đoàn 70 hơn là chất mà nó có được. Không phủ nhận tài độ chế của cha con ông Hải và qua đó cũng thấy rằng người CPC thoáng hơn, thực dụng hơn, không để cơ chế thủ tục hành chính ràng buột như VN. Biết trân trọng người tài dù là tài độ chế, biết tạo điều kiện tốt nhất cho thầy thợ phát huy sáng kiến, có chế độ ưu đãi vật chất để giữ người làm việc cho họ.
Nên hiểu đất nước CPC rất thiếu người có tay nghề kỷ thuật nói chung chứ không riêng về cơ khí, họ không ngu để ông Hải vẽ hưu vẽ vượn, tuy trình độ tướng tá, sĩ qua kỷ thật của họ không cao nhưng họ có tham vọng sản xuất xe made in Campuchia dù là "hổng giống ai" đi nữa. Với Vịt, câu cửa miệng là "người Việt mình" thì với Cam là "người Khơ me dơng" nghĩa là "Khmer ta".
Nó phù hợp với điều kiện nước bạn nên có chuyện nghe như đùa, ông Hải nói với đài BBC:
"Hiện tôi mới chỉ chế loại xe sáu bánh, họ yêu cầu chế xe tám bánh... Ở Campuchia, nếu anh làm được một công trình nào đó, đánh giá xong họ công nhận anh là nhà khoa học."
Những chiếc xe độ chế ấy tất nhiên là rẻ. Có hữu ích không? Thợ Cạo nghĩ là có, nó đáp ứng nhu cầu khoe mẻ của bạn và trấn áp biểu tình, báo loạn đường phố. Nên biết Lữ đoàn 70 đã đặt hàng cha con ông Hải sửa chữa, nâng cấp, chế tạo mới là đơn vị bảo vệ kiêm chống biểu tình bạo động. Tất nhiên chỉ huy đơn vị là người thân cận với Hun Sen nên dễ dàng rút được kinh phí nhà nước. Còn bảo nó là xe chiến đấu đánh nhau thì đừng giấc mơ còn xa.
Như bạn đã xem qua các báo tường thuật về việc cải tiến, chế tạo xe thiết giáp của cha con ông Hải ở Campuchia. Sở dĩ báo chí ầm ĩ như thế không phải vì những cải tiến độc đáo sáng tạo gì mà là do có tên người Việt - "người Việt ta đấy". Không thấy báo CPC, hoặc hãng tin thông tấn nào đưa tin, đủ hiểu các báo viết bài đều nghe ông Hải kể và lấy thông tin từ ông Hải cung cấp. Một số báo mở rộng thành chuyện Việt Nam không trân trọng chất xám, không biết sử dụng người tài như ông Hải và các ông bờ cờ khác... công rtình họ làm ra Việt Nam không biết xài, nước ngoài biết xài, bán cho nước này nước nọ...
Trở lại chuyện xe thiết giáp ông Hải (ê hèm dùng từ xe bọc thép coi bộ rõ nghĩa hơn!), những ai có kiến thức chút ít chứ chưa cần nói đến chuyên gia quân sự, dễ thấy rằng nó có tính show hàng cho ông Hải và Lữ đoàn 70 hơn là chất mà nó có được. Không phủ nhận tài độ chế của cha con ông Hải và qua đó cũng thấy rằng người CPC thoáng hơn, thực dụng hơn, không để cơ chế thủ tục hành chính ràng buột như VN. Biết trân trọng người tài dù là tài độ chế, biết tạo điều kiện tốt nhất cho thầy thợ phát huy sáng kiến, có chế độ ưu đãi vật chất để giữ người làm việc cho họ.
Nên hiểu đất nước CPC rất thiếu người có tay nghề kỷ thuật nói chung chứ không riêng về cơ khí, họ không ngu để ông Hải vẽ hưu vẽ vượn, tuy trình độ tướng tá, sĩ qua kỷ thật của họ không cao nhưng họ có tham vọng sản xuất xe made in Campuchia dù là "hổng giống ai" đi nữa. Với Vịt, câu cửa miệng là "người Việt mình" thì với Cam là "người Khơ me dơng" nghĩa là "Khmer ta".
Nó phù hợp với điều kiện nước bạn nên có chuyện nghe như đùa, ông Hải nói với đài BBC:
"Hiện tôi mới chỉ chế loại xe sáu bánh, họ yêu cầu chế xe tám bánh... Ở Campuchia, nếu anh làm được một công trình nào đó, đánh giá xong họ công nhận anh là nhà khoa học."
Những chiếc xe độ chế ấy tất nhiên là rẻ. Có hữu ích không? Thợ Cạo nghĩ là có, nó đáp ứng nhu cầu khoe mẻ của bạn và trấn áp biểu tình, báo loạn đường phố. Nên biết Lữ đoàn 70 đã đặt hàng cha con ông Hải sửa chữa, nâng cấp, chế tạo mới là đơn vị bảo vệ kiêm chống biểu tình bạo động. Tất nhiên chỉ huy đơn vị là người thân cận với Hun Sen nên dễ dàng rút được kinh phí nhà nước. Còn bảo nó là xe chiến đấu đánh nhau thì đừng giấc mơ còn xa.
Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014
Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014
Xe điên & Mất phanh cái mả cụ nhà các bạn
XE ĐIÊN
Khoai@
Chuyên
về xe và giao thông, "Cố" Nguyễn Đăng Ninh mặc dù tuổi cực cao nhưng
vẫn có những đóng góp cực kỳ hữu ích cho xã hội với giọng văn phủi.
Xin giời thiệu cùng bạn đọc.
Xe điên
Địnhnghĩa:
Xe điên là loại xe không dừng lại bằng phanh.
Nó dừng lại bằng gì thì tùy theo hiện trường; có thể là dải phân cách,
cột điện, xe máy, nhà dân.....Bạn có thể thắc mắc rất công chính rằng:
Thằng lái ở đâu mà không đạp phanh? Xin thưa: Thằng lái vẫn ngồi đó
nhưng sợ cứng người, mất hết phản xạ, ôm chặt vô lăng, nhắm tịt hai mắt
và đạp lút chân ga.
Thu nhập giảng viên An-nam - Thực sự là bao nhiêu?
I. Là thế này, có bạn Tag mình bài báo trên VNN của bạn hiệu trưởng trẻ trường FPT rằng:Thu nhập giảng viên (An-nam) cao nhất hơn 1 tỷ/năm.
Chuyện thiên hạ, chả muốn chém zó, nhưng thấy mấy bạn liếm láp bơ sữa ở
Khoai Tây một thời gian, về nước cứ như người zời, toàn nói chuyện trên
mây, y như mấy hội thảo cải cách giáo dục đại học cách đây mấy tháng,
nên cũng nên nói cho các bạn í hiểu, để lần sau bớt bi-bô những điều tối
nghĩa đi. Đối tượng nói trong stt này là giảng viên, từ to đến bé,
không nói đến các đối tượng ngành nghề khác trong xã hội.
Chiện Tướng loạn cào cào & Thượng tá chiến sĩ đứng đường
Bài đã đăng: Ko phong Tướng quân tâm tư; phong Tướng dân tâm tư...
Cách đây vài năm, nghe Trưởng đồn công an cấp thượng tá đã oải, mới đây biết thêm có ông Thượng tá chiến sĩ đứng đường. Thời oánh Mỹ chỉ vài chục ông tướng, thời bình quân giảm còn 1/3 hoặc1/4 chi đó nhưng tướng tăng liên tục đến hàng trăm. Con số này không tính số lãnh sổ hưu, nếu không có thể là hàng ngàn, trước đây Thợ Cạo gúc thử vài năm liền thì mỗi năm bên quân đội lẫn công an phong hàm tướng năm bảy chục người, có đợt thông tin chỉ có ở báo nội bộ không được đưa công khai (có lẽ ngại dư luận)... Bi giờ tướng tá loạn xạ, Tướng nhà giáo, Tướng nhà báo, Tướng nhạc sĩ, tướng... Tá đứng đường hướng dẫn giao thông, Úy lái xe chở lính lác là chuyện phình phường... Không biết những người mang quân hàm như vậy khi tiếp xúc với đối tác người nước ngoài hay tham gia diễn tập quốc tế, thấy bạn cùng cương vị nhưng quân hàm nhỏ hơn nhiều, họ có ngại ngùng chi hông?!
Tuanvannguyen:
Những con số tướng lãnh VN: nên hiểu như thế nào?
Cách đây vài năm, nghe Trưởng đồn công an cấp thượng tá đã oải, mới đây biết thêm có ông Thượng tá chiến sĩ đứng đường. Thời oánh Mỹ chỉ vài chục ông tướng, thời bình quân giảm còn 1/3 hoặc1/4 chi đó nhưng tướng tăng liên tục đến hàng trăm. Con số này không tính số lãnh sổ hưu, nếu không có thể là hàng ngàn, trước đây Thợ Cạo gúc thử vài năm liền thì mỗi năm bên quân đội lẫn công an phong hàm tướng năm bảy chục người, có đợt thông tin chỉ có ở báo nội bộ không được đưa công khai (có lẽ ngại dư luận)... Bi giờ tướng tá loạn xạ, Tướng nhà giáo, Tướng nhà báo, Tướng nhạc sĩ, tướng... Tá đứng đường hướng dẫn giao thông, Úy lái xe chở lính lác là chuyện phình phường... Không biết những người mang quân hàm như vậy khi tiếp xúc với đối tác người nước ngoài hay tham gia diễn tập quốc tế, thấy bạn cùng cương vị nhưng quân hàm nhỏ hơn nhiều, họ có ngại ngùng chi hông?!
_____________
Tuanvannguyen:
Những con số tướng lãnh VN: nên hiểu như thế nào?
Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014
Quái nhân Đinh Gang
Ngang
dọc Tây Nguyên cũng nhiều, tiếp xúc cũng lắm, gặp nhiều nhân vật lạ đến cứ mắt
chữ O miệng chữ cũng… chữ O, nhưng phải cho đến cách đấy chục năm, tôi gặp một…
quái nhân thứ thiệt, và, điều mà giờ bồi hồi nhớ lại, là tôi đã ngủ cùng ăn
cùng với quái nhân này cả tuần lễ. Sở dĩ nhớ và ấn tượng với cái tuần lễ ấy là
nó có lý do của nó, chứ đời tôi vạ vật cũng nhiều, lang thang cũng lắm, cái sự
ngủ với ăn ở nhà nhân vật một tuần chỉ là muỗi…
Ấy
là một cái giao thời mua khô mùa mưa, thực hiện một dự án sưu tầm Hơ a mon,
chúng tôi lên đường đến làng Hơrn, xã Yơ Ma, huyện Kông Ch’ro, tỉnh Gia Lai. Sở
dĩ phải chọn lúc giao thời này vì đây là lúc đồng bào ở nhà, chứ mùa khô họ lên
rẫy hết, mà chính mùa mưa thì sẽ khổ cả chúng tôi và đồng bào vì nó cứ lướt thướt
dầm dề thế, ai mà chịu nổi, chả làm gì được cả.
Vượt
hơn 150 cây số cả đường nhựa và đường đất, chúng tôi đã đến làng Hơrn. Đây là một
ngôi làng Bahnar đặc trưng với khoảng hai chục nóc nhà chênh vênh trên sườn đồi.
Góc làng, một ngôi nhà rông truyền thống còn khá mới đứng uy nghiêm như một
nhát cắt dịu ngọt giữa trời xanh. Vài chục đứa trẻ tha thẩn chơi và tròn mắt
xúm lại khi phát hiện khách lạ... Người mà chúng tôi cần tìm là Đinh Gang. Đây là một người đàn ông có
thể nói là dị tướng. Nặng khoảng ba chục ký, cao chưa đến mét tư, sống với bà vợ
nối dây hơn mình dễ đến gần hai chục tuổi và có một đứa con riêng chắc phải bằng
tuổi bố dượng. Tôi phải phỏng đoán vì người Tây Nguyên ít khi nhớ tuổi thật của
mình, họ áng chừng theo mùa rẫy. Anh hùng Núp nổi tiếng là thế mà khi mất người
ta cũng đưa ra hai ba cỡ tuổi chênh nhau cả chục năm. Cũng nói thêm điều này, sở
dĩ chúng tôi xuống thẳng đây và tìm đúng Đinh Gang là do hàng năm trời trước
đó, chúng tôi đã dò tìm, liên hệ.
Thế
tại sao Đinh Gang lại là quái nhân?
Bà chủ quán giải khát Cao Nguyên với Mậu Thân 1968
D406 chọn 12 đồng chí đặc công bố trí cho cơ sở bàn đạp A25 phối hợp với cơ sở nội thị vào lót trước trại ki-ốt số 4 Cao Nguyên của cơ sở Bùi Thị Tưởng, ở đây đã có đồng chí Nguyễn Thị Bích Châu vào hoạt động hợp pháp, cải danh là Bùi Thị Luận đóng vai em Bùi Thị Tưởng, chị Bùi Thị Nga. Vũ khí của đơn vị này là do cơ sở Dư Tư Tòng (tức Tòng Ký) và Bùi Thị Tưởng nhận ở bàn đạp A25 khéo léo đưa vào cất giấu 3 nơi: nhà số 13 Cường Để, nhà cơ sở Tòng Ký và quán Cao Nguyên. Tối 29 Tết tập trung về quán Cao Nguyên để các chiến sĩ đặc công trang bị cá nhân, đến giờ quy định cơ sở ta lần lượt đưa các chiến sĩ đến 3 vị trí của mục tiêu tòa hành chính mà các đồng chí đã chọn trước để làm nhiệm vụ.
Trích từ Congankontum
Sinh ra ở thôn Bắc Thuận, xã Nhân Hậu, An Nhơn, Bình Định, chị Bùi Thị Tưởng được giác ngộ cách mạng từ tuổi còn nhỏ. Năm 9 tuổi (năm 1953), chị đã tham gia Đội thiếu niên nhi đồng của thôn; 10 tuổi, chị đã tham gia vót chông, đào hầm chông đề phòng Pháp đổ bộ cửa khẩu Đề Di tràn lên Quy Nhơn. Là gia đình cách mạng nên sau năm 1954 bị địch lùng bắt, cả gia đình phải dắt díu nhau lên Kon Tum. Năm 1965, chị trở thành giáo viên tiểu học ở Trung Tín. Đầu năm 1966, với bí danh Uyên Lý, chị được tổ chức giao nhiệm vụ xây dựng cơ sở, vận động binh lính theo cách mạng. Tranh thủ mọi điều kiện, chị có mặt ở khắp mọi nơi trong vùng địch để tuyên truyền, vận động phụ nữ và quần chúng tham gia vào việc vận chuyển vũ khí, bí mật che giấu lực lượng. Chị mở quán giải khát Cao Nguyên để thu thập tin tức, tình hình. Chị còn lân la làm thân với các sĩ quan ngụy để chúng cho xe chở thuốc, mắm muối… mà các cơ sở quyên góp được lên vùng Trung Tín cho cách mạng và lúc về vũ khí được giấu ở bên trong, bên ngoài ngụy trang bằng than. Suốt 2 năm trời, chị đã vận chuyển trót lọt không biết bao nhiêu chuyến hàng cho quân ta chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
Trích từ Qdnd
Người chuyển vũ khí vào thị xã Kon Tum Xuân Mậu Thân 1968
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)