Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

Không chế độ nào ngu si quái đản như chế độ Khmer Đỏ!

Sau khi giải phóng CPC, tôi đã chứng kiến từng đoàn người lũ lượt chạy trốn quân VN trở về. Ấn tượng không phai khi nhìn từ dàn bà, thiếu nữ đến trẻ em gái, rặt một kiểu tóc cắt cao trên ót, váy áo màu đen như nhau, không một ai có một tí nữ trang trên người. Chỉ vì say chủ thuyết hảo huyền, áp dụng cực đoan mà Khmer Đỏ đã biến một đất nước từng có nền văn mình Angkor rực rỡ thế giới thành một trại lính khổng lồ khắc nghiệt !.

Nụ hôn anh em xã hội chủ nghĩa

Đã được đưa vào từ điển Wiki: Nụ hôn anh em XHCN bao gồm một cái ôm, kết hợp lần lượt 3 nụ hôn vào má. Trong trường hợp hiếm hoi, khi 2 lãnh đạo coi mối quan hệ đặc biệt gần gũi, nụ hôn xảy ra trên miệng thay vì má theo truyền thống. 
Nụ hôn và cái ôm chỉ xảy ra giữa các lãnh đạo Cộng sản với nhau. Còn cái bắt tay xuất hiện khi mối quan hệ 2 nước xuống thấp không thân thiết nữa.
Nụ hôn anh em XHCN giữa Erich Honecker và Leonid Brezhnev trở nên nổi tiếng khi thể hiện bằng cách hôn môi trong nghi lễ ngoại giao, và đã được vẽ trên bức tường Berlin theo thể thức graffiti. Bức tranh ấy có tên là "Ôi chúa, hãy giúp tôi sống sót qua tình yêu chết người này", bức tranh được vẽ năm 1990 và phục hồi lại năm 2009.
---------------
TC nhìn hai ông đồng tính, quãi chè đậu thiệt!


Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

Chiện nay, nhớ xưa - Tướng Hiếu VNCH chạy trường cho con không được, con Bộ trưởng trốn học cũng bị đuổi học!

Thằng bạn lão, nó kể:

Ở VN những trường Lasan có tên mùi Tây như Adran (Đà Lạt), Taberd (Sài Gòn), Mossard (Thủ Đức) thường thì cơ sở vật chất vượt trội, học phí rất đắt, nên học trò thường từ gia đình khá giả, thần thế. Lớp D học ở Taberd Sài Gòn lúc nào cũng có cả mấy chục thằng con nghị sĩ, bộ trưởng, tư lịnh vùng (4, 2), dân biểu, triệu triệu phú. Mãi tới gần đây D nói chuyện với 1 sư huynh - frere, mới biết thực ra mấy ông ấy thu tiền nhiều ở chỗ này rồi san sẻ cho chỗ khác nghèo hơn. Cũng hay. Nhưng thực sự là có tâm lý "sang, chảnh" ở học trò các trường Lasan mang tên Tây (dù là tên các giám mục, cha Tây, nhưng đây là tàn dư của 1 thời Tây đô hộ, vong bản, mình không thể chối bỏ nó).

~ trường này học trò rất khó vào (nhất là Taberd Sài Gòn, vào từ lớp 1 học tuốt tới lớp 12, trường rất tốt nên ít có ai bỏ ra để có chỗ trống, nên tướng VNCH Nguyễn Văn Hiếu cũng không xin cho con vào dù em ruột là sư huynh Nguyễn Văn Tín làm giám học 8, 9 có toàn quyền nhận vào), con bộ trưởng cựu chiến binh trốn học là bị đuổi cái một.

- Tướng Nguyễn Văn Hiếu - https://vi.wikipedia.org/.../Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_Hi... thực ra không chạy trường cho con. Theo lời cựu sư huynh Nguyễn Văn Tín là em ruột của tướng Hiếu kể cho tôi nghe (ông là giám học lớp 9 của tôi, mới gặp nhau lại năm ngoái), thì tướng Hiếu muốn con vào trường Lasan Taberd là trường Công Giáo (vì gia đình ông là Công Giáo thuần thành, em ruột của ông lại là sư huynh giám học lớp 9 của Taberd) nhưng ông khí khái không hề tỏ ý với ông em. 

Chiện ỉa đái thời bao cấp.

1. Một bạn trẻ lần ra thành phố
Nhớ hồi những năm 90 vào nhà vệ sinh công cộng ở gần bến xe. Vừa bước vào cửa gặp ngay một mụ ngồi chắn ngang, hất hàm:
- Ỉa hay đái?
- Dạ em đái.
- Một nghìn, đưa tiền đây.
- Dạ đây chị. Chị ơi, cho em xin miếng giấy được không?
- Xin giấy là mày đi ỉa chứ đái gì, đưa thêm nghìn nữa mày. Lừa tao hả?
2. Mấy năm sau giá ỉa đái lên, một ông già đi bệnh viện: 
Ngồi chờ một lúc, tôi thấy buồn tè quá, chưa biết phải giải quyết ra sao thì thật may, ngay sau lưng tôi một đoạn không xa là cái nhà vệ sinh công cộng. Tôi lập tức chạy tới đó. Rồi tôi chợt sững người khi thấy có một chị đang ngủ gật, ngồi chắn ngay trước cửa ra vào. Trông qua thì đã biết, chị ấy chính là người quản lý cái nhà vệ sinh này. Tôi lại gần chỗ chị, đập đập vào ngực cho chị tỉnh ngủ rồi cất giọng thủ thỉ:
- Chị gì ơi! Tôi buồn đái!
- Hai nghìn!
- Dạ?
- Đái 2 nghìn, ỉa 5 nghìn! Giá niêm yết sẵn trên tường kia rồi!
- Nhưng tôi không có tiền!
- Lão bị thần kinh à? Làm mất giấc ngủ của người ta! Định đái miễn phí à? Thế tiền đâu ra xây nhà vệ sinh? Thế tôi ngồi đây để làm gì, để nhìn ông đái à? Biến đi!

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

Nhớ chiện ở K: lượm xoài rụng ăn và ăn xoài cả bao.

- Giữa năm 1979, đại đội TC đóng quân gần một phum nhỏ ven sông Sê Kông. Lúc ấy, trung sĩ Cạo là trung đội phó nhưng vì ít quân nên sếp phải gác đêm như lính. Mỗi ca 2 giờ tối, buồn thí mịa nên TC khoát súng AK đi tà tà lòng dòng ra phum, vừa theo dõi bọn Pốt có về lên lạc với dân không vừa thư giãn luôn.
Nếu tới phiên trực cỡ từ 10 giờ trở đi, chờ dân ngủ hết cho đỡ quê, mới hành sự lượm xoài. Phum này có nhiều cây xoài cổ thụ trái rất nhiều nhưng vỏ dày, hột to, múi xơ xơ, nhiều mủ. Dân ăn chán ngán nên rụng rất nhiều. TC lò mò (không dám rọi đèn pin) tìm trên mặt đất quanh gốc xoài, thấy trái nào không dập hư, nhặt gặm mút. Dăm quả, một lát thì no.
- Giữa năm 90, đơn vị chuyển về xã khác ven sông Mê Kông, lúc ấy TC là thượng sĩ Đội trưởng công tác. Tuổi mới hơn hai chịch nhưng là cố vấn xã - chức to vãi chưởng, cán bộ và dân bạn gọi là Tà Hùng (ông H). Được nể trọng nên Đội công tác của mình được du kích và dân thương thay nhau "cống nộp" đủ loại cá và thú rừng. Đôi khi ăn nhai quá nhiều, tào tháo rượt và răng lung lay luôn!.
Nhưng cũng có khi đứt chớn, phải chơi luôn mắm bồ hóc (rất tanh) xào với chuối chín. Lính ta nghĩ ra đủ các chiêu nạp năng lương, thời ấy TC chưa quen uống rượu, nhưng khoái khẩu món cơm nguội ăn thừa bỏ vào xoong, rắc men lên, ăn phê ơi phê là! Nghe dân kể có cây xoài sai quả, ăn sống rất ngon ở một phum hoang. Sếp Cạo sai lính lấy bao gạo đi hái, ở nhà chuẩn bị sẵn muối ơt. Lính vát 2/3 bao về đến là cả bọn xúm nhau chấm muối ăn, đúng là không chua, cứ như khoai lang, nhai nghe rột rột. Đá vô tư, mỗi em đâu chục quả, no thì thôi.
Nói thêm: không phải vì đói (đơn vị dư cơm là đằng khác) mà do bộ đội thiếu chất vitamin C... như rau củ quả nên ăn bù vậy thôi.
Kiếm ảnh xưa ở K khó quá nên TC chơi ảnh minh họa vậy

Chiện hạ sĩ Cạo to tiếng cãi tay đôi với đại úy tổng quản.

"Nhỏ không học, lớn làm đại úy" (tiếp theo)
Chiện hạ sĩ Cạo chỉnh tác phong, cãi tay đôi với đại úy tổng quản và...
Cuối năm 1978, Đoàn 578 của TC giúp bạn xây dựng lực lượng vũ trang nòng cốt cho Đông Bắc Campuchia. Đơn vị nằm ở ngả ba Đông Dương, thuộc tỉnh Gia Lại - Kon Tum. Lúc ấy, Trần Văn Cạo làm nhiệm vụ trợ giáo huấn luyện. Mình là người duy nhất cấp hạ sĩ của đơn vị có một lần được vinh dự phụ trách một tiết mục chiến thuật... Tháng 12, toàn quân đang chuẩn bị mở chiến dịch lớn đánh sang Camphuchia. Đoàn thu gọn biên chế và tách thành các đoàn nhỏ. Nhằm sẵn sàng đảm nhiệm các tỉnh Bạn để giải phóng đến đâu thì cùng lực lượng Bạn tiếp quản đến đó. Thế là cấp trên điều về TC làm nhân viên thống kê phòng chính trị. Lính Cạo dãy nảy giải trình thoái thác công việc vì chỉ muốn được tham gia chiến đấu ngay. Đơn vị đang lu bu gấp gáp sắp xếp tổ chức, mà bộ phận huấn luyện thì không còn nên Phòng chả biết trả về đâu. Thành ra thằng tui lơi bơi, tuy thuộc quân số Đoàn T2 mới thành lập mà hổng biết mình thuộc trực thuộc quân của ai quản lý.
Rồi các đơn vị quân khu 5 hội quân ở biên giới Đức Cơ - Gia Lai. Lần đầu tiên, mình chứng kiến biết thế nào là sức mạnh quân đội. Cả một rừng quân, thấy cơ man nào các quân binh chủng, xe pháo rầm rập ngày đêm. Đơn vị cấp quân trang vũ khí mới, lòng mình rộn ràng, cảm giác lâng lâng!
Lên đường... rồi giải phóng thị xã Stung Treng (1979). Ổn định đóng quân rồi các bố nhét hạ sĩ Cạo làm chiến sĩ quay viên máy phát điện (dynamo) - Quay bằng tay cái maniven còn gọi là đầu bò để cung cấp điện cho máy thông tin 15W. Hạ sĩ tui phục vụ điện cho thằng binh nhất gõ manip đánh morse tin hiệu. Thế có điên gan không. Tuy công việc rất nhàn nhã nhưng với mình là ngậm đắng nuốt cay. Chịu đựng 2 tháng là quá đủ! Chiều một ngày nọ, hết giờ hành chính, HS Cạo với bộ mặt sưng sỉa đến nhà sàn ban chỉ huy chỗ cha Đại úy (ĐY) chỉ huy tổng quản. Lúc ấy ảnh mặc quần đùi, áo lót ba lỗ, đang ngồi uống nước trà với mấy ông khác. Tóm tắt câu chuyện:

Cảm ơn đời đã đưa đẩy... bài học từ đơn vị, công ty

Vào tổ chức nào đó như đơn vị, công ty chẳng hạn. TC nghiệm rằng: có làm sếp thì càng tốt, làm lính không tệ, miễn không có tư duy làm cho qua ngày đoạn tháng thì tự dưng nó sẽ giúp ta có suy nghĩ logic, biết tổ chức quản lý công việc. Qua đó, giúp mình có cái nhìn, đánh giá bớt cảm tính đối với sự việc nào đó, để tạm hiểu ra bản chất vấn đề kể cả XH lẫn CT.
Sau này có làm ăn, dù mở một tiệm tạp hóa, dù chỉ hai người hùn hạp mở một cơ sở sản xuất... cũng cần đến kỹ năng quản lý sắp xếp hợp lý. Và cũng thấy rằng: tăng cái này sẽ giảm cái nọ, người có suy nghĩ logic sẽ mất đi độ nhạy cảm trong cuộc đời. Cho nên người nhạy cảm giao dịch tốt, đối phó nhanh nhưng quản lý công ty yếu kém nếu không biết dùng người giỏi thay mình điều hành quản lý.
(chỉ là chiêm nghiệm cá nhân chứ TC móc bọc đâu dám dạy đời ai)

TC

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2018

Chuyện lính K: 3 ngày cán xác tử sĩ theo đơn vị hành quân

Như thằng Cường lính nhập ngũ đầu năm 1983 nhà nó ở quận 8 rất hiền lành vui vẻ, bự con hay cười mặc dù ko đẹp trai nhưng nụ cười của nó rất dể mến. Tui và nó đã theo chân đơn vị rong rủi mấy tháng rồi trong rừng sâu, tìm và diệt tàn quân Pôn pốt, cuộc chinh phạt này, cách xa đường lộ trên 40 km. Vì nó bự con nên vác khẩu b 41 hỏa lực hạng nặng, đi sau lưng tui, nó đá trái mìn kp 2 gài dây. Tui nghe một tiếng nổ thật lớn và một miểng cuối tầm phan thẵng vô đầu tui vì tui với nó cách xa nhau, tui đội nón nên ko sau nhưng miếng miểng cũng làm tui u đầu. Còn thằng Thành đi sau lưng nó dính mấy miểng trước ngực. Tui nghe tiếng nổ đinh tai nên xoay người lại thì thấy một cột khối bốc lên cao qua khỏi đầu ko thấy nó đâu, chỉ nghe một tiếng la thất thanh rất lớn của nó, má ơi chết con, là tiếng nói sau cùng của nó, cột khối tan tui chạy lại, thì hai bắp đùi nó muốn đứt lìa, miểng gim đầy người, nó lấy hơi lên vài tiếng rồi tắt thở. Nhưng cuộc hành quân tìm và diệt vẫn tiếp tục, thế là anh em tải tiểu đoàn tiếp tục thay phiên nhau cán cái cán tử thi của nó đi theo đơn vị, đã 3 ngày rồi cán tử thi trương sình bốc mùi, nước vàng chảy tè le, đã vậy mấy con chuột còn ko tha cho nó, tối đến nó bò lên võng, cán tử thi ăn phần thân thể của nó, thiệt là đau lòng hy sinh rồi mà vẫn hành quân theo đơn vị. Tội nghiệp nhất là anh em tải phải gánh cán tử thi đi theo, một mùi thúi xác chết thật là kinh khủng, có đứa chịu ko nổi ối tận mặt xanh nhưng cũng phải chịu, gánh cái cán xác chết trên vai mình thật là một cực hình đầy khủng hoảng, ba ngày sau dân miên tải gạo vô nên đơn vị tui. Đại đội 13 được lệnh thông đường, đem cán tử thi thằng Cường trở ra đón đường dân miên đang tải gạo đi vô cho đơn vị tui. Mặc dù cái xác đã bóc mùi kinh khủng nhưng tụi dân miên nó dành nhau với cán tử thi, để cán ra đường lộ, cho bằng được. Vì tụi nó sợ vô trong sâu, đá mìn, hay lở pôn pốt tấn công là mệt giao cán tử thi đó cho nó cán ra đường lộ, tui vẫn tiếp tục hành quân vô trong rừng sâu tìm và diệt, chúng nó đây.. 

Trích từ: 
https://www.facebook.com/khai.tuan.900/posts/252201708985161

Về thầy Trần Minh Trị

Tuổi thơ bậc tiểu học, lũ học trò ngoài giờ học chúng tôi mãi miết với những trò chơi tự chế, thả hồn vào những truyện cổ tích, mê mẩn đủ loại truyện tranh...
Năm học lớp Nhất (lớp 5) trường Tiểu học Cộng đồng Kontum, thầy chúng tôi có giới thiệu với đám học trò ham chơi cuốn sách "Người Việt cao quý" của một tác giả Ý viết về người Việt. Tôi tìm mua đọc, từ đó khơi dậy lòng mình: niềm tự hào dân tộc và yêu nước.
Dù sau này, tôi mới biết tác giả là nhà văn Vũ Hạnh và có nhiều ý kiến phản biện cho là sách "tự sướng" về một dân tộc nhiều thói hư tật xấu. Tôi vẫn trân trọng cuốn sách mỏng đó, nó ảnh hướng lớn đến đời tôi về sau và cũng nhờ nó mà mình nhớ mãi tên ông thầy Trần Minh Trị .
------


Ông thầy Trị lớp nhất trường Tiểu học Cộng đồng KT.
Ổng dùng ống vố hút thuốc Mỹ, nể nước Nhật nhưng dạy học sinh yêu nước Việt da vàng. Thầy giới thiệu cuốn sách "Người Việt cao quý” của một tác giả Ý viết về người Việt" cho đám học trò non nớt bọn tôi. Học trò tìm mua đọc, khơi dậy niềm tự hào dân tộc và từ đó mình yêu quê hương đất nước nồng nàn. Tính Cạo ham chơi chỉ quan tâm môn toán còn các môn khác thì sa pha học lấy lệ. Cho nên mỗi khi bài kiểm tra trả về cho học sinh là mình sửa nâng điểm của Thầy lên để đủ điểm các môn.
Cho học trò gửi lời xin lỗi muộn màng đã qua mặt Thầy khi xưa!

.....
TH

LAD: Thầy Trần Minh Trị về sau lấy bà dì Dũng, bà có cử nhân Văn Khoa nên thầy xì-nẹc cũng học xong cử nhân Văn Khoa cho bằng. Thầy lại dạy Toán và Vật Lý ở Long Thành, bà dì làm thông dịch viên cho toà đại sứ Mỹ nên đi ngày 28-4-75, thầy Trị ra cái điều hiếu thảo không chịu đi để ở lại lo cho mẹ già. Cuối cùng 2 người xa nhau luôn, bà dì D chết vì cancer ở Mỹ, thầy Trị vượt biên qua Úc làm bưu điện Úc rồi cũng mất liên lạc.

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

Ghi chép về Campuchia (1975-1991) của ĐS Huỳnh Anh Dũng (V) hết

TC:
Theo nguồn đăng là Diendan giới thiệu ông Huỳnh Anh Dũng là Đại sứ tại CPC là không đúng. Vì sau giải phóng CPC thì ông Võ Đông Giang là đại sứ đầu tiên, đến tháng 11/1979 Ông Ngô Điền kế thừa nhiệm vụ Đại sứ của Việt Nam ở Cămpuchia từ năm 1979 đến năm 1991.
Ông Huỳnh Anh Dũng trải qua chức vụ: Vụ trưởng Vụ Chính sách Đội ngoại, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Đối ngoại. Năm 2001 bổ nhiệm àm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước ta tại CHDNCND Lào
Trong hồi ký của Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ có nhắc đến tên ông trong việc cùng tìm giải pháp rút quân khỏi CPC
Đã đăng:
Ghi chép về Campuchia (1975-1991) của ĐS Huỳnh Anh Dũng (I)
Ghi chép về Campuchia (1975-1991) của ĐS Huỳnh Anh Dũng (II)
Ghi chép về Campuchia (1975-1991) của ĐS Huỳnh Anh Dũng (III)
Ghi chép về Campuchia (1975-1991) của ĐS Huỳnh Anh Dũng (IV)

__________________

4. Giai đoạn từ đầu 1990 đến cuối 1991: Các nước lớn áp đặt giải pháp về Campuchia và Việt Nam không kiểm soát được vấn đề Campuchia nữa.
    Từ đầu năm 1990, mở đầu cho thời kỳ hoà hoãn giữa 3 nước lớn mà chủ yếu là sự hợp tác Xô-Mỹ, đồng thời mở đầu cho việc 3 nước lớn dùng cơ chế 5 nước thường trực HĐBA (P.5) giải quyết vấn đề CPC và vấn đề vùng Vịnh. Đây là chuyển biến rất quan trọng, từ chỗ 3 nước lớn trao đổi từng cặp với nhau về vấn đề CPC, nay hình thành cơ chế 5 nước đề áp đặt giải pháp vào CPC theo sự thỏa hiệp lợi ích của họ với nhau.

Tìm kiếm Blog này