Tim thông tin blog này:

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

Chiện nay, nhớ xưa - Tướng Hiếu VNCH chạy trường cho con không được, con Bộ trưởng trốn học cũng bị đuổi học!

Thằng bạn lão, nó kể:

Ở VN những trường Lasan có tên mùi Tây như Adran (Đà Lạt), Taberd (Sài Gòn), Mossard (Thủ Đức) thường thì cơ sở vật chất vượt trội, học phí rất đắt, nên học trò thường từ gia đình khá giả, thần thế. Lớp D học ở Taberd Sài Gòn lúc nào cũng có cả mấy chục thằng con nghị sĩ, bộ trưởng, tư lịnh vùng (4, 2), dân biểu, triệu triệu phú. Mãi tới gần đây D nói chuyện với 1 sư huynh - frere, mới biết thực ra mấy ông ấy thu tiền nhiều ở chỗ này rồi san sẻ cho chỗ khác nghèo hơn. Cũng hay. Nhưng thực sự là có tâm lý "sang, chảnh" ở học trò các trường Lasan mang tên Tây (dù là tên các giám mục, cha Tây, nhưng đây là tàn dư của 1 thời Tây đô hộ, vong bản, mình không thể chối bỏ nó).

~ trường này học trò rất khó vào (nhất là Taberd Sài Gòn, vào từ lớp 1 học tuốt tới lớp 12, trường rất tốt nên ít có ai bỏ ra để có chỗ trống, nên tướng VNCH Nguyễn Văn Hiếu cũng không xin cho con vào dù em ruột là sư huynh Nguyễn Văn Tín làm giám học 8, 9 có toàn quyền nhận vào), con bộ trưởng cựu chiến binh trốn học là bị đuổi cái một.

- Tướng Nguyễn Văn Hiếu - https://vi.wikipedia.org/.../Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_Hi... thực ra không chạy trường cho con. Theo lời cựu sư huynh Nguyễn Văn Tín là em ruột của tướng Hiếu kể cho tôi nghe (ông là giám học lớp 9 của tôi, mới gặp nhau lại năm ngoái), thì tướng Hiếu muốn con vào trường Lasan Taberd là trường Công Giáo (vì gia đình ông là Công Giáo thuần thành, em ruột của ông lại là sư huynh giám học lớp 9 của Taberd) nhưng ông khí khái không hề tỏ ý với ông em. 


Ông em cũng "ngang như con cua", biết anh mình muốn con vào trường của mình làm giám học (quyền của giám học ở Taberd rất lớn, toàn quyền thu nhận, sa thải giáo sư cũng như học sinh của cấp mình phụ trách) không hề mở cửa cho con ông anh vào, và con ông anh phải học trường tư dở hơn nhiều. Ông anh cũng không hề dùng quyền thế để tìm cách cho con vào trường công ở SàiGòn (trường công ở Sài Gòn ít, nên rất khó vào, luôn phải qua thi tuyển vì chỗ có hạn).

Lúc học ở Taberd - một tư thục do các sư huynh CG điều hành, tôi mới thấy sự kính trọng nói chung của xã hội với giới tu sĩ, trước một tu sĩ có thể nói bộ trưởng, tướng ta, tài phiệt không hề dám lên mặt. Một yếu tố khác là tổng thống của đệ I, II Cộng Hoà đều là CG, nên vô hình chung người ta ngại giáo phẩm CG đánh tiếng với thượng cấp, xếp bự của mình.

Tu sĩ Phật Giáo và các tôn giáo khác (Cao Đài, Hoà Hảo) vì không có tổ chức chặt chẽ, đào tạo như CG, nên ít có uy tín, thần thế như bên CG.

Chú thích: Nhận xét trên đứng từ góc lịch sử, tôi là một người không tôn giáo, rất thích đọc, nghiên cưú lịch sử, không có ý kỳ thị, hay gây hiềm khích tôn giáo khi nêu ra nhận xét này.

2/"con Bộ trưởng trốn học cũng bị đuổi học": đúng, mấy ông frere chả kiêng nể gì bộ trưởng vì bộ trưởng chả làm được gì ông, nhưng cũng ông frere đuổi học con bộ trưởng bị thằng này (là bạn học của tôi) nói là nó có bằng chứng ông cũng thiên vị, lắt léo chứ không công chính. Kể cho biết thôi, ông đã chết, và bộ trưởng bố nó cũng đã chết.

Tìm kiếm Blog này