Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

Về blog Tranhung09 của lão thợ cạo

Đến giờ có bạn còn nhắc đến con cá lóc nên gõ vài dòng chia sẻ kỷ niệm. Thời ấy, Bê tê bốc chưa mạnh như ngày nay nên nhiều lúc blog có lượng người truy cập 20-30 người online cùng thời điểm là chiện phình phường. Tuy là nhật ký cá nhân nhưng có dạng trang tin tổng hợp giống Quê Choa hay Người Lót gạch, lão cóp pết chiện chánh trẹo xã hậu trên trời dưới biển hầm pà lằng, tổng đăng lên tới cỡ 15 ngàn bài.
Chiện gì đến nó sẽ đến, nhà mạng đã chặn con cá lóc, lão bày pà con cách vượt tường lửa. hehe. Đến ngày Bọ Lập và Hồng Lê Thọ bị bắt, lão bắt đầu run thì nhận được mail của một người với lời lẽ nhẹ nhàng cảnh báo... Đoán bạn ấy là Cam vì chỉ thẳng bài nào làm người ta khó chịu, biết cả nơi lão từng làm việc trước đây mà mình chưa hề chia sẻ công khai. Lão nghĩ bạn trẻ ấy có thành ý mới cảnh báo như vậy chứ không phải hù dọa, trấn áp tinh thần, nên đã cảm ơn và cho nó phăng teo luôn từ dạo ấy.
Sau này, nhìn nhân lại vấn đề vì sao an ninh chưa sờ đến mình, có lẽ họ hiểu TC là người tư duy độc lập, không kết bè phái, chỉ chia sẻ thông tin để nhiều người hiểu về vấn đề của đất nước, không âm miu blah blah gì khác.. Có vẻ như động phản. Tuy ủng hộ nhân quyền và dân chủ nhưng rận nào bịa đặt là TC đập luôn, như tên "Cảnh sát nhật" xạo sự với lão "Thánh Đào" cả tin vụ TQ trong chiến tranh biên giới phía Bắc
và vụ sóng thần ở Nhật, bội nhọ đoảng nhà nác ta, TC với vài đồng minh mạng vạch mẹt, cho tét đài luôn. "Quan làm pháo" một thời oanh liệt có nhiều thông tin động trời nhưng chơi pháo lậu bị TC bắt bài, tháo ngòi nên ẻm phong TC là tình páo Hoa Nam. hí hí.
"Quậy cũng vừa vừa thâu, biết lễ phép với triều đình là được rầu, không thì đi chăn kiến thía mịa!". Cớ sự là vây. TC chụp màn hình email, xóa thông tin nhạy cảm để không ảnh hưởng đến bạn trẻ quý mến, người thầm lặng bảo vệ mình.

Về cái tên Thợ cạo

Là nghề thiệt chứ hổng đùa! Bắt nguồn từ một dạo lão bán đồ lạc xoong phụ tùng máy đuôi tôm ở miền Tây. Cái sạp chợ trời mà 3 tên hùn chuyện trị mua đồ ve chai, thợ tui cả ngày cạo chà sét, bôi nhớt cũ như đồ máy rã ra, bán cho dân. Cái nào dân xài hư đem máng vốn, lão với hai thằng hùn cười ruồi, nói blah blah như chẳng có gì xảy ra, quá lắm thì đổi cái khác. 
Thỉnh thoảng bị tổ trác là do đồ bị sứt tai gãy gọng như cốt, cam thì đem đi tiện ráp râu nọ với cằm bà kia. Cây dên, bình xăng con thì hàn rồi bó bột gió đá cho phủ màu, chà nhám cho liền mạch, bôi nhớt cũ vào chờ bán, thì làm sao nó chuẩn được. Tới tay ông thợ máy ráp giỏi, canh chỉnh tiếp, vậy là ô kê con gà đen!
Nói thêm để các bạn thông cổm đừng bảo thằng đó nó làm nghề thất nhơn ác đức: Thời bao cấp không có phụ tùng mới đâu, phải xài lại đồ cũ thải ra hoặc đồ độ chế lại. Bọn mình lấy công làm lời, bùa thôi chứ hổng lừa đảo, nếu có cũng chút chút - cái tội là không nói hàng độ thoai, tiền nào của đấy mừ!. hí hí..
Lúc rảnh ngồi sạp uống cà phê nhịp giò. canh me tên nào tìm chỗ khác không có đến mình thì Lý Đáo đại ca chém ngọt xớt. Ngày ế, đói meo nhưng chảnh lắm nha, ai tìm bu lông xịn, hét giá trên ba ly cà phê, không mua thì biến, mấy anh chả thèm lục đồ dơ tay!. haha.
Ảnh Trần Chí Kông, minh họa chứ sạp lão bèo lằm!


Thứ Tư, 3 tháng 10, 2018

Chiến trường K: Trận xóa sổ căn cứ 547 của PolPot

Trận đánh xóa sổ căn cứ 547 là thắng lợi đầu tiên mở màn cho chiến dịch đi đến xóa sổ toàn bộ trung tâm đầu não cố thủ của Pôn Pốt (PolPot) ở Ba Biên - Pắc Úm.

Một ngày cuối năm 2013, tại nhà riêng của Đại tá Võ Văn Bảy ở số 228 Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng, tôi được nghe ông kể về những câu chuyện khi làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Cam-pu-chia. Trong những câu chuyện đó, tôi đặc biệt chú ý đến trận đánh xóa sổ căn cứ 547. Đây là thắng lợi đầu tiên mở màn cho chiến dịch đi đến xóa sổ toàn bộ trung tâm đầu não của Pôn Pốt ở Ba Biên - Pắc Úm.

Đại tá Võ Văn Bảy, nguyên Phó tham mưu trưởng Mặt trận 579 (Quân khu 5), mặc dù đã 83 tuổi nhưng vẫn nhớ rành rọt về trận đánh cách đây 30 năm.

Đại đội 1, Tiểu đoàn 10, Trung đoàn Pháo binh 729 tham gia Chiến dịch Ba biên giới năm 1987. Ảnh tư liệu

Hai ngài đại úy và ba trái mìn claymore

Cuối năm 1983,đầu năm 1984 quân Khmer đỏ ở các căn cứ lõm bên đất Thái Lan được trang bị những vũ khí trang thiết bị quân sự mới nhất từ Trung Quốc và một số nước thù địch Việt Nam.Mục tiêu chiến lược của toàn Mặt trận 579 là phải tiêu diệt sinh lực địch ,không cho địch lập căn cứ ven biên giới Kampuchea-Thái Lan,không để địch tập trung thành những đơn vị lớn xâm nhập nội địa Kampuchea.
Bài viết của đồng đội Đặng Vũ Trung thuộc Đại đội hỏa lực trợ chiến Trung đoàn bộ Trung đoàn 143 là một góc nhìn hoàn toàn riêng tư của một người lính về người chỉ huy tiểu đoàn ,về người đồng đội cùng trung đoàn ,sư đoàn.
Bài viết ở phạm trù vi mô của Mặt trận 579 trong trận tiến công căn cứ 547 lần thứ hai là hình ảnh thu nhỏ của người lính,của người chỉ huy trong Sư đoàn 315.Những chỉ huy,những người lính biết lúc nào nên tiến,lúc nào nên thoái để hoàn thành những nhiệm vụ mà Tổ Quốc,quân đội và nhân dân phó thác.
Xin giới thiệu.
HAI NGÀI ĐẠI ÚY & BA TRÁI MÌN CLAYMORE.
Mùa hè 1984 , những giọt nước đã cạn kiệt trong bình toong , chúng tôi vắt vẻo trên những mỏm đá tai mèo trên điểm cao 547 bao vây địch.
Sau mấy ngày. mấy đêm vất vả hành quân đói khát kiệt cùng , chỉ biết nhai cơm sấy khô , lè lưỡi hít từng giọt sương đọng lại trên dây rừng , chúng tôi mới tiếp cận trận địa. Đoàn quân mệt lả , quần áo rách bươm vẫn phải triển khai công sự đội hình chiến đấu đón địch trên dãy Đăng- rếch.

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

Chuyện lính K , kỷ niệm của Liu Sieng Huy

NGƯỜI VIẾT THƯ THUÊ.
Được mệnh danh là " Người viết thư thuê. Từ lúc nào cũng chẳng biết , chỉ biết là trong đơn vị ngoài cồng việc phiên dịch ra thì tôi có phần rảnh rỗi hơn anh em một chút . Thường ngày nếu đi công tác thì thôi , còn nếu ở nhà thì tôi hay tập trung viết lách, một là để giết thời gian , hơn nữa trong viết lách nó có niềm đam mê của nó. Nào là viết thư cho Bồ ..., cho Gia đình , viết nhật ký v v & vv .
Mang tiếng là viết thư thuê nhưng thật sự có lấy tiền của ai bao giờ ., có thằng Thà quê Thuận hải là người hay nhờ mình viết nhiều nhất, tại vì nó đã đi nhờ nhiều người nhưng đa số anh em làm biếng không viết , lý do tiếp theo là anh em hay chọc ghẹo và viết tầm bậy nên nó không nhờ nữa , vậy là tôi hiển nhiên thành thư ký riêng cho nó kể từ đó. Nói thật vì nó ở quê vùng miền biển , ít được ăn học nên khi vào môi trường Quân đội nó chịu nhiều thiệt thòi, tội nghiệp lắm . Nước da nó ngăm đen, Tốt tính, bất cứ ai nhờ chuyện gì là nó làm ngay , không ngại khổ đâu .Đã có lần đơn vị cắt cử người kèm cho nó học để nó có thể tự tay mình viết thư là tốt rối , nhưng lực bất tòng tâm , nó cũng cố gắng dữ lắm nhưng cuối cùng đành chịu . Có lần tôi đưa ra điều kiện tao viết thư thì mày phải kiếm thuốc hút cho tao , ấy vậy là nó gật đầu đồng ý ngay . Khoác cây súng lên vai nó đi một lèo khoảng hơn một tiếng sau là nó về liền , trên tay một bịch thuốc rê to tướng .
Sống ở rừng không sợ thiếu gì ngoài thuốc hút , ai đã từng nghiện thuốc mới thấu hiểu được cái cảnh này , người lâng lâng trống trải , đi ra đi vào , miệng cứ ngáp liên tục ,có khi một điếu thuốc mà bốn Tỉnh hút...
Trở lại chuyện viết thư , nó ít nhận được thư gia đình nhưng khi nó nhận được lá thư của ai thì người đọc đầu tiên phải là tôi . Một hôm nó nhận được lá thư của bạn gái , trong thư kể chuyện Việt Nam , kể mọi thứ trên trời dưới đất , đọc cho nghe nó vui lắm và nhờ tôi viết hồi âm , không do dự tôi lấy giấy bút , viết liền một mạch ... Xong lá thư ,.Trước khi dán tem và bỏ vào phong bì tôi bắt nó ký tên và nó gật gù làm theo , ôi thôi khỏi phải nói , nó sửa tới sửa lui lá thư , cuối cùng cũng ký được, chữ ký to gần bằng con gà mái, xấu tệ.

Chuyện tình Việt Mỹ - Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn năm

Lần đầu gặp anh, chị mới 16 tuổi, nhỏ xíu, tóc bó đuôi gà, đôi môi mỏng lém lĩnh. Hôm ấy, ba chị đưa về một thanh niên trẻ người Mỹ, giới thiệu người phụ tá của mình với gia đình, anh đã nhìn chị không chớp mắt, ... đến khi chị vênh mặt hỏi ... " Tôi có chỗ nào không ổn " Anh mới ngượng ngùng sực tỉnh ... lí nhí ...nói câu xin lỗi ....!

Không biết sao ... anh bị chị thu hút, đến mất hồn mất vía, còn chị thì tỉnh rụi , chẳng để ý gì đến anh chàng người Mỹ đồng nghiệp của ba mình ... Sau đó anh hỏi ba chị thuê hẳn một tầng lầu trên cùng để ở, thì chị và anh gặp nhau mỗi ngày.
Sống chung nhà, nhưng đường ai nấy đi, đối với chị, anh là bạn của Ba, người lớn rồi, nên chị không coi anh như bạn bè của mình, nhưng rồi chị cũng biết anh mới 24 tuổi , đến từ Washington DC, nhiệm sở ở VN này là công việc đầu tiên của anh . Tuy còn bỡ ngỡ với xã hội VN, nhưng lạ một đều là anh nói tiếng việt giọng bắc rất chuẩn, và lưu loát như được đào tạo qua trường lớp đàng hoàng .

Anh ít nói, nghiêm nghị, nhưng mỗi lần gặp chị, anh lúng túng, mặt mày đỏ gay, làm chị nổi tính nghịch ngợm, muốn trêu cho anh quê chơi.

.. Có lần trong bữa ăn , chị đưa cho anh quả ớt tròn đỏ, rất đẹp, chị bỏ nguyên trái vô miệng, nói ngon lắm, và đưa cho anh một trái, biểu ăn thử ..., anh cũng tưởng thật, bắt chước chị, bỏ vô miệng nguyên trái, nhai rốt rột, rồi anh sặt, anh ho, anh khóc, còn chị, nhả trái ớt ra, ôm bụng ... cười ngặc nghẽo . Anh cay quá, có ý giận, cầm ly nước bỏ lên lầu một mách.

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2018

9 Điều quy định đối với bộ đội trước khi sang Campuchia


"cũng là "mua ghế", nghe sao nước mắt lại trào!"

TC
_________________

Nam Nguyễn Phương

Tết năm thứ 2 khi mình được ra quân, chuyển ngành về Công ty Đại lý vận tải Phú Khánh, một số bạn lính (e 142 nơi c 105 mình phối thuộc) đến nhà chơi. Do nhà chật nên mẹ mình trải chiếu dưới đất của phòng khách, mời bạn bè mình vào, sau đó bà đi xuống bếp mang đồ ăn lên. Khi vào thì một đám bá vai vịn cổ nhau, mẹ mình chỉ nghĩ chúng nó hòa thuận thật...
Đến khi mang đồ ăn đến cửa phòng khách kêu với vào đứa nào giúp cô bưng đồ ăn lên với, chúng nó chỉ nhìn nhau và rồi chỉ có mình, đứng dậy xuống giúp mẹ bưng đồ ăn lên. mình nói nhỏ vào tai mẹ do phải ngồi chiếu nên chúng nó phải cởi hết chân ra rồi, có đứa nào đứng lên được đâu mẹ! mẹ tha lỗi cho chúng nhé! Sau đó mẹ tôi lên nhìn đống chân giả ở góc nhà, nước mắt rung rung nghẹn ngào không nói được tiếng nào và từ đó bà phục vụ cho từng đứa gắp thức ăn, đưa ly nước.
Sau Tết năm ấy, bà kêu Ba tôi mua ngay một cái bàn vuông và nhiều ghế đẩu. lúc đó tôi cũng chẳng biết tại sao nhà thì nghèo, thiếu thốn đủ mọi thứ, sao lại đi mua bàn ghế, mãi sau này khi nghe trộm được câu chuyện ba mẹ nói với nhau: Tôi mua ghế để mấy đứa bạn thằng Phương không phải tháo chân khi đến nhà chơi... tôi mới vỡ lẽ thầm cám ơn mẹ...
( TP Nha Trang, tháng 07/2018).
(Ảnh minh họa).
Nam Nguyễn Phương

Tìm kiếm Blog này