Tim thông tin blog này:

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

Trại ‘cải tạo’ của CSVN sau năm 1975

(nguồn tham khảo)

Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, chỉ trong vòng hai tháng, hàng trăm ngàn quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị đưa vào các trại tập trung “cải tạo.” (Hình: rfa.org)

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

Chuyện nước ở chiến trường K

ÂN NHÂN
Trích ( mùa chinh chiến ấy )
Nếu không có anh Đước - là y tá C6 của D8 trung đoàn 29 thì tôi cũng đã chết. Đó là vào tháng Ba năm 79. Cũng tại Anlong Veng. Sau 3 ngày hành quân không có nước, đến ngày thứ ba thì tôi không thể chịu đựng được nữa. Trong người cứ rạo rực, cồn cào. Cảm giác chỉ cần một đốm lửa là tôi có thể cháy bùng lên.
Đang hành quân, đơn vị dừng lại. Tìm nước. Giữa rừng hoang thế này kiếm đâu ra nước? Thôi thì cứ đi. Trinh sát giở bản đồ, địa bàn, bày ra giữa rừng tìm suối. Chỉ huy, lính tráng châu đầu vào xem. Tôi cũng mò đến. Mọi người nhìn vào tọa độ này nọ, còn tôi thì tìm xem bản đồ in năm nào. Tôi bỗng giật mình khi nhìn thấy năm in bản đồ là 1964. Đây là bản đồ của quân đội Mỹ. Trời đất, từ năm 64 đến giờ đã mười mấy năm. “Thế gian biến cải vũng nên đồi”. Làm gì còn địa hình như năm 64. Cũng không biết, quân đội Mỹ dựa vào đâu để vẽ bản đồ này? Tôi nêu ý kiến. Lính tráng đã thất vọng giờ càng thêm tuyệt vọng.
Nhưng dù sao, vẫn phải sống và chiến đấu với cơn khát. Tôi theo anh Ngân, đại đội trưởng, khoác súng, cầm dao đi. Mang súng theo vì gặp địch là đánh nhau liền. Cầm dao là để chặt dây, chặt cây.
Anh Ngân lại đi tìm mấy cây con. Thử chặt xem. May ra cây con còn trữ nước. Nhưng rừng mùa khô làm gì có cây con nào, ngoài mấy cây khộp nhỏ bằng cổ chân.

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2019

VN-CPC thời lời của tướng Cao Văn Khánh PTTMT

.....Trước đó, tướng Tấn muốn có được tài liệu của đối phương để xác định chính xác có phải Đảng Polpot đã trở mặt hay không, nên có ý định dùng một bộ phận lực lượng tấn công sang đất Campuchia. Ông nói :”Nhìn tổng thể, rất nhiều hành vi của Polpot là có hệ thống (từ 30-5-1975 đánh Phú Quốc, xâm nhập năm tỉnh biên giới, đánh đảo Thổ Châu, 4-1977 tấn công toàn tuyến biên giới giết dân ta, cướp của..), không thể có hàng loạt hoạt động ngẫu nhiên trùng lặp như vậy. Muốn xác định bản chất vấn đề phải tìm tài liệu đối phương.”. Sau đó, ông báo cáo với ông Nguyễn Duy Trinh ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng ngoại giao: “Quân Khmer đỏ có ý định tấn công Tây Ninh. Muốn đánh cánh quân này, không thể không vượt biên giới Việt Nam-Campuchia. Đề nghị cho phép đánh qua, nhân thể tìm tài liệu của Trung ương Polpot”. Ông Nguyễn Duy Trinh hỏi:” Dư kiến vượt biên giới sâu bao nhiêu?”. Tướng Tấn đáp: “ Địa hình vùng Mỏ Vẹt phía Campuchia làng mạc xen lẫn ruộng và có các cánh rừng không lớn. Vì Đảng Campuchia trước đây là liên minh chiến đấu nên sau khi bạn giải phóng Phnompenh, ta rút hết tình báo trinh sát về nước. Hiện nay, ta không nắm được tình hình, ý đồ, quân số, cách bố trí của quân Khmer Đỏ nên chưa tính được chiều sâu phải tiến công“. Ông Trinh cân nhắc hồi lâu nói phải báo cáo với Tổng Bí thư. Sau đó ông trả lời: “Tiến vào đất Campuchia càng ít càng tốt, không quá 10km!”.
Tướng Lê Trọng Tấn tiết lộ: “cách đây mấy tháng, ngày 21-6-1977, có anh Hun Sen trung đoàn phó quân Campuchia chạy sang ta thông báo: lãnh đạo Đảng Campuchia đã biến chất, gây nhiều tai họa cho nhân dân Campuchia. Đề nghị Việt Nam giúp Campuchia khôi phục nhà nước dân chủ”.Báo cáo của anh Hun Sen có nhiều vấn đề đáng suy nghị. Tôi bảo anh em đưa Hun Sen đến gặp mình. Tôi nói với Hun Sen” Tôi muốn có tài liệu xác minh bản chất vấn đề. Đánh vào đâu có thể lấy được tài liệu?” Anh Hun Sen chỉ ngay trên bản đồ:” Đây là Bộ Tư Lệnh 203, đây là Khu ủy. Đánh vào đó nhất định lấy được tài liệu. Tôi tình nguyện dẫn đường”. Mình hoan nghênh, anh Hun sen nói tiếp: “Tôi muốn đón vợ con sang Việt Nam, anh có cho phép?”. Tướng Tấn chỉ thị ngay “dành cho chị Hun Sen và các cháu một xe thiết giáp”.
(Lược trích một đoan vì dài quá- người viết)

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019

Bước chân xao động

Tờ sự vụ lệnh bỏ trong túi áo, chàng trẻ tuổi bước đến nhiệm sở với lòng hăng hái yêu đời, chan hòa niềm vui như cái buổi sáng rực rỡ ở thành phố này. Chàng đi dưới các cây bàng tươi tốt, không cao lắm nhưng tàn lá tỏa rộng. Hai bên đường phố các cửa hàng đã mở, tủ kiếng lóng lánh khoe các mặt hàng rực rỡ. Tiếng máy xe nổ, tiếng động lách cách, tiếng cười nói xôn xao. Một mùi hương hăng hắc lẫn lộn của khói xe và mùi lá cây gợi nhớ một phần đời sống, đã trôi đi biền biệt. Qua ngã tư nhà sách Vạn-Kim, cô chủ xinh xắn đang ngồi chống cằm mơ mộng. Một gã đàn ông đội mũ lính rộng vành, lái xe gắn máy tới sát bên giơ một ngón tay mời mọc, nhưng chàng mải tìm một cái lon.
Lát sau người ta thấy chàng đá cái lon kêu lóc cóc dưới chân. Rồi cứ như thế, chàng mang cái lon theo trên đường, và hôm nay trò chơi này thật sự đã quyến rũ một thằng nhỏ. Thằng nhỏ xách theo một cái hộp gỗ, mặt lầm lì, mắt ngó chăm chú vào đôi chân người trẻ tuổi đang điều khiển quả banh sắt kêu lóc cóc. Không biết cái gì đã làm say mê nó, nhưng nó đã đi theo chàng bén gót một đoạn đường dài.
Khi thấy một cổng trường, chàng dừng lại. Phải, đó là một ngôi trường trung học lớn. Chàng tạm gởi cái lon bên bờ cỏ, bước qua cổng trường. Người đầu tiên chàng gặp là một ông gác trường. Khi biết chàng là một giáo sư mới, ông tới tấp hỏi chàng đủ thứ. Vừa đi, chàng vừa vui vẻ trả lời về tuổi tác, vợ con đã có hay chưa, nhà cửa cha mẹ ở tận đâu. Họ tới văn phòng, là một toà nhà riêng biệt, kế đó là một dãy nhà dài có bốn chữ lớn Thư viện La-Sơn. Còn đang ngơ ngác không biết đó là tên một dịa danh hay một danh nhân nào trong văn chương sách sử, người gác trường đã đẩy chàng vào một phòng rộng rãi. Một ông mặt trắng tươi, phốp pháp sau bàn giấy chìa tay ra. Chàng nắm lấy cái bàn tay mềm nhũn đó mà muốn ném nó trở lại.

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2019

Kó là đảo, Na là ruộng, còn Roạt là gì nhỉ?

Kó NaRoạt, cái tên Khmer-Lào. Ta biết mặt nhau từ thời NR còn đi học làm y tá, còn TH là thằng lính lon ton. Rồi thân nhau ở Suối tre giữa Ô Rưsây Kondal. Đôi mắt ấy, nụ cười ấy làm sao quên được!
Kết bạn fb, nhắn tin, NR vờ như không biết. Sao nỡ lòng với người một thời coi Campuchia là quê hương thứ hai của mình - không thể nào là quân xâm lược. NR làm công tác thiện nguyện, về hưu có buồn, xin đừng vô chùa mà cắt đứt dây chuông cuộc đời, NaRoạt nhé. Bỡi ta chưa kịp là Lan và Điệp.
Biết đâu một ngày nào đó, ta tái ngộ..Tay bắt mặt mừng, nối lại tình cảm Việt Nam-Campuchia sa ma ki. si bồ hốc. sốc sa bai...


Nói nổ như bom là có thật, để lại bản đồ trên lưng.

Năm 2000, khi ấy tôi phụ trách kỹ thuật sấy gỗ cho xí nghiệp chế biến gỗ Công Danh ở Kon Tum (sau là công ty Vùng Quê BD). Để có thêm thu nhập, tôi tự nhận thêm việc bảo trì điện và cơ khí cho 10 lò sấy. Nếu moteur cháy thì đưa đi quấn lại, ống nhiệt thủng, kêu thợ ngoài vô hàn. Tính mình thì ham tìm tòi học hỏi, đã làm nên vài việc có ích, như: Mày mò tự độ thành công hộp khởi động từ đóng cắt điện không có trong sách vở. Bằng cách đấu nối linh kiện phế thải, thay vì mua cái mới mất mấy triệu thời đó. Nhờ nó mà cắt điện ngay tức khắc cùng lúc 3 pha, bảo vệ hàng loat moteur khỏi bị cháy khi mạng lưới điện bị mất pha nào đó. Tự thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy cho công ty, thực tế đã chữa cháy có hiệu quả. Tiếp nữa là thiết kế bể luột gỗ dầu với quy mô lớn cũng thành công, mình từng kể ở đây:
https://www.facebook.com/Thocao09/posts/1659310650768772 . Còn vô tình phá gỗ, có lúc sẽ kể...
Dạo sơ vậy tới chuyện nổ, nó diễn ra thế này mà ai từng làm cho công ty lúc ấy đều biết vụ này. Số là ngoài chuyên môn ra, mỗi khi rảnh, tôi tập tò hàn điện, rồi muốn lấn sân tập hàn gió đá. Đề có phương tiện tôi đề xuất với chủ, lấy tiền đi tận Quy Nhơn mua. Có có đồ nghề rồi, lại có sẵn vật tư linh tinh nên tha hồ dợt. Trải qua mới biết hàn gió đá khó hơn hàn điện rất nhiều, miệt mài mấy tháng mà trình của mình vẫn là a ma tơ.
Đầu giờ buổi chiều nọ, tôi đang hàn ống thổi cấp gió cho than đá cháy đun lò luột gỗ. Thì chú thợ cơ khí đem mấy thanh sắt chữ I lớn đến nhờ cắt. Trước đó, có nghe bà chủ bảo chú ấy giỏi lắm biết hàn cả gió đá, nên mình bảo chú: anh thay đầu cắt còn chú thay đá (đất đèn) cho khí nó mạnh mới cắt được. Chú bước vào phòng kỹ thuật (nơi để bình oxy và khí đa) thay xong đá mới rồi mở mạnh robinet nước nhỏ xuống tỏn. tỏn. Đúng ra, chỉ được cho nước nhỏ từ từ từng giọt nhỏ. Nếu chú ấy dốt không rành thì nói thật để mình làm thì đâu sinh tai nạn.

Bà chủ tịch QH nói vậy tưởng rằng hay?



Nên lặp đi lặp lại câu: "Thanh niên phải làm gì cho Tổ quốc, chứ không phải Tổ quốc phải làm gì cho ta".
Nói về luật thì Tổ quốc là cái gì đó mơ hồ.
Nghĩa vụ và quyền lợi luôn song hành, tại sao phải đặt hai vế đối nghịch nhau? Ngày nay, lớp trẻ rất thực dụng, TC tin chả ai nghe theo trừ lúc phải hô khẩu hiệu.

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh. Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ

(Ca dao)

Đất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp
Quê nhà một góc nhớ mênh mông
(người đăng)


Ca ngợi danh nhân văn hoá rồi cái hậu với người đã khuất thì sao?

Những tờ báo lớn có được bài đi vào lòng người như báo Phụ nữ không?
(trích)
"... Học giả Vương Hồng Sển, trước khi qua đời, đã quyết định hiến tặng ngôi nhà (Vân Đường phủ) và hơn 800 cổ vật cùng lượng sách quý đồ sộ cho Nhà nước, với hy vọng thành lập một bảo tàng mang tên ông.
Dù được UBND TP.HCM xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố và từng được các tạp chí danh tiếng như Times, Newsweek… đến tìm hiểu, giới thiệu về ngôi nhà chứa đựng nhiều giá trị văn hóa này; nhưng 1/4 thế kỷ đã trôi qua, kể từ ngày mất của cụ, nguyện vọng cuối cùng về một bảo tàng vẫn chưa thành, căn nhà thì xập xệ, xuống cấp, thoi thóp giữa Sài Gòn. Đó là một sự thật cay đắng.

Hay như ngôi nhà lưu niệm của giáo sư Trần Văn Khê ở quận Bình Thạnh - nơi chứa đựng một khối tư liệu đồ sộ liên quan đến nghiên cứu, giới thiệu âm nhạc truyền thống Việt Nam và âm nhạc thế giới, được giao cho Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, thì đến nay, cũng gần như rơi vào quên lãng. Đó lại là một sự thật cay đắng.

Loạn luân cận huyết nên hạt giống đỏ thoái hoá ráo trọi !


Bạn lớp nhứt của tôi.


Lúc nhỏ có chim chuẩn phết! Đúng là con nhà quan có khác, cái nào đàng hoàng ra cái đó... 
Đi học thì giỏi nhứt lớp. Sau phỏng dái, lao động là vinh quang lang thang là chết đói, rồi ra đi tìm đường cứu nước...


Anh hùng nổ Lê Mã Lương!

Ngồi lại với nhau bàn thảo để tìm ra đối sách bảo vệ Bãi Tư Chính mà mời ông thần chém gió này thì sao gọi là "Toạ đàm khoa học". Có lẽ lão í được bơm thổi nên ngộ nhận về mình, rồi ăn nói văng mạng.
Dám nói và nói đúng là hai việc khác nhau. Lẽ ra toạ đàm nên dành cho những cái đầu lạnh có lập luận chặc chẽ "biết địch biết ta" thì thằng Tàu mới sợ, còn không nó cười khẩy!
Xem clip, nhìn tướng chả gãi đầu, quơ tay, khoe biết nhiều chứng tỏ thiếu tự tin và bế tắc trước chủ đề của toa đàm.
Thợ cạo xem một đoạn đã phát chán, coi nữa cũng chả bổ ích gì ba cái màn tự sướng.

Bãi Tư Chính, không hề đơn giản.

Vì khu vực đó, nó nằm sát mép EEZ và trong thềm lục địa của VN. Mỹ và các nước chỉ hô hào chứ không can thiệp. VN không buông, TQ không nhả. Hai bên sẽ dùng cảnh sát biển, hải giám và dân quân biển để quần nhau, không ngu gì để xảy ra chiến tranh.
Lực lượng trên biển của VN mỏng và yếu so với TQ. Tàu 10, Việt 1 và nó thừa tiền của để đeo đuổi vấn đề. Đấu dài hơi e rằng VN đuối, vậy là trúng kế cù nhay và đạt mục đích chiến lược của nó, biến vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp dưới con mắt quốc tế.
Để hiểu tâm và thế của lãnh đạo VN, hãy để ý điệp khúc của BT Phạm Bình Minh trước ĐHĐ Liên Hiệp Quốc: "Các nước liên quan nên kiềm chế, tránh các hành động đơn phương có thể làm phức tạp hoặc làm tăng thêm căng thẳng trên biển..." - Sao là "các nước liên quan" ở khu vực cụ thể này? nghe như lập luận của TQ.
Ai cũng biết cái lưỡi bò tham lam phi lý nhưng VN làm căng để chặn thì không dám vì lệ thuộc TQ quá sâu, kinh tế lẫn chính trị. Kịện thì cũng không dám luôn vì lấy chứng cứ cụ thể gì, nếu thắng thì làm được gì nhau? nên họ sợ mất lòng TQ thêm. Thợ cạo nghĩ những vấn đề nêu trên thì TQ đã dự liệu được từ lâu và nằm trong kịch bản của nó.
Đoán theo cảm tính vậy thôi, kế sách của lãnh đạo nước chủ nhà thì thằng dân ai cho biết mà bàn sâu.

Tổng công trình sư Trần Văn Cạo thiết kế công trình có một không hai.

Công ty có hướng làm bàn ghế bằng gỗ dầu, có yêu cầu cần phải luột cho ra dầu trước khi sấy để gỗ không bị nứt. Khi ấy TC là kỹ thuật lò sấy, anh chủ dẫn đi tham khảo mô hình 3 nơi trong đó có một đơn vị bộ đội nấu cơm chảo bằng than đá, chẳng nơi nào như ý mình muốn sao chép. Sếp hỏi: Sao anh? TC đáp: Nấu cơm được thì luột gỗ được, vướn đề còn lại là kỹ thuật cho quy mô. Mình chơi chiêu lên bản vẽ ất giáp (học lóm của thằng em kỹ sư) trình chủ và quản đốc, anh chủ khoái, ok duyệt.
Mặc dù mình chưa hình dung nó sẽ ra răng? nhưng nghĩ bụng: tiền chủ ngán gì không chơi !
Bể luột gỗ dầu bằng than đá cho ra dầu trước khi sấy, bể sắt đặt âm dưới đất ngang 1,5m, dài 7m, sâu sâu 1,5m. Với 5 lò đốt có quạt thổi, có đường ray kéo gỗ vào ra và ba lăng tời gỗ thả xuống kéo lên cùng hệ thống bơm xả nước tại chỗ. Sếp Cạo trực tiếp chỉ đạo thi công, tốn 40 triệu thời giá năm 2000.
Hoàn thành, thử nghiệm vài mẻ đạt yêu cầu, chủ thưởng, sếp cạo khao anh em nhậu uống rượu máu dê và bia hơi.
Rồi một lính già hít hơi than đá hộc máo mũi, rồi sếp bị đuổi vì sấy hư gỗ (chiện khác, hổng phải do luột gỗ). TC giã từ đi làm thợ học nghề điện nước, thế mới đau! Đây là lần thứ hai trong 3 lần làm công ty, mình bị đuổi. Lần thứ nhất là chỗ công ty Loan Méng - Quốc Cường, các bạn Kon tum - Gia Lai không lạ gì.
Địa điểm tại công ty Công Danh (cũ) ở Cây số 3 Hòa Bình, TX Kon Tum, có lẽ bây giờ vẫn còn di tích lịch sử.
Ảnh binh tôm tướng cá.


Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2019

Chỉ thị Z30 là gì?

Vi.wiki: 
"Thuộc tính của chỉ thị là mật, không rõ của Ban Bí thư hay của Chính phủ, không có người ký, không có văn bản không dựa trên bất kỳ một điều khoản pháp luật hiện hành cũng như một chủ trương chính sách của Đảng. Ngay cả cấp bí thư tỉnh uỷbộ trưởng bộ công anVăn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng chính phủ cũng không rõ thuộc tính của Chỉ thị, hiệu lực thực thi của Chỉ thị mà chỉ được biết là Hà Nội lúc đó đã làm và các địa phương khác phải làm theo.
________________

Đăng 4 kỳ trên báo Pháp Luật TP HCM đầu tháng 3/2008. Gộp chung lại đây cho dễ đọc. 
CÂU CHYỆN "Z30" 25 NĂM TRƯỚC

1. Bàng hoàng vì chỉ thị miệng

Bùi Hoàng Tám

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2019

Phải gọi Xuân Quỳnh là Thánh nữ

bỡi nói lên được lòng người phụ nữ.
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau - rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố
4-1963

TC review so sánh các dòng xe máy của Nhật hiện nay.

Honda - Chất lượng thấp nhất vì tỉ lệ nội địa hoá đến 90%, ăn theo nhờ cái tiếng năm thìn bão lụt. Hơi nổi trội về công nghệ, còn những chiện khác thuộc loại râu ria linh tinh. Mẫu mã đẹp xem xem với Yamaha. Sở trường đường ngắn. Nhìn chung ai thích "đẳng cấp" chuộng dòng Honda.
Yamaha - Chất lượng hơi trội hơn Honda vì tỉ lệ nội địa hoá 80%. Các loại xe số bình dân của hãng này khá bền và hợp túi tiền giới bình dân. Mẫu mã bám sát thị hiếu giới trẻ. Sở trường tăng tốc. Nhìn chung ai thích "đỏm đáng" chuộng dòng Yamaha.
Suzuki - Tỉ lệ nội địa hóa thấp nhất 40% nên chất lượng cao nhất là dĩ nhiên. Mẫu mã dưới mắt giới trẻ là cổ lỗ, ít thay đổi. Rạder 150 giá hơi mắc vì nó chứng tỏ ăn đứt hai hãng kia cùng loại, còn lại đa số đều rẻ. Sở trường đường dài. Nhược điểm của dòng xe này là hao xăng. Nhìn chung ai thích "nồi đồng cối đá" chọn Suzuki.
Ngoài ra: người ta mua Honda, Yamaha vì tuyệt đối tin "tiền nào của ấy", thấy ai cũng chạy dzẫy chứng tỏ nó "ngon". Và không mua xe Suzuki vì khi bán lại mất giá nhiều. Đếch có xiền đong xe, mượn chạy mà phán như thánh. Thế mới là người Việt Nam. haha


Ngựa gì càng già chạy càng sung.

Ấy là con ngựa ô nồi đồng cối đá của lão. Lúc mới tậu về nó còn trẻ dạ nên háu đá chạy cà dựt cà chọt. Đến năm thứ ba mới thuần tính, chạy mướt mà. Nay tròn 10 tuổi vẫn phi mát trời ông đia. Nó đã tận tình phục vụ ông chủ 80 ngàn kilô mết rồi.
Lão hỏi: mày có dám đua với mấy con Ẹc 150 đẹp mã không? Nó tự tin bảo chuyện nhỏ, đường đâu mà chạy, phi hết tốc lực lên bàn thờ à. Chúng mà chùn chân dưới 90 km/giờ, con húc vào đít mấy thằng trẻ ranh háu đá đó ngay!.
Khà khà...Thương chi lạ!


Sai lầm lớn nhất trong thời kỳ Việt Nam can thiệp vào Campuchia.

Không phải từ quân viễn chinh ngoài rừng mà do cơ quan tình báo của Tổng cục II. Theo thuật ngữ bộ đội: "chính quyền hai mặt" - là cán bộ một mặt làm cho chính quyền hợp pháp, mặt kia bí mật làm cho địch. Ta phá tổ chức ấy gọi là "đánh địch ngầm". Tóm tắt vụ ở Siem Riep (tỉnh lớn của Campuchia), đại khái diễn ra thế này:
Sau khi quân ta đánh vài trận lớn, giải quyết dứt điểm chỗ dựa của địch ở biên giới Thái. Quân đoàn 4 rút quân để cho thế giới biết thiện chí của quân VN. Thì địch (phe Pol Pot) chuyển hướng hoạt động, đẩy mạnh tranh chấp địa bàn với Ta. Chơi chiêu hiểm độc: vào tháng 5/1983 địch dùng một tên trung đoàn phó ra trá hàng rồi khai báo bịa đặt...
Quân báo ta mừng như bắt được vàng, nghe lời địch mà sờ gáy đến cán bộ tỉnh uỷ và uỷ ban. Từ đấy lần ra nhiều người liên quan với địch. Từ điều tra mới vỡ lẽ địch đã khống chế được cơ bản gần như cả chính quyền tỉnh này. Để lập công, quân báo ráo riết áp dụng nghiệp vụ khai thác lưỡi, lòi ra một đống cán bộ chủ chốt.
Chỉ huy cấp trên nghe báo hoảng quá, cả tin không xác minh nên đồng ý cho quân vây bắt hàng loạt cán bộ chủ chốt. Xáo trộn, cô lập lực lượng tỉnh bạn, phòng nội ứng. Cán bộ và nhân dân Campuchia chấn động, hoang mang cực độ. Quan hệ giữa hai nước rạn nứt có nguy cơ đõ vỡ, xôi hỏng bỏng không. Dân gian thường nói hái củi ba năm đốt một giờ là vậy.
Bộ Chính trị gấp rút chấn chỉnh sửa sai, đã cử Lê Đức Anh đích thân thẩm tra vụ việc. LĐA phải lệnh thả ngay số người bị bắt... Chu Huy Mân bay sang hạ nhiệt, thay mặt BCT và CP xin lỗi Đảng, Chính phủ Campuchia.
Không biết bên quân báo có tạo dựng hồ sơ để củng cố niềm tin cho lãnh đạo hay không, chuyện ày không chắc. Trong mọi tình huống quan trọng thì dĩ nhiên về nguyên tắc, trước khi tiến hành bắt bớ có báo cáo về Hà Nội, nhưng không ai dám nói báo cho ai và không ai ra mặt chịu trách nhiệm thông qua. Thế là phải có người giơ báng chịu đòn, một số cán bộ chuyên gia và chỉ huy quân VN bị kỷ luật. Tư tưởng ngạo mạn nước lớn có tác động trong quyết định ấy. Dừ sao việc đã rồi. Cùng với những hàng xử sai lầm khác nói chung của quân VN đối với CPC, có lẽ đã để lại dư chấn trong lòng họ, tồn tại cho đến ngày nay...

Vốn lận lưng khởi nghiệp đi làm ông cố vấn xã.

Một hạ sĩ mặt còn lông tơ từ rừng bước ra, không nghiệp vụ đi làm công tác dân địch vận và tình páo cơ sở. Một thanh niên chưa biết gì phải đi xây dựng chính quyền, đoàn thể xã. Một đoàn viên phải gầy dựng nòng cốt để phát triển đảng viên cho Bạn. Thế mới hiểu vì sao tiền thân quân đội mang tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Vì sao quân đội có tên là Nhân dân. Vì sao lời thề có câu "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.".
Mặc định, đã là người lính thì cầm súng hay phục vụ chiến đấu nhưng trong quân ngũ không ít người có khi làm những công việc "tréo cẳng ngỗng". Trong số đó có tôi. Tổ chức phân công, chỉ huy giao nhiệm vụ, cứ thế mà làm cấm cãi. Chưa biết thì học, vừa học vừa làm, riết rồi sẽ biết. Oái ăm thay, lính ngoài rừng thì thằng đi trước bày cho thằng đi sau, còn tôi thì một thân một mình chả biết dựa vào ai. Nhớ ông tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn kể chuyện học nghề tình báo bằng cách... vào rạp xem phim. Tôi thì nhờ đọc sách "ba xu" thời học phổ thông và hiểu sơ sơ về cơ cấu địa phương lúc chưa đi bộ đội có một năm làm công tác thanh niên...
Trước đó, Đại đội 4 của tôi thuộc Tiểu đoàn 2, Đoàn 5503 đang đóng quân ở bản Tà Đẹt bên bờ sông Sê Kong. Tôi phụ trách trung đội với nhiệm vụ thường ngày như dẫn quân truy quét tàn quân Pol Pot trên khu vực đơn vị đảm nhiệm, thỉnh thoảng tổ chức phục kích địch. Ngoài ra tham gia bảo vệ tuyến đường QL13 từ thị xã Stung Treng đi huyện Siem Pang (giáp Lào). Làm công tác dân vận các phum (bản, làng) gần đó. Nhớ có lần Đại đội phân công bọn tôi đi don vệ sinh và làm cầu tiêu cho dân ỉa. Sau này nghĩ lại mắc cười, dân ở một mặt sông, một mặt lrừng mà bảo đi làm cầu tiêu, đúng là ngu hết biết!
Vào cuối năm 1979, có lệnh gọi tôi về Đoàn, tập trung cùng một số anh em các đơn vị khác để nghe tập huấn về công tác giúp Bạn ở cơ sở. Lý do được chọn là do tôi có biết một ít tiếng Lào và Campuchia và quen dẫn lính của đơn vị đi giúp dân...

Tìm kiếm Blog này