Tim thông tin blog này:

Hiển thị các bài đăng có nhãn Ký ức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ký ức. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2020

Xe tăng nằm đó em có nhớ Vết đạn trên tường tiếng ê a...



Nhớ chiếc xe đạp Phượng Hoàng

Mình thích phọt xe và độ bền nên khi từ CPC về nước, mua cái sườn xe cũ bị nứt ở cổ. Đem về bảo chú thợ hàn cổ rồi mua bộ đồ lòng phụ tùng ráp vào. Những chi tiết nào không có hàng của TQ thì chọn đồ tốt của VN. Thời ấy hiếm hàng nên tốn bộn tiền mà ưng cái bụng. Đạp không nhẹ nhưng được cái chạy là bon bon, chắc lọi không lọc cọc... Khi vào Sài Gòn làm ăn, dựng xe vào tiệm mua đồ, chỉ mấy phút nó bốc hơi mất tăm. Tiếc gì đâu!
(hình minh hoạ)


Bài thơ: Mẹ ta trả nhớ về không


Lúa ma


 

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2020

Ông Phó Đốc Sự

Năm 1972 tốt nghiệp ra trường tôi chọn nhiệm sở về tỉnh Kontum. Đa phần sinh viên các khóa mới ra trường đều phục vụ ở các tỉnh xa Sài Gòn hay các tỉnh nhỏ thường được xếp là vùng nước độc, có lãnh tiền phụ cấp và thăng trật nhanh hơn, một năm rưỡi so với hai năm ở các tỉnh lớn, đông dân và tương đối an ninh. Lúc bấy giờ rất hăng hái, lòng tràn đầy nhiệt huyết dấn thân phục vụ đất nước, cho dù đi bất cứ nơi đâu. Hơn nữa khi chọn về những nơi lừng danh chiến trận như Bình Long, Trị Thiên hay Kontum thì toàn thể hội trường anh em vỗ tay hò hét nhiệt liệt tán dương. Chỉ có vậy thôi, cũng đủ để tự hào như người anh hùng sắp ra trận.
Trước khi rời Sài Gòn tôi ra đường Lê Lợi đi dọc theo vỉa hè để tìm mua một tấm bản đồ tỉnh Kontum cỡ lớn dùng để treo tường hay lót dưới bàn có phủ kính dày. Ghé qua văn phòng Bộ Nội Vụ nhận sự vụ lệnh và giấy trưng vận Hàng không Việt Nam đi Pleiku. Khi ấy sau “Mùa Hè Đỏ Lửa” phi trường Kontum bị hư hại nặng chưa được phục hồi nên đường bay chỉ tới Pleiku và sau đó phải đi xe đò tự túc hơn 40 cây số nữa để lên Kontum. May mắn, nhiệm sở có hai chỗ mà anh bạn cùng đi với tôi lại là người quê quán ở đó nên cũng yên tâm.
Hành lý mẹ xếp chật cứng va li không còn chỗ trống nên một số sách còn gởi trong Ký Túc Xá hôm dọn trả phòng về quê đành phải để lại nhờ bác Giám thị giữ dùm, chờ lần tới về Sài Gòn sẽ lấy. Chỉ nhét duy nhất một quyển “Soạn Thảo Công Văn” của Giáo Sư Lê Thái Ất và một con dấu bằng đồng khắc tên tôi để làm hành trang lên đường.

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2020

Nhờ ơn Tố Hữu mà tui được mặt trời chân lý chói qua tim!

Nhân chiện Khương Tuấn Đạt.K nhắc lại đồng tiền 30 đồng oái ăm ngày xưa.
Năm 1985, lúc ấy tui đang học trường quân sự QK5 ở Hoà Cầm ĐN thì có đợt đổi tiền. Nhằm ngay kỳ lương, tui nhận số tiền không nhớ là bi nhiêu nhưng giá trị nó to lắm. Thời ấy, cái thân thượng quý quân đậu nhăng răng như tui có mơ cũng không dám nghĩ tới. Quá mừng nên ngày chủ nhật, hí hửng cuốc bộ ra quốc lộ 1 đón xe đi thành phố Đà Nẵng. Dồn tiền lương + đổi, tui chơi tất! Mua được 1 chiếc đồng hồ Poljot của LX, 1 chiếc áo khoác,1 xấp vải quần jean và 1 chiếc thắt lưng da. Nhờ vậy mà có bộ mã coi tạm được mới tự tin vi vu, mà chẳng em nào thương, thế mới đau. Nghĩ lại mình cũng có tài kinh tế chứ bộ! haha.
Thời gian kế tiếp đồng tiền rót giá rất nhanh... đời lính như lục bình trôi. Tui bán 1 chỉ vàng 7 năm ở K dành dụm được cộng với lương tháng, ngoài tiêu vặt ra còn lại đem cho cô em con bà dì ở chợ Đầm chơi hụi lấy lời. Khi lấy lại vốn còn lỗ thêm một khúc. Mãi sau này, mới biết "đỉnh cao trí tuệ" của nhà thơ làm phó thủ tướng để lại hậu quả lạm phát hơn 700%. Có ơn phải bênh vực, hehe. ai đổ hết tội cho cụ cũng chưa công bằng đâu nha!
Còn bạn, khi ấy có tiền bạn làm gì?

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2020

Chuyện cái máy thở ban đầu ở ngoài Bắc.

Ngày xưa, người ta phải bóp bóng (thở) bằng tay để cung cấp oxy cho bệnh nhân cấp cứu. Thời bao cấp, nước CHDC Đức viện trợ cho VN một chiếc máy thở, đặt tại một bệnh viện trung ương ở Hà Nội. Nước bạn cử chuyên gia sang kèm cặp hướng dẫn kỹ thuật vận hành rất tận tình. Một thời gian, thấy phía ta đã sử dụng máy thành thạo thì chuyên gia bạn mới rút về nước.
Sau đó, nhà nước xây dựng bệnh viện mới nên cần chuyển máy sang, nhân viên rút điện đưa máy đi. Tới nơi, cắm điện vào thì màn hình tối thui, các bác sĩ và nhân viên kỹ thuật loay hoay không biết tại sao. Tìm quanh chiếc máy thì không thấy cái công tắc nằm ở đâu, không biết hỏi ai. Thời đó chưa có internet, liên lạc giữa người ngước này với nước khác cực kỳ khó khăn, nhiêu khê.
Cuối cùng, người của bệnh viện đành viết thư tay để hỏi vị chuyên gia kia ở bên Đức. Ba tháng thư đi, ba tháng thử về, tổng cộng mất 6 tháng mới có lời đáp. Hoá ra: CHDC Đức thiết kế dấu cái công tắc nằm dưới đế máy. Để tránh ai đó vô ý đụng vào công tắc làm mất điện, máy ngưng hoạt động có thể dẫn đến mất thở, chết bệnh nhân.
(TC nhớ ghi lại theo lời kể một fb, đã quên link)

Hình hiếm: Tuyến đường độc đáo - đò chở xe lửa qua sông.

Ngày xưa, thời kỳ đầu Pháp mới xây dựng tuyến đường sắt từ Sài Gòn - Mỹ Tho và Bắc - Nam, chưa có cầu. Mỗi khi tàu lửa đến sông phải tăng bo, người ta tháo rời, dùng đò chở đầu máy và các toa xe lửa sang bên kia sông, ráp lại chạy tiếp.

Nhớ. Hồi nhỏ đi ngang qua cây ổi,

thế nào cũng bấm vài trái coi ăn được chưa. Liếc xem chảng ba nào làm ná được, thế nào cũng chặt.



Thứ Tư, 18 tháng 3, 2020

Bắn trung liên RPĐ, kết quả có một không hai !

"Phước chủ may thầy" nhưng sướng vẫn cứ phe!
Đại úi guè tui nhớ lại chiện bóp cò năm xưa. Với tinh thần khiêm tốn vô bờ bến kể lại các đồng đội nghe chơi một kỷ lục cao vòi vọi của Cạo năm 1978. Tại trường bắn Hạ sĩ quan quân khu 5.
Loại súng: trung liên RPĐ
Cơ số đạn: 6 viên bắn 2 loạt
Cự ly: cách xa 200 mét
Mục tiêu: bia miệng lỗ châu mai lô cốt 0.2 x 1 m
Tư thế: nằm bắn

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020

Hồi nhỏ coi Mỹ chơi đĩ như gà đạp mái!



Ngày trước, mấy thằng nhóc cùng lớp tụi mình hay ra sông Dakbla KT tắm và đùa nghịch. Thường thấy từng tốp, 5.7 anh lính Mỹ chạy xe ra bờ sông để đổ đạn dược thừa, rửa xe và xúc cát về làm công trình. Các chị đĩ đến bán bia, nước ngọt và phục vụ tình dục tận nơi. Các chị mặc đồ bikini hai mảnh mỏng tanh, có chị chơi màu trắng, lập lờ "hoa bướm". Lượn qua lượn lại rồi mấy chĩ áp hàng vô người mấy anh lính. Lính sao chịu nổi. ặc. thế là 2 bên xí lô xí lào ra dấu giá cả, ok xong là dìu di. Nơi "đạp mái" đâu xa, cách chừng 10,10 mét. Họ lấy bao cát quây tạm 3 mặt làm chỗ bụp xẹt. Cứ vậy người ra, kẻ vô... làm một choác xong, tiếp tục công việc.
Còn mấy thằng nhóc chim mới ra ràng thì... ôi thôi khỏi nói! Có lần, mấy đứa còn bạo gan, bò men theo bờ cát đến tận nơi để coi họ làm cái giống gì. hehe.
Mỹ mà, rất đơn giản, đúng với câu "giải quyết nhu cầu sinh lý". Xem cái hình minh hoạ dưới, tuy nhà cửa xập xệ nhưng còn đỡ hơn cảnh màn trời chiếu đất nói trên.

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

Trịnh Kim Thuấn: Nhớ về sân khấu xưa... cải lương xưa...

Phần 1
Nhân có bài viết trên Phây của anh Kha Tiệm Ly về Cải Lương ngày xưa…cũng không xưa lắm, mới 45 năm thôi hà…làm tôi lục lại trong ký ức năm ba chuyện mà mình còn nhớ…
Ba tôi trước đây xem báo tháng, trước 01/11/1963, đọc báo Tiềng Chuông, sau khi Tiếng Chuông đóng cửa thì đọc báo Tia Sáng, mỗi tuần, vào thứ tư có thêm tờ Phụ Nữ diễn đàn, từ năm học lớp tư, lớp ba thì tôi đã mê đọc báo, đọc truyện rồi, giờ có ít chuyện còn nhớ, nhất là giới sân khấu cải lương, chuyện hậu trường.
Vì viết lại theo ký ức, trong tay không có tư liệu gì cả, có thể nhớ sai, nếu có sai sót (do nhớ lộn) xin góp ý và châm chế, tôi cố gắng bớt lộn lầm và lộn không quá bốn lần…
Trước 1963 có các đoàn cải lương nổi tiếng : Hoa Sen, Thanh Minh, Kim Chưởng Thanh Hương, Mai Hoa, Kim Chung….đoàn Kim Chưởng – Thanh Hương, đào chánh là Kim Chưởng và Thanh Hương ; kép chánh là Việt Hùng, Văn Chung…Văn Chung và Thanh Hương là vợ chồng, sau thôi nhau, Thanh Hương nối duyên với kép Hùng Minh, tách ra thành lập đoàn Thanh Hương – Hùng Minh, dạng trung ban.
Trên Trương kịch tràng (Trang kịch trường )1 tờ báo viết : 2 giọng ca nữ hàng đầu thời ấy là Út Bạch Lan và Thanh Hương, Út Bạch Lan có giọng kim, Thanh Hương giọng thổ…ngang nhau, nhưng sắc vóc Thanh Hương kém hơn (hơi thấp)… Việt Hùng – Ngọc Nuôi là đôi vợ chồng chung thủy nhất trong giới “hát ca”.

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

"Hú hồn chú chuột, răng cũ về mày, răng mới về tao"



Nhổ răng, ôi thật là cơn ác mộng của tụi trẻ con! Thế là để "thi vị" hóa công cuộc nhổ răng, dân gian ta đã sáng tác ra những tục thú vị để "dụ" răng mọc thật là nhanh bằng cách ném răng hàm trên lên mái nhà, răng hàm dưới thì ném xuống gầm giường cho chuột tha, lại còn nghĩ hẳn những câu bùa chú cho trẻ con thành tâm niệm niệm.
Chuột tha răng đi thì răng mới mọc lại. Các bé háo hức lắm, vậy là quên đi cái đau, cái lỗ hổng buồn buồn trong miệng. Còn việc ném lên mái nhà hay gầm giường thì có người giải thích rằng răng trên răng dưới sẽ nhớ nhau, muốn gặp nhau nên sẽ mau mau mọc lại.
Thế mới biết, để dỗ trẻ con, người xưa cũng lắm mẹo thật hài và thật hóm nhỉ!


Thứ Tư, 13 tháng 11, 2019

Vật chất còn có bấy nhiêu, hồn ở đâu bây giờ!

Gạch thiệt chứ không phải phiên bản như ở bảo tàng thời đại. Hai viên gạch này thuộc khu văn phòng trường và cũng là khu nhà duy nhất còn tồn tại đến giờ phút cuối. Của một ngôi trường nhỏ ở tỉnh lỵ Kontum heo hút ngày xưa. Trường trung học Hoàng Đạo, sau 1975 đổi thành Phổ thông cơ sở Lý Tự Trọng, đã vậy nay người ta đập bỏ để làm Khu thương mại.
Thầy cô và học sinh cũ đều thương tiếc ngậm ngùi. Một bạn ở mãi Sài Gòn nảy sinh sáng kiến nhờ bạn cùng lớp ở Kon Tum lượm cho, rồi cất kỹ coi như kỷ vật. Ngẫm lại đi: học sinh vừa hồng vừa chuyên của nền giáo dục XNCN có nhớ và trân trọng nơi mình đã từng học như vậy không?...


Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019

Lính chết, thảm lắm người ơi !

Biết bao binh lính và sĩ quan hy sinh trong cuộc chiến. Chết là khiêng và lấp. Thậm chí bộ phận vận tải tử sĩ chẳng hỏi đó là ai? Nên anh em phải thủ sẵn cái lọ penicelin ghi tên họ, quê quán bỏ vào túi. Chẳng kèn trống, tổ chức điếu văn chi ráo dù là cho tập thể. Ngày nay, nhà quan rảnh quá "phú quý sinh lễ nghĩa", làm hao tiền tốn của, mà không ít người trước đó đã bòn rút của dân rồi. Xem tiếp câu chuyện::
____________

Con top Viet Nam ngop hơi !!!!
Bản thân lính tráng chúng tôi rất ngại chuyện khiêng thương binh, tử sỹ qua các phum Campuchia. Khiêng trong rừng thì thế nào cũng được. Lính mình biết với nhau. Khiêng qua phum, dân nhìn vào, chẳng ra thể thống gì. Thương binh thì máu me dính đầy ra võng. Mà đã qua phum thì phải dừng lại nghỉ, bởi ở phum có nhiều bóng mát. Tất nhiên, qua phum Campuchia đâu phải như qua làng Việt. Chúng tôi không dám vào nhà dân. Bởi nhà nào cũng có anh em, họ hàng, con cháu,… tham gia quân đội Pol Pot. Hơn nữa, dân Khmer không cởi mở như dân mình. Xin miếng nước còn khó chứ đừng nói đến giúp đỡ này nọ. May lắm là có dịp ngồi lại, giở cơm nắm ra ăn , dân dòm ngó xem " con tóp" ăn gì . có gì đâu toàn muối rang với cá khô vừa ăn vừa xấu hổ. Vì thế, sau này, lính tráng bảo nhau, qua phum, kiên quyết không dừng. Dù đói, dù khát, cứ đi thật nhanh qua rồi mới tính chuyện nghỉ.

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

Con top Viet Nam ngop hơi !!!!


Bản thân lính tráng chúng tôi rất ngại chuyện khiêng thương binh, tử sỹ qua các phum Campuchia. Khiêng trong rừng thì thế nào cũng được. Lính mình biết với nhau. Khiêng qua phum, dân nhìn vào, chẳng ra thể thống gì. Thương binh thì máu me dính đầy ra võng. Mà đã qua phum thì phải dừng lại nghỉ, bởi ở phum có nhiều bóng mát. Tất nhiên, qua phum Campuchia đâu phải như qua làng Việt. Chúng tôi không dám vào nhà dân. Bởi nhà nào cũng có anh em, họ hàng, con cháu,… tham gia quân đội Pol Pot. Hơn nữa, dân Khmer không cởi mở như dân mình. Xin miếng nước còn khó chứ đừng nói đến giúp đỡ này nọ. May lắm là có dịp ngồi lại, giở cơm nắm ra ăn , dân dòm ngó xem " con tóp" ăn gì . có gì đâu toàn muối rang với cá khô vừa ăn vừa xấu hổ. Vì thế, sau này, lính tráng bảo nhau, qua phum, kiên quyết không dừng. Dù đói, dù khát, cứ đi thật nhanh qua rồi mới tính chuyện nghỉ.

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2018

K76 Chúng tôi viết về chúng tôi: 1969-1976

Từ năm 1965 chiến tranh đã lan rộng tại các vùng quê của tòan Tỉnh Phú yên. Dòng người tản cư về Thị xã Tuy hòa từ các quận trong tỉnh ngày càng nhiều, lứa chúng tôi đa phần về thị xã học tiểu học là theo dạng ấy…
Niên khóa 1968 – 1969 chúng tôi hầu hết đang theo học lớp nhất. Có một số ít các bạn có đủ điều kiện cần thiết thì được vào học ở ngôi trường tiểu học tốt nhất Tỉnh Phú Yên thời ấy là Trường nam tiểu học Tuy hòa . Còn phần nhiều học ở các trường nhỏ có tên gọi Trường tiểu học Bình nhạn, Bình An, Bình Kiến…hay khiêm tốn hơn thì học ở ngôi trường nhỏ bé mới thành lập như là Trường Ấp Tân sinh Bình hòa, Trường Ấp Tân sinh Bình tịnh …Một số đông các bạn học ở các trường nông thôn của các quận mà chiến tranh chưa lan tràn để chính quyền phải đóng cửa trường lớp…Còn một số rất ít thì đang học lớp tiếp liên tại Trường Bình Mỹ, ôn luyện 2 môn Toán và Quốc Văn chờ ngày thi để một lần nữa hy vọng được trúng tuyển vào lớp đệ thất của trường công duy nhất của Thị xã .
Thực trạng thời ấy trong lòng Thị xã có nhiều trường tư thục, việc dạy và học cũng rất tốt như Trường Trung học Đặng Đức Tuấn của nhà dòng Công giáo, Trường Trung học Bồ Đề của giáo hội Phật giáo, Trường Trung học Tân Dân, Trường Trung học Văn Minh… nhưng tất cả đều vướng cái khó cho phụ huynh học sinh là phải…đóng tiền !
Niềm ao ước của chúng tôi và gia đình là thi đậu vào Trường Trung học Nguyễn Huệ
Năm trước khi chúng tôi vào trường là niên khóa 1968 – 1969 ( K75) Trường Trung học Nguyễn Huệ tuyển lựa được rất ít học sinh vào học lớp đệ thất, đó là lớp đàn anh gần kề khóa chúng tôi, ước chừng khoảng 200 học sinh trong hàng ngàn thí sinh dự thi vào trường của toàn Tỉnh Phú Yên tạo một áp lực khủng khiếp cho lứa học trò chúng tôi và cho cả các bậc phụ huynh …Nam sinh chúng tôi mơ được mặc bộ đồng phục toàn trắng, nữ sinh mơ được mặc chiếc áo xanh màu xanh biển để dự lễ chào cờ và học trung học trong ngày thứ 2 hàng tuần…

Tìm kiếm Blog này