Tim thông tin blog này:

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguồn gốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguồn gốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2019

Yêu nước mắm nên nhớ nguồn cội, cứ thế mà làm!

Yêu nước mắm nên nhớ nguồn cội.
Nước mắm do người Chăm mình sáng tạo ra đầu tiên.
Người Việt bắt chước làm theo và phát triển thành quốc hồn quốc tuý.
Người Pháp khi mới sang Việt Nam, dùng chưa quen gọi là nước cá thối. Nhưng chính người Pháp nghiên cứu khoa học về nó đầu tiên và giới thiệu nó sang châu Âu. Và cũng chính Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bảo hộ nước mắm truyền thống đầu tiên.
Có nhiều nước sản xuất nước chấm nhưng cái thứ của Việt Nam mới đúng nghĩa là nước mắm. Xem bảng so sánh thành phần hoá học nổi trội của nước mắm VN.
(số liệu từ GS Nguyễn Văn Tuấn)


Thứ Tư, 4 tháng 9, 2019

Ai là cha đẻ “16 chữ vàng" và "4 tốt” ?

01/9/2014 – “Phương châm 16 chữ” và “Tinh thần 4 tốt” – Với nguyên tắc ứng xử này đã chi phối mọi chính sách, hoạt động đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc. Vậy ai là cha đẻ?

– Xin thưa, đó là toa thuốc của thầy thuốc bắc Giang xì dầu (không có bất kỳ tài liệu nào chứng minh ngược lại là sáng kiến của lãnh đạo Việt Nam). Sư việc bắt đầu từ ngày 03/9/1990, cuộc gặp lịch sử tại Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc.


(Cpc.people.com.cn)

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2019

Tín ngưỡng chính trị của người Hoa

Trong tiếng Hán-Việt, Chợ Lớn (khu vực quận Năm và quận Sáu bây giờ) gọi là Đề Ngạn, phát âm theo tiếng Quảng Đông là Thày Ngòn. Mà Thày Ngòn dịch ra tiếng Nam Bộ chính là Sài Gòn. Nguyên thủy, trung tâm Sài Gòn nằm trong Chợ Lớn bây giờ, khu vực mà người Khmer gọi là Prei Nokor. Sài Gòn cũ lúc đầu (thế kỷ 17) chỉ là một ngôi làng quê hẻo lánh, trong khi đó thành phố Nam Vang đã phát triển lắm rồi.
Còn khu vực Sài Gòn mới như bây giờ ta thấy có chợ Bến Thành, có quận Một và quận Ba, thì ngày xưa người Khmer gọi là Kas Krobei, người Việt gọi là Bến Nghé.
Hôn nhân chính trị giữa công chúa Ngọc Vạn và vua Chân Lạp Chey Chetta Đệ Nhị diễn ra vào năm 1620 với món quà cưới tặng cho chúa Nguyễn là khu Chợ Lớn bây giờ (Prei Nokor/ Sài Gòn cũ/ Thày Ngòn). Năm 1623 chúa Nguyễn yêu cầu con rể cho lập hai trạm thu thuế, một tại trung tâm Prei Nokor và một tại Kas Krobei. Lúc đấy khu vực Prei Nokor chỉ có một ít người Miên và một ít người Việt.
Năm 1679 nhóm người Hoa “phản Thanh phục Minh” được chúa Nguyễn giới thiệu với vua Chân Lạp để tới vùng Cù Lao Phố (nhóm Trần Thượng Xuyên) và vùng Mỹ Tho (nhóm Dương Ngạn Địch) lập hai thương cảng có tên Nông Nại Đại Phố (Cù Lao Phố) và Mỹ Tho Đại Phố. Trong khi đó ở Kiên Giang và Cà Mau, một người Hoa khác là Mạc Cửu đã làm quan cho Cao Miên và lấy đất của chính quyền Nam Vang lập khu dân cư, mở sòng bài dọc theo bờ biển vịnh Thái Lan từ Sihanouk Ville tới Cà Mau, mở thương cảng ở Hà Tiên… rồi mới đem đất Cao Miên đó nộp cho chúa Nguyễn.
Do đó, sau này một số người Hoa ở Nam Bộ thờ cúng Trần Thượng Xuyên và Mạc Cửu, họ cho rằng tổ tiên họ có công đầu khai phá đất này. Họ không thờ Nguyễn Hữu Cảnh.

Người Khmer Krom đòi Nam Bộ là 'vô lý'

Tiến sỹ Nguyễn Văn HuyGửi cho BBC từ Pháp
17 tháng 9 2014
cộng đồng người Khmer Krom tại Campuchia đã liên tục tổ chức nhiều cuộc biểu tình trước sứ quán Việt Nam phản đối chính sách đất đai của Việt Nam.
Nguyên do của những cuộc xuống đường này là phát biểu của ông Trần Văn Thông, tham tán sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh, nói rằng miền đất Nam Bộ thuộc về Việt Nam từ lâu trước khi Pháp chuyển giao lại cho Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn đài BBC ngày 09/09/2014, ông Thach Setha, Chủ tịch Cộng đồng Khmer Krom ở Campuchia, cho biết :
"Chúng tôi không đòi lại đất, mà chúng tôi muốn gửi thông điệp tới chính phủ Việt Nam, yêu cầu họ phải tôn trọng chủ quyền của chúng tôi, không được can thiệp vào công chuyện của chúng tôi.

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2018

Tính cách người các tỉnh tại Trung Quốc

trung quoc.jpg
Dương Danh Hy
1. Người Hà Nam
Tỉnh Hà Nam là cái nôi của dân tộc Trung Hoa, trong sáu cố đô của Trung Quốc có ba cái ở Hà Nam. Thế nhưng thanh danh hiện nay rất xấu, các công ty lớn tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng châu, Thâm Quyến đều không muốn thuê dùng người Hà Nam. Đã có câu nói: “phòng lửa, phòng trộm,(đề) phòng người Hà Nam”, thậm chí tại Thâm Quyến đã từng có biểu ngữ “nghiêm khắc đả kích bọn tội phạm Hà Nam”

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

Xử án thời xưa - Từ gô cổ đến nọc ra đánh

Lính đóng cùm phạm nhân, dẫn đến tòa
Hình 1: Phạm nhân nghe quan phụ luận tội
Hình 2: Quan chánh tra hỏi và PN nhận tội
Hình 3: Cấm cãi, PN đành thú tội
Hình 4: Nọc PN ra đánh, bao nhiêu gậy theo phán quyết của quan
Có cái chày đồ đùng để đóng cọc, cố định phạm nhân phải nằm để bị đòn đâu không thể bỏ chạy.



Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018

Giới thiệu:: Nơi tìm hiểu về nguồn cội dân tộc

Bạn nào quan tâm nguồn cội Bách Việt ngoài sử chính danh "tự sướng mơ màn", nên tìm đọc tham khảo rất nhiều bài về vấn đề này của bác sĩ Nguyễn Xuân Quang. Bác sĩ tốt nghiệp y khoa Sài Gòn 1969, di cư 1975 và hiện đang hành nghề chuyên môn ở Mỹ.
TC rất nể phục bác sĩ Nguyễn Xuân Quang, tuy là nghiên cứu nghiệp dư (tạm gọi vậy) nhưng ông muốn tìm hiểu để làm rõ một vấn để gì, ông đến tận nơi xác minh, chụp ảnh ghi nhận với chú thích rõ ràng. Cách tiếp cận của ông là "tay có sờ thì miệng mới nói, khác với số đông GS.TS Việt Nam thường xào tài liệu Tây, Tàu rồi viết bài tán phét cả trăm trang (xin lỗi TC có ấn tượng xấu). Thời đại này mà toàn chữ viết chay, thiếu chứng minh rất khó nghe lọt tai.
Các viện nghiên cứu, hàng trăm nhà sử học, dân tộc học của Việt Nam đã có mấy người đến Hồ Động Đình để tìm hiểu nguồn cội Bách Việt. Đến vùng Tự trị ở Quảng Tây để tìm hiểu mối liên hệ giữa dân tộc Choang và Lạc Việt... ? Đến Borneo (Mã lai)... để tìm mối liện hệ giữa người Việt và các dân tộc khác. Chữ nòng nọc, trống đồng.. .Vì sao ở Trung Quốc có nơi thờ Hùng Vương, Hai Bà Trưng... như ở Việt Nam?...

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

Xe ôm có từ khi nào?

Sài Gòn chuyện đời của phố: Xe ôm Sài Gòn
Phạm Công Luận
Xe ôm ở Sài Gòn có từ khi nào? Lục tìm qua sách báo, trước 1954 hầu như không thấy nhắc đến chiếc xe ôm. Lúc đó, các phương tiện công cộng chở người trong thành phố là xe kéo, xích lô và taxi.

Xe gắn máy lưu hành nhưng không dùng làm dịch vụ chở người.
Năm 1969, một nhà văn đoạt giải nhất phóng sự ở Sài Gòn là ông Lê Hương với cuốn sách Chợ trời biên giới Việt Nam - Cao Miên. Khi viết về chợ trời Gò Dầu Hạ ở Tây Ninh, ông cho biết ngoài xe lam và mô tô lôi chở đông người mỗi chuyến thì năm 1967: “xuất hiện bốn loại xe mới: Honda ôm, Suzuki ôm, Mobilette ôm, Yamaha ôm”. Ông đánh giá: “Thật là một nghề chóng phát tài hơn hẳn các anh em chở Mỹ ở Sài Gòn”.

Như vậy, phải chăng xe ôm ở Sài Gòn bắt nguồn từ dịch vụ chở người sau sự kiện người Mỹ đến miền Nam năm 1965?
Từ câu chuyện kể dưới đây của một dược sĩ gốc gác ở Q.4 cho tác giả cuốn sách này bổ sung cho nhận định trên. Năm 1965, khi người Mỹ bắt đầu tham chiến ở VN thì xuất hiện một lớp người làm việc trong các công sở của người Mỹ. Họ làm nhân viên đánh máy hay sửa chữa bảo trì xe cộ, lái xe. Đồng lương của họ khá khẩm, giúp sống thoải mái và dễ dàng mua xe máy.
Chiến cuộc lúc lên lúc xuống, công sở Mỹ có lúc mở ra và có chỗ đóng cửa tùy theo nhiệm vụ. Phút huy hoàng nào cũng có lúc trở thành điêu tàn và những người quen lãnh lương bằng đô la ở Sài Gòn bắt đầu lo lắng.

Áo dài tân thời lần đầu xuất hiện trên báo và nguồn gốc

 Bìa báo Ngày Nay có bài viết về cô gái Sài Gòn đầu tiên mặc áo dài tân thời - Ảnh: T.L

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

Chính những người lao động tha phương cầu thực mở đất Nam Bộ

"Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long"
(Huỳnh Văn Nghệ)
Không rõ ai vẽ tranh dưới, nhìn rất có ý nghĩa: người Chăm vác cái phảng phát hoang (bị mất nước phải tìm đất mới), người Việt gánh cái bị đồ dùng (ý bám trụ đường dài), người Hoa cầm cái dù (ý là người có ít tiền làm chủ). Chính những người lao động tha phương cầu thực mở cõi ờ vùng đất hoang vụ. Sau đó triều đình mới dùng quân với gươm súng để giành quyền thống trị đất đai, con người.


Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018

Dấu tích Chăm trên đất Tây Nguyên

Có giả thuyết cho rằng,Tây Nguyên là một vùng cư trú biệt lập, không liên quan với thế giới bên ngoài, ít nhất cho đến thế kỷ 14 - 15 (?!)
Đến nay, điều đó đã được “giải mã” và cho thấy giả thuyết ấy không đứng vững được nữa khi một loạt di chỉ khảo cổ học được phát hiện trên vùng đất kỳ bí này từ những năm 90 thế kỷ trước cho đến nay.

Ngoài những di chỉ tiêu biểu như Buôn Triết (Đắk Lắk), Kiến Đức (Đắk Nông), Lung Leng (Kon Tum) và gần đây nhất là An Khê (Gia Lai)… với hàng nghìn hiện vật đồ đá, đồ gốm, đồ đồng được giới khảo cổ học phát hiện và công bố đã cho thấy hàng vạn năm trước, con người ở đây vốn có sự giao thoa, gần gũi với cư dân vùng đồng bằng Duyên hải miền Trung cũng như vùng Trung du Bắc Bộ trên các mặt văn hóa, xã hội và kinh tế… thì những dấu tích người Chăm còn tồn lưu, phát lộ trên vùng đất Tây Nguyên càng góp phần củng cố vững chắc cho nhận định trên.

Thực tế đã có rất nhiều di tích kiến trúc, văn hóa Chăm được tìm thấy rải rác ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum. Ngoài 4 di tích Chăm được khám phá tại Đắk Lắk: Tháp Yang Prông (Ea Súp), quần thể kiến trúc Chăm (Krông Ana), giếng Chăm và phế tích Chăm (chưa xác định chính xác là gì) tại Krông Bông, những nhà nghiên cứu văn hóa và khoa học còn tìm thấy nhiều công trình kiến trúc Chăm tiêu biểu như tháp Yang Mum, đền Drang Lai, thành Quai King (tỉnh Gia Lai) và Kon Klor (TP. Kon Tum). Những cái tên đó được nhiều nhà nghiên cứu (chủ yếu là người Pháp) tiếp cận và mô tả cặn kẽ, chuẩn xác để làm rõ mối quan hệ, giao thoa giữa các cộng đồng người ở khu vực Tây Nguyên – đồng bằng Duyên hải miền Trung trong suốt chiều dài lịch sử.

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

Vì sao Miền Tây có rất nhiều địa danh mang tên Xáng...?

Cảnh thường thấy ở Miền Tây là kênh rạch chằng chịt, hai bên bờ kênh là nhà dân, dọc đường xe chạy là kênh nước song song. Là do những chiếc tàu xáng của người Pháp đào đất hoặc múc bùn mở rộng mương rạch thành kênh.
"Rõ ràng là những con quái vật bằng sắt, khổng lồ, vô địch, ngày đêm gào thét 4, 5 ngàn thước còn nghe lồng lộng"- cụ Sơn Nam thuật lại trong "Lịch sử khẩn hoang miền Nam".
Mở cõi khẩn hoang là người Việt, người Hoa nhưng chính người Pháp đã làm cho vùng này phát triển trở nên trù phú.
 Cảnh đào kinh bằng xáng đào kinh của người Pháp

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

Ấn kiều ở Sài Gòn

Hồi nhỏ tôi khoái nghe giọng ca tân cổ giao duyên của Văn Hường, nghe tiếu lâm, vui vui, lúc vô câu vọng cổ, lúc thì nói lối rồi hát nhạc vui với cái giọng rè rè, nghe ghiền luôn. Khoái nhất là bài “Tư ếch đi Sài Gòn”: “…Tui thấy đâu sáu bảy thằng với bảy tám con gì đó nó ăn mặc kỳ cục lắm, áo thì hổng có tay quần hổng có ống, nó hổng có hát É Mambo như ở đằng trà thất, đằng này nó làm cái gì mà nắm tay nhau rồi hé lên một lượt: Chachacha, ma ní lầy chồng chà và. Chachacha, ma ní lầy chồng chà và. Tôi hoảng vía kinh hồn xô ghế đứng dậy chạy một hơi ngồi thở dốc một hồi…”
an-kieu-o-sai-gon3
Hình anh Bảy Chà dùng làm biểu tượng quảng cáo kem đánh răng Hynos – Ảnh: Tài liệu

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

Cách phân biệt các điểm du lịch tâm linh

Chùa, đình, miếu, điện, phủ, nghè, quán, am đều là những công trình kiến trúc xuất phát từ tín ngưỡng thờ cúng dân gian, nhưng không phải ai cũng phân biệt được những công trình này.

Đầu năm là khoảng thời gian nhiều người muốn đi lễ chùa, đền… cầu bình an, sức khỏe, thành công. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn có sự lựa chọn điểm đến thích hợp cho bản thân, gia đình để những tâm nguyện được đặt đúng nơi đúng chỗ.
Chùa
Chùa là một công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng và thường là nơi thờ Phật. Trong mỗi ngôi chùa đều có tượng Phật được đặt ở giữa. Khi đi lễ chùa hay đến bất cứ ngôi đình, đền, miếu nào, bạn chú ý cần mặc quần áo dài, kín cổ, đi khẽ. Tránh mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô, quần soóc, váy ngắn.
Đến chùa, mọi người thường cầu bình an, sức khỏe đến việc học tập của con cái, hay chuyện làm ăn, buôn bán sẽ thuận lợi. Nhưng theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi đi chùa, bạn nên xin được Phật che chở, bảo vệ.

Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

Liên quan đến câu nói nổi tiếng của Kennedy

Chủ tịch Hồ Chí Minh & tổng thống J.Kennedy, ai nói trước ?

Gần như mặc định với một số người, câu nói “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc?” được cho là của tổng thống Mỹ John F. Kennedy, tại nhiệm từ năm 1961 đến năm 1963.

Chả sai.
Vì đúng là ngày 20 tháng 1 năm 1961, John F. Kennedy tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ, và trong bài diễn văn nhậm chức, Kennedy kêu gọi người dân Mỹ hãy trở nên những công dân tích cực, "Đừng bao giờ hỏi đất nước có thể làm gì cho chúng ta, nhưng hãy tự hỏi chúng ta có thể làm gì cho đất nước" (Ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country).
Và trên một Đài truyền hình trong nước, khi giới thiệu bài hát Khát vọng tuổi trẻ của nhạc sĩ Vũ Hoàng, cũng bảo rằng câu nói “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc” là của tổng thống Mỹ John F. Kennedy đọc trong lễ diễn văn nhậm chức ngày 20 tháng 1 năm 1961.
Chả sai lắm.
Nhưng đúng hoàn toàn thì chưa.
Vì trước khi Kennedy phát biểu câu nói trên 6 năm, thì Hồ Chí Minh, chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đã nói ý như thế trong bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc Trường Đại học Nhân dân Việt Nam ngày 19 tháng 1 năm 1955:

Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

Nhớ người tiên phong nghiên cứu gia phả học


Nhà gia phả học Dã Lan Nguyễn Đức Dụ - Ảnh: Tư liệu

Những năm gần đây, ngành gia phả học phát triển không ngừng, đặc biệt là ở TP Hồ Chí Minh. Ít ai nhớ rằng Dã Lan Nguyễn Đức Dụ là cánh chim đầu đàn, người khởi xướng việc nghiên cứu và biên khảo gia phả một cách khoa học và hệ thống ở Việt Nam từ giữa thế kỷ XX.

TÌNH YÊU VỚI DÒNG TỘC VÀ TỔ TIÊN

Sự hưng vong của một quốc gia, một dân tộc được thể hiện trong chính sử. Còn sự thăng trầm của một dòng họ, một gia tộc thì phản ánh trong từng trang gia phả. Không phải đến bây giờ, mà từ thời Lý - Trần việc làm gia phả đã xuất hiện ở nước ta. Trong nhiều gia đình và dòng họ đều lưu giữ các bộ gia phả, ghi chép thường xuyên phả hệ của mình qua các đời và các thời kỳ biến thiên của lịch sử.

Tìm kiếm Blog này