Chủ tịch Hồ Chí Minh & tổng thống J.Kennedy, ai nói trước ?
Gần như mặc định với một số người, câu nói “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc?” được cho là của tổng thống Mỹ John F. Kennedy, tại nhiệm từ năm 1961 đến năm 1963.
Nói như một nhạc sĩ khi bàn về vấn đề này, thì quan trọng không phải là đòi lại “quyền tác giả”cho câu Kennedy nói, là của Bác Hồ. Câu của bác Ken thì kệ bác ấy thôi.
Nhưng có vấn đề khác. Khi các văn bản của ta trích câu của Bác Hồ: "Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà?" , thì nhiều người, kể cả người Việt Nam, lại cho câu này là của Kennedy và Bác Hồ “đạo” của Kennedy (!) Họ bị “hút” vào cái câu của Kennedy. Vì câu nói của Kennedy thì dù sao cũng được truyền hình, báo chí thế giới trích dẫn cho hàng tỷ người xem, nên sức lan tỏa mạnh mẽ.
Gần như mặc định với một số người, câu nói “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc?” được cho là của tổng thống Mỹ John F. Kennedy, tại nhiệm từ năm 1961 đến năm 1963.
Chả sai.
Vì đúng là ngày 20 tháng 1 năm 1961, John F. Kennedy tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ, và trong bài diễn văn nhậm chức, Kennedy kêu gọi người dân Mỹ hãy trở nên những công dân tích cực, "Đừng bao giờ hỏi đất nước có thể làm gì cho chúng ta, nhưng hãy tự hỏi chúng ta có thể làm gì cho đất nước" (Ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country).
Vì đúng là ngày 20 tháng 1 năm 1961, John F. Kennedy tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ, và trong bài diễn văn nhậm chức, Kennedy kêu gọi người dân Mỹ hãy trở nên những công dân tích cực, "Đừng bao giờ hỏi đất nước có thể làm gì cho chúng ta, nhưng hãy tự hỏi chúng ta có thể làm gì cho đất nước" (Ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country).
Và trên một Đài truyền hình trong nước, khi giới thiệu bài hát Khát vọng tuổi trẻ của nhạc sĩ Vũ Hoàng, cũng bảo rằng câu nói “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc” là của tổng thống Mỹ John F. Kennedy đọc trong lễ diễn văn nhậm chức ngày 20 tháng 1 năm 1961.
Chả sai lắm.
Chả sai lắm.
Nhưng đúng hoàn toàn thì chưa.
Vì trước khi Kennedy phát biểu câu nói trên 6 năm, thì Hồ Chí Minh, chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đã nói ý như thế trong bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc Trường Đại học Nhân dân Việt Nam ngày 19 tháng 1 năm 1955:
"Phải quan tâm đến việc khôi phục và xây dựng lại nước nhà. Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?" ( Báo Nhân dân, số 326, ngày 21-1-1955).Vì trước khi Kennedy phát biểu câu nói trên 6 năm, thì Hồ Chí Minh, chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đã nói ý như thế trong bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc Trường Đại học Nhân dân Việt Nam ngày 19 tháng 1 năm 1955:
Bìa sách “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta”
Nói như một nhạc sĩ khi bàn về vấn đề này, thì quan trọng không phải là đòi lại “quyền tác giả”cho câu Kennedy nói, là của Bác Hồ. Câu của bác Ken thì kệ bác ấy thôi.
Nhưng có vấn đề khác. Khi các văn bản của ta trích câu của Bác Hồ: "Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà?" , thì nhiều người, kể cả người Việt Nam, lại cho câu này là của Kennedy và Bác Hồ “đạo” của Kennedy (!) Họ bị “hút” vào cái câu của Kennedy. Vì câu nói của Kennedy thì dù sao cũng được truyền hình, báo chí thế giới trích dẫn cho hàng tỷ người xem, nên sức lan tỏa mạnh mẽ.
Truyền thông của nước Mỹ thì ai chả biết thừa là thôi rồi…
Chúng ta cũng không cho rằng câu nói của Kennedy là “xào” lại từ bài nói chuyện của Hồ Chí Minh, vì những câu nói trùng ý tương tự nhau là bình thường. Nhưng khi những người không biết mà lại nói Bác “đạo” văn của Kennedy thì như thế là thiếu cẩn trọng. Không nên nhanh chóng kết luận khi chưa biết rõ ngọn nguồn.
Ở thời đại “thế giới phẳng”, muốn có được thông tin chính xác, cần nghe 2 tai, thậm chí nhiều tai…
Nguồn : Nguoiduatin
_____________________________
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tác giả câu “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì …”?
Các bạn chắc có nghe đến câu “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc” (1) mà ai cũng nghĩ là của Tổng thống John F Kennedy. (Thật ra, nhà báo dịch và hiểu sai câu này). Nhưng một bài báo trên Người đưa tin cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nói câu đó trước cả Kennedy (2). Tuy nhiên, tôi e rằng nhà báo có vẻ hơi quá tự tin, vì Chủ tịch HCM không phải là người đầu tiên nói câu đó.
Theo bài báo trên Người đưa tin thì trong buổi lễ khai mạc Trường Đại học Nhân dân Việt Nam ngày 19/1/1955, Chủ tịch HCM đã nói đến cái ý đó. Nguyên văn của ông là “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?” (Báo Nhân dân, 21/1/1955)
Còn câu nói nổi tiếng của Kennedy “ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country”) thì được phát biểu trong ngày 20/1/1961, ngày lễ nhậm chức tổng thống Hoa Kì. Do đó, nếu nhìn như thế thì rõ ràng ông HCM đã nói trước ông Kennedy. Nhưng khó nói rằng ông Kennedy “đạo” câu của ông Hồ vì khả năng rất thấp là ông Kennedy đọc những gì ông Hồ nói hay viết, do ông Hồ chưa đủ tầm cỡ để Kennedy phải tham khảo.
Thật ra, những ai theo dõi thời sự đều biết rằng có nhiều bằng chứng cho thấy Kennedy không phải là người đầu tiên sáng tác ra câu nói nổi tiếng đó. Các học giả nghĩ rằng ông Kennedy rất có thể đã sử dụng và làm mới câu đó từ một nguồn khác. Nên nhớ rằng Kennedy là người rất giỏi về sử, ông đọc nhiều, viết văn hay, và nói năng hoạt bát. Rất có thể Kennedy đã cải tiến câu nói của Tổng thống Warren G Harding vào năm 1916. Năm đó, trong một bài diễn văn ở Chicago, TT Harding nói rằng bổn phận của công dân là không nên quá quan tâm đến câu hỏi chính phủ có thể làm gì cho họ, mà nên quan tâm đến họ có thể làm gì cho quốc gia – dân tộc (nguyên văn “In the great fulfillment, we must have a citizenship less concerned about what the government can do for it, and more anxious about what it can do for the nation.”) (3)
Một phát hiện thú vị khác là khi các học giả tìm lại bản nháp bài diễn văn viết tay của TT Kennedy, họ thấy ông có ghi chép câu đó từ năm 1945. Trong cuốn sổ ghi chép, ông đề nguồn câu nói nổi tiếng đó là từ văn hào người Pháp Jean Jacques Rousseau (thế kỉ 18). Câu của Rousseau là “As soon as any man says of the affairs of state, What does it matter to me?, the state may be given up as lost.” (4)
Nhưng câu chuyện không dừng ở đó. Một bài báo trên tờ Sydney Morning Herald cho rằng người nói câu đó là một nhà thơ Mĩ gốc Li Băng tên là Kahlil Gibran (1883-1931). Trong một lá thư bằng tiếng Ả Rập ông viết cho Quốc hội Li Băng năm 1925, ông viết ”Are you a politician asking what your country can do for you or a zealous one asking what you can do for your country?” (Bạn có phải là nhà chính trị hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn, hay bạn là người có nhiệt huyết hỏi bạn có thể làm gì cho tổ quốc”) (5).
Nói tóm lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh và TT John F Kennedy không phải là người đầu tiên nói câu “Đừng hỏi Tổ quốc có thể làm gì cho ta mà hãy hỏi ta có thể làm gì cho Tổ quốc”. Ý tưởng của câu đó đã được nảy sinh có thể từ thế kỉ 18 (qua văn hào Jean Jacques Rousseau), và người cụ thể câu nói đó là Tổng thống Warren G Harding (1916). Chưa biết ông cụ Hồ lấy câu đó từ ai hay từ đâu. Ông cụ Hồ là người đọc nhiều, và từng có “tiền sử” mượn câu của người khác. Nhưng công bằng mà nói rất có thể chính ông cụ cũng nghĩ đến ý tưởng đó một cách độc lập. Nhưng ông cụ Hồ nói ra câu đó, mà sau này chẳng ai nhắc đến và bản thân ông cũng không nhắc đến hay làm mới nó, thì người ta chỉ xem đó là một câu nói như bao nhiêu câu nói khác, và rất khó nói rằng ông là tác giả câu nói đó.
Trong khoa học có câu của Francis Darwin (1848-1925) mà tôi hay trích dẫn trong các workshop về viết bài báo khoa học: “In science, the credit goes to the man who convinces the World, not to the man to whom the idea first occurs” (tạm dịch: trong khoa học, công trạng thuộc về người thuyết phục thế giới, chứ không phải thuộc về người đầu tiên đã đề xướng ý tưởng). Người nói câu này là con trai của Charles Darwin, và sau này được phong tước “Sir”. Dùng câu đó, chúng ta cũng có thể nói mặc dù TT Kennedy không phải là người đầu tiên nghĩ ra hay nói câu “Đừng hỏi …”, nhưng ông là người làm cho câu nói đó bất hủ, và công trạng vẫn thuộc về ông.
====
(1) Thật ra, tác giả bài báo trên Người đưa tin dịch và hiểu sai câu văn gốc. Câu gốc là “ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country” (có nghĩa là “Đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho ta, hãy hỏi ta có thể làm gì cho tổ quốc). Ấy thế mà tác giả dịch là “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc”. Nguyên văn là “có thể”, nhưng tác giả dịch là “đã”.