Tim thông tin blog này:

Hiển thị các bài đăng có nhãn Sự kiện. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sự kiện. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Thi hoa hậu trên Đài truyền hình Sài Gòn 50 năm trước

10:00 AM - 21/05/2017 Thanh Niên



Thí sinh Tô Châu, Khánh Dung, Ngọc Thúy, Tố Trinh, Trúc Mai, Thùy Sơn, Thương Hoa và Ngọc Bích (từ trái sang) trong trang phục áo tắmẢNH: L.M.Q CHỤP LẠI TƯ LIỆU

Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Mốc thời gian các nước chiếm đóng các đảo, bãi ngầm ở QĐ Trường Sa

Xếp theo trình tự thời gian, do tính phức tạp trong tranh chấp chủ quyền giữa các nước nên có thể sớm muộn hơn tùy nguồn. Tên viết tắt các quốc gia: Việt Nam - VN, Trung Quốc - CN, Đài Loan - TW, Philippines - PH, Malaysia - MY

TW: 1956 - Ba Bình

VN: 19/05/1963 - Trường Sa
VN: 24/05/1963 - Song Tử Tây
VN: 1968-1973 - Sơn Ca
VN: 1968-1973 - Nam Yết
VN: 1968-1973 - Sinh Tồn

PH:   1970-1971 - Thị Tứ
PH:   1970-1971 - Vĩnh Viễn 
PH:   1971-1973 - Song Tử Đông
PH:   1971-1973 - Loại Ta
PH:   1971-1973 - Bình Nguyên

VN: 10/03/1978 - An Bang
VN: 15/03/1978 - Sinh Tồn Đông
VN: 30/03/1978 - Phan Vinh
VN: 05/03/1978 - Thuyền Chài
VN: 04/04/1978 - Trường Sa Đông 

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2017

Vụ "đánh địch ngầm" ở Siem Reap

Theo sách của Bùi Tín:

Sự kiện Siem Reap

Thành Tín


MẶT THẬT , sách mới của Thành Tín

Sự kiện Siem Reap là một chương trong cuốn sách mới của nhà báo Thành Tín (Bùi Tín): MẶT THẬT, nhà xuất bản SAIGON PRESS (Box 4995, IRVINE, CA 92716, USA), 392 trang, giá 16 USD. Chúng tôi xin cảm ơn tác giả đã cho phép trích dẫn và trân trọng giới thiệu sách mới với độc giả. Tại Pháp, bạn đọc có thể gửi mua với giá 120 FF (kể cả cước phí) bằng cách gửi séc đề tên Bùi Tín về hộp thư của Diễn Đàn, BP 50, 92340 BOURG-LA-REINE.
Sự kiện Siem Reap in dấu ấn rất đậm vào mối quan hệ giữa đảng Cộng Sản Việt Nam và đảng Nhân Dân Cách Mạng Cam Bốt, cũng như trong quan hệ giữa hai nước. Chuyện xảy ra vào hồi 1984, nếu sự nhớ lại của tôi không nhầm. Lúc ấy ông Lê Đức Thọ, người chịu trách nhiệm về tình hình Cam Bốt trong Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam còn thường xuyên ở Phnom Pênh, trong một biệt thự ở sau điện Chăm Ca Mon, bên bờ sông Mê Kông. Ông Lê Đức Anh là Tư lệnh của lực lượng Quân Tình Nguyện, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của các đơn vị bộ đội Việt Nam ở Cam Bốt. Giúp ông về quân sự là Tham mưu trưởng Hoàng Hoa, từng là cố vấn quân sự cho đoàn đại biểu Việt Nam tham gia thương lượng với phía Hoa Kỳ ở Paris do ông Xuân Thuỷ cầm đầu, ông Lê Đức Thọ làm “cố vấn”, trên thực tế là lãnh đạo, trùm lên hai đoàn của ông Xuân Thuỷ và bà Bình. Chính ông Lê Đức Thọ đã có ý kiến đưa ông Hoàng Hoa (tên thật là Hồ Quang Hoá) vào Ban Chấp hành Trung ương trong Đại Hội Đảng 5 hồi cuối năm 1982 và cử ông sang Cam Bốt, với quân hàm Thiếu tướng. Một tương lai thành đạt lớn mở ra cho ông Hoàng Hoa, thì ...sự kiện Siem Reap xảy ra! Hồi đó quân Khờ Me Đỏ phần lớn đóng ở vùng sát biên giới Thái Lan. Bỗng trong nhân dân Siem Reap có tin đồn Khờ Me Đỏ đã có cơ sở ở nhiều

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Hàn Quốc: Hoá rồng, độc tài và dân chủ

  •  HỒ SĨ QUÝ *
  • Thứ hai, 21 Tháng 11 2011 15:15
  • font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
Hàn Quốc là tấm gương chưa từng có tiền lệ trong lịch sử để các nước đi sau nghiên cứu, tham khảo. Nhưng con đường tăng trưởng, phát triển rồi hóa rồng thông qua phương thức độc tài để đi đến dân chủ ở Hàn Quốc là một quá trình nghiệt ngã, đầy mâu thuẫn và không nên đánh giá một cách giản đơn.
Bài viết này muốn tìm hiểu quá trình phức tạp này.
I.
Quá trình công nghiệp hóa của Hàn Quốc được tiến hành từ năm 1961 đến năm 1991. Trong ba thập kỷ đó, Hàn Quốc từ một nước nghèo nàn, lại bị tàn phá trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, trở thành một trong những nước công nghiệp mới (NIC - Newly Industrialized Countries) hùng mạnh nhất về mặt kinh tế của thế giới thứ ba. Tính từ năm 1963 đến 1978, GNP thực tế của Hàn Quốc tăng với tốc độ hàng năm gần 10% và với tốc độ tăng trưởng thực tế trung bình hơn 11% trong suốt những năm từ 1973 đến 1978. Hơn thế nữa, tính đến nay chất lượng tăng trưởng của Hàn Quốc vẫn thuộc loại cao nhất so với các nước cùng có tốc độ tăng trưởng cao trên dưới 10%. Năm 1963, GDP theo đầu người ở Hàn Quốc mới đạt 100 USD. Đến đầu những năm 80 đã vượt quá 2000 USD, đầu những năm 90 vượt qua ngưỡng 10.000 USD và đến 2010 đã vượt quá 30.000 USD. Theo đánh giá của một số học giả, Hàn Quốc là tấm gương nổi bật nhất về phát triển kinh tế dài hạn thành công[1].
Sự phát triển nhanh và ngoạn mục của Hàn Quốc trong 3 thập niên, trước hết, là kết quả của sự kết hợp một cách hữu hiệu các nhân tố kinh tế với các nhân tố xã hội trong điều kiện thuận lợi của hoàn cảnh quốc tế: Sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, chính sách hợp lý và kiên quyết của chính phủ những năm 60-70 nhằm vào các ngành công nghiệp cần nhiều lao động và ưu tiên xuất khẩu, tính linh hoạt rất cao trong quản lý và thái độ sẵn sàng ứng phó trước những tín hiệu phát sinh từ nền kinh tế, tỉ lệ ngày càng cao về người lớn biết chữ và sự cần cù của dân chúng, “sự chống lưng” của Mỹ và những lợi thế được hưởng từ dòng chu chuyển vốn quốc tế, trật tự thương mại quốc tế nửa cuối thế kỷ XX và những ưu tiên của Mỹ thời Chiến tranh Lạnh... - đó chắc chắn là những nhân tố đã làm cho Hàn Quốc hóa rồng và tiếp tục phát triển.
Nhưng dù những nhân tố nói trên có quan trọng đến mấy, thì đến nay nhiều học giả vẫn cho rằng, nhân tố con người mới là cái quyết định trong quá trình công nghiệp hoá của Hàn Quốc: Ý chí cháy bỏng vươn tới thịnh vượng của người dân và lãnh đạo đất nước, sự quản lý nghiêm minh, hà khắc và độc đoán của nhà cầm quyền... đã là cái rất đáng kể làm nên một Hàn Quốc như thế giới được chứng kiến hôm nay.

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Sự kiện Mayaguez - Mỹ kết thúc chiến tranh VN với thất bại ê chề!

Trận chiến cuối cùng của Mỹ ở Đông Dương

Trận đánh cuối cùng của Mỹ trong toàn bộ cuộc chiến tranh Đông Dương vào tháng 5.1975 lại là thất bại đẫm máu của quân đội nước này.


Trực thăng thả lính thủy đánh bộ Mỹ xuống đảo Koh Tang - Ảnh: US Air Force


Tháng 5.1975, Tổng thống Mỹ Gerald Ford đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất trong nhiệm kỳ là cuộc khủng hoảng Mayaguez, trận chiến chính thức cuối cùng của Mỹ trong chiến tranh Đông Dương. Danh tính hàng chục lính Mỹ tử trận trong cuộc đụng độ với lực lượng Khmer Đỏ ở Campuchia là những cái tên cuối cùng được điền vào Đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam.

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

Ba lần đổi tiền

Hà Minh Thảo
2015-04-24
Đường phố Sài Gòn ngày 13 tháng 5 năm 1975.
Đường phố Sài Gòn ngày 13 tháng 5 năm 1975.
AFP photo
Từ ngày 30.04.1975, khi cầm tờ giấy bạc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, người dân Sài gòn, một Thủ đô từng có mỹ danh Hòn ngọc Viễn đông, mang một nỗi buồn mất mát : Đồng tiền Việt Nam Cộng hòa sẽ đi vào dĩ vãng… Việc ‘đổi tiền’ bị đảng Cộng sản đưa vào ngữ vựng ‘cách mạng’ khủng bố người dân Việt như một nỗi kinh hoàng vì đây là một vụ cướp bằng luật do nhà nước ban hành.
Đổi tiền ngày 22.9.1975

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

"Trận không chiến" trên bầu trời Palmdale - Nỗi xấu hổ lớn của Không quân Mỹ

ĐTN | 05/07/2016 13:30

Cuộc rượt đuổi giữa hai tiêm kích F-89D Scorpion với chiếc máy bay mục tiêu F6F5-K Hellcat thực sự là một vụ việc mà Không quân Mỹ rất muốn quên.

Cuộc rượt đuổi có một không hai trên bầu trời

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Tư liệu về Nguyễn Hà Phan

 


Người được dư luận thời bấy giờ cho là nhân tố mới, với nhiều đồn đoán ngấp nghé ghế Thủ tướng, thậm chí sẽ là TBT đảng CSVN. NHP bị khai trừ ra khỏi Đảng và Quốc hội, không công bố trên phương tiện truyền thông. Sau đây là một số thông tin liên quan về nhân vật này.

 NGUYỄN HÀ PHAN (SÁU PHAN)
Sinh năm 1933 tại xã Châu Hoà, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, nguyên đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tên thật là Phạm Văn Khoa.
Ông đã đảm đương các trọng trách sau:
- Sau ngày 30-4-1975: Chủ tịch Ủy ban quân quản thành phố Cần Thơ.
- Năm 1976: Khi thành lập tỉnh Hậu Giang, ông đảm nhận chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.

- Năm 1978: Quyền Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang.
- Năm 1983: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang.
- Tháng 12-1986: Tại Đại hội lần thứ VI của Đảng, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng.
- Năm 1987: Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
- Năm 1989: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang.
- Tháng 6-1991: Tại Đại hội lần thứ VII của Đảng, ông được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

Chính sách cưỡng bách Hoa kiều nhập Việt tịch của Tổng thống Ngô Đình Diệm

2016/03/28 bởi levinhhuy
Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Tổng thống Ngô Đình Diệm.
A. Sơ lược bối cảnh lịch sử di dân Tàu ở Việt Nam
Đất Giao Chỉ xưa vốn thuộc Tàu, nên đã ngàn năm nay, việc người Tàu sang đây sinh sống là chuyện thường tình. Nhưng di dân Tàu ồ ạt thành đoàn thành lũ xuống phương Nam là bắt đầu từ giữa thế kỷ XVII. Họ là những kẻ bất phục Mãn Thanh, tìm sang Nam để gìn giữ nề nếp phong tục người Hán. Họ tập hợp nhau lập thành làng, gọi làng Minh Hương (làng của người Minh). Để phân biệt, ta hiểu “người Minh Hương” là những di dân chính trị. Từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XX, ta có những “Hoa kiều”, đó là những di dân kinh tế.
Không có dân tộc nào tôn thờ chữ viết như người Tàu. Nghệ thuật viết chữ được luyện thành thư pháp, như một tôn giáo để di dưỡng tâm hồn. Văn tự thành chiếc cầu nối giữa người phàm với thần linh. Lưu lạc đến bất cứ đâu, việc họ bắt tay thực hiện đầu tiên là lập hội quán, để tập hợp thành cộng đồng tương trợ nhau; kế đó là xây dựng trường học, để bảo tồn chữ Hán.
Thời Hậu Lê, người Tàu đã được hưởng quy chế ngoại kiều. Người Việt vốn chuộng hư danh phù phiếm, xem thường việc kinh thương, lại say mê đánh giết nhau, nên ngay từ Trịnh-Nguyễn phân tranh, người Tàu đã nắm trọn độc quyền khai thác khoáng sản, buôn bán gạo muối và kinh doanh vận tải; giang sơn Đại Việt chia đôi chẳng ngăn được người Tàu ở hai Đàng (Trong và Ngoài) hiệp lực với nhau, chi phối và thao túng toàn bộ kinh tế Đại Việt. Người Tàu chí thú làm ăn, cung cấp lương thực và hàng hóa cho hai phe đồng chủng Tiên Rồng đánh giết nhau, và họ trở nên giàu có, một phần nhờ ở sự hiếu chiến oai hùng của người Việt.

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Những bài liên quan về Trịnh Cung: Trịnh Công Sơn & Tham vọng chính trị

Trịnh Công Sơn & Tham Vọng Chính Trị

trinh71
LTS:
“Trịnh Công Sơn & Tham Vọng Chính Trị” của họa sĩ Trịnh Cung nhất định sẽ được đón nhận với nhiều phản ứng khác nhau từ nhiều tầng lớp độc giả. Bài viết đưa ra một số nhận xét của cá nhân Trịnh Cung về người nhạc sĩ tài hoa, sống và sáng tác trong một giai đoạn vô cùng điêu linh của đất nước, cùng với một số tư liệu đã được công bố ở một số nơi. Tác giả Trịnh Cung tất nhiên đã dự kiến được những gì bài viết này có thể mang đến cho chính ông khi ông viết: “Bài viết này chắc chắn sẽ gây ra sự mất mát tình cảm, sự đổ vỡ các mối quan hệ vốn có của tôi, vì một số những nhân vật được đề cập nay đang còn hiện diện trong cuộc đời. Sự thật bao giờ cũng gây mất lòng, tôi đã tự hỏi mình nhiều lần trong nhiều năm qua: có nên viết nó ra, giải thoát cho nó khỏi ngục tù trong tôi suốt hơn 30 năm qua? Sự quằn quại của nó trong cái nhà tù ký ức cũng làm tôi đau buồn đến không chịu nổi. Giải phóng cho nó là giải phóng cho chính tôi, dù có phải bị trả giá.”
Tạp chí Da Màu trân trọng ghi nhận tinh thần trách nhiệm của hoạ sĩ Trịnh Cung, và bài viết được đăng tải với ước muốn tạo cơ hội làm sáng tỏ những ngóc ngách trong đời sống của một nghệ sĩ tài hoa nay đã thành người thiên cổ.
Trịnh Công Sơn không quan tâm đến chính trị?
Đã 8 năm kể từ ngày mất của Trịnh Công Sơn, 01-4-2001. Đã có rất nhiều bài và sách viết về người nhạc sĩ tài hoa xuất chúng này. Tất cả đều chỉ nói về 2 mặt: tình yêu (con người, quê hương) và nghệ thuật ngôn từ trong ca khúc Trịnh Công Sơn, tuyệt nhiên không thấy ai đề cập đến vấn đề Trịnh Công Sơn có hay không tham vọng chính trị. Phải chăng như Hoàng Tá Thích, ông em rể của người nhạc sĩ “phản chiến” huyền thoại này đã minh định trong bài tựa cuốn sách Như Những Dòng Sông của mình nói về âm nhạc và tình người của ông anh rể Trịnh Công Sơn, do nhà Xuất Bản Văn Nghệ và Công Ty Văn Hoá Phương Nam ấn hành năm 2007: “…Anh không bao giờ đề cập đến chính trị, đơn giản vì anh không quan tâm đến chính trị”? Hay như nhận định của một người bạn không chỉ rất thân mà còn là một “đồng chí” (trong ý nghĩa cùng một tâm thức về chiến tranh VN) của Trịnh Công Sơn, hoạ sĩ Bửu Chỉ (đã mất) đã viết: “Trong dòng nhạc phản chiến của mình, TCS đã chẳng có một toan tính chính trị nào cả” (Trích bài viết: “Về Trịnh Công Sơn và Những Ca Khúc Phản Chiến Của Anh”, in trong Trịnh Công Sơn, Cuộc Đời, Âm Nhạc, Thơ, Hội Hoạ & Suy Tưởng do Nhà Xuất Bản Văn Hoá Sài Gòn ấn hành năm 2005)?

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Sự thật về “quái vật” ở Vĩnh Phúc đang gây xôn xao

20:06 PM, 04-03-2015
(ĐSPL) – “Quái vật” được cho ở Vĩnh Phúc đang gây xôn xao thực chất là loài kì nhông khổng lồ hiếm đang được bảo vệ chủ yếu phân bổ ở Nhật Bản.
Vài ngày qua, trên mạng xã hội một tài khoản Facebook có tên Tùng Nguyễn sống tại thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc đã đăng tải hình ảnh một con vật lạ có màu xám tro đầu dẹp, có 4 chân.
Sau đó, một diễn đàn lớn đã chia sẻ lại hình ảnh này và nhanh chóng nhận được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng mạng với lời mô tả: “Con vật kỳ lạ này vừa được phát hiện tại Vĩnh Phúc. Không rõ là khủng long hay là thằn lằn nữa nhưng nhìn đồ vật xung quanh gồm cái mâm với cái thớt chắc dễ dự đoán được kết cục của nó rồi”.

Sự thật về “quái vật” ở Vĩnh Phúc đang gây xôn xao - Ảnh 1

"Quái vật" ở Vĩnh Phúc được đăng tải trên diễn đàn đang gây xôn xao cộng đồng mạng.

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

Kí ức: Thuyền nhân Việt Nam lênh đênh trong vịnh Thái Lan

Nguyenvantuan:


http://saigontimesusa.com/bai/thuyennhan/images/thuyennhan1091a.jpg
Đây là một đoạn video quí hiếm về hình ảnh thuyền nhân Việt Nam trong những thập niên 80s-90s thế kỉ trước.
Họ là những người may mắn được cứu vớt và sống sót. Nhưng có hàng trăm ngàn người không may mắn đã không bao giờ đến bờ. Đoạn video này gợi nhớ lại hình ảnh của chính tôi 30 năm về trước.  NVT
Ngày 17 tháng năm 1990, chiến hạm USS-ROARK của Hoa kỳ, trên đừơng công tác sang Đông Nam Á, đã phát hiện một thuyền vượt biên từ Kiên Giang đang lênh đênh trong vịnh Thái Lan.
Trên chiến hạm, có ít nhất 3 sĩ quan và thủy thủ người Việt, trong đó có ông Đào Hữu Trí, sau này là hải quân trung tá, vốn cũng là một thuyền nhân 12 năm trước.

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Người hạ sát anh em ông Ngô Đình Diệm nói gì trước khi chết

Đăng Bởi -
Ngô Đình Diệm với tướng tá Mỹ trên đường phố Sài Gòn - Ảnh: TL
Ngô Đình Diệm với tướng tá Mỹ trên đường phố Sài Gòn - Ảnh: TL

Ai ra lệnh giết anh em ông Ngô Đình Diệm? Ai cầm súng cầm dao hạ sát hai ông ấy? Từ trước đến nay dư luận đều đổ vào cho hai người đó là tướng Dương Văn Minh và Đại úy Nguyễn Văn Nhung. Về tướng Dương Văn Minh có nhiều tài liệu đã viết. Còn chuyện đại úy quân đội VNCH Nguyễn Văn Nhung sống chết như thế nào chưa có nhiều người biết.

Nguyễn Huệ: "Những tàu bằng đồng, những khinh khí cầu của chúng thì có gì là lạ..."

Quang Trung statue 03.jpg 
Hoàng đế nhà Tây Sơn

HỊCH TRUYỀN QUAN LẠI, QUÂN DÂN CÁC PHỦ QUẢNG NGÃI, QUY NHƠN [1] (1792)

Tất cả các người, lớn nhỏ, từ hơn hai chục năm nay, đều luôn luôn chịu ân đức của nhà Tây Sơn ta.

Sự thật, trong mấy chục năm qua, trẫm đã chiến thắng khắp cả trong Nam, ngoài Bắc. Trẫm nhận rằng có được những chiến thắng ấy chính là nhờ có sự phù trợ hết lòng của nhân dân hai phủ [2]. Hai phủ cũng đã tiến cử lên trẫm nhiều người trung dũng, hiền tài để giúp rập triều đình. Trẫm đem quân tới đâu, quân thù đều phải thất bại hoặc tan rã. Trẫm mở rộng chiến trận tới đâu, quân Xiêm và quân Thanh tàn bạo đều phải khuất phục. Còn bọn dư đảng bỉ ổi của cựu triều [3], thì từ hơn ba chục năm nay trẫm chưa từng thấy chúng làm nổi trò trống gì. Trẫm đã đánh chúng hàng trăm trận, sĩ tốt của chúng phải tan tác, tướng lĩnh của chúng phải bỏ mạng, xương tàn của chúng tràn  đầy đất Gia Định. Những điều trẫm nói đây, các người đều biết rõ, nếu mắt các người chưa được trông thì tai các người cũng đã từng nghe thấy.

Như tên Chủng [4] đê hèn kia, đã phải lẩn trốn sang những nước tầm thường ở phương Tây [5], thì có gì là đáng kể.

Còn như đám dân ươn hèn Gia Định [6], nay dám ngóc đầu dậy, mộ binh, tại sao các người sợ hãi chúng như vậy, tại sao tinh thần các người khiếp đảm đến thế? Quân thủy

bộ của chúng tới đánh chiếm các hải cảng của các người như thế nào, các người không cảnh giác như thế nào, Hoàng đại huynh [7] đã có thư cho trẫm rõ cả rồi. Trẫm thấy sở dĩ chúng đánh chiếm được đất và giữ được đất của các người cho tới ngày nay, không phải vì chúng tài giỏi gì, mà chính là vì quan quân và dân chúng hai phủ đã không giám đánh nhau với chúng. Bộ binh của các người đã hèn nhát bỏ trốn [8].

Bây giờ, theo lệnh Hoàng đại huynh, trẫm sẽ thân chinh cầm đại quân theo hai đường thủy bộ vào dẹp giặc. Trẫm sẽ đập tan bọn giặc cựu Nguyễn dễ dàng như đập tan một cành củi khô, một thanh gỗ mục. Còn nhân dân hai phủ, các người đừng lo âu, đừng sợ giặc. Các người hãy để mắt nhìn, để tai nghe, xem trẫm sẽ làm gì. Các người sẽ thấy rằng trẫm chỉ đánh một trận là Bình Khang, Nha Trang, những mảnh xương tàn của cái thây ma Gia Định, cũng như Phú Yên đã từng là trung tâm chiến trường và suốt một dải từ Bình Thuận vào tới Chân Lạp, sẽ tức khắc được thu phục. Như thế để ai nấy hiểu rõ rằng trẫm và Hoàng đại huynh là hai anh em ruột, là cùng chung một dòng máu. Trẫm không bao giờ quên điều đó.

Trẫm kêu gọi nhân dân, lớn nhỏ, hai phủ, hãy ủng hộ hoàng gia, trung thành với Hoàng đại huynh, chờ đợi quân ta vào quét sạch miền Gia Định, lấy lại đất về ta. Tiếng thơm hai phủ các người sẽ mãi mãi lưu truyền sử sách.

Các người chớ quá nhẹ dạ cả nghe những lời phao đồn về bọn người Tây dương. Tài giỏi gì hạng người đó? Mà chúng là mắt rắn xanh, chúng chỉ là những xác chết trôi từ biền Bắc giạt về đây, các người nên hiểu như thế. Những tàu bằng đồng, những khinh khí cầu [9] của chúng thì có gì là kỳ lạ mà phải đệ trình lên trẫm biết.

Để cho đại quân của ta tiến vào được dễ dàng, các xã dân hai phủ ở dọc bên đường hành quân hãy kíp sửa sang cầu cống.

Lệnh này truyền tới, nhân dân hãy vâng theo ý trẫm.

Khâm thử

Quang Trung năm thứ năm, ngày mồng l0 tháng Bảy [10]
(ngày 27 tháng 8 năm 1792, tức 20 ngày trước khi Nguyễn Huệ mất - tác giả chú)
==============================
1. Bài hịch này, hiện nay, chưa tìm thấy nguyên văn, không rõ viết bằng chữ Hán hay chữ Nôm. ở đây, chúng tôi dịch lại theo bản dịch tiếng Pháp của giáo sĩ De la Bissachère trong sách Etat actuel du Tonkin, de la Cochinchine et des royaumesde Cambodge, Laos et Lac-tho xuất bản năm 1812. Bản dịch tiếng Pháp này còn trích in trong hai sách khác: 1. trong sách của Al. Faure: Les Francais en Cochinchine au XVIIIe siècle.Mgr Pigneau de Béhaine, évêque d' Adran, xuất bản năm 1891, ở đây chỉ trích dẫn một số đoạn, không in toàn văn - 2. trong sách của C.B. Maybon: La relation sur le Tonkin et la Cochinchine de Mr de la Bissachère, xuất bản năm 1920. Trong sách này trích in toàn văn bản dịch tiếng Pháp, nhưng ở đôi chỗ: lời, ý và cách viết chữ có khác với bản in trong tập sách xuất bản năm 1812 của De la Bissachère.
2. Bản dịch tiếng Pháp viết là tỉnh, nhưng thời bấy giờ Quảng Ngãi và Quy Nhơn chỉ là hai phủ của dinh Quảng Nam.
3. Cựu triều: chỉ tập đoàn chúa Nguyễn ở Đàng trong.
4. Chủng là tên tục tức tên thường gọi của Nguyễn Ánh.
5. Không rõ nguyên văn là gì mà bản dịch tiếng Pháp viết là Europe (châu âu). Có thể là bản tiếng Pháp dịch sai. Nguyễn Ánh không trốn sang châu âu mà chỉ trốn sang Xiêm và các đảo ở phía vịnh Xiêm La, chắc chắn Nguyễn Huệ biết rõ điều đó. Xiêm và các đảo thuộc vịnh Xiêm La cũng là ở phía tây Gia Định.
6. Chỉ bọn phản động tay sai của Nguyễn Ánh ở Gia Định.
7. Hoàng đại huynh (notre frère l'Empereur) tức vua anh, chỉ Nguyễn Nhạc.

8. Theo bản dịch trong sách của Maybon thì câu này viết khác, đại ý là: "Quân của các người đã hèn nhát bỏ trốn, bộ binh trốn một nơi, thủy binh chạy một nẻo". Chưa rõ ý trong bản nào đúng với nguyên văn.
9. Khinh khí cầu là một thứ quả bóng tròn, lớn, làm bằng vải, cho hơi đốt hoặc khinh khí vào trong, có thể đưa bóng lên cao trên không được. Hai anh em Mông-gôn-phi-ê (Montgolfier), người Pháp đã sáng chế ra khinh khí cầu và đưa ra thí nghiệm lần đầu tiên ngày 5 tháng 6 năm 1783. Cách mấy năm sau, khoảng 1790 Boa-xơ-răng, một giáo sĩ Pháp theo Bá Đa Lộc sang giúp Nguyễn Ánh, đã làm thí nghiệm thả những khinh khí cầu lên trời để lòe bịp nhân dân Gia Định, Quy Nhơn về phép lạ của người Pháp. Nhưng sự lòe bịp ấy không có hiệu quả. Năm 1797, tên Boa-xơ-răng đã bỏ mạng ở Nha Trang, sau trận đi đánh Đà Nẵng trở về.
10. Bản trích dẫn trong sách của Al. Faure viết sai là ngày 10 tháng Năm âm lịch.

HỊCH XUẤT QUÂN ĐÁNH NHÀ TRỊNH (1786)

Sinh dân phải nuôi dân làm trước, vậy hoàng thiên dựng đất quân sư;
Gặp loạn đành dẹp loạn mới xong, ấy vương giả có phen binh cách.
Hội thuận ứng thế đừng được chửa?
Việc chinh tru lòng há muốn ru!
Đây:
Bẩm khí trời Nam, Vốn dòng họ Nguyễn,
Nhờ lộc nước phải lo việc nước, đòi phen Trương tử giả ơn Hàn;
Ăn cơm vua nên nhớ nghĩa vua, chi để Tào Man dòm vạc Hán.
Giận quốc phó ra lòng bội thượng, nên Tây Sơn xướng nghĩa cần vương.
Trước là ngăn cột đá giữa dòng, kẻo đảng nghịch đặt mưu ngấp nghé;
Sau là tưới mưa dầm khi hạn, kẻo cùng dân sa chốn lầm than.
Ví lòng trời còn nền nếp Phú Xuân, ắt dấu cũ lại cơ đồ Hữu Hạ,
Nào biết ngôi đời có bảy, giặc họ Trương toan phiến biến muời tuần;
Bỗng xui thế nước tranh ba, tôi nhà Hạ phải thu hồi hai nước.

Thế bạng duật đương còn đối mặt; thói đường lang sao khéo lắng tai!
Ngoài mượn lời cứu viện làm danh, dân kinh loạn ngữ binh điếu phạt,
Trong sáu chữ thừa nguy để dạ, chốn thừa bình nên nỗi lưu ly.
Cung đài thành quách phá lâng lâng, súng ống thuyền bè thu thảy thảy!
Cơn gấp khúc chằng thương lòng ngoại tộc, đã cùng rừng đuổi thú thời thôi;
Dấu cưỡi rồng còn nhớ đức tiên quân, lại khoét lỗ bừa sâu sao nỡ?
So chữ bạo, lửa nồng quá Hạng, dò lòng người, nước chảy về Lưu.
Chúng điêu tàn mang cờ nghĩa về đầu, khiến quân số một ngày một thịnh,
Dân cơ cận cảm lòng nhân ngóng cổ, nên binh uy càng thấm càng thêm.
Quảng Nam đà quét sạch bụi trần, Thuận Hóa lại đem về bờ cõi.
Nam một dải tăm kình phẳng lặng, cơ thái bình đứng đợi đã gần,
Bắc mấy thành tin nhạn chưa yên, bề cứu viện ngồi trông sao tiện?
Cảm công đức vua Lê dám phụ, lộng quyền hành họ Trịnh khó nghe.
Ngôi hoàng đế đặt không, há nước thấp lao lung thấy đặng;
Tội hoàng sừ chẳng có, ... lòng trinh thêu dệt vào bình.
Hiệu Đoan Vương [1] càng tỏ dạ vô quân,
Mưu thoán đoạt lại gây lòng bội phụ.
Trưởng cung vốn xưa nay là đích, quyền cha trót bội bạc sao đành?

Điện Đô [2] tuy bé nhỏ nhưng anh, mệnh cha rắp tranh khi sao phải?
Tai chẳng đoái đến lời cố mệnh, mặt nào trông vào chốn tử cung?
Khiến một đàn con trẻ đàn bà, đem chữ hiếu nỡ gieo xuống đất,
Để những kẻ tôi ngay người thẳng, tiếng kêu oan đã động đến trời!
Ví tôn phù ủng bức chẳng mưu mình, thì sắc lệnh ngân tiền nào đợi nó?
Gươm ngược cán còn đem xuống dưới, nghĩa lý nào trời đất còn dong?
Lưới đứt giềng quân đuổi được quan, chính sự ấy xưa nay cũng lạ!
Vì phế lập muốn mình cho ích, để khuynh nguy làm nước phải lo.
Vả bấy nay thần nịnh chúa hôn, mở bình trị lòng trời hẳn muốn;
Lại gặp hội binh kiêu dân oán, sửa mối giềng tài cả phải ra.
Chước vạn toàn đã tạc đá Hoành Sơn,
Binh tức khắc lại dương buồn Bắc Hải;
Sang sông Mạnh phất cờ Chu Vũ, ra tay sử chính dẹp tà,
Vào đất Quan hét ngựa Hán hoàng, quyết chí lấy nhân đổi bạo.
Sắp sửa vốn nguyên lòng thật, vỗ về phải ngỏ lời ngay.
Chữ "hướng minh" phải mượn ai suy, thương sĩ nữ huyền hoàng là thế,
Máy "trợ thuận" hẳn nhiều kẻ biết.
Tần lại dân ngưu tửu nữa ta.
Ai biết suy lẽ phải, quyết một lòng Hạ chúng hề tô;
Ta chả phụ dân lành, ắt bốn chữ thu hào vô phạm.

Thói bội phản chớ quen như trước, phút thái bình đều hiểu về sau.
Nước triều đông ví chẳng thuận dòng, lại cự cưỡng rắp giơ tay chắn;
Lửa cháy đá nở hòa lầm ngọc, dù hiền ngu khôn lọt lưới trời.
Ân với uy ngỏ cáo lời hằng, thuận hay nghịch mặc lòng ai quyết.
==============================
1. Đoan vương: Đoan nam vương, tước hiệu của Trịnh Khải.
2. Điện đô: Điện đô vương, tước hiệu của Trịnh Cán.




CHIẾU LÊN NGÔI VUA CỦA NGUYỄN HUỆ (1788)

Trộm nghĩ: năm đời đế đổi họ mà chịu mệnh, ba đời vương gặp thời mà mở vận, đạo có thay đổi, thời cũng biến thông, đấng thánh nhân vâng theo đạo trời để làm chủ tể trong nước, làm cha mẹ dân, chỉ có một nghĩa mà thôi.

Nước Việt ta từ đời Đinh, Lê, Lý, Trần gây dựng ra nước cho đến ngày nay, thánh minh dấy lên không phải là một họ, nhưng thịnh suy, dài ngắn, vận mệnh do trời, không phải sức người tạo ra được. Trước đây nhà Lê mất chính quyền, họ Trịnh và cựu Nguyễn chia bờ cõi. Hơn hai trăm năm nay, kỷ cương rối loạn, vua Lê chỉ là hư vị, cường thần tự ý vun trồng, giềng mối của trời đất một phen rơi xuống không nâng lên được, chưa có lúc nào hư hỏng quá như lúc này vậy. Vả lại mấy năm gần dây, nam bắc gây việc binh đao, nhân dân rơi vào chốn bùn than. Trẫm là người áo vải ở Tây Sơn, không có một thước đất, vốn không có chí làm vua, chỉ vì lòng người chán ngán đời loạn, mong mỏi được vua hiền để cứu đời yên dân, vì vậy trẫm tập hợp nghĩa binh, mặc áo tơi đi xe cỏ để mở mang núi rừng, giúp đỡ hoàng đại huynh [1] rong ruổi việc nhung mã, gây dựng nước ở Tây Thổ, vỗ yên các nước Xiêm La, Cao Miên, đánh lấy Phú Xuân, tiến ra Thăng Long, cố ý quét
sạch loạn lạc, cứu vớt dân trong vòng nước lửa, rồi sau trả lại nước cho họ Lê, trả đất về đại huynh, trẫm sẽ dung xiêm thêu hia đỏ ngao du hai nơi làm vui mà thôi. Nhưng việc đời dun dủi, trẫm không theo được cái chí xưa đã định.

Trẫm hai lần gây dựng họ Lê, thế mà tự quân họ Lê không biết giữ xã tắc, bỏ nước đi bôn vong, sĩ dân Bắc Hà không hướng về họ Lê, chỉ trông mong vào trẫm, về phần đại huynh có ý mỏi mệt, tình nguyện giữ một phủ Qui Nhơn, tự nhún xưng là Tây vương, mấy nghìn dặm đất về phương nam thuộc hết về trẫm. Trẫm tự nghĩ tài đức không bằng người xưa, mà đất đai thì rộng, nhân dân thì nhiều, ngẫm nghĩ cách thống trị, lo ngay ngáy như dây cương mục chỉ huy sáu ngựa.

Vừa rồi đây, văn võ tướng sĩ, trong ngoài thần liêu, đều muốn trẫm sớm lên ngôi báu để giữ chặt lòng người, đã hai ba lần dâng thư khuyên trẫm lên ngôi, tờ biểu suy tôn, không ai bàn tính với ai mà đều cùng một lời tán thành.

Nay xem khí thần rất hệ trọng, ngôi trời thật khó khăn, trẫm chỉ lo không kham nổi, nhưng ức triệu người trong bốn bể đều xúm quanh cả vào thân trẫm, đó là ý trời đã định, không phải do người làm ra. Trẫm nay ứng mệnh trời, thuận lòng người không thể khăng khăng cố giữ sự khiêm nhường.

Trẫm chọn ngày 22 tháng 11 năm nay lên ngôi thiên tử, đặt niên hiệu là Quang Trung năm đầu, truyền bảo cho trăm họ muôn dân phải tuân theo giáo lệnh của nhà vua. Nhân nghĩa, trung chính là đạo lớn của người, trẫm nay cùng dân đổi mới, vâng theo mưu mô sáng suốt của vua thánh đời trước, lấy giáo hóa trị thiên hạ.

Một là: mười ba đạo các xứ địa phương, vụ đông năm nay, các khoản "tô, dung, điệu" chỉ thu năm phần mười, nơi nào bị nạn binh hỏa, cho phép các quan chức đến nơi xét thực, tha miễn tất cả.

Hai là: bầy tôi và nhân dân cựu triều hoặc bị vạ lây đã phải kết tội nặng, trừ tội đại nghịch bất đạo, còn thì đều cho đại xá.

Ba là: các đền thờ dâm thần đều bãi bỏ đi không được liệt vào tự điển, còn các đền thiên thần và trung thần, hiếu

tử, nghĩa phụ, trước đã được các đời bao phong thì nay đều cho thăng trật.

Bốn là: quan viên văn võ cựu triều, hoặc vì tòng vong trốn tránh, cho phép được về nguyên quán, người nào không muốn ra làm quan cũng cho tùy tiện.

Năm là: nhân dân Nam Hà, Bắc Hà, cách ăn mặc cho được theo tục cũ, dùng áo mũ triều nghi thì nhất luật phải theo qui chế mới.

Than ôi! Trời vì hạ dân đặt ra vua, đặt ra thầy, cốt là để giúp thần thượng đế, yên vỗ bốn phương. Trẫm nay có thiên hạ sẽ dìu dắt dân vào đạo lớn, đem dân lên cõi dài xuân. Vậy tất cả mọi người thần dân đều yên chức nghiệp, chớ có theo đòi những việc sai trái; người làm quan giữ đạo công liêm, người làm dân vui theo lệ tục, giáo hóa thấm nhuần, đi đến con đường chí thận, để vãn hồi lại thịnh trị của năm đời đế ba đời vương, để kéo dài phúc lành của tôn miếu, xã tắc không có bờ bến, chả là tốt dẹp lắm ru!

(Nguyên văn chữ Hán trong Hàn các anh hoa Theo bản dịch tiếng Việt của Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, quyển III (Hà Nội 1963)
============================
1. Hoàng đại huynh: chỉ Nguyễn Nhạc.

 Nguồn: Ketnoivip

*****

Nhìn lại những quan điểm của tướng Trần Độ


Trần Ðộ
(1923 - 09.08.2002)
 Trung tướng QĐNĐVN
Phó chính ủy quân giải phóng.
Thứ trưởng Bộ Văn Hóa
Trưởng ban Văn hóa Văn Nghệ Trung ương
Phó Chủ tịch Quốc Hội.
Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Huân chương Hồ Chí Minh

Do bất đồng chính kiến với một số lãnh đạo cao cấp khác của Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông bị khai trừ khỏi Đảng ngày 4 tháng 1 năm 1999 khi đã 58 tuổi đảng.
Ông mất ngày 9 tháng 8 năm 2002 sau một thời gian dài lâm bệnh nặng, tuổi cao, sức yếu. Đám tang ông có sự tham dự đông đảo mọi tầng lớp quần chúng và trí thức, văn nghệ sĩ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi vòng hoa đến viếng và gia đình Đại tướng Lê Trọng Tấn đã có mặt đông đủ.
Trong đôi câu đối tặng Trần Độ, Hà Sĩ Phu viết:
Văn võ tung hoành, trung tướng phong trần, thế sự song kiên song trọng đảm
Bắc Nam xuất nhập, đại quân tế độ, hùng binh nhất trượng, nhất đan tâm.
(trích Wikipedia)

Một đám tang không bình thường


2002-08-18

Lời giới thiệu: Quốc Hội Việt Nam Khóa XI đã họp xong và một chính phủ mới do Đảng chỉ định cũng vừa được Quốc Hội chấp thuận. Tin thời sự này đáng lẽ đã phải là điều đáng để cho dư luận trong và ngoài nước bàn tán. Tin này tuy nhiên gần như đã bị lu mờ bởi một tin khác về cái chết của tướng Trần Độ và đặc biệt về đám tang không bình thường của ông. Mục ỘÁ Châu, Nhìn từ bên ngoàiỢ hôm nay có bài nhận định sau đây của Trần Sơn Nam về những sự kiện ít khi được thấy trong những trường hợp tang lễ được tổ chức cho một người vừa nằm xuống...

Về Tướng Trần Độ thì ít lâu nay, trong nước và ngoài nước, ai cũng biết ông là đảng viên lâu năm của Đảng Cộng Sản Việt Nam với một bề dầy là 58 tuổi đảng, ông cũng đã giữ nhiều trách nhiệm quan trọng trong guồng máy của chế độ như Phó Chủ Tịch Quốc Hội, Trưởng Ban Văn Hóa Văn Nghệ Trung Ương v.v...

Gần đây, ông đã nhận thấy tình trạng bế tắc về mọi mặt ở trong nước và đặc biệt hơn cả, mặt trái của cái Đảng mà ông đã phục vụ trong gần hết cuộc đời. Ông công khai lên tiếng chỉ trích và lên án chế độ độc tôn, toàn trị, phản dân chủ của Đảng, vì vậy mà bị Đảng khai trừ năm 1999 và từ đó đến nay thường bị theo dõi, vu cáo, sách nhiễu cho tới ngày ông từ trần vào cuối tuần qua.

Nếu chỉ có vậy thì chẳng qua đó cũng chỉ là một sự đau buồn cá nhân của một ông tướng hơi giống nhân vật trong truyện ngắn ỘTướng về hưuỢ của Nguyễn Huy Thiệp. Nghĩa là của một người mà đem cả cuộc đời ra đóng góp cho Đảng, rồi đến cuối đời nhận thấy là đã bị Đảng phản bội. Sự đau buồn ở đây lại khác, đó là một sự đau buồn chung cho tất cả mọi người khi thấy Đảng đã cư xử tàn tệ với một vị tướng như ông Trần Độ trước và ngay cả đến lúc ông nằm xuống, làm cho đám tang của ông không còn là một đám tang bình thường nữa.

Ông mất ngày thứ Sáu tuần trước, song phần vì lúng túng không biết phải phản ứng ra sao, phần khác lại ngại không dám để cho tin ông mất loan rộng ra, mãi đến ngày thứ Ba vừa qua các phương tiện truyền thông của Nhà nước mới đưa tin về cái chết của ông.

Đến hôm làm lễ tang, Nhà nước lại ra lệnh tang lễ chỉ được cử hành trong một vài giờ đồng hồ để tránh sự tập trung của những người vì yêu mến ông Trần Độ mà muốn đến phúng viếng và tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng.

Nhà cầm quyền lúng túng, không biết đối xử với cái chết của ông Trần Độ thế nào cho phải, điều đó cũng dễ hiểu vì dầu sao ông cũng là một đảng viên kỳ cựu với 58 tuổi đảng, một cựu chiến binh mà có người gọi là anh hùng, đã từng có nhiều đóng góp trong quá khứ.

Sau nhiều ngày cân nhắc Đảng mới có được quyết định cử ông Vũ Mão, Trưởng Ban Đối Ngoại của Quốc Hội, đứng ra đọc điếu văn nhân ngày tang lễ này và không để cho một nhân vật cao cấp nào trong Đảng hay Nhà Nước đến dự.

Nhưng cái tệ chính là ở những cử chỉ nhỏ nhen, không xứng đáng, từ phía chính quyền mà người ta nhận thấy trong buổi lễ. Hạn chế thời gian hành lễ xong, Nhà nước còn bắt cắt bỏ tất cả những dòng chữ ỘVô cùng thương tiếcỢ trên các vòng hoa phúng điếu thì quả thật là quá đáng, chưa bao giờ ai thấy một việc ngang ngược như vậy ở một đám tang từ trước đến nay.

Đến bài điếu văn của ông Vũ Mão cũng vậy, hoàn toàn thiếu tế nhị. ỘNghĩa tử là nghĩa tận,Ợ người Việt ta đã có câu nói thật chí lý và chí tình, vậy mà trong phần cuối bài điếu văn, ông Vũ Mão vẫn còn thấy cần nhân danh Đảng nhắc lại là Ộthật đáng tiếc, ông Trần Độ đã phạm một số sai lầmỢ như để ám chỉ đến sự kiện ông đã công khai đòi Đảng phải tôn trọng quyền con người và thực thi tự do, dân chủ.

Đám tang của ông Trần Độ đã không bình thường do thái độ không mấy xứng đáng của nhà cầm quyền, nó lại còn không bình thường hơn nữa do phản ứng của tang gia đối với đại diện của nhà cầm quyền.

Nghe xong bài điếu văn của ông Vũ Mão, người con trai trưởng của ông Trần Độ là ông Trần Thắng đã đứng lên tuyên bố là gia đình ông không chấp nhận bài điếu văn của đại diện Nhà nước và lời tuyên bố này đã được ngay sự đồng tình của số đông những người đến tham dự đám tang.

Nói chung về trường hợp ông Trần Độ, người vừa nằm xuống, thì gần đây, ngay trong lúc ông lên tiếng chống đối Đảng, cũng vẫn có người chỉ trích ông là một đôi khi ông còn ngây thơ nuôi hy vọng Ộcứu ĐảngỢ và mãi đến cuối đời ông mới nhìn ra sự thật về mặt trái của Đảng, trong khi một phần đông dư luận đã đi tới kết luận điều này là vô vọng.

Nhưng cũng có một số người khác ghi nhận cách ứng xử ngay thẳng và can đảm của ông những năm gần đây. Sống trong vòng kìm kẹp của một chế độ có thể đối xử tàn tệ với cá nhân ông hay gia đình ông, ông đã không ngần ngại chấp nhận rủi ro để nói lên sự thật. Trong cuốn ỘNhật Ký Rồng RắnỢ mà Công An tịch thu năm ngoái, ông đã ví chế độ như Ộmột sự kết hợp giữa cái ngu muội của Tần Thủy Hoàng với cái dã man của chế độ phát-xít Hitler.Ợ

Đây thật là một sự lên án nặng nề đến từ một người đã nhiều năm phục vụ chế độ như ông, nên dầu như sự đóng góp đó vào công cuộc đấu tranh đòi lại tự do, dân chủ cho dân tộc có muộn màng đi chăng nữa, nó vẫn cùng đi theo hướng mà nhiều người ở trong nước cũng như ngoài nước đang theo đuổi.

Đảng Cộng Sản, qua lời của ông Vũ Mão, cho rằng Ộvào cuối đời, ông Trần Độ đã phạm một số sai lầm.Ợ Thực ra, nhìn vào cung cách đối xử nhỏ nhen và không xứng đáng của Đảng đối với ông Trần Độ ngay cả lúc ông đã nằm xuống, người ta có thể nói rằng nếu có sai lầm thì ông Trần Độ đã sai lầm khi còn non trẻ ông đã chẳng may đặt nhầm niềm tin vào một chủ thuyết không tưởng, lỗi thời và một Đảng không có tình người.



Nhìn lại những quan điểm của tướng Trần Độ, 4 năm sau ngày ông qua đời
2006-08-09

Nguyễn An, phóng viên đài RFA Hôm nay kỷ niệm bốn năm ngày trung tướng Trần Độ qua đời. Ông mất vào lúc 2 giờ 15 chiều ngày 9 tháng tám năm 2002 tại Hà nội, và được hoả táng lúc 1 giờ trưa ngày 14.



Cố tướng Trần Độ.

Con người Trần Độ

Trần Độ là một con ngừơi dũng cảm và có lòng. Là người theo đảng cộng sản từ năm 16 tuổi, gắn bó với đảng trong từng hoạt động, từng chiến dịch, nhưng sau 59 năm, ông lại bị khai trừ khỏi đảng chỉ vì muốn đảng tốt hơn.
Sống trong đảng từng ấy năm, ông hiểu rõ đến ngọn nguồn cái sức mạnh ghê gớm và tàn nhẫn của guồng máy đảng, nhưng ông vẫn mạnh dạn lên tiếng nói lên điều mà ông nhận thấy bằng trí tuệ và trái tim của mình, vốn là điều tuyệt đối cấm kỵ tại bất cứ nơi nào đảng có mặt.
Nhưng chính vì nói lên được những tiếng nói như thế nên ông trở thành một trong những người tiên phong trên con đừơng dân chủ cho đất nứơc mặc dù bản thân ông bị vùi dập cho đến khi trở về với cát bụi.
Sinh năm 1924 tại làng Thư Điền, huyện Tiền Hải tỉnh Thái bình trong một gia đình nho giáo trứơc khi thân phụ trở thành thư ký ở toà thống sứ Bắc kỳ.
Ông bắt đầu tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 1939, trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1940, bị Pháp bắt, kết án 15 năm tù và đầy đi Sơn La vào năm 1941. Ba năm sau ông vượt ngục và từ đó hoạt động trong nhiều lãnh vực mà ở lãnh vực nào cũng là người lãnh đạo.
Trong quân đội, ông là uỷ viên ban quân sự cách mạng thủ đô Hà nội từ năm 1946, rồi phó chính uỷ khu 2 Hà nội, chính uỷ trung đoàn 209, rồi quyền chính uỷ đại đoàn 312. Năm 1955, ông đựơc phong thiếu tướng, chính uỷ quân khu hữu ngạn sông Hồng đến năm 1964 thì trở thành chính uỷ, phó bí thư quân uỷ quân giải phóng miền Nam.

Những thăng trầm

Hoà bình lập lại, ông là phó trưởng ban tuyên huấn trung ương, thứ trưởng bộ Văn Hoá Thông Tin rồi Trưởng ban Văn hoá văn nghệ trung ương cho đến năm 1990. Ông là uỷ viên ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Việt Nam các khoá 3, 4, 5 và 6, đại biểu quốc hội các khoá 7 và 8, chủ nhiệm uỷ ban văn hoá giáo dục và phó chủ tịch quốc hội.
Tôi là đảng viên bị khai trừ. Tôi bị khai trừ là phải. Nếu không khai trừ tôi thì có lúc tôi phải xin ra khỏi cái đảng này. Tôi không thế chấp nhận và thừa nhận cái đường lối nhiều mâu thuẫn nửa vời, lằng nhằng, nặng chất giáo điều, bảo thủ, khó cho đất nước phát triển. Tôi cũng không thể chấp nhận phương thức lãnh đạo của đảng. Đó là một phương thức độc tôn, toàn trị chuyên chế, phản dân chủ.
Đến khi phong trào đổi mới xuất hiện vào năm 1986, ông là một trong những người cổ vũ mạnh nhất, và cũng là nhân vật chính trong việc soạn thảo nghị quyết 5 về văn hoá văn nghệ, thừơng đựơc gọi là nghị quyết cởi trói, tạo điều kiện xuất hiện cho dòng văn học phản kháng ở trong nước.
Khi đảng Cộng sản Việt Nam thay đổi chính sách và xiết chặt trở lại sau sự sụp đổ dây chuyền của các chế độ Cộng sản đông âu cuối năm 1989, ông bị thất sủng.

Trăn trở với vận nước

Sau mấy năm nghiền ngẫm về thành quả mà đảng Cộng sản đem lại cho đất nứơc và dân tộc, đầu tháng giêng năm 1995, ông viết một bức thư gửi cho Tổng bí thư đảng lúc đó là ông Đỗ Mười, nêu ra vấn đề mà ông cho là căn cốt và cơ bản. Đó là mối liên quan giữa đảng và chính quyền.
Ông cho rằng đảng phải chọn lựa một trong hai cách điều hành đất nứơc: “Đảng cầm quyền hay đảng lãnh đạo. Đảng cầm quyền đồng nghĩa với đảng toàn trị, đảng điều khiển sai bảo nhà nứơc, còn đảng lãnh đạo thì phải có một nhà nứơc dân chủ pháp quyền, một nhà nứơc do dân, vì dân và của dân, như điều 112 của hiến pháp năm 1992 đã nói.” Trong tinh thần đó, ông hô hào phải có sự cải cách cơ bản chế độ bầu cử và ứng cử để bảo đảm chọn đựơc các nhân tài thực sự cho đất nước.
Lá thư của ông không được trả lời, và đảng Cộng sản tiếp tục theo đường lối cũ. Ông tiếp tục viết nhiều bài yêu cầu đảng trả lại tự do dân chủ cho người dân, phê bình đường lối lãnh đạo của Đảng từ khi hoà bình lập lại là sai lầm và chỉ đưa dân chúng đến đói khổ, đất nứơc đến điêu tàn tụt hậu. Kết quả là đầu năm 1999, ông bị khai trừ khỏi đảng sau 59 năm theo đảng trên mọi chặng đường và trong mọi hoạt động và từng đựơc ban thửơng những huân chương cao quý nhất. Trong bức thư viết vào tháng 7 năm đó, ông tuyên bố:
“Tôi là đảng viên bị khai trừ. Tôi bị khai trừ là phải. Nếu không khai trừ tôi thì có lúc tôi phải xin ra khỏi cái đảng này. Tôi không thế chấp nhận và thừa nhận cái đường lối nhiều mâu thuẫn nửa vời, lằng nhằng, nặng chất giáo điều, bảo thủ, khó cho đất nước phát triển. Tôi cũng không thể chấp nhận phương thức lãnh đạo của đảng. Đó là một phương thức độc tôn, toàn trị chuyên chế, phản dân chủ.”

Khát vọng dân chủ

Đó là một trong những phát súng thần công đầu tiên của khát vọng dân chủ bắn thẳng vào pháo đài của đảng Cộng Sản bởi một con ngừơi đã cống hiến cho đảng gần hết cuộc đời của mình.
Một tập họp bài viết quan trọng của ông Trần Độ là tập “Nhật ký Rồng và Rắn,” viết vào thời gian cuối năm Canh Thìn tức 2000 và đầu năm Tân Tỵ tức 2001, chỉ hơn một năm trứơc khi ông qua đời. Cuốn sách này đựơc chính tác giả gọi là máu và nứơc mắt của ông trong những ngày cuối đời, từng bị công an tịch thu, và dù ông viết thư nhiều lần để đòi lại, những người đồng chí cũ của ông lúc đó đang ở các vị trí cao nhất nứơc vẫn làm ngơ.
Trong bài viết ngày 3 tháng 12 năm 2000, ông nêu rõ bốn thứ của một xã hội đời thường, đựơc ví như bốn bánh xe của một cỗ xe, đó là:
1. Một xã hội công dân 2. Một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh chứ không định hướng gì lôi thôi. 3. Một nhà nứơc pháp quyền (và) 4. Một nền dân chủ đầy đủ. Ông nhấn mạnh rằng bộ máy quản lý xã hội ấy là một bộ máy dân chủ.
Nói dân chủ là thì cứ phải dân chủ đã, không phải chưa nói đến dân chủ đã đề phòng “dân chủ quá trớn”, đề phòng “lợi dụng dân chủ”.
Ở đoạn sau, ông viết:
“Cái điều mà chủ nghĩa Mác, cộng sản hay xã hội chủ nghĩa tưởng rằng nhờ có nó sẽ có một bộ máy nhà nứơc bảo đảm đựơc mọi mặt nhu cầu đời sống của mọi người chỉ là một ảo tưởng hão huyền. Thế mà đảng lại cứ bắt mọi người phải tin theo vào cái ảo tưởng hão huyền đó. Như thế là phạm vào một tội ác lớn với nhân dân.
Đảng Cộng sản Việt Nam cứ gân cổ gào lên cái định hướng xã hội chủ nghĩa theo kiểu như vậy, thật ra là một sự mù quáng, một sự điên cuồng. Nhân dân cần đựoc tự mình làm chủ cuộc đời của mình, không cần một lý thuyết, một chủ nghĩa nào cả.”

Nhận định về đảng CSVN

Trong bài viết đề ngày 7 tháng 12 cùng năm, khi nói về sự chuyên chính tư tưởng, ông Trần Độ tuyên bố:
Đảng Cộng sản Việt Nam cứ gân cổ gào lên cái định hướng xã hội chủ nghĩa theo kiểu như vậy, thật ra là một sự mù quáng, một sự điên cuồng. Nhân dân cần đựoc tự mình làm chủ cuộc đời của mình, không cần một lý thuyết, một chủ nghĩa nào cả.
Nền chuyên chính vô sản này làm tê liệt toàn bộ đời sống tinh thần của một dân tộc, làm tê liệt sự hoạt động tinh thần của nhiều thế hệ, ra sức nô dịch toàn bộ tinh thần cuả nhiều thế hệ, làm nhiều thế hệ con người trở thành những con rối chỉ biết nhai như vẹt các nguyên lý bảo thủ giáo điều……… Nó đang làm hại cả một nòi giống.”
Trong bài viết đề ngày 24 tháng 12, ông Trần Độ nói, “thực chất là chế độ thì rất dã man, cho nên phải dùng nhiều thủ đoạn để lừa bịp nhân dân,” và ông liệt kê ra một số thủ đoạn tiêu biểu bao gồm:
Thứ nhất là, thần thánh hoá, thiêng liêng hoá đảng, cấp uỷ và các nghị quyết, mà điều vô lý nhất là bắt toàn dân phải học nghị quyết của đảng……Không ai, kể cả báo chí, đựơc quyền nhận xét phê phán phân tích các nghị quyết cả. Đã là nghị quyết thì chỉ có đúng và tài tình, là rất thiêng liêng.
Thứ hai là khuyến khích và bồi bổ tệ nạn sùng bái cá nhân, là tệ nạn đã bị lên án nặng nề trong phong trào cộng sản thế giới. Bao giờ ý kiến của bí thư, uỷ viên thường vụ và cấp uỷ cũng là quan trọng, là thiêng liêng, là chân lý.”

Một con người quả cảm

Những nhận định thẳng thắn như thế chỉ có thể viết ra bởi một con ngừơi dũng cảm và có lòng. Trong bài viết đầu năm Tân Tỵ, ông Trần Độ đưa ra những điểm mà đảng Cộng sản phải thực hiện nếu muốn bứơc ra khỏi con đường mà ông cho là phản bội cách mạng:
“Thứ nhất là phải xác định cho đúng vị trí khiêm tốn của mình là một bộ phận của dân tộc, thực hiện lãnh đạo đất nứơc bằng cách tôn trọng tất cả mọi ngừơi.
Thứ hai là phải tôn trọng hiến pháp, thực thi đầy đủ các quyền dân chủ, đặc biệt là dân chủ về tự do ngôn luận và tự do bầu cử, nhân dân đựơc tự do làm ăn.
Thứ ba là phải để cho mọi tổ chức từ chính phủ, quốc hội, toà án cho đến mặt trận tổ quốc, đựơc độc lập quyết định những vấn đề và hoạt động của mình, để cho mọi công dân đựơc suy nghĩ độc lập
Thứ tư, cụ thể là phải sửa ngay luật báo chí, xuất bản, công nhận quyền có báo và xuất bản tư nhân.”
Trên đây là trích dẫn một số bài viết của ông Trần Độ trong nhật ký Rồng và Rắn. Những nhận xét ấy mặc dù cực kỳ nghiêm khắc, nhưng vẫn mang nặng ân tình; mặc dù nêu lên những điều thật khó tin, nhưng hoàn toàn sát với thực tế, bởi tác giả của nó từng theo đảng trong suốt 59 năm và dù bị hắt hủi, vẫn tha thiết với những lý tửơng và những đồng chí của thời thanh xuân.
Ông đã đứng về phía nhân dân để nói lên những yêu cầu mặc dù đơn giản, và hợp lý mà chưa hề đựơc đáp ứng. Nhưng cũng vì thế mà có những người khác tiếp bứơc ông trên con đường dân chủ hoá đất nứơc. Con đừơng ấy dẫu có dài, nhưng đã đi thì ắt là có lúc đến.

"Đảng Cộng Sản nêu khẩu hiệu đoàn kết toàn dân nhưng trên thực tế hành động thì không. Đối với những người Việt còn ở nước ngoài thì ai cũng như là kẻ địch, còn trong nước đối với trí thức không tin cậy, đối với tôn giáo thì cũng nhiều nghi ngờ. Chứ nếu thực lòng đoàn kết toàn dân thì sẽ tạo nên một sức mạnh ghê gớm lắm." - Trần Độ

Hai tháng trước khi qua đời, tướng Trần Độ đã dành cho đài BBC Luân Đôn một cuộc phỏng vấn dài, trong đó ông kể lại cuộc đời hoạt động của ông cũng như những băn khoăn suy nghĩ về Đảng Cộng Sản và những mong ước cho đất nước.
Links:

 Hương Ly phỏng vấn Tướng Trần Độ (06/2002) - Phần 1
 Hương Ly phỏng vấn Tướng Trần Độ (06/2002) - Phần 2
 Hương Ly phỏng vấn Tướng Trần Độ (06/2002) - Phần 3
(theo BBC)


*****

Tìm kiếm Blog này