Đây là một đoạn video quí hiếm về hình ảnh thuyền nhân Việt Nam trong những thập niên 80s-90s thế kỉ trước.
Họ là những người may mắn được cứu vớt và sống sót. Nhưng có hàng trăm ngàn người không may mắn đã không bao giờ đến bờ. Đoạn video này gợi nhớ lại hình ảnh của chính tôi 30 năm về trước. NVT
Ngày 17 tháng năm 1990, chiến hạm USS-ROARK của Hoa kỳ, trên đừơng công tác sang Đông Nam Á, đã phát hiện một thuyền vượt biên từ Kiên Giang đang lênh đênh trong vịnh Thái Lan.
Trên chiến hạm, có ít nhất 3 sĩ quan và thủy thủ người Việt, trong đó có ông Đào Hữu Trí, sau này là hải quân trung tá, vốn cũng là một thuyền nhân 12 năm trước.
Chính nhờ sự can thiệp của ông, mà hạm trưởng chiến hạm USS-ROARK quyết định cứu chiếc thuyền vượt biên và đưa những ngừơi trên tàu đến Thái Lan.
Sau đây là một video clips ghi lại những hình ảnh đáng nhớ kể từ khi chiến hạm USS-ROARK phát hiện ra tàu vượt biên, quyết định cứu cho đến khi đưa được những người tỵ nạn đến đất Thái.
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/BoatPeople/video-vietnamese-boat-people-in-Gulf-of-Thailand-part1-05062009165315.html
Dưới đây là hình ảnh hoạt động cứu trợ của con tàu Pháp Jean Charcot, là kết quả của sự vận động của "Ủy ban báo nguy giúp người vượt biển" (Cộng đồng VN tại Mĩ) năm 1980 do Tiến sĩ Nguyễn Hữu Xương chủ tọa để hợp tác với các tổ chức quốc tế khác.
____________________________
NHỮNG CHUYỆN HẢI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN
Khi quân đội Hoa Kỳ thất trận tháo lui, không còn ai muốn ỏ lại Việt Nam nữa.
Những người thuộc giới cha chú đã được các bạn Mỹ chở đi trước, sót lại
những kẽ bất hạnh thì chỉ còn bám víu vào những con thuyền mong manh hướng
vịnh Thái Lan. Trên những chuyến vượt biên này họ đã xuất kỳ bất ý viết lại
những mẩu chuyện có thật về hải tặc thuộc thế kỷ 20.
Hoàn
cảnh vào thời đó rất thuận lợi cho bọn cướp của giết người trên biển cả, còn
hơn những chuyện hải tặc trong lịch sử thế giới. Dân chài xứ Thái rất nghèo
túng, luôn luôn tìm cơ may kiếm thêm chút tiền còm. Trong khi chính quyền
cộng sản Việt Nam làm ngơ trước cơ sự, thì chính phủ Thái lại không muốn đón
nhận những đợt tàu chở thuyền nhân ngày càng đông thêm. Không mấy ai quan
tâm đến những lời tường thuật về vụ hải tặc. Chỉ đến khi những vụ cướp bóc
giết người quá tàn nhẩn dã man xảy ra, và lại còn phải chịu áp lực quốc tế
và Hải quân Hoa Kỳ thì chính phủ Thái mới cho mở vài vụ điều tra. Đến lúc đó
thì hàng ngàn thuyền nhân đã bị cướp, hảm hiếp, giết chết trên biển cả. Sau
đây là một vài vụ cướp bể đã được điều tra:
Vào đầu thập niên Tám mươi, ông Ted Schweitzer là người Mỹ đầu tiên đã cập
bến vào một đảo sào huyệt hải tặc và mục kích chuyện 238 thuyền nhân Việt
Nam bị đắm ghe, dạt vào đấy. Có 80 người bị giết, tất cả các phụ nữ đều bị
hảm hiếp và buộc khiêu vũ khỏa thân cho chúng xem. Ông Schweitzer can thiệp
yêu cầu họ chấm dứt tấn tuồng vô nhân đạo này thì bị bọn cướp xúm lại đánh
đập đến như gần chết. Thật may mắn mà ông còn sống sót để thuật lại. Khi lai
tỉnh, ông thấy trước mắt những cánh tay, đùi chân còn rải rác đây đó. Đấy,
bằng chứng có vụ ăn thịt người.
Cô Nguyễn Phan Thúy cùng với mẹ, dì và người em gái đã bỏ tiền ra mua chổ
trên tàu để vượt trốn. Sau mười ngày lênh đênh trên biển cả, tàu bị mắt cạn,
hết nước, hết cái ăn. Hải tặc đến bắn chết người dì. Một ông già có răng
vàng bị chúng lấy kìm vặn khỏi miệng. Một người đàn bà đang có bầu bị chúng
ném xuống biển. Các người sống sót bị chúng lột hết quần áo, xua cả lên bờ,
và tầu bị nhận chìm. Chúng bắt các phụ nữ xếp hàng. Cô Thúy cùng một cô gái
khác tên Liên bị chúng lựa ra rồi đưa sang chiếc thuyền đánh cá của chúng.
Suốt ba tuần lễ sau đó, hai cô liên tiếp bị hảm hiếp. Cô Liên chịu không nổi,
bị chúng chán rồi vứt cô xuống biển; còn cô Thúy thì chúng đem bán cho một
động mải dâm trong làng mang tên là "Phòng đấm bóp nơi thiên đường". Ở đây
cô mang thai và vị người ta lấy một que tre trục bào thai ra. Cuối cùng cô
thoát được và được cơ quan Cứu Trợ Liên Hiệp Quốc tiếp nhận.
Năm
1989, một chiếc ghe chở 84 thuyền nhân bị hải tặc đến cướp. Tất cả đàn bà và
trẻ con bị chuyển qua thuyền hải tặc và từ đó không còn nghe một tin gì về
số phận họ nữa. Những người đàn ông thì bị nhốt dưới khoang tầu rồi, từng
người một, chúng lôi lên đập cho đến chết. Sau cùng, những người còn lại
liều mình sấn vào bọn cướp thì tầu hải tặc nhào đến đâm vào tầu thuyền nhân
cho chìm đi. Một số người cố thoát liền bị chúng dùng cây sào nhận chìm
xuống nước. Còn lại 13 người thoát chết nhờ bơi ra xa và được bóng đêm che
phủ.
Vào tháng 4 năm 1989, có bảy tên hải tặc trang bị súng ống, đao búa đến tấn
công một chiếc tầu nhỏ chở 129 thuyền nhân. Tất cả đàn bà đều bị hảm hiếp,
đàn ông bị sát hại, trừ một thiếu niên tên là Phạm ngọc
Nam Hung (hình chụp ảnh
đang nhận diện các tên hải tặc). Anh này sống sót nhờ bám được vào một chiếc
bè kết thành bởi ba xác chết.
Cuối cùng chính phủ Thái bị Cơ quan Cứu Trợ Quốc Tế cưởng bách tìm biện pháp
đối phó. Các tầu đánh cá phải đăng ký và số đăng ký phải ghi rõ bằng chữ lớn
ngay mủi tầu. Các tầu đều phải được chụp hình lúc ra khơi và lúc về cảng.
Biện pháp này đã khiến nhiều hải tặc ngã lòng, lo sợ, nhưng những bọn còn
lại bèn trở nên tàn nhẫn, hung dữ hơn trước! Chúng thủ tiêu hết mọi nhân
chứng để không còn một ai nhận diện được chúng nữa.
Vào cuối thập niên tám mươi thì các vụ hải tặc dần dần chấm dứt do con số
người tỵ nạn giảm đi. Ngày nay, nhiều sử gia cho rằng sự tàn bạo của những
vụ hải tặc đã được thổi phồng lên và các hải tặc vốn đã là phạm nhân chuyên
nghiệp. Những câu chuyện được kể lại gần đây chắc chắn không phải chuyện
được thêu dệt quá đáng, và như thế các vụ hải tặc trước kia chắc phải đúng
như vậy.
Biệt Hải chuyển ngữ từ bài:
Theo: Boatpeople75
Thảm cảnh rùng rợn của người vượt biển trên Biển Ðông
Hy
vọng, qua những dòng chữ được viết bằng máu và nước mắt của chính những
người trong cuộc, qúy độc giả, với tấm lòng xót xa và những giọt nước
mắt đau đớn của những người tỵ nạn cộng sản cùng cảnh ngộ, sẽ hiểu được,
tội ác của chánh phạm CSVN đằng sau muôn ngàn bi kịch rùng rợn của
người vượt biển.
VỤ THỨ NHẤT: 87 người bị giết
NHÂN
CHỨNG : Bà Nguyễn Thị Thương 36 tuổi, tốt nghiệp Đại Học Hoa Kỳ, tu
nghiệp tại Paris, Pháp. Trước 1975 Bà là Giáo sư Đại Học Bách Khoa Thủ
Đức. Bà Thương vượt biển cùng chồng là Giáo sư Trần Quang Huy, phân khoa
trưởng Văn Khoa Đại Học Saigon, cùng với Mẹ ruột, cậu, 2 em trai, 2 em
dâu, 4 cháu gái và một con gái nhỏ 3 tuổi. Nhưng chỉ còn Bà, con gái nhỏ
của bà, một người em trai của Bà và một em gái của chồng sống sót.
Ghe
mang số SS0646 IA dài 13 m 5, chở 107 người khởi hành từ Rạch Giá ngày
01 tháng 12 năm 1979. Ra khơi được 3 ngày, thuyền chạy về hướng Thái
Lan, khi đã gần tới đất liền thì gặp bọn cướp biển vào ngày 03/12/1979.
Hai tàu cướp ThaiLan cặp hai bên hông thuyền tị nạn, bọn cướp đã ùa sang
với súng và dao. Vì ghe thuyền Việt Nam quá chật hẹp, bọn hải tặc đã
lùa 27 người sang tàu của chúng cho dễ lục soát vàng bạc của cải.
80
người còn lại bị khám xét cướp hết vàng bạc, vật qúy. Sau đó bọn cướp
buộc giây vào ghe Việt Nam vào đuôi tàu của chúng và kéo chạy. Chúng xả
hết tốc lực, chạy lượn vòng qua lại làm ghe tị nạn nghiêng chìm như một
trò chơi. Dân tị nạn la khóc, lạy van cho tới khi ghe chìm hẳn. Bọn cướp
biển cắt giây nối và chạy bỏ mặc 80 người vùng vẫy tuyệt vọng, trong
khi 27 người tị nạn trên tàu của chúng vật vã khóc ngất nhìn xuống biển
chứng kiến người thân đang dãy dục chết chìm.
Bọn
hải tặc chạy thẳng về đảo sào huyệt KO KRA của chúng mang theo 27 người
mà chúng đã tách đem lên thuyền chúng trước đó. Nhưng gần tới đảo,
chúng xô đẩy tất cả đàn ông xuống biển, buộc họ bơi vào đảo. 7 người dàn
ông này đều bị chết đuối vì không đủ sức bơi hoặc không biết bơi để có
thể vào đến bờ, trong số này có Giáo sư TRẦN QUANG HUY. Còn lại 20 người
sống sót sau cùng đã bị bọn cướp đưa lên đảo và lập tức chúng lại lục
soát, sờ nắn khắp thân thể để tìm kiếm vật quý con cất giấu trong người.
Bà BTD (xin viết tắt, giấu tên) 26 tuổi có con 4 tuổi, bị dẫn ngay vào
bụi hãm hiếp mặc dù Bà đang mệt lả không đứng dậy nổi vì đói khát, kinh
hoàng.
Sau đó, trong suốt 8 ngày liền bị giam giữ trên đảo, 20 thuyền nhân còn lại này đã bị quần thảo hành hạ bởi nhiều toán cướp biển khác nhau hàng ngày đổ bộ lên đảo. Các phụ nữ, cô gái phải chạy vào rừng hoặc leo lên hốc ẩn tránh. Nhưng vẫn không thoát khỏi tay bọn dâm tặc. Một lần Bà BTD quá mệt mỏi không còn sức chạy trốn nổi, đang nằm ngất ngư và được mọi người săn sóc thì bọn hải tặc lại ùa đến, đuổi tất cả mọi người chung quanh đi chỗ khác và 4 tên Thái man rợ luân phiên hãm hiếp tàn nhẫn ngay tại chỗ, khiến bà ta bị kiệt lực nằm in lìm không nhúc nhích được nữa.
Sau đó, trong suốt 8 ngày liền bị giam giữ trên đảo, 20 thuyền nhân còn lại này đã bị quần thảo hành hạ bởi nhiều toán cướp biển khác nhau hàng ngày đổ bộ lên đảo. Các phụ nữ, cô gái phải chạy vào rừng hoặc leo lên hốc ẩn tránh. Nhưng vẫn không thoát khỏi tay bọn dâm tặc. Một lần Bà BTD quá mệt mỏi không còn sức chạy trốn nổi, đang nằm ngất ngư và được mọi người săn sóc thì bọn hải tặc lại ùa đến, đuổi tất cả mọi người chung quanh đi chỗ khác và 4 tên Thái man rợ luân phiên hãm hiếp tàn nhẫn ngay tại chỗ, khiến bà ta bị kiệt lực nằm in lìm không nhúc nhích được nữa.
Đến
ngày thứ 3 trên đảo, một tàu Thái, bên hông có ghi chữ POLICE số 513
tới đảo. Bọn cướp rút lui, chạy tàu ra xa. Chiếc tàu Cảnh Sát neo sát bờ
biển, họ chỉ nhìn vô bờ nhưng không lên đảo. Những người tị nạn Việt
Nam mừng rỡ tưởng được cứu thoát, một thanh niên tị nạn bơi ra mang theo
một lá thư cầu cứu bằng tiếng Anh để gởi cho giới chức Cao Ủy Liên Hiệp
Quốc. Nhưng chưa bơi tới nơi đã bị tàu Cảnh Sát Thái nổ súng bắn xuống
biển cảnh cáo. Anh ta hoảng hốt bơi quay trở vào bờ. Sau đó mọi người
lại đề cử một thiếu niên 15 tuổi liều mình bơi ra cầu cứu lần nữa. Cậu
này đã được Cảnh Sát cho lên tàu, nhưng chỉ cho vài gói mì và đuổi xuống
biển ngay. Cuối cùng tàu Cảnh Sát này bỏ đi. Sau này mới biết họ đã
không hề báo tin vào đất liền.
Ngay sau khi tàu Cảnh Sát bỏ đi bọn hải tặc lại lên đảo và tình trạng tồi tệ tiếp tục diễn ra. Đến ngày thứ năm, một tàu Hải Quân Thái Lan đi ngang qua đảo, nhóm người tị nạn chạy ra sát bờ vẫy gọi, làm hiệu và lần này chiếc tàu Hải Quân đã cho người lên đảo tiếp xúc và nhận bức thư nhờ chuyển về cho Cao Ủy Liên Hiệp Quốc tại Thái Lan. Ngày thứ tám, Ông SCHWEITZER Đại diện Liên Hiệp Quốc tại TháiLan ra đón họ vào đất liền.
Không lâu sau đó Bà NGUYỄN THI THƯƠNG sinh thêm đứa con gái út trong trại tị nạn Song Khla. và Bà sống tại đó với một đứa con gái 3 tuổi và người em trai của Bà và một em gái của Ông TRẦN QUANG HUY. Lúc bắt đầu rời Việt Nam Bà THƯƠNG đã có thai gần 9 tháng, chính nhờ vậy trong những ngày trên đảo KO KRA, Bà đã không bị hải tặc hãm hiếp.
Bà NGUYỄN THỊ THƯƠNG kể lại câu chuyện trên rồi khóc lặng lẽ và nói: "Chồng tôi và tôi đã đoán trước những thảm cảnh có thể xảy ra trên biển. Nhưng chúng tôi vẫn chấp nhận ra đi vì chúng tôi đã nghĩ rằng, dù thế nào cũng ít tệ hại hơn là sống dưới chế độ Cộng sản. Nhưng những đau khổ tôi đang phải chịu đã vượt qua dự đoán của chúng tôi".
Ngay sau khi tàu Cảnh Sát bỏ đi bọn hải tặc lại lên đảo và tình trạng tồi tệ tiếp tục diễn ra. Đến ngày thứ năm, một tàu Hải Quân Thái Lan đi ngang qua đảo, nhóm người tị nạn chạy ra sát bờ vẫy gọi, làm hiệu và lần này chiếc tàu Hải Quân đã cho người lên đảo tiếp xúc và nhận bức thư nhờ chuyển về cho Cao Ủy Liên Hiệp Quốc tại Thái Lan. Ngày thứ tám, Ông SCHWEITZER Đại diện Liên Hiệp Quốc tại TháiLan ra đón họ vào đất liền.
Không lâu sau đó Bà NGUYỄN THI THƯƠNG sinh thêm đứa con gái út trong trại tị nạn Song Khla. và Bà sống tại đó với một đứa con gái 3 tuổi và người em trai của Bà và một em gái của Ông TRẦN QUANG HUY. Lúc bắt đầu rời Việt Nam Bà THƯƠNG đã có thai gần 9 tháng, chính nhờ vậy trong những ngày trên đảo KO KRA, Bà đã không bị hải tặc hãm hiếp.
Bà NGUYỄN THỊ THƯƠNG kể lại câu chuyện trên rồi khóc lặng lẽ và nói: "Chồng tôi và tôi đã đoán trước những thảm cảnh có thể xảy ra trên biển. Nhưng chúng tôi vẫn chấp nhận ra đi vì chúng tôi đã nghĩ rằng, dù thế nào cũng ít tệ hại hơn là sống dưới chế độ Cộng sản. Nhưng những đau khổ tôi đang phải chịu đã vượt qua dự đoán của chúng tôi".
VỤ THỨ HAI: 70 thuyền nhân Việt nam tị nạn bị giết
NHÂN CHỨNG : Ông Vũ Duy Thái 44 tuổi, đi cùng vợ là Bà Đinh Thị Bằng 40 tuổi cùng 4 con và 2 cháu. Hiện chỉ còn mình Ông sống sót.
Ghe
VNKG 0980 dài 14 m, bề ngang 2 m 2 chở 120 người khởi hành từ Rạch Giá
ngày 29 tháng 12, 1979. Lúc 7 giờ sáng ngày 31/12/1979 gặp tàu hải tặc
Tháilan. Tàu này sơn màu đỏ cam, mang số 128 ở đầu mũi, gồm 12 tên cướp
võ trang súng dài và dao, búa, rìu. Tàu của chúng phóng tới húc vào làm
nứt bể mũi ghe tị nạn. Bọn hải tặc nhảy qua và lập tức phá máy ghe làm
thủng thêm vết nứt, nước bắt đầu tràn vào. Bọn chúng lục soát chụp giựt
đồng hồ, nhẫn vàng v.v... trong lúc nước nước tràn vào ghe của người tị
nạn càng nhiều hơn và bắt đầu bị chìm dần sau khoảng 1 tiếng đồng hồ.
Khi
ghe chìm hẳn, đàn bà, trẻ con la khóc hoảng hốt níu kéo lẫn nhau. Bọn
cướp nhảy xuống biển và chỉ chọn lựa cứu các cô gái trẻ đẹp. Lúc đó tàu
của bọn hải tặc neo đậu cách đó 50 m. Bọn cưới đã lôi kéo về tàu chúng 5
cô gái. Một số đàn ông và thiếu niên tị nạn biết bơi cũng lội về phía
tàu của chúng và bám leo lên. Nhiều người bị xô đẩy xuống, nhưng vì
chúng ít người nên cuối cùng còn 50 người sống sót leo lên được tàu của
chúng kể cả 5 cô gái được chúng cứu trước đó. Những người này đã chứng
kiến trước mắt 70 người còn lại bị chết chìm dần dần. Mọi người nhìn
thấy những bàn tay chới với ngoi lên khỏi mặt biển rồi mất hút.
Ông
Vũ Duy Thái rời Việt Nam cùng vợ và 4 con, 2 cháu. Riêng Ông trong lúc
hỗn loạn đã bơi bám vào tàu hải tặc và níu được vợ và một đứa con. Còn 3
đứa con khác và 2 cháu thì bị chết chìm. Tuy nhiên vợ và đứa con còn
lại của Ông đã bị uống nước quá nhiều, khi kéo lên được thì không còn
nhúc nhích. Ông hi vọng dùng phương pháp hô hấp nhân tạo sẽ cứu sống
được, nhưng bọn hải tặc đã quăng vợ và con Ông xuống biển trở lại cho
chết luôn.
Anh
Phạm Việt Chiêu, 26 tuổi là tài công kể lại chính anh và một số đàn ông
khác còn khoẻ đã vớt được một số người chưa chắc đã chết hẳn mà có thể
chỉ mới bị ngất xỉu nhưng bọn hải tặc đã bắt bỏ họ xuống biển lại. Sau
đó tàu hải tặc trực chỉ đảo KO KRA và chúng giam giữ nạn nhân trên đảo 5
ngày mới được Ông SWEITZER Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc kịp thời đến
đến cứu.
Ngày 1/1/1980, một chiếc tàu Hải quân Thái mang số 18 đến đảo vào ban đêm có võ trang vũ khí. Mọi người mừng rỡ tưởng được cứu thoát. Nhưng những người lính Hải quân chẳng chút thương tâm đoái hoài đến dân Việt tị nạn đang lâm cảnh khốn cùng, họ chỉ lo việc khám xét bằng cách bắt tất cả mọi người lột bỏ quần áo trần truồng kể cả đàn bà con gái rồi bỏ đi.
Ngày 1/1/1980, một chiếc tàu Hải quân Thái mang số 18 đến đảo vào ban đêm có võ trang vũ khí. Mọi người mừng rỡ tưởng được cứu thoát. Nhưng những người lính Hải quân chẳng chút thương tâm đoái hoài đến dân Việt tị nạn đang lâm cảnh khốn cùng, họ chỉ lo việc khám xét bằng cách bắt tất cả mọi người lột bỏ quần áo trần truồng kể cả đàn bà con gái rồi bỏ đi.
Ngày
2/1/1980 một tàu Hải quân Thái khác mang số 17 lại tới đảo. Lính Thái
lại ùa lên lục soát. Tất cả phụ nữ bị lột truồng không còn mảnh vải che
thân công khai trước đám đông để bọn lính này sờ nắn khám xét như để tìm
vũ khí kẻ nào có giấu diếm? Sau đó, chúng rút về tàu đậu gần bờ biển và
đến trưa ngày 4/1/1980 mới bỏ đi.
Trong
thời gian hải quân Thái làm việc, bọn cướp vắng mặt nhưng ngay sau khi
lính Thái vừa bỏ đi thì lập tức 4 chiếc tàu hải tặc tràn người lên đảo.
Bọn cướp lại lục soát thêm nhiều lần nữa. Dĩ nhiên những nạn nhân VN
khốn khổ chẳng còn gì để chúng cướp bốc nữa. Chúng luân phiên nhau hãm
hiếp phụ nữ tại chỗ giữa ban ngày.Chúng chẳng cần tìm chỗ nào kín đáo để
làm hành động thú tính này. Năm em gái Việt Nam: KH 15 tuổi, BT 17
tuổi, AH 12 tuổi, NY 11 tuổi và MT 15 tuổi bị chúng cưỡng hiếp tập thể
ngay trước mắt mọi người.
Lẽ
ra, thảm kịch còn kéo dài chưa biết đến ngày nào chấm dứt, nếu không
may mắn được vị cứu tinh là Ông SCHEITZER Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc
xuất hiện kịp thời cứu giúp và kết thúc thảm ác trạng này. Ông đã đến
đảo KRA trên một chiếc tàu Cảnh Sát Thái lan.
VỤ THỨ BA: Hải tặc Thái bắt gái vn bán vô ổ điếm
NHÂN CHỨNG : Nguyễn Thị Ánh Tuyết 17 tuổi đi cùng chị là Bà Nguyễn Thị Năm bà này đã bị hải tặc giết trước đó và Công Huyền Tôn Nữ Mỹ kiều 17 tuổi.
Ghe không số, dài 10 m, chở 78 người, khởi hành tại NhaTrang ngày 08/12/1979. Ra khơi được 3 ngày thì hết nhiên liệu và thực phẩm, thuyền lênh đênh trên biển trong 10 ngày. Thời gian này có 12 trẻ em đã bị chết vì đói khát. Thi thể các em phải bỏ xuống biển. Đến ngày 21/12/1979 gặp 2 tàu hải tặc Tháilan. Bọn cướp buộc giây vào ghe VN với tàu của chúng, dùng vũ khí ép buộc tất cả mọi người qua tàu chúng để lục soát.
Bà Nguyễn Thị Năm 33 tuổi đang mang thai 5 tháng, đi cùng chồng là Ông Lê Văn Tư và 3 đứa con 9 tuổi, 5 tuổi và 3 tuổi. Cả 3 đứa trẻ này đã chết trong thời gian 10 ngày ghe bị trôi lênh đênh trước đó. Bà NĂM quá đau khổ và mệt mỏi không còn đủ sức leo qua tàu hải tặc khi chúng ra lịnh. Bọn cướp đã xốc nách Bà lên nhưng Bà vẫn nằm im, một tên cướp liền dùng xẻng xúc cá đập túi bụi vào đầu Bà NĂM. Bà đã bị nứt sọ chết ngay tại chỗ và nó xô xác Bà xuống biển.
Mọi người kinh hoảng vội leo sang tàu hải tặc để cho chúng có chỗ trống lục soát, phá phách, xét quần áo, thân thể tìm đồ qúy. Sau đó tất cả đàn ông bị bắt nhốt vào hầm nước đá, đàn bà chúng cho ở trên sân tàu để sờ mó nghịch ngợm. Rồi chúng lùa thuyền nhân tị nạn qua trở lại chiếc ghe đã thủng nát. Khi đến ghe thì một người đàn ông đã chết vì đã bị giam giữ trong hầm nước đá lạnh cóng. Chiếc ghe tị nạn lại tiếp tục thả trôi lênh đênh trong nỗi tuyệt vọng cùng cực của mọi người.
Ngày hôm sau, hai chiếc tàu hải tặc khác lại đuổi theo, tới gần vùng đảo KO KRA chúng lại lên ghe lục soát cướp bốc. Lần này 3 thiếu nữ xinh đẹp nhất bị chúng bắt đem đi. Con thuyền tị nạn lại tiếp tục trôi trong tình trạng vô cùng bi đát. Máy ghe bị hư hỏng, không thức ăn, nước uống và ghe thì đã ngập nước vì lúc đó tất cả đàn ông đã quá đói khát không còn đủ sức tát nước nữa. Không ai biết số phận 70 người còn lại trên chiếc ghe khốn cùng đó, lúc này ra sao?
Hai chiếc tàu hải tặc chia nhau 3 cô gái VN. Hai cô N.T. Ánh Tuyết và Mỹ Kiều bị chiếc tàu của tên SAMSAC làm chủ bắt giữ. Còn chiết tàu kia bắt Cô LAN 17 tuổi mang đi mất hút, cho tới bây giờ không còn nghe tin tức gì về Cô ấy nữa. Hai cô ÁnhTuyết và Mỹ Kiều bị bọn SAMSAC mang vào đất liền, nhốt trong một khách sạn tại Songkhla. Chúng tách rời hai cô ở phòng riêng khác nhau. Ánh Tuyết bị một tên, được nghe gọi là BÍT canh chừng. Còn Mỹ Kiều thì ở chung phòng với tên SAMSAC.
Ánh Tuyết kể lại là Cô đã la hét kêu ầm lên khi tên BÍT định cưỡng hiếp Cô, khiến mọi người ở các phòng chung quanh cùng khác sạn đa số là người Tây Phương đổ xô tới xem và tên BÍT đã bỏ chạy. Riêng tên SAMSAC ở phòng gần đó nghe tiếng ồn ào vội đem Mỹ Kiều đi giấu trong một khách sạn khác ở tỉnh Haadyai cách Songkhla hơn 30 Km. Khi cảnh sát đến điều tra, chính cô Ánh Tuyết đã dẫn CảnhSát đến bến tàu Songkhla, nơi có chiếc tàu của bọn SAMSAC vẫn còn đậu đó và các thủ phạm hải tặc đã bị bắt kể cả tên SAMSAC mà Cảnh sát đã tìm thấy hắn sau đó cùng với Cô Mỹ Kiều tại khách sạn nói trên.
Tại Ty Cảnh Sát chúng đã khai là định bán hai Cô gái này cho một đường giây chuyên buôn gái cho các ổ điếm.
Trên đây, chúng tôi chỉ đưa ra một vài vụ điển hình thuyền nhân Việt Nam bị thảm nạn hải tặc Tháilan hành hạ, giết chóc xảy ra trong tháng 12-1979 tại đảo KO KRA. Tưởng cần nhắc lại rằng tệ nạn hoành hành của hải tặc THÁI không phải vào thời gian này mới xuất hiện. Trong mấy năm trước 1979 khi ở Việt Nam khởi sự có làn sóng Thuyền Nhân VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO thì người Việt tị nạn của chúng ta đã trở thành những con mồi ngon cho bọn hải tặc THÁI.
Báo chí trên thế giới cũng đã nhiều lần đề cập đến thảm kịch kinh hoàng mà "BOAT PEOPLE" đã phải chịu khổ nạn. Tuy nhiên kể từ khi các ngư phủ THÁI nhận thấy việc cướp bóc Thuyền Nhân sẽ làm cho họ trở nên giàu có mau chóng hơn là đánh cá thì số ngư dân Thái kiêm thêm nghề hải tặc đã ngày trở nên đông đảo, đưa tới hậu quả là người VN đi tị nạn bằng đường biển càng ngày càng bị rơi vào mạng lưới của bọn cướp biển dày đặc bủa vây trong khắp vùng Vịnh Thái lan.
Theo: Memaria.org
Cái giá của Tự Do
Thanh Quang, phóng viên RFA
2009-04-29
Thảm cảnh trên Biển Đông có lẽ sẽ không bao giờ nhạt nhoà trong ký ức của thuyền nhân Việt Nam, khi những chiếc thuyền mong manh đưa họ vượt trùng dương tìm đến bến bờ tự do sau biến cố 30/4/1975, hầu như thường xuyên gặp nạn.Thảm cảnh trên Biển Đông
Ngoài khỏang một triệu người may mắn đến được những nơi muốn đến, thì cũng chừng ấy số người đã vĩnh viễn ở lại dưới lòng biển cả.Riêng với những thuyền nhân sống sót, thì không ít người gặp phải thảm cảnh ở biển khơi, tiêu biểu nhất là bị bão, hải tặc hay tàu chết máy.
Chẳng hạn như, chị Nguyễn Thị Hoa Hương, hiện đang định cư tại Hoa Kỳ, đã ra sức tìm đến bến bờ tự do hồi năm 1989 và gặp nạn, như chị mô tả:
"Mình không có chỗ nằm, mình chỉ ngồi mà co hai chân lại, ngồi đủ chỗ thôi. Lâu lâu mình duỗi được cái chân thôi chứ không có được nằm. Đó là một kỷ niệm mà em không bao giờ quên khi mà tàu đi 7 ngày trên Thái Bình Dương thì đã bị bão biển rất là lớn và đã đánh tan chiếc tàu ra, chỉ còn lại thân chiếc tàu, còn đầu tàu và đuôi tàu thì bị đứt ra.
Trong cơn nguy cập đó thì người ta đã chuyển tất cả mọi người vô giữa thân của con tàu. Lúc bấy giờ sự chết kể như 90% rồi, tại vì bão kéo dài mấy ngày trời liên tục. Con tàu không còn bộ phận lái gì hết, tự con tàu trôi đi thôi. Trong mấy ngày như vậy thì lương thực hết rồi, mọi người bắt đầu nhịn đói, chỉ có những giọt nước để dành lại và mọi người chia nhau ra để mà uống.
Lúc bấy giờ sự chết kể như 90% rồi, tại vì bão kéo dài mấy ngày trời liên tục. Con tàu không còn bộ phận lái gì hết, tự con tàu trôi đi thôi. Trong mấy ngày như vậy thì lương thực hết rồi, mọi người bắt đầu nhịn đói, chỉ có những giọt nước để dành lại và mọi người chia nhau ra để mà uống.Có những tiếng la khóc bởi vì sự chết đã đột tới (khóc). Bắt đầu có những người bị kiệt sức quá mà bắt đầu xỉu, trong đó cũng có em mê man không biết gì hết, chỉ nhớ là những người xung quanh đọc kinh cầu xin nhận cho nếu mà có bị chết thì xin cho linh hồn được siêu thoát một cách nhẹ nhàng.
Chị Nguyễn Thị Hoa Hương, Hoa Kỳ
Trong lúc trôi như vậy thì một sự may mắn đến với tất cả những con người trên tàu đó là được tàu của Hạm Đội 7 Mỹ đang tập trận ở Thái Bình Dương cứu vớt. Khi cứu lên sàn tàu thì các phụ nữ và trẻ em đều vô phòng cấp cứu bởi vì đã bị kiệt sức quá rồi, không còn sự sống.
Một kỷ niệm mà nếu những ai đi con tàu đó thì chắc không bao giờ quên là các người Mỹ họ đã săn sóc, họ điều trị những người chết đi sống lại, cho phục hồi sức khoẻ rồi mới bắt đầu đưa vô Thái Lan. Trại đó là trại Banatnikhon. Em ở đó là gần 9 năm."
Một thảm cảnh khác trên Biển Đông có liên quan đến chị Lê Thị Sen, hiện cũng đang ở Mỹ. Tàu chị Sen gặp cướp biển như chị cho biết :
"Trên đường vượt biển thì gặp cướp biển. Ở trên tàu nó thả canô xuống qua tàu mình. Mấy người đàn bà con gái bị họ hãm hiếp và họ định đập cho tàu mình chìm nữa. Tiền bạc vòng vàng ai mà có đều nộp cho họ hết. Khi bị cướp xong chạy được một hồi thì tới dàn khoan của Mã Lai. Dàn khoan nó mới kéo tàu vô.
Nếu mà không gặp dàn khoan đó thì chắc chìm chết rồi vì tối hôm đó sóng gió quá chừng, mà tàu thì cũng nhỏ nữa, giống như mấy chiếc thuyền đánh cá, mà ở dưới tàu là 126 người nằm sát nhau. Có nhiều đứa bé nó ói quá con mắt trắng dờ tưởng như nó chết rồi."
Ngược dòng thời gian hơn nữa, hồi năm 1979, bà Kim Liên, hiện định cư tại Bỉ, đã từ Vũng Tàu vượt trùng dương đến Indonesia. Nhưng thảm cảnh Biển Đông cũng không dung tha gia đình nữ thuyền nhân ấy :
"Trên đường biển cả trời mưa dông gió, đã vào nhiều đảo nhưng họ không nhận, gặp nhiều tàu cầu cứu không vớt. Cuộc hành trình lênh đênh trên biển cả đã 13 ngày, chúng tôi gặp một chiếc tàu đậu ở biển khơi mà chúng tôi cứ nghĩ đấy là một hòn đảo.
Lúc đêm thì mình thấy như vậy, đến 8 giờ sáng thì trông nó lù lù ra là một cái tàu, thì ra cái tàu dầu nó đậu ở đó, ở biển khơi đó. Chúng tôi cố chạy vào cầu cứu, họ chẳng vớt, và thuyền trưởng ra lệnh cho thợ máy nhổ neo chạy.
Vì chiếc tàu nó lớn, chân vịt nó quay, nước xoáy quá mạnh và nó lôi kéo tàu chúng tôi vào chân vịt. Cánh quạt chém tàu tôi hai phát, úp lật con tàu. Mọi người tung xuống biển vì tàu bị bể ra rồi.
Lúc đó nó chổng lên, mới chìm phân nửa, còn nổi phân nửa. Người nào biết bơi thì bơi vào trong chiếc tàu vì nó chưa chìm hết thì họ cũng bám vào đấy. Người nào khoẻ thì đi cứu những người không biết bơi, lôi kéo nhau vào đó, bám chung quanh.
Tàu làm cho chúng tôi bị chìm nó bỏ đi nửa tiếng gì đó. Tàu này của nước Libya. Tôi thấy nó thả 2 cái bo-bo xuống, nó đi vớt chúng tôi. Khi nó vớt thì cũng đã chết hết 11 người rồi. 68 người chết hết 11 người, nhưng mà vớt được 3 người, nước cuốn đi 8 người trôi đâu mất rồi, trong đó có con gái tôi."
Chúng tôi cố chạy vào cầu cứu, họ chẳng vớt, và thuyền trưởng ra lệnh cho thợ máy nhổ neo chạy. Vì chiếc tàu nó lớn, chân vịt nó quay, nước xoáy quá mạnh và nó lôi kéo tàu chúng tôi vào chân vịt. Cánh quạt chém tàu tôi hai phát, úp lật con tàu. Mọi người tung xuống biển vì tàu bị bể ra rồi.
Bà Kim Liên, ở Bỉ
Khi người phải ăn thịt... người
Và một cảnh vô cùng đau xót và kinh hoàng đã xảy đến cho một chiếc tàu phát xuất từ Saigòn hồi năm 1978 chở theo hơn 100 người, khi chỉ có 43 người đến được bến bờ. Chị Kim Chi kể lại câu chuyện thương tâm này :Chị Kim Chi : Tại lúc đó đói quá thì có người trước chết họ mới nói là tại sao không ăn thịt người để sống. Thì người đó chết và người đó là người bị ăn đầu tiên để nuôi vợ và con họ được sống sót. Thì ý tưởng đó bắt đầu từ lúc đó, sau đó thì những người khác họ thấy như vậy họ mới bắt đầu thôi.
Thanh Quang : Thưa chị, xin lỗi chị. Chị ở trong chuyến tàu đó, phải không?
Chị Kim Chi : Dạ.
Thanh Quang : Thưa, như vậy chị có ăn thịt người không, do hoàn cảnh bắt buộc ?
Chị Kim Chi : Có chớ.
Thanh Quang : Cái cảm giác của chị lúc đó như thế nào ?
Chị Kim Chi : Nói đúng ra thì cũng ghê chứ. Tại vì nói chung là trong lúc người ta đói quá thì hình như là người ta không còn lý trí nữa nhiều để mà suy xét nữa.
Tại lúc đó đói quá thì có người trước chết họ mới nói là tại sao không ăn thịt người để sống. Thì người đó chết và người đó là người bị ăn đầu tiên để nuôi vợ và con họ được sống sót. Thì ý tưởng đó bắt đầu từ lúc đó, sau đó thì những người khác họ thấy như vậy họ mới bắt đầu ăn thôiThanh Quang : Dạ. Như vậy là đi bao lâu ngày mà rồi gặp nạn như vậy, thưa chị? Tàu đó có mấy người?
Chị Kim Chi, Vương Quốc Bỉ
Chị Kim Chi : Tàu đi cũng đông lắm, anh. 143 người tất cả nhưng mà chỉ còn sống sót 34 người.
Thanh Quang : Tàu phát xuất từ đâu, thưa chị?
Chị Kim Chi : Dạ, từ Sài Gòn.
Thanh Quang : Đi bao lâu?
Chị Kim Chi : Đi khoảng 65 ngày.
Thanh Quang : Lâu như vậy bởi lý do ra sao, thưa chị?
Chị Kim Chi : Lúc đó còn bé thì cũng không nhớ rõ nữa, nhưng nếu không lầm thì chân vịt tàu bị quấn lưới, bị gãy, không nhúc nhích được nữa nên tàu cứ lênh đênh thôi, thì nó cứ lênh đênh trên biển vậy đó.
Thanh Quang : Dạ.
Chị Kim Chi : Rồi cho tới ngày nó mắc cạn tấp vô đảo. Không phải là cái đảo, nó thuộc dạng đảo ngầm của Đài Loan. Cái đảo đó nằm giữa biển, khi nước biển dâng lên thì như là cái biển vậy thôi tức cái niveau của nó bằng mặt nước biển, nhưng khi nó tụt xuống thì xung quanh mình là biển thì tàu mình bị tụt xuống nhưng mà nước vẫn còn khoảng tới đầu gối, tức là cạn nhất vẫn tới đầu gối. Nói là cái đảo thì cũng không hẳn nhưng mà nó là cái đảo, đảo giữa lòng biển.
Thanh Quang : Dạ rồi tất cả thuyền nhân một trăm mấy chục người ở trên tàu đó rồi dần dà cạn lương thực, cạn thức ăn và thức uống, có phải không ạ?
Chị Kim Chi : Thì nói chung là vậy. Tại vì tàu đi đâu có dự định đi tới mấy chục ngày như vậy, thì họ mới không đủ thức ăn rồi mới bắt đầu đói khát này kia rồi mới sanh ra cái đó. Nói chung, người đầu tiên là ông cậu của mình.
Người đầu tiên là ông cậu của mình. Ngày xưa ổng là một nhà giáo nhưng khi ổng nhìn thấy con ổng đói rồi vợ ổng đói như vậy đó, lúc đó ổng cũng yếu sức lắm, ổng đói lã rồi, tức là ổng gần chết rồi, ổng mới nói là sau khi ổng chết thì hãy dùng thịt của ổng mà cho con ổng ăn với vợ ổng ăn đi để mà nuôi sống được vợ con ổng.Ngày xưa ổng là một nhà giáo nhưng khi ổng nhìn thấy con ổng đói rồi vợ ổng đói như vậy đó, lúc đó ổng cũng yếu sức lắm, ổng đói lã rồi, tức là ổng gần chết rồi, ổng mới nói là sau khi ổng chết thì hãy dùng thịt của ổng mà cho con ổng ăn với vợ ổng ăn đi để mà nuôi sống được vợ con ổng.
Chị Kim Chi, Vương Quốc Bỉ
Chính vì như vậy cho nên khi ổng chết rồi thì mới lấy ý tưởng của ổng để mà bắt đầu ăn để nuôi sống mình rồi nuôi sống vợ con ổng luôn chứ không phải một mình vợ con ổng không đâu.
Rồi những người trong tàu, những gia đình khác họ thấy như vậy, lúc đầu thì họ cũng chửi rủa, phản đối dữ lắm, tại vì họ nói tàn nhẫn, vô nhân đạo, thế này thế nọ tùm lum hết.
Nhưng mà qua một đêm như vậy, sáng ra thì họ ăn căp hết trơn, tức là người của ổng chỉ còn là bộ xương thôi. Người ta chửi thì vẫn chửi nhưng người ta ăn cắp thì người ta vẫn ăn cắp thịt của ổng để người ta ăn.
Thanh Quang : Ăn sống như vậy?
Chị Kim Chi : Thì đó là cái ý tưởng đầu tiên của ổng đó.
Thanh Quang : Rồi sau đó những người khác tiếp tục, sắp hấp hối rồi chết đi thì những người sống còn lại cũng lóc thịt họ ăn?
Chị Kim Chi : Thì những người đó, nói chung là gia đình nào thì ăn thân nhân gia đình đó. Không phải là mình được ăn tùm lum đâu, tại vì không phải là ai cũng ăn được đâu. Đa số những người mà họ chết trong gia đình thì họ mới được quyền dành xác đó mà ăn thôi chớ không phải mạnh ai mà nấy ăn đâu. Hổng phải người ta chết mà mình đè ra mà ăn đâu.
Thanh Quang : Thế thì những người trong gia đình không có người chết đói thì làm sao họ sống ?
Chị Kim Chi : Thì họ xin. Có nhiều phương pháp lắm: xin, ăn cắp. Tại vì xác chết đâu phải như miếng đồ ăn mà cất vô tủ mà xác chết chỉ nằm ở đó, sau một đêm nhiều khi mình ngủ dậy thì họ ăn cắp hết rồi.
Thanh Quang : Thưa chị, lúc lóc thịt đó như vậy thì họ có nấu nướng gì không?
Chị Kim Chi : Lúc đó họ bắt dầu nạy gỗ tàu lên làm củi nấu chứ.
Những sàn gỗ của thân tàu thì họ bắt đầu dùng cái đó để nấu nướng, nhưng mà riết rồi cũng không còn nữa, tại vì nếu mà họ cứ nấu thì không còn chỗ nằm, với lại một phần nữa là thời gian hình như cuối cùng nếu không lầm thì giống như sống đánh cũng nhiều thành ra mất lửa. Không có lửa nên trong một khoảng thời gian có người họ ăn sống.Thanh Quang : Dạ.
Chị Kim Chi, Vương Quốc Bỉ
Chị Kim Chi : Những sàn gỗ của thân tàu thì họ bắt đầu dùng cái đó để nấu nướng, nhưng mà riết rồi cũng không còn nữa, tại vì nếu mà họ cứ nấu thì không còn chỗ nằm, với lại một phần nữa là thời gian hình như cuối cùng nếu không lầm thì giống như sống đánh cũng nhiều thành ra mất lửa. Không có lửa nên trong một khoảng thời gian có người họ ăn sống.
Thanh Quang : Dạ.
Chị Kim Chi : Rồi sau đó có tàu đến cứu kịp. Nói chung tình trạng đó kéo dài khoảng mười mấy ngày như vậy thì về sau có tàu đến rước mới thôi.
Thanh Quang : Khi có tàu đến rước thì số người trên tàu còn 34 người như chị nói hồi nãy, phải không?
Chị Kim Chi : Không. Không. Lúc đó còn 64 người, nhưng mà tại vì xui là gặp tàu đánh cá Đài Loan nó thuộc dân tham lam, tức là khi nó gặp người còn sống thì nó rước nhưng với điều kiện là nó bắt phải nộp tiền cho nó. Một đầu người là 7 chỉ vàng thì nó mới rước.
Mọi người đồng ý đóng tiền cho nó. Đến lúc đóng xong thì nó mới nảy ra lòng tham. Hầu như nó cảm thấy người Việt mình giàu, có tiền, nên nó mới nảy ra ý định thay vì trên con đường về từ cái đảo chìm này cho tới đất liền là khoảng 3 ngày thôi nhưng nó kéo dài ra tới 17 ngày bằng cách là nó cho tiếng máy tàu chạy giống như mình tưởng là tàu đang chạy mà thực sự tàu đứng tại chỗ.
Trong vòng 17 ngày như vậy người ta bắt đầu đói rồi người ta chết từ từ. Nó cũng không cho ăn. Nó tàn nhẫn lắm tại vì nó nghĩ là mình có tiền, thành ra những ai muốn ăn thì phải trả tiền cho nó. Nó cũng có một bữa cơm chính thức, tức là bữa đó nó cho ăn cháo. Ăn cháo nhưng mà cháo trắng thôi, không có muối, không có thịt, không có nước mắm, không có gì hết.
Nhưng mà nếu ai muốn thêm một cái gì thì phải bỏ tiền ra, thành ra nó kiếm tiền qua cái lợi nhuận đó. Rồi đến lúc nó cảm thấy người ta kiệt quệ không còn tiền và cũng không còn sức nữa, hầu như nó cũng không quết định cho mình về đất liền, tại vì lúc đó có thể nó tính ém luôn chuyện đó, nó cho người ta chết từ từ để nó khỏi đưa về.
Nhưng mà xui hôm đó tàu bị nổ tại vì gas bị xì làm nổ cả tàu và tàu bốc cháy thì cũng làm cháy nhiều người lắm. Họ bị phỏng nặng và lúc đó tàu bị chìm xuống, nước vô.
Tất cả tai nạn đó xảy ra cũng một lúc trong vòng tích tắc, tức là vừa bị cháy vừa bị chìm, thế là ông thuyền trưởng sợ quá nên lúc đó ổng mới đánh điện về trong đất liền để xin viện trợ hay là xin đưa người vô mà mình không hiểu nữa. Thì lúc đó Đài Loan mới chấp nhận cho vô đất liền.
Về tới Đài Trung thì cảnh sát ra, rồi xe cứu hoả, xe cứu thương ra tùm lum hết. Tại vì lúc đó mấy người chết vì bị phỏng nặng quá thì nó mới đêm vô bệnh viện.
Lúc đó cảnh sát mới bắt đầu điều tra và họ nói là khi chủ tàu đánh điện tín gì đó kêu là 64 người mà tại sao bây giờ còn 34 người, thì lúc đó họ mới bắt đầu điều tra ổng, bắt ổng ở tù, tại vì lúc đó họ nghi ngờ.
Trong tình trạng nửa sống nửa chết nên không có ai tố cáo cũng chẳng có ai thưa kiện, tất cả nằm trong bệnh viện hết. Được vô nằm trong bệnh viện trong gần 2 tháng trời, lúc ra viện thì mới về trại tị nạn, lúc đó thì phái đoàn Mỹ mới xuống để điều tra.
Vì có tuyên thệ để đi Mỹ nên họ mới bắt đầu điều tra thì họ mới bắt đầu biết, từ cái chi tiết lúc đó mới lòi ra chuyện ăn thịt người.
Thanh Quang : Vừa rồi là chị Kim Chi, hiện định cư tại Vương Quốc Bỉ.
Thuyền nhân
Thuyền nhân, dịch từ chữ boat people trong tiếng Anh, là thuật ngữ thường chỉ những người nhập cư bất hợp pháp hoặc người tị nạn xuất cư bằng thuyền trong nhóm nhiều người. Thuyền thường cũ và được đóng sơ sài, không dùng thích hợp để đi biển và không an toàn. Thuật ngữ này được sử dụng từ cuối thập niên 1970 khi một số lượng lớn người tị nạn rời khỏi đất nước sau khi miền Nam Việt Nam sụp đổCộng Sản.[1] vào cuối tháng 4 năm 1975 và Việt Nam trở thành một quốc gia theo chế độ
[sửa] Thuyền nhân từ Đông Dương
[sửa] Sau 30 tháng 4 năm 1975
Di tản tháng 4 năm 1975 được hiểu là hành động rời khỏi Việt Nam theo cách chính thống và có tổ chức. Khi ấy, nhiều đợt rời khỏi Việt Nam của các nhân viên, gia đình các đại sứ quán và công ty nước ngoài được các cơ quan Hoa Kỳ và các nước đồng minh tổ chức. Bắt đầu từ ngày 29 tháng 4 năm 1975, Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford đã chính thức ra lệnh khởi động chương trình "Frequent Wind" để di tản quân nhân, nhân viên dân sự Hoa Kỳ và một số người Việt đã từng cộng tác hay có liên hệ với chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam Cộng hòa để rời khỏi Việt Nam. Cùng thời điểm này, rất nhiều người Việt ở miền Nam cũng đã quyết định di tản theo chương trình trên nhưng có thể bằng phương tiện riêng. Chương trình di tản "Frequent Wind" trên nguyên tắc chỉ kéo dài từ 3 giờ 30 chiều ngày 29 tháng 4 đến đúng 21 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1975 - khi người lính Mỹ cuối cùng được trực thăng bốc khỏi Sài Gòn và trụ sở của Sở Tùy viên Quốc phòng (Defence Attachés Offfice, DAO) của Hoa Kỳ bị Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ cho phá nổ.Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 có rất nhiều người từ Campuchia, Lào nhưng đông nhất là từ Việt Namdiệt chủng Khmer Đỏ đã giết hàng triệu người khiến nhiều người tìm cách chạy khỏi đất nước. Tại Việt Nam, cuộc cải tạo công thương nghiệp, sự phân biệt đối xử đối với những người cộng tác với chính quyền cũ cùng thân nhân họ, cùng những khó khăn về kinh tế của xã hội đã làm cho rất nhiều người vượt biên bằng thuyền. cũng đã tìm cách vượt biên bằng thuyền sang các nước khác. Tại Campuchia, chế độ
Một số nguyên nhân được nêu ra là động lực khiến chính quyền Việt Nam chấp nhận tình trạng vượt biên ồ ạt, trong đó có:[2]
- Khó khăn kinh tế trong khi nhà nước cần ngoại tệ; người ra đi chính thức và bán chính thức phải bỏ tiền và vàng ra để mua chỗ
- Chiếm đoạt tài sản hầu triệt hạ tầng lớp tư sản và tiểu tư sản.
- Loại bỏ thành phần xã hội chống đối hoặc không tin cậy được như trường hợp Hoa kiều chiếm gần 10% [cần dẫn nguồn] thành phần vượt biên.
- Gây áp lực chính trị với khối ASEAN.
- Trục lợi trước một việc đã rồi vì không thể kiểm soát được hết 1.200 km duyên hải
- Gây áp lực với Hoa Kỳ để buộc Hoa Kỳ thực thi viện trợ tái thiết thời hậu chiến như ghi trong Điều 21 của Hiệp định Paris 1973.
- Gia tăng lượng hàng hóa và hiện kim số người Việt ở hải ngoại gửi về cho thân nhân trong nước.
Một số thuyền nhân được các tàu khác (trong số đó có Hải quân Mỹ) cứu vớt; một số khác đến được các đảo trong biển Đông xung quanh Việt Nam; một số bị thiệt mạng trên biển. Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc đã thiết lập một số trại tị nạn ở những nước lân cận và đã nhận được giải Nobel Hòa bình năm 1981, một phần là vì những hoạt động này. Hiện nay chưa có một con số thống kê chính thức về số thuyền nhân bị chết trên biển. Đã có những tượng đài được dựng lên để tưởng nhớ đến những thuyền nhân bị thiệt mạng trong các cuộc vượt biên, như ở Pulau Bidong (Malaysia), Pulau GalangIndonesia).[4] (
Hiện tượng thuyền nhân được nhiều người xem là một trong những giai đoạn đau buồn của lịch sử Việt Nam.
[sửa] "Nạn kiều" 1979
Trước năm 1975, ở miền Nam, Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối và tín dụng. Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện... và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ và 90% xuất nhập khẩu. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường.[5]Sau khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975, vấn đề về người Hoa càng thêm phần trầm trọng khi họ treo cờ Trung Quốc và ảnh Mao Trạch Đông trong khu Chợ Lớn, làm chính phủ Việt Nam nghi ngờ lòng trung thành của họ. Tháng 1 năm 1976, chính phủ ra lệnh cho người Hoa ở miền Nam đăng ký quốc tịch. Đa số đăng ký là quốc tịch Trung Quốc mặc dù họ đã chuyển sang quốc tịch Việt Nam từ những năm 1956-1957. Tháng 2 năm đó, người Hoa được lệnh đăng kí lại theo quốc tịch đã nhận thời Việt Nam Cộng hòa. Những người vẫn tiếp tục đăng kí là quốc tịch Trung Quốc sau đó bị mất việc và giảm tiêu chuẩn lương thực. Cuối năm đó, tất cả các tờ báo tiếng Trung bị đóng cửa, tiếp theo là các trường học của người Hoa. Với những hành động này, chính phủ Việt Nam đã lờ đi thỏa thuận rằng sau khi thống nhất sẽ tham khảo ý kiến của Trung Quốc về vấn đề người Hoa ở Việt Nam. Chính sách của Việt Nam năm 1976 đã bị ảnh hưởng bởi thay đổi nhanh chóng của mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, với nỗi e ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng Hoa kiều để ép Việt Nam theo các chính sách của mình. Vấn đề Hoa kiều được chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với chủ quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn giản.[6]
Năm 1977, Hoa kiều vẫn tiếp tục kiểm soát nền kinh tế miền Nam, lạm phát 80% cùng với vấn đề tiếp diễn của sự thiếu thốn và nạn đầu cơ lương thực, Chính phủ Việt Nam sợ rằng Hoa kiều có thể bị lôi kéo theo các mục tiêu của Trung Quốc. Kèm theo đó là sự ngừng trệ nghiêm trọng của các vùng kinh tế phía Tây Nam do các xung đột tại biên giới với Campuchia. Người Hoa ở Chợ Lớn tổ chức biểu tình đòi giữ quốc tịch Trung Quốc. Những điều này làm cho chính phủ Việt Nam lo sợ về nguy cơ đất nước bị rối loạn cả từ bên trong lẫn từ bên ngoài bởi các nguyên nhân xuất phát từ Trung Quốc. Trong các tháng 3, 4 năm 1978, khoảng 30.000 doanh nghiệp lớn của Hoa kiều bị quốc hữu hóa. Vị thế kinh tế của các thương gia giàu có bị hủy bỏ, nhà nước thắt chặt kiểm soát nền kinh tế. Quan hệ ngày càng xấu đi giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng làm tăng thêm số người Hoa rời Việt Nam. Kết quả là số người di tản từ Việt Nam tăng gấp đôi trong 6 tháng đầu năm 1979, trong những người di tản trong những năm 1978-1979, Hoa kiều chiếm số lượng rất lớn. Cộng thêm vào đó là khoảng 250.000 Hoa kiều sang Trung Quốc qua biên giới phía Bắc từ tháng 4 năm 1978 đến mùa hè năm 1979.[7] Trung Quốc đã gọi đây là vấn đề "nạn kiều".
[sửa] Tổ chức vượt biên
Người vượt biên có bốn cách ra đi:[8]- Đi chui, tức là tự kiếm cách ra đi bằng cách giả dạng dân chài ra khơi lúc ban mai rồi chạy thẳng ra hải phận quốc tế.
- Mua bãi, tức là hối lộ nhà chức trách địa phương quản lý vùng sông biển để họ làm ngơ mà có nơi tập hợp trước khi ra khơi, giá khoảng 6 lạng vàng.
- Đi bán chính thức, tức mua chuộc giới chức cấp tỉnh. Người tổ chức thu tiền rồi đứng ra mua tàu, xăng dầu, v.v. với giá khoảng 12 lạng vàng mỗi đầu người. Ngoài ra, người vượt biên phải nộp văn tự nhà cửa cho Ủy ban địa phương.
- Đi đăng ký chính thức, tức ghi danh với chức trách trung ương. Cách này dành riêng cho Hoa kiều, có văn phòng đăng ký ở Sài Gòn. Người xuất cảnh phải nộp sổ gia đình ở và 12 lạng vàng. Phương tiện chuyên chở cho hạng này là tàu lớn, chứa trên ngàn người, rời bến Bạch Đằng ở Sài Gòn và được tàu hải quân hộ tống ra đến hải phận quốc tế. Người Việt đi ngả này phải mua lại giấy tờ tùy thân của người Hoa và học một ít tiếng Hán để lọt vòng kiểm tra.
Nói chung những người tìm cách vượt biên thường là những người chậm chân hoặc không thể đi trong giai đoạn "di tản" năm 1975. Một số người có tàu đánh cá hoặc có thể tổ chức cướp được tàu, ghe đã tổ chức móc nối nhiều người vượt biên ở quanh vùng và cả ở thành phố. Họ thường phải chuẩn bị thực phẩm, thuốc men và nhất là nước uống một cách kín đáo để đem lên tàu lúc thuận tiện. Khi đón người lên tàu tại "bãi" họ rời bến, nếu họ "mua" được nhân viên canh phòng thì việc tập kết tại bãi và rời bến được an toàn hơn. Chi phí ra đi tuỳ theo địa phương, phương tiện vượt biên - phương tiện càng lớn được cho càng an toàn thì chi phí càng cao - và người tổ chức đã có uy tín đã từng thành công thì giá càng cao thường từ 2 cây vàng cho tới cả 10 cây vàng một người lớn. Người ta ưu tiên cho tài công, người có hải bàn, bác sĩ và người biết tiếng nước ngoài đi cùng cũng có khi ưu tiên cho con em cán bộ giữ bến bãi đi cùng.
[sửa] Hiểm nguy
Người tổ chức vượt biên và người vượt biên thường gặp nhiều rủi ro:- Bị lừa: do việc tổ chức vượt biên bị cấm, bị xem là phản quốc ... nên mọi người chỉ dám bàn bạc lén lút và khi bị lừa cũng không dám lộ chuyện bị lừa vì sợ ở tù, vì vậy một số người đã tổ chức lừa đảo lấy tiền, vàng. Họ thường không đón khách đã hẹn và đã lấy tiền, họ mật báo hoặc phối hợp với công an đến bắt người vượt biên tại bãi.[cần dẫn nguồn]
- Bị lộ: việc rủ người có tiền đi theo dễ làm lộ chuyện, cũng như khâu chuẩn bị nhiên liệu, thực phẩm, máy nổ dự phòng, thuê tài công hoặc bị lộ vì tuần phòng hoặc khi ra cửa biển.
- Bị bão, bị chết máy, bị đi lạc, bị hải tặc Thái Lan giết, cướp, hãm hiếp, quăng xuống biển, chết đói, chết khát. Thậm chí, trong một số trường hợp có người buộc phải ăn thịt người chết để sống. Khó chính xác có bao nhiêu người đã bỏ mình trên biển. Có ước đoán cho rằng từ 100-200.000 người chết ngoài biển. Năm 1981 hội Chữ thập đỏ quốc tế ước đoán phân nửa số người vượt biển chết dưới tay hải tặc.
[sửa] Nỗ lực cứu trợ thuyền nhân Việt Nam
Vì chuyến vượt biển đầy gian nguy làm xúc động lương tâm của nhiều người trên thế giới, một số tổ chức thiện nguyện đã ra tay phát động phong trào cứu trợ thuyền nhân. Từ cuối thập niên 1970 ở PhápUn bateau pour le Vietnam ("Ủy ban một con tàu cho Việt Nam")[10][11] vận động việc cứu giúp. Hội Y sĩ không biên giới dưới sự lãnh đạo của bác sĩ Bernard Kouchner cho con tàu Île de Lumière đi vớt người lâm nạn. Con tàu này sau đó dùng làm tàu bệnh viện và nơi chữa trị cho 40.000 người Việt tỵ nạn bị giam ở đảo Pulau Bidong, Malaysia.[12] Cũng hưởng ứng lời kêu gọi đó, năm 1979 ở Đức có Ein Schiff für Vietnam quyên góp để rồi cùng phối hợp với Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc, lần lượt cho ra khơi trên Biển Đông ba con tàu mang tên "Cap Anamur". Sự việc đó cũng dẫn đến việc hình thành tổ chức Cap Anamur, một đoàn thể thiện nguyện thường trực.[13][14] Ở Bỉ thì có "Ủy ban Quốc tế Cứu trợ người Việt Tị nạn" được sử ủng hộ của hoàng gia Bỉ[15] trong khi đó ở Hoa Kỳ thì chính cộng động người Việt tỵ nạn cũng đứng ra thành lập "Ủy ban báo nguy giúp người vượt biển" năm 1980 do tiến sĩ Nguyễn Hữu Xương chủ tọa để hợp tác với các tổ chức quốc tế khác. Kết quả là con tàu Jean Charcot được điều hành đi vớt thuyền nhân.[16] Hội Y sĩ Thế giới (Medicins du Monde) thì điều động con tàu Akuna II[17] ra khơi với nhiệm vụ cứu trợ.[18][19] đã xuất hiện[sửa] Thuyền nhân từ các nước khác
Sự có mặt của người Trung Quốc ở nhiều nước trên thế giới không nằm ngoài một lẽ họ di cư đến đó phần lớn nhờ vượt biển. Cũng vì lẽ đó, khi qua Việt Nam họ được người địa phương hiểu và gọi là người đến bằng tàu bè, hay gọi tắt là "người tàu". Lâu dần danh từ này được chuyên biệt hóa nên trong tiếng Việt hiện nay có từ "Tàu" hay "người Tàu", là do nguyên nhân trên. Tuy vậy có một số người Trung Quốc biết tiếng Việt sẽ cảm thấy bị xúc phạm khi họ nghe thấy người Việt gọi họ là người Tàu.[cần dẫn nguồn][sửa] Trại tị nạn đón thuyền nhân Đông Dương
Một số vùng có đông người vượt biên đã được Liên Hiệp Quốc hoặc nước sở tại lập trại tị nạn để cho người tị nạn tạm trú trong thời gian chờ ra đi đến nước thứ ba.- Hồng Kông: tất cả trại đóng cửa năm 2000[20], Achau, Argyle Street, Chimawan, Green Island, Heilingchau , High Island , Shek Kong, Whitehead, Tuen Mun (trại mở), Pillar Point (trại mở).
- Indonesia: Galang, Kuku.
- Malaysia: Bidong (Pulau Bidong),[21] Sungei Besi.
- Philippines: Bataan, Palawan.
- Thái Lan: Banthad, Leam Sing, Phanat Nikhom,[22] Sikiw, Site 1, Site 2, Songkhla.[23]
[sửa] Tưởng niệm
[sửa] Bia Thuyền nhân
Vào năm 2005, ba mươi năm sau khi cuộc Chiến tranh Việt Nam kết thúc và đợt sóng người Việt tị nạn đầu tiên bỏ nước ra đi bằng thuyền, một số người trong cộng đồng người Việt hải ngoại tổ chức dựng bia tưởng niệm thuyền nhân tại hai địa điểm quan trọng trên chặng hành trình của nhiều thuyền nhân. Tại Pulau Bidong (tháng 3 năm 2005) thuộc Malaysia và Galang trên đảo Batam, thuộc Indonesia, hai nơi tạm trú của người tị nạn trong khi chờ đợi giấy phép tái định cư tại một nước thứ ba họ cho dựng hai tấm bia với dòng chữ song ngữ Việt-Anh:- Tưởng niệm hàng trăm ngàn người Việt đã bỏ mình trên con đường đi tìm Tự do (1975-1996). Dù họ chết vì đói khát, vì bị hãm hiếp, vì kiệt sức hay vì bất cứ lý do nào khác, chúng ta thảy đều cầu nguyện để họ được yên nghỉ dài lâu. Sự hy sinh của họ sẽ không bao giờ bị lãng quên.
- In commemoration of the hundreds of thousands of Vietnamese people who perished on the way to freedom (1975-1996). Though they died of hunger or thirst, of being raped, of exhaustion or of any other cause, we pray that they may now enjoy lasting peace. Their sacrifices will not be forgotten.[24].
Vì những nguy hiểm và không ít người thiệt mạng trên hành trình thoát khỏi Việt Nam, một phong trào nổi lên tại hoải ngoại dựng bia tưởng niệm thuyền nhân diễn ra số địa điểm khác. Trong số đó có
- Thị xã Grand-Saconnex, Thụy Sĩ (tháng 2, 2006)[27]
- Thành phố Santa Ana, California, Hoa Kỳ (tháng 2, 2006)[28]
- Liège, Bỉ (tháng 7, 2006)[29]
- Hamburg (tháng 10 2006)[30]
- Troisdorf, Đức (tháng 5, 2007)[31][32]
- Maribyrnong (Melbourne), Úc (tháng 6, 2008)[33]
- Westminster, CA (tháng 4, 2009)[34][35][36]
- Bagneux, Pháp[37][38]
- Cảng Landungsbruecken (Hamburg), Đức (tháng 9, 2009).[39] [40]
- Tưởng niệm người tỵ nạn thuyền nhân Việt Nam
- Tri ân nước Pháp
- Ghi ơn bậc phụ huynh
- Vinh danh đóng góp của người Pháp gốc Việt.
[sửa] "Ngày Thuyền nhân" ở Mỹ
Ngày 12 tháng 8 năm 2009 Hội đồng thành phố Westminster, CA, thông qua nghị quyết 4257 công nhận ngày thứ bảy cuối cùng mỗi tháng 4 sẽ là "Ngày Thuyền nhân Việt Nam".[43][sửa] Con thuyền Tự do ở Úc
Ở Sydney, Úc, tại Viện Bảo tàng Hàng hải Quốc gia Úc (Australian National Maritime Museum) hiện lưu trữ một số hiện vật của con thuyền Tự do do một gia đình thuyền nhân Việt Nam đi chuyến hải hành vượt biên hơn 6.000 km từ Việt Nam để cập bến ở Darwin (Úc) năm 1977. Con thuyền này được chính phủ Úc mua lại năm 1990 đem trùng tu và trưng bày ở bảo tàng viện.[44][sửa] Viện bảo tàng ở Pháp
Thành phố Rennes, vùng Bretagne ở Pháp vào Tháng Tư năm 2010 đã mở cuộc triển lãm một số di vật và hình ảnh thu thập được về hành trình vượt biên của thuyền nhân Việt Nam trong đó có một con thuyền chở 86 người lâm nạn trên biển.[45]____________