Tim thông tin blog này:
Thứ Năm, 31 tháng 8, 2023
Chuyện mua bán phụ tùng cũ Hayate đáng báo động.
Tôi gõ đôi dòng về vấn đề này dưới góc độ người tiêu dùng a ma tơ. Tôi đã từng mua 3 món cũ ở group này, đã khen và cảm ơn người bán công khai. Và tôi cũng đã mua 2 món và một mớ đồ để dự phòng khi xe hư sẽ thay mà không ưng ý dù tôi nghe nói sao chuyển tiền vậy, không trả giá. Thuận mua vừa bán, không chắc thì đừng nói như đinh đóng cột. Thật thất vọng, không bóc phốt ai, ngu nên coi như là học phí.
Thứ Ba, 29 tháng 8, 2023
C4 có hai C4, đều thuộc D2.
C4 này có từ C3 huyện đội Quế Sơn thời đầu chiến dịch, đại đội trực thuộc BCHTN. T2, đóng quân ở Chương Khe - Kra Ché (dưới Ngả Ba QL13-19). Mà trong câu chuyện Đặng Ngọc Nga kể đã bị địch phục kích, hy sinh Trần Hữu Sáu, cùng đi có Trần Đình Phú, Trịnh Thanh Sáu, Nguyễn Văn Giảng.
Thứ Tư, 19 tháng 7, 2023
Lần đầu chạm Srây Ka, có ít cũng chơi. Lần sau tưởng địch, bắn nhầm 2 dân quân chết.
Cơ sở mật báo có bọn Para về Kh'lê hoạt động, đông lắm. Thỉnh thoảng kéo về đóng quân gần rẫy dân, cách phum chừng 2 cây số. Phum nằm sâu trong rừng cách sông Mê Kông khoảng 13 cây số, cũng là nơi đội công tác đang trú đóng. Chúng vào làng tuyên truyền, mặc toàn đồ rằn ri, đi lại nghênh ngang. Xài đồ Mỹ, giao lưu với gái và hớt tóc cho trẻ em... Mình nghĩ bụng: hèn nào! gần đây Đội vào công tác, thấy dân thay đổi thái độ với ánh mắt ngờ vực và tránh mặt, không muốn tiếp xúc với bộ đội như trước.
Thứ Năm, 13 tháng 7, 2023
Đêm tối, Địch Ta lẫn lộn rủ nhau nấu cơm.
Số là một ngày nọ, dân báo là trẻ con chăn trâu về nói lại chúng thấy khói lãng đảng tại khu rừng ven suối, cách phum Siêm Bouk chừng 2 cây số. Tôi vặn hỏi: có dân nào làm gì, nấu nướng chi ở đó không? Dân khẳng định: không.
Sau đó, được dân dẫn đường chỉ nơi nghi ngờ có địch. Chúng tôi đi kiểm tra từ mé suối nhỏ lên vào dần trong rừng, tìm mãi thì phát hiện dấu vết có sự sống. Thấy một cái chòi nhỏ, mái lợp chằm bằng lá cây, sạp ken bằng cây, trong có một ruột nghé gạo, cái xoong, một cái bếp tàn tro còn ấm.
Thứ Tư, 12 tháng 7, 2023
Thả sổng địch, quân ta choảng quân mình.
Một tối nọ,
Sau khi ban ngày xã có lễ lạc hay sự kiện gì đó nên tới đêm như thường lệ, họ tổ chức ăn uống, múa hát tập thể ở bãi đất bên sông Mê Kông. Dĩ nhiên có dân quân xã và đội công tác Ta, Bạn tham gia cuộc vui. Khoảng 10 giờ tối, cả bọn đang vui thì bỗng nghe nghe tiếng nổ lớn của vài phát súng M79, tiếp theo vài loạt súng nhỏ từ hướng phum Th' Mai.
Phum này ở trong rừng cách sông chừng ba cây số đường chim bay. Tôi (đội trưởng) hội ý chớp nhoáng với anh em và xã đội. Nhận định chưa rõ mục đích của địch tấn công vào đó để làm gì? Nhưng dân quân làng chỉ vài tay súng thì chỉ có nước dấu súng mà thôi. Cho nên quân ta cần kéo nhau đi chi viên cho Phum đó gấp. Tà (ông) Hùng chứng tỏ cho họ thấy đã giữ đúng lời hứa danh dự là sẵn sàng chi viện bất kể lúc nào.
Thứ Hai, 10 tháng 7, 2023
Địch đói quá, vì hái xoài ăn mà mất mạng, xác bị neo sông.
Nghe dân phản ánh thỉnh thoảng địch có mò về vườn tược của họ. Phum cũ cách chỗ đội công tác đóng quân chừng 4 cây số. Vì vậy 1-2 tuần, tôi cho quân đi tuần tra một lần. Buổi sáng nọ, vào mùa khô, tôi dẫn 5 chiến sĩ đi dò xét tình hình. Khi đến gần Phum cũ, thay vì đi đường mòn dọc bờ sông Mê Kông xuống, tôi nảy ra ý tưởng thay đổi chiến thuật, dẫn anh em đi men mé rừng xuống để tránh địch phát hiện, tới cuối phum rồi đi lùng ngược lên.
Thứ Hai, 26 tháng 6, 2023
“ Campuchia, Miên, Kh'mer, Yuôn, Chệc, Hời, Mọi " có nghĩa là gì?
“Campuchia” - Bắt nguồn từ tiếng Sankrit (Bắc Phạn) là “Kamboja”, một xứ sở tại Ấn Độ xưa. có nghĩa là vùng đất lấy được bằng nỗ lực. Người CPC tự nhận “Kambuja” nghĩa là “Con cháu của dòng họ Kambu”.
“Cao Miên” - Là âm Hán Việt từ gốc chữ Hán mà Tàu dùng để phiên âm tộc danh “Kh'mer” do không có phụ âm thay thế, nên thành ra "Cao Mên". Người Việt gọi là dân nước này là Miên.
Thứ Hai, 22 tháng 5, 2023
Về trận đánh vào căn cứ lõm ở Kbal Rô Mía và cái hậu.
Con hóng miết Cậu ơi, Cậu có thần giao cách cảm gì không.
Ông cậu đại tá bác sĩ hơn chín chục xuân xanh, hiu ở thành phố biển Nha Trang. Con cái đề huề ngon lành, ăn uống có con lo, tháng mười mấy chai xài sao hết.
Uống nước đái để tạm đỡ khát?
Tôi chưa từng uống nhưng nghe nhiều anh em đồng đội ở chiến trường K kể:
Lính đánh nhau ở vùng mùa nắng khô hạn, nước mang theo chỉ dám uống từng nắp bi đông cho đến lúc không còn gì để uống. Nhưng súng vẫn nổ, người vẫn chết, lê lết bị thương. Không phải một trận hai trận, ngày một ngày hai. Hai bên quầng nhau thì phải vận động thường xuyên, áo thấm mồ hôi cứng khô muối trắng. Miệng đắng nghét, môi nức nẻ, không còn chút nước miếng để chép miệng. Thiếu nước làm cơ thể teo tóp, khô không khốc. Có cảm tưởng như máu đông đặc lại, người lờ đờ như sống trong ảo giác...