Tim thông tin blog này:

Hiển thị các bài đăng có nhãn Người Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Người Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023

Dân Tuy Hòa, bạn có nghe người lớn nói "Đứt cầu máng" chưa?

Nếu không có Đập Đồng Cam thì Phú Yên mình đến nay vẫn chưa khá.
Đập Đồng Cam có được nhờ tầm nhìn của Thực dân, với sự tài hoa của hai kỹ sư Pháp và công sức hàng ngàn người Việt.
Nhờ nó mà Phú Yên tự hào có cánh đồng lúa lớn nhất miền Trung.
Nhờ có mà Việt Minh huy động bà con đóng góp lương thực chi viện cho Liên khu 5.
Pháp biết vậy cho máy bay ném bom để chặn nguồn tiếp tế. Hậu quả là Cầu máng phía Nam và phía Bắc bị bể, cánh đồng Tuy Hòa hạn hán nặng. Từ 1952 đến 1954, dân Phú Yên đói thê thảm phải ăn độn...

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2023

Hình ảnh bi thương chưa từng thấy trong Chiến tranh Việt Nam.

Tại Hiếu Xương, Tuy Hòa ngày 21/3/1975 - Liên quan câu chuyện về cuộc di tản đẫm máu trên đường 7 của Phú Đặng.
(Photo by UPI/Bettmann Archive/Getty Images)

Họ cùng một gia đình hoặc bà con khiêng hai xác người thân.

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023

Ôi cái tộc kinh này, mới là trưởng trạm thôi nhé !

 

Nhìn ẻo lả như đám đực sâu bít, hổng biết ngài đại sứ xài đô la hay tiền âm phủ.

Ảnh Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền nước CHXHCNVN Lý Đức Trung trình Quốc thư lên Tổng thống Nhà nước Israel.



Tòa hỏi lôm côm, ông già 90 trả lời nghe đã!

- Chủ tọa: Vì sao trong gia đình có nhiều tượng Phật? Sao gần 30 người đến sinh sống mà bị cáo cho là đệ tử, mặc áo nâu mà bị cáo không đăng ký sinh hoạt tôn giáo với chính quyền địa phương?.
- Ông Vân: Tui không theo đạo Phật.
- Chủ tọa: Hỏi về những clip...
- Ông Vân: Trí thông minh của tụi nó có thể làm giám đốc chứ mấy clip thì ăn thua gì, tụi nó có kính nể tôi đâu mà cho tôi duyệt!”
- Ông Vân nói thẳng tẹt câu dưới, ông Trần Ngọc Thảo và các chức sắc PG nghe rõ chưa?







Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2023

Đất nước ta có bao giờ được như thế này không?

Có 2 nữ sinh thi tốt nghiệp PTTH môn Ngữ văn đã viết 11 trang giấy chỉ trong vòng 110 phút, đạt 10 điểm tuyệt đối. Không biết thầy cô chấm bài có đủ kiên trì đọc kỹ nội dung tràn giang đại hải đấy không. Hai nữ sinh ấy có trúng tủ hay không - mình cho là có, trúng tủ, hay trúng mạch cũng thế. Cả 2 gặp tác phẩm đã đọc và yêu thích, đã từng làm bài với chủ đề đưa ra như vậy. Dĩ nhiên quá giỏi nhưng chả ai khen tài viết nhanh, lắm chữ. Nhiều học sinh có khả năng như vậy, ăn nhau là chịu khó cày và năng khiếu diễn tả mà đề bài muốn đáp án như thế. Nếu mình là người chấm thì cho điểm cao nhất với học sinh nào cũng phân tích diễn giải tương tự nhưng viết ngắn nhất.

Tượng "Nỗi lòng của mẹ"

Là tên chiếc tượng nhỏ cao chừng 5 tất đặt trong vườn xưởng điêu khắc của Trần Thanh Phong. Nhiếp ảnh gia Trần Chí Kông chia sẻ: tôi đã đi và thấy nhiều nơi tượng Mẹ Việt Nam Anh hùng nhưng chưa thấy tác phẩm nghệ thuật nào chạm tới nỗi đau của những người mẹ.
Nhà nghiên cứu lịch sử Lê Nguyễn nói: Khi một bức tượng như thế này (hay một tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa tương tự) mà còn không có một chỗ đứng nơi công cộng thì mọi tuyên ngôn về hòa hợp, hòa giải chỉ là chuyện ... nói cho vui.



Bài Hát Học Trò

Kính thưa thầy đây bài chính tả của con
bài chính tả viết về nước Mỹ
con viết hai lần sai chữ America
con viết hai lần sai chữ Communist
con viết hai lần sai chữ Liberty
làm sao được, làm sao được, bởi anh con vừa chết
Kính thưa thầy, đây bài luận triết của con
Một căn nhà và một trái phá
Một đám cưới hồng bên cạnh một đám ma
Một nếp sống tàn bên cạnh người no ấm
Ôi tiếng hát nào bên lệ em tuôn mau
làm sao thuộc bài con học để vinh thân đời sau

Gặp những người nghèo và chú ba gát tận tâm!

Xã hội nhiễu nhương nhưng ta vẫn còn thấy những người nghèo mà lòng thơm thảo, vô tư "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng". Người ta nghèo chứ lương tâm không nghèo. Như giúp đỡ người bị tai nạn giữa đường, thay mặt CSGT hướng dẫn phân làn cho xe chạy lúc kẹt xe...
Mình ủy thác chú xe ba gát chở cái máy cắt cỏ mới mua ra bến xe, để đi công chuyện khác. Khách và tài chỉ mới gặp qua đường. Chú em than với mình: vừa chở một chuyến, được 300 ngàn, cái quần thủng túi, rơi mất. Mình cười: giờ gỡ lại của anh hả. Rồi chụp vội cái hình từ phía sau xe để có bằng chứng thì xe cũ mèm không rõ biển số, dọt luôn. Xe đã chạy, thôi đành bấm bụng phó mặc cho trời đất. Có mất coi như tai nạn nghề nghiệp, chứ đất Sài Gòn mênh mông, có báo công an ai rảnh đâu mà truy tìm...

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2023

Vì sao bộ ngựa còn gọi là phản chỉ dài tối đa 1 mét 8.

Được đặt ở nhà trên để quí ông uống nước trà đàm đạo và nghỉ ngơi, không dành cho phụ nữ. Phải "ba xoa, hai đập" trước khi leo lên cho nên nó cần ngắn để thò hai bàn chân ra ngoài và đắp bằng chiếu cho sạch.
Người có giày dép để nhá xèng lễ lạc và chụp hình thôi, ra đường đi chân đất đến nhà khách mới xổ đôi dép vô cho lịch sự, về nhà mình thì khỏi. - Đấy là văn mình Việt lúa nước.
Đấy là văn mình Việt lúa nước. hehe.

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2021

Ai máu chống xuồng thì nên xem lại không lâu đâu!

Phạm Quỳnh đã viết trên Nam Phong tạp chí năm 1931, như thế này:
“... Chủng tộc thuần một giống An Nam, văn hóa truyền tự nước Tàu, nghiễm nhiên thuộc về thế giới Chi-Na... Thiên chức của giống Việt Nam ta là phải thực dân cả cõi Đông Dương này, đem cờ hiệu Chi-na mà chiến đấu với thế với Ấn Độ, khiến cho dân Ấn- Độ Chi-na này thành một đất Chi-na dòng...”
Trích từ:
https://elearning.tdmu.edu.vn/.../02.Du%20hanh%20va%20anh...

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2021

Thực chất người dân đùm túm nhau chạy về quê là tránh đói.

Người ta không còn tin vào lời hứa hẹn có cánh "không để dân đói" của Lãnh đạo A.B.C. Nếu dân mất lòng tin thì hãy tổ chức đưa họ về quê cho đàng hoàng. Biết là khó và phức tạp, dù chính quyền có bận trăm công nghìn việc nhưng tôi thiết nghĩ vẫn hoàn toàn có thể bố trí tổ chức được. Với một ít nhân lực hướng dẫn, kèm cặp, giám sát đoàn người đi đến nơi đến chốn và tiếp nhận cách ly sàng lọc. Dọc đường đã có dân thương nhau giúp đỡ. Lỗi từ Sài Gòn, Bình Dương... nơi người ta đến để kiếm miếng cơm manh áo đến những địa phương nơi họ xuất phát đành phải xa quê. Từ chối và cho rằng vượt quá khả năng của địa phương là ngụỵ biện cho tư tưởng cục bộ và sự yếu kém của lãnh đạo ở địa phương đó. Đừng viện dẫn nước khác cũng có tình trạng như vậy. Cơ chế họ khác, VN khác, sinh ra cả một bộ máy chính trị khổng lồ đến tận tổ dân để làm gì?
Nhìn những hình ảnh hàng ngàn người nghèo đành bỏ lại những vật dùng mà công nhân dành dụm mua được, chỉ với chiếc xe máy với nhúm quần áo, lương thực mà đi. Dù biết rằng biết bao khó khăn chông gai trước mặt. Người lớn trẻ con trên đường dài mưa nắng, ngủ vật ngủ vạ dọc đường, qua trạm này kiểm tra đến trạm khác kiểm tra. Đúng như dân gian nói "đói thì đầu gối phải bò".
Một góc nhỏ của bức tranh lớn ảm đạm. Một gia đình với 3 đứa con nheo nhóc, một gia đình với đứa bé mới sinh 9 ngày tuổi, chưa cắt rốn.
Sao lại để dân tự phát tháo chạy? Cái ông các bà lãnh đạo từ trung ương đến địa phương hãy nhìn vài hình ảnh mà xem lại lương tâm và trách nhiệm của mình. Làm lãnh đạo chỉ huy không phải là thiên lôi, sai đâu đánh đó, chờ Trên chỉ thị hướng dẫn mới làm...
______________________
Tổ chức đi, giá như tôi, chả gì quá khó (tôi nghĩ vậy), đại khái:
- Thông báo rộng rãi và rõ ràng các bước.
- Hẹn ngày tập trung xét nghiệm nhanh.
- Cá nhân viết giấy cam kết chấp hành.
- Lập danh sách trích ngang, giấy thông hành tập thể.
- Tạo từng nhóm theo quê huyện thị, tự quản lý.
- Ngày đi, có CSGT đi đầu, giữa và hậu.
- Trên đường và đến nơi, thiếu ai, phát lệnh tìm kiếm ngay.

Học cái khôn thiên hạ thì chậm mà học chửi bậy rất nhanh.

Hồi ở K, có thằng lính bảo: nói đ. mẹ mất lòng quá, thôi đ. ngựa cho xong. Nghe vui vui, té ra đám thanh niên Campuchia cũng chửi chôy m'dai (đ. mẹ), chôy sé (đ. ngựa) như người Việt mình. Cũng tiếng chửi thề chửi tục theo thói quen nhưng dân ngoài Bắc chửi nghe trịch thượng rất sốc còn dân miền Tây thì chửi muốn tỏ ta đây tay chơi, thạo đời. Nhẹ thì giống như một bên Khoe và một bên Nổ, dụng ý khác nhau. Nói chơi nhưng chết là có thật, bình thường chả gì mà khi mâu thuẫn ghim gút nhau thì khác, biết bao vụ đâm chém chết người một cách lảng xẹt vì vậy.
Theo mình biết thì dân Nam Trung bộ ít chửi bậy nói tục. Trong Nam trước 1975, có chăng là đám lính tráng, bụi đời. Thời đi học, tụi mình cũng tập tò ra vẻ người lớn chửi thề nhưng nói trại ra, ví dụ: "đu me" hay "đù...".
Có lần Tết, mình cùng mấy thằng bạn về quê, đến nơi đã khuya nên đành ngồi uống cà phê ở ngả ba thành phố chờ trời sáng. Nghe bàn bên, hai thằng thanh niên có vẻ đi làm xa về, một thằng nhóc ra vẻ giang hồ, vừa nói vừa chửi thề như bắp rang. Mà mình đi, tiếp xúc khá nhiều sắc dân vùng miền, chưa từng nghe ai nói đến độ như vậy. Thật hỡi ôi! Cảm thấy rất khó chịu và xấu hổ cho đứa con lạc loài của quê hương.
Ngày nay thì khỏi nói rồi, người ta vô tư xúc phạm nhau. Học sinh, nam thanh nữ tú lên mạng chửi nhau như két.

Vụ tro cốt - Từ chánh kiến đến chánh hạnh

Thái Hạo:

Từ cát bụi trở về với cát bụi. Con người đến từ hư không và về lại với vô cùng. Sống chết là quy luật, thành - hoại là lẽ thật. Cố níu giữ là trái với tự nhiên, chấp vào hình tướng, tự mang dây buộc mình.
Có nhiều hình thức cư xử trước một thân thể đã chết như ướp xác, địa táng, thủy táng, điểu táng, hỏa táng... Nhưng người chết về với đất đai sông biển là hợp với đạo và lẽ tự nhiên hơn cả.
Từ Phật đến các đệ tử, sau khi viên tịch đều hỏa táng. Chỉ những xá lợi kết tinh từ công phu tu hành mới được giữ lại để làm gương và động viên học trò đời sau siêng năng mà hành trì. Nay, người đã chết mà còn cố lưu giữ thân xác của họ, việc ấy khiến cả người chết và người sống đều tổn hại.
Nếu tin có linh hồn, thì việc giữ xác sẽ khiến người chết luyến lưu, không thể buông xả mà siêu thoát. Người sống thì cũng bị thương nhớ ám ảnh khôn nguôi. Nhà Phật cho rằng, sự thương nhớ ấy chính là sợi dây tình cảm cột chặt linh hồn người chết, khiến họ vật vờ trong cõi u minh lâu dài và đau khổ khôn xiết.
Vụ tro cốt ở chùa Kỳ Quang dù đáng tiếc nhưng nên làm chúng ta phản tỉnh về lẽ sắc - không của sống chết. Có lẽ những người thân nên hiểu về những điều ấy mà cùng nhau làm lễ và đưa "họ" về với thiên nhiên - người mẹ của muôn loài. Cùng nhau trên một con thuyền nào đó giữa biển khơi mênh mông hay sông dài bát ngát mà thả tro cốt hòa vào với nước giữa vô cùng, để mỗi cuộc đời được rộng lớn hơn.
Thái Hạo, 6/9/2020

Những ai giúp dân mùa dịch?

Trong lúc khó khăn, trừ nhà nước ra, tôi thấy dân giúp dân là chính. Cụ thể là những người có thu nhập từ trung bình trở xuống. Người ta có gì giúp nấy, người giúp gạo đồ ăn, người có phương tiện giúp vận tải, người không có gì hết thì giúp công... Họ bất chấp nguy cơ lây nghiễm dịch bệnh cho bản thân và gia đình mình. Công nhân, người nghèo cô thế vô cùng biết ơn họ, có khi kịp nói lời biết ơn, có khi nhận lòng hảo tâm mà không biết nói gì hơn. Người cho, người nhận đơn giản thân thương, không màu mè, khác với những gì thường thấy trên TV, báo chí.
Diện rộng, phần nhiều vắng bóng đại gia, người có thu nhập khá, gia đình cán bộ... Vậy đại gia, họ giúp gì cho dân mùa dịch? - Có, là những gói tài trợ lớn rất quan trọng như thuốc men, thiết bị y tế... Người ta đoán có thể đi kèm với nó là "bánh mức trao đi bánh qui trao lại" sau này, nhận ưu đãi của chính quyền về dự án hay hợp đồng này nọ. Dân biết dù với động cơ nào, dân cũng rất biết ơn. Nhưng phần đông những người giàu có im hơi lặng tiếng trước khó khăn của đồng bào mình. Thương lắm chỗ này chỗ nọ, nguyện cầu quốc thái dân an bằng miệng. Hình như với họ, nghĩ có giúp cũng âm thầm quá, truyền thông có đưa tin cũng qua quýt, không tương xứng với số tiền, tên tuổi mình bỏ ra.
Tôi nghĩ vậy, vẫn là những suy đoán cá nhân, có thể mình chưa thấy hết được tấm lòng nhân ái của họ...

Ai phải làm, ai ở yên một chỗ đều là phận sự, chả ai muốn.

Không ít người bảo: Nhân viên y tế, nhân viên công vụ ngày đêm phải hy sinh vì xã hội, có giỏi thì làm gì cho cộng động đi ! Nghe vớ vẩn lắm. Người dân biết ơn nhưng nên nhớ: ai có điều kiện và ai cho phép di chuyển. Rất nhiều người làm thiện nguyện, chấp nhận có thể bị nhiễm dịch bệnh còn gặp khó khăn cản trở, không biết sao.
Nhà nước cấm dân đi làm ăn thì nhà nước phải có trách nhiệm nuôi, đơn giản vậy thôi, lấy tiền của dân đóng góp mà thực hiện. Không phải ban ơn, được chăng hay chớ. Người ta kêu ca, buồn chán, cái chính chẳng qua là không tin vào lời hứa của nhà nước, sợ đói khổ. Cũng đừng bảo: sống như thời chống Pháp, chỉ cần cơm rau là được, vậy thì đơn giản quá trước nhu cầu sống của người hiện đại. Họ bí quá thì đành chịu, còn cựa quậy được họ còn cố lách để tìm cách đáp ứng nhu cầu của gia đình mình. Người có tích cóp tiền bạc khác với người bần cùng, hai dạng nhận thức và ứng xử khác nhau cho nên ngày nào cũng có chuyện kêu ca, ồn ào rồi phạt là điều dĩ nhiên khó tránh khỏi...
Đó là suy nghĩ của mình trước cái stt dưới của Le Van Duc.

Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021

"Can trường trong chiến bại"?

19/1/1974 đã bỏ lại:
- 82 quân nhân cần cứu của chiếc tàu HQ-10 đang bị chìm.
- 59 quân nhân đang bơ vơ trên 3 đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật, Quang Ảnh.
.....
Những con số, hình ảnh hy sinh, đầu hàng, bị bắt là thật, kế hoạch phản công là ảo... Người đã mất, lãnh thổ không còn, nổi đau còn đó!
Gì thì gì, bao liệt sĩ đã bỏ mình, di sản của cha ông để lại đã mất - Đó là một thất bại chua cay của Việt Nam. Nói ra không phải để biện hộ hay chỉ trích. Mà chỉ có sự thật và sự thật, hậu thế mới rút ra được bài học xương máu, từ đó bảo vệ được chủ quyền của đất nước.



Cái sự cuồng và chơi dao có ngày đứt tay.

Lão Thợ Cạo tình cờ xem chuyện quyên góp ủng hộ Thương Phế binh VNCH, thiện nguyện làm nhân đạo tốt thôi nhưng mà họ chia phe cãi chửi nhau như mổ bò. Ai muốn lấy số má thì post bài tố cáo CS, ca ngợi VNCH, nói hăng vào thì coi chừng có ngày vào hộp chăn kiến. Có mấy vụ lảng xẹt như vậy! Như vụ tay già Luật sư thừa phát lại, vụ mấy cha con treo cờ VNCH, vụ Dũng Lôi hổ...
Nhớ chuyện cũ có liên quan là Việt Tân, đánh vào tâm lý những người thù ghét ở nước ngoài muốn lật đổ chế độ VN mà không muốn động tay chân, bỏ tiền ra thôi để người khác làm thay mình nên mới bị lừa. Đơn cử như Nguyễn Hữu Chánh chống cộng kiểu salon, đong xèng là chính, xém bị xốp mấy lần, nay đã co vòi. Hoàng Cơ Minh cũng lợi dung nhưng có làm thiệt với bài Đông Tiến, tuyển mộ cử quân xâm nhập bị chặn đánh te tua. Chả đâu vào đâu, bị những người bỏ tiền ra thúc ép, cuối cùng phải thân chinh ra trận mà bỏ mạng sa tràng. À, thêm anh cuồng Lý Tống nữa, anh hùng chống cộng, không bị tóm là may.
Thời Facebook bùng nổ, khối người vì danh ảo, thần khẩu hại xác phàm, được 500 AE ủng hộ, bơm thổi cho "mày chết"..

Cán bộ lãnh đạo, chỉ huy xưa và nay?

Cho đến thời TC là lớp kế thừa đi bộ đội còn chứng kiến.
Đa phần lãnh đạo, chỉ huy học vấn tuy thấp nhưng họ chịu khó học hỏi, rèn luyện ở trường đời nên đa phần chữ viết tay, nhìn đẹp và cứng cáp. Họp hành thì có khi bàn cãi gay gắt nhưng đã thống nhất rồi thì phải chấp hành nghiêm túc Lối sống sinh hoạt thực lòng gương mẫu để cấp dưới noi gương. Khác với ngày nay, cấp trên sống xa hoa thì cấp dưới bắt chước theo, trách ai. Chỉ huy thời ấy ra lệnh lạc ngắn gọn, nói ít làm nhiều. Ra một chỉ lệnh hay văn bản, không dài, ý tứ chọn lọc kỹ càng. Còn ngày nay, nói nhiều làm ít. Hầu hết văn bản dài dòng, lôm côm, dễ hiểu nhầm sang khác ý, chưa nói đến quy tắc, lỗi chính tả. Bị người ngoài trên mạng có am hiểu chê cười. Ngày xưa các sếp chọn trợ lý hầu hết giỏi về lãnh vực của mình, tham mưu ra tham mưu, chính trị ra chính trị, là chỗ dựa tin cậy cho lãnh đạo chỉ huy.
Lãnh đạo chỉ huy ngày nay có xu hướng sính dùng những từ hoa mỹ, đao to búa lớn. Quản trị xã hội thời hiện đại nhưng thích vận dụng phương pháp trong chiến tranh và dùng thuật ngữ quân sự để lên gân. Trong khi bản thân chưa biết mùi thuốc súng và cái giá phải trả cho nó là gì.
Ngày xưa, ngay cả khi chiến thắng, mình cũng chưa thấy chỉ huy nào tự mãn, ngạo nghễ kiêu căng như ngày nay.
Thế còn thời VNCH thì sao?
Ai có xem clip chỉ hơn 1 giờ đồng hồ của TT Nguyễn văn Thiệu trả lời trước truy vấn của những "chiến hữu" kết án ông về việc "Di tản chiến thuật" và bỏ nước ra đi. Không bàn nội dung đúng sai, chỉ nói ông đã trả lời điềm tỉnh, ngắn gọn mạch lạc rất xứng danh một Tổng thống kiêm Tổng Tư lệnh QĐ.
Dẫn lại Stt đã đăng về cảm nhận của TC qua thư viết tay (không qua phụ tá) của cựu và đương kiêm tổng thống VNCH thời điểm 25.4.1975.
Trao đổi qua lại giữa hai ông thực chất nó là một sự dàn xếp để ông Nguyễn Văn Thiệu ra đi với danh chính ngôn thuận. Tuy trong lúc dầu sôi lửa bỏng nhưng hai ông vẫn tuân thủ pháp quyền và hành xử đâu ra đó, lịch sự lễ phép của người có học với nhau. Một chi tiết đáng lưu ý là cách dùng từ "cựu" và "nguyên" rất hay của TT Trần Văn Hương.
Nội dung:
Kính trình Tổng thống Trần Văn Hương,
Thưa Cụ,
Ðể thực hiện công tác cụ giao phó, tôi kính xin cụ chấp thuận cho những sĩ quan sau đây gọi là thành phần tối thiểu cần thiết để giúp tôi, đi theo tôi trong suốt thời gian công du:
1. Ðại tá Võ Văn Cầm
2. Ðại tá Nguyễn Văn Ðức
3. Ðại tá Nhan Văn Thiệt
4. Ðại tá Trần Thanh Ðiền
5.Trung tá Tôn Thất Ái Chiêu
6. Bs Thiếu tá Hồ Vương Minh
7. Ðại úy Nguyễn Phú Hải (giờ chót không có mặt)
8. Phục dịch viên Nghị (giờ chót không có mặt)
Ngoài ra, Cựu Thủ tướng Ðại tướng Trần Thiện Khiêm cũng cần đem theo những sĩ quan và dân sự sau đây:
1. Trung tá Ðặng Văn Châu
2. Thiếu tá Ðinh Sơn Thông
3. Thiếu tá Nguyễn Tấn Phận
4. Ông Ðặng Vũ (giờ chót không có mặt)
Ðại tướng Trần Thiện Khiêm nhờ tôi trình cụ chấp thuận ./.
Kính chào Tổng thống
(ký tên Thiệu)
Tổng thống Trần Văn Hương phê thuận,
Ðề ngày 25/4/75
Và ký tên Trần Văn Hương
*******
Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Trần Văn Hương
Quyết định
1 – Nay đề cử cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm đại diện Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa đến Ðài Bắc để phân ưu cùng Chánh phủ và Nhân dân Trung Hoa dân quốc nhân dịp Tổng thống Tưởng Giới Thạch tạ thế.
2 – Sau đó hai vị trên được đề cử tiếp tục viếng thăm các quốc gia trên thế giới xét cần thiết trong vòng 6 tháng để làm sáng tỏ thiện chí hòa bình của Việt Nam Cộng Hòa đồng thời vận động các Chánh phủ và nhân dân các quốc gia đó hỗ trợ lập trường hòa bình của Chánh phủ và nhân dân ta.
Chương trình thăm viếng sẽ do hai vị tùy nghi quyết định thể theo sự thuận lợi của tình hình đối với các quốc gia đó.
3 – Yêu cầu Bộ Ngoại giao chỉ thị các Tòa Ðại sứ Việt Nam Cộng Hòa yểm trợ cần thiết để nguyên Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và nguyên Thủ tướng Trần Thiện Khiêm cùng phái đoàn chu toàn nhiệm vụ giao phó.
4 – Chi phí công tác do Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng đài thọ trong khuôn khổ được luật lệ ấn định. (Tổng thống Hương viết thêm hàng chữ: trong khuôn khổ được luật lệ ấn định).
Sài-gòn, ngày 25 tháng 04, 1975
(ký tên Hương)
Nguồn: Namrom64




Thứ Năm, 21 tháng 1, 2021

Chuyện đời thường mùa Covid19, tôi thấy gì về việc mang khẩu trang và giãn cách XH.

Chưa cần chính phủ tuyên truyền thì hầu hết người Việt đã có thói quen mang KT mỗi khi ra đường do ô nhiễm môi trường. Trong mùa dịch thì người ta quan tâm mang nó khi tiếp xúc người khác. Theo khuyến cáo của ngành y tế để hạn chế lây nhiễm là tránh sờ vào KT nhưng thực tế thì hầu hết đều lấy tay kéo lên mỗi lần nó xệ xuống.

Ở một số nơi, tiếp xúc với một số người mỗi khi đi lại như Sài Gòn, Bình Dương. Đợt đầu dịch bùng phát thì thấy ở chợ khu công nhân gần nhà, gần như 100% người bán không mang khẩu trang. Người mua thì khi vào chợ lột KH ra hoặc kéo xuống để nói. Quán nhậu, ăn uống ít người vào và người ta ngồi thưa hơn. Giản cách như quy định đâu chừng nửa tháng thì thoáng dần rồi sinh hoạt trở lại như cũ. Đợt thứ hai gần đây thì thấy đa số thờ ơ, coi như trời kêu ai nấy dạ, khu nào bị nấy lo. Ngoài chợ búa quán ăn sinh hoạt bình thường, vẫn đông người, nói năng lớn tiếng, ăn nhậu ì xèo, cụng ly côm cốp....
Đến giờ, tôi không biết biện pháp giãn cách XH có còn hiệu lực ra sao nhưng thấy đa số thờ ơ. Ngộ có ai đó lây nhiễm thì trên mạng XH la toáng rần rần nhưng sau đó chìm ngay vào quên lãng. Dịch ở nhiều nước vẫn còn đó nhưng thiên hạ không mấy người quan tâm nữa, hiếm người thể hiện xót thương, cầu mong thế giới qua khỏi đại dịch...

Tìm kiếm Blog này