Tim thông tin blog này:

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

Chuyện ở K - xã tôi đảm nhiệm (I)

Một thanh niên chưa kinh nghiệm đi xây dựng chính quyền, đoàn thể. Một đoàn viên xây dựng nòng cốt phát triển tổ chức đảng. Một trung sĩ từ rừng bước ra không nghiệp vụ đi làm công tác địch vận và tình báo cơ sở. Thế mới hiểu, vì sao tiền thân Quân đội NDVN mang tên Đội VN Tuyên truyền Giải phóng quân, vì sao lời thề quân đội ta từ lâu đã có câu "nhiệm vụ nào cũng hoàn thành...".
Mặc định, đã là người lính là cầm súng và phục vụ chiến đấu nhưng trong cuộc đời không ít người  có khi làm công việc tréo ngoe. Tổ chức phân công, chỉ huy giao nhiệm vụ cứ thế mà làm, mò mẫm,  chưa biết rồi sẽ biết. Trong số đông đó có tôi.

Năm 79, đại đội 4 tiểu đoàn 2 thuộc đoàn 5503 đóng quân ở bản Tà Đẹt bên bờ sông Sê Kong. Tôi đang phụ trách Trung đội làm nhiệm vụ thường ngày như bảo vệ đường quốc lộ từ thị xã Stung Treng đi huyện Siem Pang, phục kích và truy quét tàn quân Pol Pot trên địa bàn đảm nhiệm. Vào cuối năm, có lệnh gọi về Đoàn 5503 tập trung cùng một số anh em các đơn vị khác để tập huấn công tác giúp bạn Campuchia ở cơ sở xã. Lý do tôi được chọn là do biết một ít tiếng Lào và Campuchia (CPC) và quen dẫn lính của đơn vị đi vận động quần chúng, giúp dân. Chỉ đạo chung lớp tập huấn và cũng là người truyền đạt chính - Trung tá Trần Quảng , thủ trưởng Đoàn 578 cũ của tôi, thời ở Ja Bốc, Sa Thầy KT, đơn vị giúp bạn xây dựng lực lượng nòng cốt cho quân khu Đông Bắc CPC. Nội dung học về lịch sử, đất nước, con người Campuchia, công việc vận động quần chúng, giúp bạn xây dựng mọi mặt từ số 0 thành có...
Sau chừng một tuần, từng người nhận quyết định làm Đội trưởng đội công tác môt xã nào đó, chúng tôi toả đi về các xã, nhiều người thay đổi đơn vị chủ quản. Tuỳ tình hình của xã mà đơn vị biên chế một số chiến sĩ vào đội, nếu xã gần đơn vị, an ninh tốt thì có 1, 2 chiến sĩ đi cùng. Tôi được điều về  phụ trách xã Siem Bok, huyện cùng tên Siem Bok thuộc địa bàn của đại đội 7, tiểu đoàn 12 (sang năm 80 thì đội CT trực thuộc thẳng Ban chỉ huy tiểu đoàn). Xã nằm bên kia sông Mê Kong chếch với BCH tiểu đoàn cùng Uỷ ban huyện ở phía tả ngạn, từ xã về huyện đi thuyền mất một buổi. Xã có địa hình trải rộng, phía tây giáp với tỉnh Kompong Thom, phía nam giáp tỉnh Kro Chê. Gồm có 5 phum (bản), 3 phum dọc sông, 2 phum trong rừng, phum xa nhất cách sông khoảng 10 cây số. 2 phần 3 là người dân tộc Khmer, còn lại là dân tộc thiểu số Cuôi...

Chuyện ở K - xã tôi đảm nhiệm (II)

Ngồi trên ổ kiến lửa không hay.
Ngày lễ ra mắt chính quuyền, đêm tổ chức múa hát, đội công tác tham gia sinh hoạt vui chơi, uống rượu, nhảy múa. Khuya, ai mệt về nghỉ ai còn hăng thì tiếp tục chơi. Tầm 1.2 giờ sáng, bộ đội mệt mỏi về nhà sàn mạnh ai nấy nằm lăn ra ngủ, dân cán bộ bạn ngủ ở trên nhà sàn còn anh em treo võng ngủ ở dưới, không người trực gát. Sáng ra, Đấu chiến sĩ hô mất súng M79, tất cả đều ngơ ngác, không ai biết mất tự khi nào ai đã lấy cắp. Tôi, đội trưởng vừa lo sợ bị kỷ luật vừa cú tên địch tay trong thật cả gan "dám vuốt râu hùm". May là quân khí Tiểu đoàn quản lý không chặc vũ khí cấp phát nên chúng tôi thoát nạn kỷ luật.
Những ngày tháng tiếp sau là dấu hiệu có vẻ vừa sợ sệt vừa lạnh nhạt của dân khi tiếp xúc với bộ đội,  khác trước một số cô gái khmer không thích múa với bộ đội ta. Những ánh mắt khó hiểu, không khí nặng nề, tôi có cảm giác bất an, sự nghi ngờ có địch trong dân tăng dần, nhưng đó là ai...?

Biết thế nào là địch ngầm và chính quyền 2 mặt.
Đi họp ở Đoàn được cấp trên thông báo, đã phát hiện và phá vỡ một âm mưu của tổ chức  MOULINAKA (thuộc phe Sihanouk, sau này là FUNCINPEC) tụ họp tại xã Bốn, có thể từ đây chân rết toả đi các xã khác, một trong số đó có có tên Mía Lim cầm đầu ở xã Siem Bok. Khi tôi quay về địa phương, truy tìm tên đó, thì ra con ông Mía Vanh - một người khá giả hay đi thuyền buôn bán tận Phnom Pênh, có vẻ mặt lầm lỳ, lạnh lùng với bộ đội ta, nhà ở gần Đội CT. Hỏi, thì ra hắn đã bỏ chạy vào rừng từ trước đó. Đầu mối duy nhất xem như tắt tịt, còn lại những ai, phải gỡ từ mối nào nữa? Tôi bó tay, mù tịt...

2013, Thợ Cạo được cấp Bằng khen phản động

(Lưu kỷ niệm một thời chém gió)

11/10/2013


Bạn coi thử Thợ cạo có đáng được cấp bằng phản động không?

Ở website Nguyentandung.org có bài: Những kẻ lưu manh chính trị cần được “cấp bằng khen”?
(trích)
Vâng, chân dung những “con bò” bị xỏ mũi không ai xa lạ chính là: Blogger Anh Chí, boxitvn, Huỳnh Ngọc ChênhBọ Lập, Đoan Trang, Thợ Kạo,… Vậy tại sao lại nói họ bị xỏ mũi? Dễ thấy, trong bài viết ghi rõ: “… kêu oan 24 năm chưa được bồi thường. Hình ảnh này của ông không được giới truyền thông để mắt đến”. Ơ hay, những “con bò” này thường ngày hay cậy mình có “học thức hơn người” vậy sao lại hỏi một câu ngớ ngẩn đến vậy?
Họ hồ đồ không biết rằng Báo Quân đội nhân dân đã từng đăng về vấn đề này (Chi tiết tại: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/11/11/11/211461/Default.aspx) và truyền thông Nhà nước không muốn nhắc đến vấn đề này vào lúc này. Có lẽ hình ảnh bác cựu chiến binh đeo huy chương đầy ngực với lòng thành kính trước sự ra đi của Đại tướng kia sẽ phù hợp với lúc này hơn.
....

Brother Enemy (Anh em thù địch) của Nayan Chanda (I)


Brother Enemy (Anh em thù địch) của Nayan Chanda (II)

Thái Tử Norodom Sihanouk: Kẻ chiến thắng
Tại ngôi nhà sang trọng trên đường Anti-Imperalism ở Bắc Kinh Thái Tử Norodom Sihanouk được tin Phnom Pênh thất thủ. Một bản tin điện do một viên chức Bắc Kinh mang đến cho ông vào sáng hôm 17 tháng Tư 1975. Đồng minh của ông năm năm nay đang tiến vào thủ đô Cam Bốt.
Tướng Lon Nol, bệnh bại liệt, người cầm đầu cuộc đảo chánh năm 1970 lật đổ Sihanouk đã lưu vong sang Hoa Kỳ. Những tên “phản bội” hợp tác với Lon Nol, hoặc trốn chạy, hoặc đầu hàng Khmer Đỏ. Chiến tranh chấm dứt. Canh bạc thái tử chơi hồi tháng Tư/1970 với kẻ thù lâu năm Cộng Sản cũng trả xong rồi. Danh dự của ông được bảo tồn. Những tướng tá và chính trị gia phản động và tham lam tiền bạc đã đổ tên ông xuống bùn nhơ sau cuộc đảo chánh, nay bị quăng vào thùng rác lịch sử. Người cha đẻ của nền độc lập Cam Bốt không muốn chấm dứt sự nghiệp chính trị của mình bằng cuộc đời lưu vong của đấng quân vương. Ông ta cũng nhận biết đủ rằng chiến thắng của Khmer Đỏ cũng có nghĩa là chấm dứt vai trò của ông: Biểu tượng cho sự thống nhất và chính thống cuộc kháng chiến của nhân dân Khmer. Trong một cuộc phỏng vấn năm 1973, khi Khmer Đỏ không còn dùng ông ta nữa, Thái Tử Sihanouk nói: “Họ có thể nhổ phẹt tôi như nhổ phẹt hột anh đào. Đó là sự biểu lộ nỗi sợ hãi chính đáng để nhắm trước những điều sau này sẽ phát triễn thêm”. Khi lễ mừng chiến thắng ở Bắc Kinh đã qua và nhiều tuần lễ qua đi, chẳng có tin tức nào gọi Sihanouk trở về vùng giải phóng, Sihanouk bắt đầu lo lắng tự hỏi khi nào thì giờ phút kinh hoàng của đời ông sẽ đến.

Brother Enemy (Anh em thù địch) của Nayan Chanda (III)

4. Một nét tổng quát về lịch sử
Dù đoàn đại biểu Pol Pot đi bằng máy bay Jet và xe hơi Hồng Kỳ hơn là đi xe ngựa, tới lăng Mao thay vì lâu đài hoàng đế để tỏ lòng thành kính, cuộc viếng thăm của phái đoàn Cam Bốt tại Bắc Kinh, theo nhiều phương cách, đó là sự lặp lại của lịch sử. Một quan chức cao cấp Bộ Ngoại Giao Trung Hoa bay tới Phnom Pênh để tháp tùng đoàn quan khách đến thủ đô. Ngày xưa, quan chức triều đình Trung Hoa phải tới biên giới để tháp tùng sứ bộ các chư hầu tới triều cống rất linh đình. Tuy nhiên, quan trọng hơn hình thức đó là quan điểm về chiến lược và chính trị xác định mối liên hệ của Trung Hoa với các nước láng giềng Đông Nam Á.
Từ thế kỷ thứ ba sau Tây Lịch cho đến cuối thế kỷ 15, vua các vương quốc khác (Phù Nam, Chân Lạp, Chiêm Thành và Cam Bốt – vùng sau này trở thành Nam Việt Nam) đều chấp nhận quyền lực tối thượng của Trung Hoa, ít ra trên mặt biểu tượng, thỉnh thoảng phải triều cống cho thiên tử. Các đoàn đi sứ này thực ra chỉ là hình thức giả dạng của một công việc mà lý do chính thức khác là tìm sự che chở của Trung Hoa. Vua các nước vùng Đông Nam Á hy vọng một lời cảnh cáo từ vị hoàng đế đầy quyền lực Trung Hoa đủ ngăn cản cuộc xâm lăng của nước láng giềng. (1)
Phương cách triều cống như trên chỉ hữu hiệu khi đế quốc Trung Hoa vững mạnh, đủ sức bảo trợ lời đe dọa của họ bằng sức mạnh quân sự hoặc khi Trung Hoa không gặp khó khăn nội bộ. Năm 1407, vua nhà Minh Yongle gởi một đạo quân mạnh 200 ngàn người trừng phạt Việt Nam về nhiều tội, luôn cả tội tấn công Chiêm Thành.

Brother Enemy (Anh em thù địch) của Nayan Chanda (IV)

5. Cánh cửa mở ra với phương Tây
Ngày 16 tháng Ba 1977, khi chiếc máy bay phản lực của Không Quân Mỹ nghiêng cánh bắt đầu hạ thấp cao độ trên lưu vực sông Hồng màu xanh thẳm, Đại Sứ Mỹ Leonard Woodcock nhìn nghiêng qua cửa sổ. Phía dưới là các cánh đồng lúa nước chằng chịt những con kinh và đê điều. Đối với Woodcock, một lãnh tụ chuyên nghiệp công đoàn, đây là lần đầu tiên ông ta tới Việt Nam – miền Nam cũng như miền Bắc. Nhưng khi ông thấy những cái hố tròn lớn rãi rác trong khung cảnh đó, ông ta hiểu ngay đó là những hố bom. Những hố bom ấy đã bị những trận mưa lớn lấp đầy nước. Nhưng còn nhiều vết thương nữa cần phải hàn gắn, nhiều điều cần phải làm trước khi một chương sách tồi tệ của cuộc chiến Mỹ ở Việt Nam đóng lại.
Chủ tịch Liên Hiệp Công Đoàn Xe Hơi Mỹ cùng bốn nhân vật nổi tiếng khác của Mỹ trên chiếc máy bay C-141 chỉ mới bắt đầu công việc để kết thúc chương lịch sử này. Tổng thống mới được bầu Jimmy Carter cử Woodcock làm trưởng phái đoàn tới Hà Nội và Vạn Tượng để giải quyết vấn đề người Mỹ mất tích (MIA) trong chiến tranh Đông Dương. Khi chiếc máy bay hạ cánh trên một vùng đất nghèo nàn rải rác những mái nhà rách nát và những hàng tre dày để đáp xuống phi trường Gia Lâm, ông ta tự hỏi không biết “kẻ thù” sẽ tiếp đón ông như thế nào ở thủ đô của họ. Ông ta biết phía chủ nhà, người thực hiện những cuộc thương thảo trực tiếp với ông là một trong những nhà ngoại giao nổi tiếng lịch sự: Thứ Trưởng Ngoại Giao Phan Hiền. Nhưng ông ta tự hỏi không biết viên chức cấp thấp nào sẽ có mặt ở phi trường để đón ông.

Brother Enemy (Anh em thù địch) của Nayan Chanda (V)

7. Gió Tây thắng thế
Những năm sau chiến cuộc – thực ra là toàn bộ thời gian sau khi Pháp rút đi – Hà Nội chỉ có thêm hai công trình kiến trúc mới: Lăng Hồ Chí Minh màu đá xám chiếm ngự Quảng Trường Ba Đình – tương đương với Công Trường Đỏ ở Mạc Tư Khoa – và công trình thứ hai, không lớn bằng, là một khách sạn nằm bên bờ hồ. Khi Hồ Chí Minh chết năm 1969, Việt Nam từ chối lời đề nghị của Liên Sô là đưa xác ông ta qua Liên Sô để ướp và cất giữ cho đến khi Mỹ thôi ném bom. Họ không thể chấp thuận một nước khác, dù là bạn bè gần gủi, làm người canh giữ thi hài lãnh tụ của họ. Thay vào đó, các “đạo tỳ” người Nga phải qua Hà Nội để giúp ướp xác. Xác này sau đó được đưa xuống một cái hầm sâu dưới một ngọn đồi, mãi đến khi oanh tạc cơ Mỹ rời bỏ bầu trời Bắc phần. Với sự giúp đỡ của người Nga, lăng Hồ Chí Minh được hoàn thành đúng vào thời điểm mừng chiến thắng năm 1975. Từ đó, lăng Hồ Chí Minh là nơi du khách thường đến thăm.
Nếu lăng Hố Chí Minh đánh dấu một thời kỳ thì khách sạn Thắng Lợi do Cuba giúp xây dựng là một sức đẩy của kỹ nghệ khách sạn thời đại mới. So sánh với khách sạn hàng đầu – khách sạn Metropole thời Pháp – nay đặt tên lại là Thống Nhứt – thì Thắng Lợi với những phòng có máy điều hòa không khí trông như cái hộp, bàn ghế kiểu mới, có phòng hội lớn nhìn xuống hồ là nơi lộng lẫy nhứt thành phố. Đây là nơi thích hợp để đại sứ Liên Sô tiếp tân, kỷ niệm hằng năm cuộc cách mạng Bôn Sê Vít.

Brother Enemy (Anh em thù địch) của Nayan Chanda (VI)

Vén lên bức màn che dấu chiến tranh
Kiều Minh, bí thư thứ nhất Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Phnom Pênh, có thói quen mở đầu công việc mỗi ngày bằng cách mở đài phát thanh Phnom Pênh để biết tin tức chế độ Pol Pot. Một bản dịch được in trên máy ronéo gởi tới cho tòa đại sứ vào buổi chiều. Minh, nói sõi tiếng Miên, thích nghe tin tức trên đài hơn là chờ tới buổi chiều để đọc bản tin bằng tiếng Pháp. Buổi sáng ngày 31 tháng 12/ 1977, có việc khác thường xảy ra. Thay vì bắt đầu bằng nhạc cách mạng và tin tức thì hồi 6 giờ đài phát thanh đưa ra lời thông báo đặc biệt. Chương trình bắt đầu bằng tuyên truyền chống Việt Nam với lời lẽ không bao giờ thấy trong “tình anh em các nước xã hội chủ nghĩa”.
Bài phát thanh nói: Nhìn vào hành động độc ác và dã man của Việt Nam xâm lăng nước Cam Bốt Dân Chủ và nhân dân Cam Bốt vô tội; nhìn vào thái độ bất thân hữu và ý đồ xấu xa của chính phủ nước Cọng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam… Chính phủ nước Cam Bốt Dân chủ quyết định tạm thời cắt đứt quan hệ ngoại giao với nước Cọng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kể từ 31 tháng 12 năm 1977 cho đến khi lực lượng xâm lược nước Cọng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam rút ra khỏi vùng đất thánh của Cam Bốt Dân chủ, cho đến khi bầu không khí thân hữu giữa hai nước được vãn hồi. (30)

Brother Enemy (Anh em thù địch) của Nayan Chanda (VII)

Trung Hoa thấy được âm mưu
Mọi hoạt động đã sẵn sàng từ mùa Hè năm 1978, mặc dù có nhiều điều mà các quan sát viên bên ngoài không thấy được. Với những xáo trộn và tàn sát ở phía đông Cam Bốt, với hàng ngàn Hoa kiều chen chân ở Lạng Sơn, thành phố biên giới, với hy vọng về Trung Hoa, và với việc gia tăng hoạt động quân sự của Sô Viết chung quanh Trung Hoa, cơ hội một cuộc xung đột rộng lớn đã ăn khớp nhau. Nhìn từ phía Bắc Kinh, việc Việt Nam đối xử với kiều dân Trung Hoa không hẵn là một bước cải cách để tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa, mà cũng không đơn giản là vấn đề kỳ thị chủng tộc. Nhưng đó là một phần toàn vẹn trong chính sách của Liên Sô nhằm mục đích bao vây Trung Hoa. Cuộc xung đột Việt Nam và Cam Bốt đang gia tăng được xem là một phần hoạt động của Sô Viết chống lại vai trò lãnh đạo của Bắc Kinh ở trong vùng, bằng cách sử dụng vai trò của một “tiểu bá quyền”. Việt Nam Cộng Sản thì thấy việc xử dụng bạo lực một cách dữ dội ở Cam Bốt và việc Cam Bốt tấn công Việt Nam như là một phần kế hoạch do Bắc Kinh khôn khéo lèo lái để đè bẹp Việt Nam. Mạc Tư Khoa thì muốn hợp tác lâu dài với Việt Nam vì thấy quan hệ Hoa-Mỹ càng lúc càng nổi bật hơn. Quan điểm của Tòa Bạch Ốc (gia tăng chủ trương chống Liên Sô Manichean của Brzezinsky) thấy cuộc xung đột Miên Việt là một cuộc “chiến tranh ủy nhiệm” giữa Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh, qua đó, Trung Hoa đáng được Mỹ hỗ trợ về mặt chiến lược.
Với Mạc Tư Khoa, đó là thời gian của cơ hội mà cũng là thời gian của hiễm nguy. Sự bắt đầu cải vả công khai giữa Trung Hoa và Việt Nam là cơ hội được Liên Sô chờ đón từ lâu để kéo Việt Nam vào vòng tay của họ. Mạc Tư Khoa lợi dụng vấn đề người Hoa ở hải ngoại để lật tẩy việc Trung Hoa dùng Hoa Kiều làm đạo quân thứ năm và đạt được thắng lợi tuyên truyền ở Đông Nam Á. Họ quay lưỡi dao về phía Trung Hoa và tố cáo mạnh mẽ Bắc Kinh là “bá quyền nước lớn” và can thiệp vào nội bộ Việt Nam.

Tìm kiếm Blog này