Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2020

Vé số chiều xổ đây, mấy anh ơi.



(nhăn răng phục vụ các anh mọi lúc mọi nơi. hehe)
ảnh CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG

Mấy sáng kiến cải thiện đời sống quái chiêu của đám lính ở K.

Xuân về no đủ nhớ lúc cơ hàn:
Chuẩn lương thực, mỗi thằng được 21kg/ tháng nên chả đói bao giờ. Tết năm 80 được cấp gạo Thái Lan hạt to và dẻo (chôm viện trợ nhân đạo của LHQ). Mối lần nấu cơm ăn không hết, dư đổ thì tiếc, lính ta đem cơm nguội trộn men, ủ thành cơm rượu. Buồn tình hổng biết làm chi, vô bếp múc vài muỗng tọng vào mồm. Phê vãi !...
Bột mì viện trợ do Trên cấp cho lính có hai loại, nếu của Canada (chôm hàng của viện trợ cho dân) thì trắng tinh, có điều ít khi đến với lính chiến. Ở cơ quan nhồi bột làm bánh bao nhân sắn nước (củ đậu) cùng gia vị rồi hấp lên, ăn khá ngon. Còn của Liên Xô thì quá tệ, hầm sì lẫn mọt, lính thường nhào thành cục, nặn bèn bẹt đem luột, cực chẳng đã phải ăn, gặm chán thì vứt tứ tung. Bổn cũ soạn quài, nuốt hết muốn dô nên lính ta nảy ra sáng kiến nhồi bột nhuyễn rồi đem quấn quanh ống cây nứa cho nó mỏng ra, đem nướng. Vậy mà ăn thơm thơm đỡ ngán....
Vài bận, dân quân bắn cho nguyên một con bò rừng. Lính nấu kiểu chặt to kho mặn nêm bột ngọt thế thôi, chục thằng ăn ngất ngư, răng muốn lung lay luôn. Còn lại mấy cái đùi, lính ta đem ra tủ lạnh thiên nhiên bảo quản, cột thả neo chỗ hòn đá giữa suối có dòng nước chảy để thịt không hư. Ăn được cả tuần...
Có những lần hết đồ ăn, lính ta bí thế, bèn ra dân xin chuối vừa chín hườm hườm đem kho với mắm bò hốc. Rất tanh, thằng nào chê ráng chịu, mấy thằng ăn tạp chơi tuốt, no bụng. Theo quan niệm có còn hơn không, đưa đẩy cũng qua một bữa...

Ghi nhớ vài chi tết về nạn dich SARS tại VN năm 2003.

Có 63 người nhiễm bệnh thì trong đó có 35 người bị là y bác sĩ, tất cả đều công tác tại Bệnh việt Việt - Pháp Hà Nội. Có 6 người chết, 1 bác sĩ của Tổ chức Y tế Thế giới là Carlo Urbani làm việc tại VN, sau đó chết tại Thái Lan, người có công phát hiện, báo cáo cho WHO và khuyến cáo chính phủ VN. 5 người còn lại bị chết, có 2 bác sĩ người Pháp (1 người gốc Việt), 1 bác sĩ và 2 điều dưỡng người Việt.
Tất cả đều bị lây vi rút từ bệnh nhân đầu tiên là ông Johny Chen, người Mỹ gốc Hong Kong. Có người do điều trị chăm sóc cho bệnh nhân, có người do làm việc gần khu vực. Do ban đầu chưa biết đấy là chủng vi rút mới nên sơ suất trong việc tiếp xúc với bệnh nhân.
Tất cả bệnh nhân nhập viện đều được điều trị khỏi. Việt Nam là nước đầu tiên công bố đã khống chế dịch SARS. "Bí quyết" của Việt Nam chỉ điều trị triệu chứng, rồi mở rộng cửa sổ, cửa đi của buồng bệnh cho thông thoáng.
Từng có đề nghị truy tặng danh hiệu liệt sĩ cho những nhân viên y tế đã mất trong dịch SARS năm ấy nhưng chưa được chấp thuận.
Một bảo vệ Bệnh viện Việt Pháp, thắp hương miếu thờ 6 bác sĩ, nhân viên y tế đã qua đời vì đại dịch SARS 2003 .
(Tóm tắt từ nguồn báo Tuổi trẻ và En.wiki...)

Thơ và ảnh: viếng đồng đội

Tớ đến muộn
Bạn ơi bạn ở chỗ nào
Rừng xanh hiểm trở toàn rào với cây
Cuối cùng tớ cũng đến đây
Nhớ lại ký ức những ngày tháng nao
Lòng đau xúc động nghẹn ngào
Bao nhiêu kỷ niệm tớ nào có quên
Hôm qua xe chạy tuyến trên
Tớ đi nhầm tuyến thế nên muộn giờ
Để bạn phải đợi phải chờ
Giữa nơi rừng rậm bơ vơ một mình
Bạn ơi nếu bạn có linh
Báo mộng tớ biết chỗ mình nằm nha
Tớ sẽ đưa bạn về nhà
Với cha với mẹ với bà với ông
Ở nhà vợ bạn đang mong
Bao năm tìm kiếm mà không thấy gì
Nước mắt cứ chảy trên mi
Tớ có quà nhé nhận đi bạn hiền

Tác giả: Trương Đình Đại

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2020

Chiện lũ tui "coi cọp".

Nhớ lại ngày còn bé ở cái thị xã Kontum heo hút. Chỗ tui ở gọi là dãy liên kế (còn gọi là phố chợ, nghe cho oách), mặt tiền nhà là chợ, mặt hậu sau lưng giáp với rạp xi nê... Lũ nhóc trai bọn tui ngoài giờ học thích đi tắm sông, chơi đánh vụ, bắn bi, đánh đáo, tạt lon, lật hình... ngoài ra là mê xi nê. Dưới con mắt trẻ thơ là thế giới ly kỳ, hấp dẫn, thèm chảy nước miếng! Nào là phim chưởng kiếm hiệp Hongkong, cao bồi phi ngựa bắn súng, điệp viên 007 Mỹ, thần thoại Ấn độ, Kingkong Nhật...
Thỉnh thoảng, mấy ông chính quyền chiếu phim ở sân vận động cho dân coi thì thế nào hàng đầu ngồi xổm cũng có đám con nít lu xa bu giành chỗ gần nhất. Xem đâu có đã nên thường ngày coi ké phim rạp thôi.
Cái rạp này thỉnh thoảng cho thuê các đoàn về diễn cải lương, đôi khi kiêm cả đại nhạc hội. Nào Minh Cảnh, Lệ Thuỷ, Mỹ Châu... ca mùi mẫn. Có ông Trường Xuân đầu trọc lóc chuyên đóng vai quan Tàu Ô dữ tợn, gian ác. Đại nhạc hội có nhảy sexy nữa chứ, ôi rạo rực trong người. Đám con trai lớn thì leo tường rào cao, nhảy dù vào phía nhà vệ sinh rồi lẻn vô rạp. Bọn con nít đâu dám bắt chước các đại ca nên đành đứng chầu chực canh me trước cửa rạp cho đến gần hết phim, hết tuồng. Để được người gác cửa thương tình thả giàn, cả bọn ùa vào, có ghế trống thì nhào đại vô, không thì đứng coi đoạn cuối vô cùng ác liệt. Thời lũ tui lấy đâu có tiền đi xem cho đàng hoàng. Gia đình, người lớn chỉ cho vài đồng ăn uống vặt linh tinh như đá bào xi rô, gỏi đu đủ, mía ghim, bánh quế, kẹo đậu phộng... mà con nít ngày nay chê.

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2020

Nói về Lực lượng 47

Cạo cắn linh tinh... 8

Biếm hoạ: Trên xương máu cựu chiến binh


Một đơn xin phép đi đường năm 1976

Lý do là về quê giỗ cha.

(hình chôm trên mạng)

Chuyện “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh”

Trần Thái Trung
·
Người ta kể, nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý viết “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh” xong, đưa cho NS Thu Hiền hát. Nguyên câu mở đầu nhạc sỹ viết “Đi mô cũng nhớ về HT”, nghệ sỹ Thu Hiền bàn ông thêm vào từ “chơ” và “rồi” vào câu hát cho dễ hát, mang âm sắc Nghệ ngữ. Ông đồng ý và câu “Chơ đi mô rồi cũng nhớ về HT” chính thức được công bố cho đến giờ.
Cũng nghe kể, bản gốc bài hát ông viết “Trâu ơi theo đàn ta về đồng cỏ mênh mông”. Nhưng khi hát lên, ca sỹ luyến láy thế nào đó nên người nghe cứ nghe thành “Trâu ơi theo đảng ta về đồng cỏ mênh mông”. Bị nhắc nhở, ông vội sửa từ “đàn” thành từ “bầy” trong câu hát đó.
Sau này Hà Tĩnh có một vị quan đầu tỉnh tên Đàn, dân HT nhiều lúc vui mồm cũng gọi Đàn thành Bầy.
Người Hà Tĩnh tha phương khắp nơi, mỗi khi gặp nhau, họ lại cùng nhau hát bài này, gọi là bài “Hà Tĩnh ca”. Chỉ có điều, câu hát “Ai hôm nay xa khơi buông lưới” họ lại sửa thành “Ai đi mô cho tui theo với”.
Để cho đến giờ, người vùng khác họ vẫn hát “Chơ đi mô rồi cũng thấy người Hà Tịnh”

Tìm kiếm Blog này