Tim thông tin blog này:

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2019

Nguyễn Hà Phan, anh là ai? (2)

Người từng đảm nhiêm những chức vụ to đùng như: Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư. Khi sống, dân không biết vì sao ông bị cách chức. Khi chết, dân không biết đã từ trần.
Truyền thông Việt Nam không đưa tin - Nếu cho là theo ý nguyện của cá nhân ông thì đó là nguỵ biện vì ông nguyên là Phó Chủ tịch Quốc hội của một nước.
....
Thế cờ lật ngược - leo cao ngã đau!
Theo Huy Đức viết trong "Bên thắng cuộc", TC hiểu rất phức tạp trong việc chuẩn bị Đại hội VIII Đảng CSVN và con người Nguyễn Hà Phan.
Trước thềm ĐH, được ông Nguyễn Văn Linh (TBT) ủng hộ lên làm thủ tướng. Ông Nguyễn Hà Phan đang làm trưởng Ban Tổ chức đại hội, theo truyền thống của đảng thì có thể sẽ là Tổng bí thư.
Nói ông bị bôi nhọ chuyện khai báo trong tù là không phải. Vì khi người ta kỷ luật một ông tầm cỡ ấy phải có chứng cứ rõ ràng mang tính thuyết phục, BCH Trung ương mới đồng thuận được. Nhiều ông cực to ủng hộ NHP cũng không đỡ được.

Bạn Lê Anh Dũng nhớ bạn bè

Dung Le

Trần Hùng là bạn thưở 10 tuổi của tôi, ngồ ngộ, dân miền Trung, lý sự, từ bé Hùng đã là hướng đạo, đưa tôi ra khỏi bong bóng cù lần của một gia đình gốc Bắc, có tí địa vị ở 1 tỉnh nhỏ, nên làm gì cũng sợ mang tiếng là ỉ này, ỉ nọ, sống rất là khiêm tốn (mình nghĩ vậy thôi, nhưng có lẽ người khác không nghĩ vậy). Hùng rủ tôi và Phạm Thái Vĩnh đi chụp hình ở tiệm, rủ đi tắm sông và cởi truồng.
Con nít, từ 7, 8 tuổi, đã biết để ý tới người khác phái, tôi còn nhớ hồi còn bé tí, chắc 4, 5 tuổi gì đó, chơi trốn tìm, chui vào gầm giường với con Tí hàng xóm, con bé hôi hôi, tanh tanh mùi nước mũi, nhưng mình đã cảm thấy rất phê, mình biết nó là con gái, khác mình.
Năm 10 tuổi, mình và Hùng học chung với Tuyết Vân, trắng bóc, tóc hoe vàng, chuyên trị quần dài xanh, nhưng hở bắp vế ra, làm bao chàng 10 tuổi như Hùng, như tôi "thương trộm, nhớ thầm". Tụi này còn học chung với nhau lớp 6, lớp 7, thôi thì khỏi nói. Tụi này còn khám phá ra "new rising star" khác, làm những tim non mệt quá.
Mới đây mình liên lạc lại được với Tuyết Vân, qua điện thoại, đúng như Trần Đình Nghĩa nói, TV vô lớp làm như lớp sáng ra vì "nàng" nói tiếng Nam, vui vẻ, rất tự nhiên, giữa một đám con nít nói tiếng

Nhớ ông anh rể Bắc Kỳ!

Cha mẹ sinh ra nhưng mình chịu nhiều ảnh hưởng từ ông anh rể, nên dù ảnh mất đã lâu vẫn nhớ. Cha để lại cái tình hiền, mẹ để lại nghị lực sống, ông anh rể để lại cách đối nhân xử thế. Ông anh rể gốc Sơn Tây, làm công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng, rồi bị động viên đi lính quân đội quốc gia. Thời ấy còn lệ thuộc vào Pháp, tuy làm y tá nhưng anh biết nói tiếng Pháp và cư xử lịch thiệp. Sau 1954, ở lại miền Nam luôn, kẹt không về được (hay ổng muốn lánh cộng sản không rõ). Xa gia đình, bỏ hai bà vợ (do bà đầu không có con nên lấy bà hai). Đơn vị ổng có thời gian đồn trú ở Phú Yên. Tuy lúc ấy ảnh đã cứng tuổi nhưng cao lớn đẹp trai nên "dụ" được gái quê 17 là bà chị mình, trốn má dẫn chị đi mất hút...
Mãi sau này, mẹ con liên lạc lại được, đang ở Kontum. Ảnh giải ngũ, dành dụm được ít tiền, hai vợ chồng sang cái sạp bán rau ngoài chợ, rồi mua căn nhà ở sát chợ bán tạp hoá. Đó là thời kỳ bà già (má) dẫn mình lúc ấy chừng 8 tuổi lên thăm. Rồi quốc lộ 19 bị Việt Cộng đặt mìn. đánh cắt đường thường xuyên nên không về được. Chần chừ lâu quá thì không dám về luôn vì về sợ mấy ông VC bắt đi học tập và đẩy đi biểu tình phản đối Mỹ, VNCH hành quân "phá ruộng vườn hoa màu"...
Thế là mình gắn bó với gia đình anh chị từ nhỏ.

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2019

Thị trường gái Việt ở Mỹ và đoạn trường tìm vợ

Nguyễn Hoàng Sơn

                                                     Kung phu kung thê 

Đọc bài "tử vi" của thầy Viêm làm mình nhớ lại đoạn trường tìm vợ.

Dạo ấy kiếm vợ ở hải ngoại khó giàn trời. Dân di tản 75 thì chuộng môn đăng hộ đối, mình lý lịch ít ai biết nên không dễ gì mà đi đăng ký gửi gạo. Sau 79 thì bắt đầu có lớp người VN vượt biển nhưng đa số là đàn ông, phụ nữ còn rất hiếm hoi. Đi party, một cô dù xấu đến đâu, cũng có nhiều anh bu theo như ruồi. Nói theo kinh tế thị trường thì hàng độc dù chất lượng xấu vẫn có giá theo nhu cầu cung và ứng. Sau này có chính sách đổi mới, có phong trào các ông đua nhau về VN cưới vợ. Rồi lại thêm có chương trình đoàn tụ ODP và H.O. nên dần dà thị trường gái Việt đỡ khan hiếm. Ngày nay, về VN lấy người đẹp chân dài lại được cấp thêm tiền tươi. Đời có những cái lạ không luờng được! Dạo Sơn mới sang Tây thì mê đầm lắm. Con gái tóc vàng tóc nâu, tóc đỏ, đồ phụ tùng, điện nước đầy đủ không như các cô VN gầy như... con mắm! Mình mê đầm nên khi ở Ý, Đức, Thụy Sĩ hay Luân

Kẻ đào hoa

Nguyễn Hoàng Sơn

Tòng là người gốc Quảng Nam, làng Kỳ Là. Nghe đâu gia đình hắn gốc Minh Hương, khi nhà Thanh giữa thế kỷ 19 để dẹp cuộc khởi nghĩa ly khai của Hồng Tú Toàn nhà Thanh đã tàn sát 70% dân chúng các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và 90% dân chúng tỉnh Quý Châu.

Ông tổ hắn chạy thoát xuống miền nam, ghé lại Taifo, rồi định cư tại vùng này từ đó.

Gia đình hắn làm rẫy trong làng từ mấy đời nay nhưng sau Mậu Thân thì hắn gặp phải nạn học ngày chưa đủ tranh thủ học đêm. Số là ban ngày hắn đi học trường do chính quyền VNCH điều hành rồi chiều đến khi địa phương quân và Xây Dựng Nông Thôn của VNCH rút về thành phố thì lực lượng nằm vùng ra, lùa dân trong làng ra đình, đốt đuốc học tập cách mạng, chống Mỹ cứu nước.

Ban ngày hắn học VC là quân khủng bố, là tay sai của Cộng sản Quốc tế dùng để biến quê hương thành một chiêu hầu của Liên Sô nhưng đêm về cán bộ nằm vùng lại kêu thầy giáo hồi sáng là thằng nguỵ quân, bán nước. Ban ngày hắn phải học hát "giặc miền Bắc vô đây, bàn tay nhuốm máu đồng bào...." Tối đến hắn phải hát "như có Bác trong ngày vui đại thắng...".

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2019

Made in USA

Nguyễn Hoàng Sơn

Trong lịch sử loài người, người ta nhận thấy nền văn minh tây phương xuất phát chung quanh Địa Trung Hải. Ngày nay những di tích lịch sử của nền văn minh La Hy, Etruscan, Phoenician, Á Rập,.. vẫn còn tồn tại, ở Bắc Phi như Carthage "thành phố mới" ở xứ Tunisie,... Hannibal đã đem quân từ Phi Châu xuyên qua Tây Ban Nha, Pháp, vượt qua dãy Alps để chiếm đóng đế quốc La Mã trên 15 năm. Địa Trung Hải thường được gọi là cái nôi của nền văn minh tây phương mà hai đế quốc Hy Lạp sau đó La Mã đã có ảnh hưởng về mặt chính trị và nghệ thuật, đặt nền móng cho nền văn minh Tây Phương hiện đại.

Khi người tây phương đi theo con đường tơ lụa trải dài từ Âu châu xuyên qua Ấn Độ để tìm đến TQ. Đi đường bộ quá lâu, nạn cướp giữa đường, nhiều tốn kém lại không chuyên chở được nhiều hàng hoá vì lẽ đó Kha Luân Bố, bị nợ nần chồng chất nên muốn tìm con đường đến Ấn Độ qua đường biển, hy vọng cuộc phiêu lưu này sẽ đem lại kết quả tốt đẹp để trả nợ. Không ngờ ông ta đến Mỹ Châu với những tài nguyên như vàng, quan trọng nhất là giống ngô và khoai tây đã được đem về và giúp giảm đói ở Âu châu trong những thế kỷ sau đó.

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Viết để quên, quên để nhớ

Nguyễn Hoàng Sơn

Hồi nhỏ mình nghe người lớn hay ví von nằm gai nếm mật rồi sau 75, đọc được một bài của một ông tị nạn, kêu gào chúng ta phải theo gương Việt Vương, nằm gai nếm mật để trở về Việt Nam một ngày rất gần nên cũng thấy lạ, thắc mắc Việt Vương là ai vì trong lịch sử Việt Nam mình đã học thời trung học, không có tên ông vua nào là Việt Vương cả.

Sau này mới khám phá ra là Việt Câu Tiễn, vua nước Việt ở bên Tàu khi xưa thời Đông Chu, bị Ngô Phù Sai đánh, bắt làm tù binh cùng với Phạm Lãi. Nghe Ngô Phù Sai đau, Phạm Lãi cố vấn Việt Câu Tiễn xin vào cung chẩn bệnh, ông ta nếm phân của Ngô Vương rồi cho thuốc uống. Ngô Phù Sai thấy ông ta nếm phân của mình nên khoái trá tha mạng trong khi Ngũ Viên, tể tướng của Vua Ngô, can vua kêu phải giết để trừ hậu hoạn.

Sau này Việt vương được Ngô vương tha cho về cố quốc. Để tạ ơn đưa Tây Thi, cô gái nước Việt mà các thi sĩ hay ví von, có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, sang làm thiếp cho Ngô Phù Sai, để ông ta yên tâm huấn luyện quân để báo thù.

Việt Nam trong mắt tôi

Nguyễn Hoàng Sơn


Về Việt Nam được ba tuần, gặp lại người thân và bạn học cũ, nói chuyện với người sở tại thì mình rất ngạc nhiên vì người dân ở đây hình như không biết gì nhiều về, những vấn đề xẩy ra ở ngoài nước, trên thế giới, có liên quan đến vận mạng đất nước hay đúng hơn là tương lai của họ và gia đình. Những gì họ biết là những trận đá banh ở Âu Châu, những cuộc tranh tài về thể thao mà người dân đánh cá cược khá nhiều. Khi mình thấy mấy bảng Quảng cáo xung quanh sân cỏ ở Âu Châu bằng tiếng Việt, tiếng Tàu khi xem đá banh thì không hiểu, về Việt Nam mới biết đáp án.

Khi người dân mê cá độ, bao đề hay xổ số thì khó mà giàu được vì họ chỉ muốn trúng số, muốn làm giàu nhanh chóng thì khó mà chịu khó bỏ thời gian học tập, chịu khó làm ăn lâu dài để xây dựng thương hiệu của mình. Mình thấy số người bán vé số rất đông, ngồi quán, họ vào mời mua, dai như đĩa, như khủng bố tinh thần. Nghe một người bạn nói là dân miền Bắc nghèo, vào Nam đi bán vé số được độ $5.00/ ngày vẫn khá hơn ở quê. Coi truyền hình thì thấy mỗi tỉnh có xổ số riêng, hết xổ Tiền Giang đến Hậu Giang,... Mỗi nơi có mỗi cách để xổ số, cái khổ là họ để một đội thiếu nhi đứng ra lấy banh mang số như cố ý tập cho trẻ con mua vé số từ nhỏ.

Văn hoá lưu vong

Nguyễn Hoàng Sơn

Không hiểu lý do nào mình lại thích tác phẩm Ulyssus của Homer nên thời ở Âu châu, mình đã đi thăm viếng các nơi mà Homer đã tả trong cuộc hành trình của tên lưu vong này. Có lẽ mình thích nhất đoạn Ulyssus đi qua các hòn đảo nhỏ, cạnh Sicily, miền nam nước Ý. Khi ông ta cho các thủy thủ cột chặt ông ta vào cái buồm để không nghe lời kêu, mời gọi của các ngư nữ vì sẽ biến thành đá. Sau này, mình cố gắng bắt chước hắn, không nghe lời đàn bà, con gái đến khi phát hiện ra đồng chí gái và đã hoá đá ngây ngô từ dạo đó. Như nhạc sĩ George Moustaki đã từng hát trong bản nhạc "ma liberté "; "sans me méfier, les points liés, je me suis laissé faire. Je t'ai trahi pour une prison d' amour et sa belle geôlière...." Lưu vong là một bi kịch cho mỗi cá nhân nhưng lại là một thảm kịch cho một đất nước có trên 2 triệu người, thà chết, trốn thoát khỏi quần đảo ngục tù. Tuỳ lứa tuổi, khi người lưu vong đến định cư tại một nước thứ ba, sẽ mang theo di sản, hành trang văn hoá của quá khứ, quê hương bỏ lại. Dù muốn hay không, họ bị bắt buộc, phải hội nhập vào đời sống của bản địa. Nói một ngôn ngữ xa lạ với tiếng mẹ đẻ, đọc báo hay xem truyền hình của nước sở tại rồi dần dần như cái cây được bứng từ cố hương và được trồng tại một phong thổ mới. Họ mọc rễ, bám vào nơi định cư, xin nhận nơi đây làm quê hương thứ 2. Họ làm quen với những phong tục mới, thức ăn mới, tư duy mới, cuộc sống mới và từ từ biến dạng, thay đổi bản sắc của họ từ bao giờ mà chính họ, cũng không nhận ra bản thể của họ.

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2019

Tại sao nhiều người Tin Lành Việt Nam có suy nghĩ và lời xúc phạm các tôn giáo khác?


THÁNG CHÍN 12, 2013 ĐỌT CHUỐI NON

(TĐH: Bài này nói đến vài vấn đề nền tảng của
Tin Lành Việt Nam (đối với văn hóa Việt Nam).
Tin lành và Tin Lành Việt Nam có nhiều điều
tích cực, nhưng không thuộc phạm vi của bài
này. Cho nên các bạn đọc nên nhớ điều đó.)

Tìm kiếm Blog này