Nguyễn Hoàng Sơn
Trong lịch sử loài người, người ta nhận thấy nền văn minh tây phương xuất phát chung quanh Địa Trung Hải. Ngày nay những di tích lịch sử của nền văn minh La Hy, Etruscan, Phoenician, Á Rập,.. vẫn còn tồn tại, ở Bắc Phi như Carthage "thành phố mới" ở xứ Tunisie,... Hannibal đã đem quân từ Phi Châu xuyên qua Tây Ban Nha, Pháp, vượt qua dãy Alps để chiếm đóng đế quốc La Mã trên 15 năm. Địa Trung Hải thường được gọi là cái nôi của nền văn minh tây phương mà hai đế quốc Hy Lạp sau đó La Mã đã có ảnh hưởng về mặt chính trị và nghệ thuật, đặt nền móng cho nền văn minh Tây Phương hiện đại.
Khi người tây phương đi theo con đường tơ lụa trải dài từ Âu châu xuyên qua Ấn Độ để tìm đến TQ. Đi đường bộ quá lâu, nạn cướp giữa đường, nhiều tốn kém lại không chuyên chở được nhiều hàng hoá vì lẽ đó Kha Luân Bố, bị nợ nần chồng chất nên muốn tìm con đường đến Ấn Độ qua đường biển, hy vọng cuộc phiêu lưu này sẽ đem lại kết quả tốt đẹp để trả nợ. Không ngờ ông ta đến Mỹ Châu với những tài nguyên như vàng, quan trọng nhất là giống ngô và khoai tây đã được đem về và giúp giảm đói ở Âu châu trong những thế kỷ sau đó.
Các nước giàu dạo đó cho tàu và lính hộ tống các thương thuyền đi các nước ở Phi Châu, Á Châu,.., để buôn bán và thành lập các thuộc địa tại địa phương. Họ dùng các người cố đạo, rao giảng Thiên Chúa Giáo để tạo dựng một nền móng tinh thần, tâm linh cho người dân địa phương để buôn bán và biến thế giới đại đồng theo tinh thần mọi người bình đẳng, đều là con của Chúa.
Nhờ dùng thuyền buồm đi lại, buôn bán thêm súng ống tối tân, một nước nhỏ bé như Hoà Lan đã trở thành một cường quốc và đã thoát khỏi sự kiểm soát của vương triều Tây Ban Nha và đã thành lập các thuộc địa của mình tại Á châu và Trung Mỹ. Một nước Anh nhỏ bé đã chiếm đóng nước TQ hay Ấn Độ to lớn đông dân, cũng như Pháp quốc đã chiếm trọn bán đảo Đông Dương, Bắc Phi và Tây Phi.
Trong khi đó hai cường quốc của thế kỷ 18, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha bị kiệt quệ vì trông nhờ vào sự đóng thuế của các nước dưới quyền kiểm soát của mình ở Âu châu mặc dầu đã chinh phạt được Nam Mỹ.
Pháp quốc bị hậu quả chiến tranh suốt 25 năm sau cuộc cách mạng 1789, kinh tế kiệt quệ, dân số bị thu nhỏ lại vì đàn ông bị tuyển mộ đi lính theo Nã Phá Luân đi chinh phạt Bắc Phi,.., và La Grande Armée đã bại trận tại Nga Sô, mất đi tiềm năng, kinh tế và quân sự nhờ đó Anh quốc đã bành trướng khắp thế giới và thường tự đắc, kêu mặt trời không bao giờ lặn ở vương quốc Anh. Khi quân đội của vương quốc Anh chiếm đóng Bắc Mỹ, dùng binh lính gốc Đức, Phổ để bảo vệ an ninh lãnh thổ vì không đủ quân và người.
Lúc đó sự đi lại và trao đổi thương mại giữa các mẫu quốc và các thuộc địa của họ ở Mỹ châu đã đưa Bắc Đại Tây Dương lên hàng trọng yếu nên thế kỷ 20 được gọi là thế kỷ của Đại Tây Dương, biến đại dương này thành cái nôi chính trị và kinh tế của tây phương. Các hải cảng quan trọng đều nằm dọc hai bên bờ Đại Tây Dương của nền văn minh tây phương, các thành phố lớn hay phi trường Hoa Kỳ đều nằm dọc bờ Đại Tây Dương. Nhưng dần dần cuối thế kỷ 20, các thành phố lớn về kỹ nghệ của Hoa Kỳ được thành lập dọc bờ Thái Bình Dương như Cali có Los Angeles, San Francisco, vùng Silicon Valley,.., tiểu bang Washington có Seattle hay Vancouver, Alberta,..của Gia Nã Đại. Các nước Nam Mỹ cũng nhờ đó mà khá lên nhưng vẫn bị lệ thuộc chính trị của Tây phương.
Bên bờ Thái Bình Dương thì ta thấy TQ, Nhật Bản, Nam Hàn, Nga với hải cảng Vladivostok, Úc Đại Lợi, Nam Dương thêm Ấn Độ cũng thuộc về Á Châu. Ngày nay Trung Quốc đã xâm chiếm các đảo tranh chấp và xây những hòn đảo để dùng làm bàn đạp về quân sự và chính trị.
Những thập niên cuối cùng của thế kỷ trước, các công ty Hoa Kỳ, đưa ngành sản xuất của họ sang các nước nghèo như TQ, Việt Nam, Kampuchia, Nam Dương, Thái Lan,..., để sản xuất, đồng thời làm địa bàn cho địa chính trị của họ. Khi xưa Ki Tô giáo đưa sang các nước nhược tiểu các đoàn giáo sĩ, thừa sai để giáo hoá dân địa phương về mặt tâm linh thì ngày nay họ đầu tư hầu giúp đỡ dân sở tại có công ăn việc làm, phát triển đất nước nhưng thật ra là một hình thức nô lệ hoá người địa phương trên mặt trận kinh tế và chính trị. Các công ty này như CoCa Cola,... làm công cụ để áp đặt nền kinh tế Hoa Kỳ tại địa phương. Họ không cần phải đem lính sang chiếm đóng như các đoàn quân viễn chinh khi xưa vì rất tốn kém như ở thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 vì phải dẹp các cuộc nổi dậy chống đối của nhân dân sở tại và sau cuộc thế chiến thứ 2, họ đã trao trả độc lập lại cho thổ dân nhưng vẫn gây ảnh hưởng qua kinh tế và hợp tác. Các công ty của mẫu quốc vẫn làm ra tiền như Michelin, BGI,.., ở Việt Nam.
Họ sử dụng, giựt dây các nội các chính phủ nghe lời họ, nếu chống đối sẽ bị tiêu diệt như trường hợp tổng thống Guatemala, Jacobo Árbenz Guzmán, quốc hữu hoá đất đai từ công ty Hoa Kỳ UFCO của gia đình Bush để cho nông dân sở hữu, bị CIA lật đổ, thế vào một đại tá vâng lời. Cuba có Fidel Castro lật đổ chính phủ Batista, thân Hoa Kỳ và bị bao vây kinh tế trên 5 thập niên qua và ngày nay chính quyền Obama và Raul Castro đã bắt tay vì mõ dầu hoả lớn nhất vừa tìm được ở vịnh Con Heo.
Sau đệ nhị thế chiến, Hoa Kỳ và các nước trên thế giới đồng thành lập IMF và Ngân Hàng Thế Giới để giúp đỡ lẫn nhau phát triển. Ta nhận thấy TQ có nền kinh tế thứ 1 của thế giới nhưng chỉ có 3.81% tỉ lệ quyền biểu quyết, phê chuẩn các dự án, thua Nhật Bản và Hoa Kỳ có đến 17.6% quyền biểu quyết. Vì lẽ đó mà TQ đang mời các nước tham gia tổ chức Asian Infrastructure Investment Bank thì ngay Anh quốc, đồng minh thân nhất của Hoa Kỳ cũng ghi danh, xin tham dự làm hội viên. TQ đang nối chặt kinh tế với Ấn Độ, Nga Sô và Ba Tây (BRIC) và gần đây hợp tác kinh tế với Pakistan, để nới lỏng sự kềm chặt về mặt kinh tế của Hoa Kỳ.
Nên nhắc thêm là các chương trình phát triển ở các nước được Hoa Kỳ biểu quyết đều phải sử dụng các công ty Hoa Kỳ mặc dù nhân công của nước sở tại rẽ hơn cho nên các nước này mượn tiền của IMF hay ngân hàng thế giới, chẳng đem lại lợi tức cho nhân dân của họ ngoài vài tên chủ vì tiền bạc không được sang tay. Đại loại những chuyên gia kinh tế Hoa Kỳ, thường được gọi "sát thủ kinh tế", sẽ đi nghiên cứu những chương trình như xây dựng nhà máy, xa lộ, đường xe lửa...., rồi kêu chính phủ sở tại làm đơn xin mượn tiền của ngân hàng thế giới hay IMF và được Hoa Kỳ biểu quyết là được mượn tiền.
Số tiền này sẽ được dùng để trả cho các công ty thầu của mỹ tương tự khi xưa các công trình ở miền nam do các hãng như RMK thầu xây cất xa lộ..., và người dân sở tại chẳng hưởng chút nào ngoài các quán Bar, gái điếm phục vụ cho công nhân của nước mỹ. Tương tự ngày nay TQ dư tiền nên cho vay các nước trên thế giới với điều kiện là công ty của họ được lãnh thầu nên ngày nay ta thấy các công ty của TQ xuất hiện ở Phi châu, Nam Mỹ như họ đang xây con kinh ở Nicaragua, để không phải chịu sự kiểm soát của Hoa Kỳ khi dùng con kinh Panama chuyên chở hàng hoá từ Bắc đại Tây dương sang Thái Bình Dương.
Con kinh Panama lúc đầu được thiết kế bởi Pháp nhưng sau đó hết tiền nên Hoa Kỳ nhảy vào và ký hợp đồng được sử dụng trong 100 năm đến thời tổng thống Carter thì có thương lượng để gia hạn thêm hợp đồng nhưng tổng thống của Panama lúc bấy giờ, muốn dùng con kênh này để giúp dân chúng Panama, nâng cao đời sống kinh tế thì bổng nhiên máy bay của ông ta bị rơi. Cựu nhân viên CIA, Oriega được lên thay nhưng hiểu vấn đề nên không muốn kí thì quân đội Hoa Kỳ đổ bộ và bắt giải về Hoa Kỳ và tân tổng thống ký hợp đồng cho thuê lâu dài hơn.
Lấy thí dụ các dự án phát triển Việt Nam, mượn tiền ngân hàng TQ thì phải mướn các công ty TQ cho nên dân Việt Nam cong lưng ra trả thuế trong khi họ cho công nhân tàu sang thực hiện các đồ án. Có những chương trình như thành lập phi trường ở Long Thành, sẽ biến đất của phi trường Tân Sơn Nhất thành vàng hay làm đường xe lửa cao tốc với nguồn vốn của TQ. Các công ty TQ sẽ được trúng thầu và tiền sẽ vẫn ở trong tay TQ, họ sẽ gửi công nhân của họ sang thay vì mướn công nhân Việt Nam. Người dân Việt Nam sẽ đóng thuế và một số nhỏ người Việt có lợi. Theo mình đoán thì các dự án này do các sát thủ kinh tế Trung Quốc đề nghị vì dân trí và trình độ của các đại biểu Quốc hội Việt Nam không thông hiểu hay am tường về phát triển ngay một anh quen, tiến sĩ tốt nghiệp ở Úc về hàng không và tốt nghiệp trường Kennedy có lên tiếng phản đối mấy dự án này. Có một đại biểu tuyên bố là dân có IQ cao thì phải dùng đường xe hoả cao tốc. Dốt không thể tả. Dân Việt Nam đóng thuế, mướn Trung Quốc làm đường rầy rồi họ sẽ dùng đường này chuyễn quân của họ vào Việt Nam.
Nên nhắc thêm là các đạo luật do quốc hội Hoa Kỳ biểu quyết thường là do các tập đoàn lobbyst, đại diện cho các công ty, nhóm lợi ích,... thảo cho một đại biểu nào, đề tên của vị đại biểu này để được quốc hội biểu quyết vì các đại biểu không có nhân lực để nghiên cứu vấn đề, soạn thảo các dự luật.
Người ta thấy các công ty Hoa Kỳ bắt đầu đem trở lại Hoa Kỳ, các thành phần sản xuất của công ty của họ, nhất là để bán cho nội địa. Lý do là nhân công TQ không còn rẻ như xưa, các cuộc biểu tình, đình công của công nhân TQ đòi tăng lương.
Họ bắt đầu chuyển sang các nước có nhân công rẻ hơn như Việt Nam, Kampuchia,.. Thêm yếu tố di chuyển hàng hoá quá xa, không đáp ứng nhu cầu thị trường nhanh chóng. Điển hình cái máy điện thoại iPhone, được ráp tại TQ nhưng các bộ phận được làm tại Đức, Nhật, Nam Hàn, Hoa Kỳ,... TQ chỉ có sản xuất 3.1% bộ phận của cái iPhone.
Không những chỉ có công ty Hoa Kỳ, các công ty TQ bắt đầu tư vào Hoa Kỳ, để cung cấp thị trường Hoa Kỳ nhanh chóng mà người ta gọi "made in China in America". Gần đây có đến 17 công ty dệt vải của TQ như Keer Company đã đầu tư ở Carolina, gần hải cảng Charleston vì bông gòn sản xuất ở Hoa Kỳ rẻ hơn ở TQ và Phi Châu nhờ sự trợ cấp của chính phủ liên bang. Điển hình là bông gòn của Hoa Kỳ rẻ hơn Côte d' ivoire, gạo của Hoa Kỳ rẻ hơn Haiti nên đã làm nhiều nền kinh tế trên thế giới kiệt quệ và hận Hoa Kỳ. Họ giúp dân Haiti sau vụ động đất bằng cách chuyên chở các tấn gạo của Hoa Kỳ, tặng không cho Haiti nên gạo sản xuất tại Haiti không được mua nên nông dân xứ này bị phá sản.
Nguyên nhân thứ 2 là ngày nay các công ty sản xuất bằng máy, robot nhiều hơn, tuỳ theo thị trường không phải sản xuất hàng loạt rồi chuyên chở từ TQ về mất mấy tháng. Máy có thể làm việc 24/24 tuỳ theo nhu cầu, không sợ bị đình công.
Muốn vậy thì cần các chuyên viên để kiểm soát hay sử dụng máy móc nên cần kỹ sư. Hoa Kỳ cần 30,000 kỹ sư mỗi năm.
Họ sử dụng máy in 3D để in, nghe nói bên TQ họ đã in bằng máy một số căn hộ.
Trong tương lai người ta có thể in trái tim của bệnh nhân để thay tim. Khi nào bà vợ thấy chồng hết còn yêu mình thì lấy hẹn với bác sĩ rồi chụp thuốc mê chồng thay tim mới như xưa thì ông chồng lại mê vợ như thủa ban đầu rồi mụ vợ cứ ré ré karaoke, hãy yêu như yêu lần đầu. Mấy bà khỏi cần đi giải phẫu, cứ để máy in lại da mặt, bụ bầu bì,...
Gần đây GE tuyên bố sẽ hồi cư 90 tỷ đô của các văn phòng ở hải ngoại và chịu đóng thuế. Có thể các nước sở tại bắt đầu đánh thuế công ty này, không còn cho những điều kiện kinh tế như xưa nên trở về mái nhà xưa đóng thuế rẻ hơn, lại không sợ bị ăn cắp tài liệu, làm hàng nhái. Họ vẫn giữ một số tại Trung Quốc nhưng phần bán cho thị trường tiêu thụ tại Hoa Kỳ thì họ sẽ sản xuất tại Hoa Kỳ vì dân Mỹ bắt đồ chê đồ made in China, tuy rẻ nhưng không bền. FDA bắt đầu cấm nhập cảng một số đồ sản xuất tại Trung Quốc ngay cả Việt Nam, họ đưa ra những thức ăn thức uống độc hại như cà phê Trung Nguyên,...
Lý Quang Diệu có tuyên bố là ai làm chủ Thái Bình Dương sẽ làm bá chủ thế giới ở thế kỷ 21. Hoa Kỳ bị sa lầy ở Trung Đông nên TQ rảnh tay để chiếm các đảo rồi cho xây sân bay hay đảo nhân tạo để làm căn cứ quân sự. Cho nên chính quyền Obama lo rút khỏi Trung Đông để cho hai giáo phái Shiite và Sunnite của Hồi Giáo chém giết lẫn nhau như trước khi người Tây Phương đến chiếm đóng. Ba Tư sẽ giúp Syria còn Á Rập Saoudite sẽ giúp Yemen, để hai giáo phái đánh nhau thì tây phương rảnh tay lo đối đầu với Nga và TQ.
Gần đây quốc hội Hoa Kỳ biểu quyết Trans- Pacific Partnership, một hiệp hội thương mại giữa Hoa Kỳ và 11 nước ở Thái Bình Dương, 40% GDP của thế giới để giúp nhau phát triển, buôn bán trao đổi tương tự như NAFTA dưới thời tổng thống Clinton. Các nước tham gia TPP sẽ coi như mất quyền tự chủ vì phải theo luật của thương hội, không có quyền quốc hữu hoá các công ty ngoại quốc dù cho chính quyền sở tại có thay đổi, nói chung là nhân dân các xứ này sẽ làm nô lệ cho các công ty đa quốc gia.
Sau khi nước Mễ Tây Cơ ký hiệp thương NAFTA thì có một làn sóng di dân bất hợp pháp gốc Nam Mỹ chạy qua Mỹ, lý do không có công ăn việc làm. Các công ty Hoa Kỳ nhảy vào các nước này đầu tư, thí dụ về nông nghiệp, họ dùng máy móc, cơ giới hoá các tuyến sản xuất nên các nông dân không có việc làm, chạy ra thành thị hay trốn sang Hoa Kỳ. Các công ty nhập cảng trái cây, rau cỏ vào Hoa Kỳ nên giá cả thị trường Hoa Kỳ vẫn rẻ.
Bơ của Cali thường được xem là 90% số tiêu thụ của Hoa Kỳ nhưng ngày nay chỉ còn 25%, số còn lại được nhập cảng từ Mễ Tây Cơ, Peru, Equador,... Mình tưởng năm nay giá bơ trồng ở Cali sẽ lên giá vì có vùng bị hư hao khá nhiều do mùa đông vừa qua có nơi bị tuyết phá huỷ khá nhiều trái non nhưng bơ từ các nước khác được chuyển vào thị trường Hoa Kỳ nên vẫn giữ giá. Hiệp hội các nhà trồng bơ ở Cali phải tìm cách tiếp thị về bơ Cali ở chính tại Hoa Kỳ và đặc biệt là các nước Á châu thích đồ sản xuất tại Hoa Kỳ.
Báo chí và giới truyền thông Hoa Kỳ, tây phương đang đánh các sản phẩm made in China, gần đây là du khách Tầu. Các sản phẩm từ TQ được báo chí đưa lên truyền hình, nói về những nguy hiểm của sản phẩm rẻ, mặc dù chính phủ Hoa Kỳ từng biết và nhắm mắt làm ngơ trước đây nhưng nay đang lo cô lập hoá sự bành trướng của Bắc Kinh.
Sau đệ nhị thế chiến, sản phẩm Hoa Kỳ được khắp thế giới yêu chuộng nên các công ty Hoa Kỳ đã đầu tư tại các nước trên thế giới, dùng thuyết Containment của George F. Kennan để chống lại sự bành trướng của Cộng Sản, họ cho thành lập NATO nhằm để củng cố các nước Tây Âu, trong nước thì dùng chủ thuyết Mac Carthy để truy lùng các phần tử chống đối hầu tiêu diệt sự bành trướng của phía tả.
Các nghệ sĩ bị thanh lọc, theo dõi, FBI cài người để làm ăng ten như Mật vụ Stasi của đông Đức. Sau khi Liên Sô tan rã thay vì huỷ bỏ hiến chương Bắc Đại Tây Dương, Hoa Kỳ lại cho gia nhập các chiêu hầu cũ của Liên Sô hầu phong toả Nga Sô.
Sau khi Liên Sô tan rã thì Hoa Kỳ dùng chính sách chống nhóm buôn lậu thuốc phiện, đã đổ bộ xứ Panama để bắt Oriega, một cộng sự viên của CIA, chỉ vì ông này không muốn kí gia hạn hiệp ước cho Hoa Kỳ sử dụng con kênh Panama thêm sau 100 năm. Ông này là tay sai do Hoa Kỳ đưa lên nhưng vẫn may mắn là sống sót như Lý Quang Diệu từng tuyên bố, đừng bao giờ chống lại Hoa Kỳ. Ông này nhờ chiến tranh Việt Nam đã làm quần đảo nhỏ bé của nước ông ta trở nên giàu mạnh. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam với trên 550,000 lính mỹ tham trận tại Việt Nam, cảng Tân Gia Ba và Subic đón nhận tàu bè của Hoa Kỳ để sửa chữa nhiều nhất. Ferdinand Marcos và đồng bọn đã thu hết tiền thay vì phát triển đất nước nghèo nàn lạc hậu đến khi báo chí Mỹ vô tình quay cảnh mật vụ của ông ta bắn chết Aquino, một nhà đối lập từ Hoa Kỳ về nên bắt buộc phải thay thế.
Trong các thế kỷ 17, 18 các nước giàu có Âu châu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cho người của họ đi tìm các nơi trên thế giới những gia vị, vàng, những Conquistador đã cướp chiếm vàng, châu báu, tiêu diệt nhiều nền văn minh cổ như Inca, Maya, cho di dân các thanh phần bất hảo nghèo đói sang các thuộc địa mới.
Các nước Âu châu khác đã bắt chước đi tìm các thuộc địa của họ ở Phi châu, Á châu, bắt dân bản xứ đem qua các thuộc địa mỹ châu để khai phá đất đai. Mình không biết rõ số người Việt Nam được người Pháp mộ phu đi sang các thuộc địa khác của họ hay sản xuất ngay tại pháp trong hai thế chiến. Có bác nào có tài liệu thì cho em xin.
Trong thế kỷ 19, các nước tây phương đưa các giáo sĩ sang truyền đạo để củng cố mua chuộc dân chúng địa phương, chán nản dưới sự cai trị hà khắc của đám quan lại nho giáo được gọi Mission Civilisatrice, khai hoá dân địa phương\. Dân chúng được dạy dỗ từ bé: vua là con trời, mình là con dân của vua, sinh mạng của mình đều do vua chúa quyết định. Nay bỗng được khai trí là mọi người đều giống nhau, đều là con của đấng tối cao nên họ dễ dàng thu phục dân sở tại và chiếm đóng để các công ty của họ như East India Company chuyên buôn bán tại Ấn Độ và TQ.
Vào đầu thế kỷ 20, có 11,000 quân lính Pháp tại Đông Dương để bảo vệ nền thương mại của các chủ người Pháp. Sau này họ thấy các thành phần yêu nước nổi dậy chống đối chính sách cai trị của họ nên thay vì phải để một thái thú, nhà toàn quyền như Paul Doumer để cai quản thuộc địa, các nước Âu châu đã trao trả thuộc địa lại cho người dân sở tại nhưng lại giúp những người tham lam, thân họ, nắm chính quyền hầu có lợi kinh tế cho họ, ai không theo thì sẽ bị giết. Chế độ Tân Thực Dân ra đời, dùng người địa phương cai trị dân bản xứ.
Ngày nay Hoa Kỳ hay các nước Tây Phương không dùng tôn giáo để giáo hoá dân sở tại vì từ khi thuyết tiến hoá của Darwin được chấp thuận thì ngay các nước Âu châu đã bớt tin vào nhà thờ. Cuối tuần các con chiên trên danh nghĩa, bớt đi nhà thờ, xưng tội nên các nhà thờ ở Âu châu lâm vào tình trạng có thể bị phá sản. Văn hoá Hoa Kỳ được khắp nơi trên thế giới bắt chước, ai cũng muốn có iPhone, xem các chương trình Xfactor, American Idol, The Voice, phim tập,.., Hamburger, pizza,..., được thành lập trên khắp thế giới. Các phim như Musical High School được thay đổi từng địa phương như ở Ấn Độ họ dùng Cricket thay vì bóng rổ,.., làm giàu cho các công ty Hoa Kỳ. Mình không hiểu lý do tại sao các đại công ty đa quốc gia Hoa Kỳ, chấp thuận đem tiền lời của họ ở hải ngoại về Hoa Kỳ và chịu đóng thuế. Có thể thuế tại nước sở tại cao hơn Hoa Kỳ nếu tham gia các hiệp thương như TPP,.. Ai biết cho mình hay.
Ngày nay, các thánh đường mới là Disneyland, Hollywood, Shopping Center\..., hay các nhà thờ nhỏ là các tiệm ăn McDonald, Chipotle,.... Một ngày nào đó tất cả dân chúng trên thế giới sẽ ăn Hamburger, uống Coca, bận quần Jean, di chuyển bằng xe Google, hút thuốc Malboro, dùng Iphone, mang giày Nike, coi Nhân tố bí ẩn (X Factor),..., dù góc phương trời nào, có nói tiếng địa phương nhưng các người dân này vẫn là những sản phẩm Made In USA
Nguồn: Muctimsonden