Cha mẹ sinh ra nhưng mình chịu nhiều ảnh hưởng từ ông anh rể, nên dù
ảnh mất đã lâu vẫn nhớ. Cha để lại cái tình hiền, mẹ để lại nghị lực
sống, ông anh rể để lại cách đối nhân xử thế. Ông anh rể gốc Sơn
Tây, làm công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng, rồi bị động viên đi lính
quân đội quốc gia. Thời ấy còn lệ thuộc vào Pháp, tuy làm y tá nhưng anh
biết nói tiếng Pháp và cư xử lịch thiệp. Sau 1954, ở lại miền Nam luôn,
kẹt không về được (hay ổng muốn lánh cộng sản không rõ). Xa gia đình,
bỏ hai bà vợ (do bà đầu không có con nên lấy bà hai). Đơn vị ổng có thời
gian đồn trú ở Phú Yên. Tuy lúc ấy ảnh đã cứng tuổi nhưng cao lớn đẹp
trai nên "dụ" được gái quê 17 là bà chị mình, trốn má dẫn chị đi mất
hút...
Mãi sau này, mẹ con liên lạc lại được, đang ở Kontum. Ảnh giải ngũ, dành dụm được ít tiền, hai vợ chồng sang cái sạp bán rau ngoài chợ, rồi mua căn nhà ở sát chợ bán tạp hoá. Đó là thời kỳ bà già (má) dẫn mình lúc ấy chừng 8 tuổi lên thăm. Rồi quốc lộ 19 bị Việt Cộng đặt mìn. đánh cắt đường thường xuyên nên không về được. Chần chừ lâu quá thì không dám về luôn vì về sợ mấy ông VC bắt đi học tập và đẩy đi biểu tình phản đối Mỹ, VNCH hành quân "phá ruộng vườn hoa màu"...
Thế là mình gắn bó với gia đình anh chị từ nhỏ.
Sau 1975, bà (vợ) trước và bà sau, con đời trước và con đời sau gặp nhau. Bắc vẫn ở ngoài Bắc, Nam vẫn ở trong Nam nhưng thuận hoà...
Ấn tượng một thời về ổng.
Dù là sau này nhà là tiệm buôn phố chợ, ít nhều có tiếng tăm nhưng gia đình sống tằn tiện. Quanh năm suốt tháng ảnh chỉ có: vài bộ đồ lót, vài bộ Pijama mặc ở nhà và vài bộ đồ lịch sự để đi giao thiệp. Ảnh "ki bo" nhưng bà chị mình sắm sửa xài xả láng, thế mới là đời !...
Trong đời, mình thấy trong nội ngoại có hai người tính cực kỹ và sạch là ông cậu bác sĩ và ông anh y tá. Mỗi tối, kiểm tiền bán thu được, ảnh ũi thẳng băng, xếp tờ nào ra tờ nấy, Ai đời ! quần áo mặc ở nhà mà ảnh ngâm xà phòng rồi đun sôi để diệt vi trùng rồi mới giặt xả...
Ảnh hay chửi mắng đay nghiến vợ con, thường đánh thằng con trai đầu về tội ham chơi và "thụt két" mua đồ chơi, bằng cán chổi lông gà, thậm chí là ống nhựa dẻo. Vậy mà con đau nặng ảnh ngồi khóc. Ổng như "hung thần" trong nhà, ai cũng sợ. Hỡ mỗi lần ảnh đi Sài Gòn đặt hàng tạp hoá thì cả nhà không khí nhẹ nhõm, vui chơi thả cửa...
Ảnh sống hà khắc với vợ con nhưng với mẹ vợ không bao giờ hỗn, với em vợ không bao giờ đánh. Ảnh tính kỹ và từng trải, chắc thừa biết thế nào vợ mình cũng lòn tiền về phụ giúp gia đình mẹ vợ nhưng không bao giờ chì chiết vợ. Luôn cư xử vẹn toàn với bạn bè hội đồng hương Bắc Kỳ ở Kontum. Ảnh thường nói cư xử phải "như bát nước đầy"!...
Năm 1975, hầu hết dân thị xã Kontum kéo nhau di tản vì sợ đạn bom và cộng sản. Ảnh cho gia đình đi hết, mỗi ảnh ở lại giữ nhà vì tiếc của. Dù rẳng ảnh cũng như dân Bắc 54 tối kỵ cộng sản. Mãi tháng sau mới đi tìm vợ con, sum họp gia đình ở Sài Gòn. Một sự hy sinh to lớn của người chồng, người cha...
Lúc nhỏ mình sợ và có phần giận ông anh rể chuyện này chuyện nọ nhưng lớn rồi mới hiểu, tư cách sống của ảnh quả là tuyệt vời !.
Câu cuối anh khuyên mình trước khi mất, khi đang còn bộ đội ở Campuchia về phép ghé thăm, là "cậu đừng ăn cái bánh vẽ của cộng sản". Lúc ấy, mình đang hăng nên bỏ ngoài tai. Sau ngày ra quân, ngẫm lại cuộc đời, ổng nói không sai.
.....
Mãi sau này, mẹ con liên lạc lại được, đang ở Kontum. Ảnh giải ngũ, dành dụm được ít tiền, hai vợ chồng sang cái sạp bán rau ngoài chợ, rồi mua căn nhà ở sát chợ bán tạp hoá. Đó là thời kỳ bà già (má) dẫn mình lúc ấy chừng 8 tuổi lên thăm. Rồi quốc lộ 19 bị Việt Cộng đặt mìn. đánh cắt đường thường xuyên nên không về được. Chần chừ lâu quá thì không dám về luôn vì về sợ mấy ông VC bắt đi học tập và đẩy đi biểu tình phản đối Mỹ, VNCH hành quân "phá ruộng vườn hoa màu"...
Thế là mình gắn bó với gia đình anh chị từ nhỏ.
Sau 1975, bà (vợ) trước và bà sau, con đời trước và con đời sau gặp nhau. Bắc vẫn ở ngoài Bắc, Nam vẫn ở trong Nam nhưng thuận hoà...
Ấn tượng một thời về ổng.
Dù là sau này nhà là tiệm buôn phố chợ, ít nhều có tiếng tăm nhưng gia đình sống tằn tiện. Quanh năm suốt tháng ảnh chỉ có: vài bộ đồ lót, vài bộ Pijama mặc ở nhà và vài bộ đồ lịch sự để đi giao thiệp. Ảnh "ki bo" nhưng bà chị mình sắm sửa xài xả láng, thế mới là đời !...
Trong đời, mình thấy trong nội ngoại có hai người tính cực kỹ và sạch là ông cậu bác sĩ và ông anh y tá. Mỗi tối, kiểm tiền bán thu được, ảnh ũi thẳng băng, xếp tờ nào ra tờ nấy, Ai đời ! quần áo mặc ở nhà mà ảnh ngâm xà phòng rồi đun sôi để diệt vi trùng rồi mới giặt xả...
Ảnh hay chửi mắng đay nghiến vợ con, thường đánh thằng con trai đầu về tội ham chơi và "thụt két" mua đồ chơi, bằng cán chổi lông gà, thậm chí là ống nhựa dẻo. Vậy mà con đau nặng ảnh ngồi khóc. Ổng như "hung thần" trong nhà, ai cũng sợ. Hỡ mỗi lần ảnh đi Sài Gòn đặt hàng tạp hoá thì cả nhà không khí nhẹ nhõm, vui chơi thả cửa...
Ảnh sống hà khắc với vợ con nhưng với mẹ vợ không bao giờ hỗn, với em vợ không bao giờ đánh. Ảnh tính kỹ và từng trải, chắc thừa biết thế nào vợ mình cũng lòn tiền về phụ giúp gia đình mẹ vợ nhưng không bao giờ chì chiết vợ. Luôn cư xử vẹn toàn với bạn bè hội đồng hương Bắc Kỳ ở Kontum. Ảnh thường nói cư xử phải "như bát nước đầy"!...
Năm 1975, hầu hết dân thị xã Kontum kéo nhau di tản vì sợ đạn bom và cộng sản. Ảnh cho gia đình đi hết, mỗi ảnh ở lại giữ nhà vì tiếc của. Dù rẳng ảnh cũng như dân Bắc 54 tối kỵ cộng sản. Mãi tháng sau mới đi tìm vợ con, sum họp gia đình ở Sài Gòn. Một sự hy sinh to lớn của người chồng, người cha...
Lúc nhỏ mình sợ và có phần giận ông anh rể chuyện này chuyện nọ nhưng lớn rồi mới hiểu, tư cách sống của ảnh quả là tuyệt vời !.
Câu cuối anh khuyên mình trước khi mất, khi đang còn bộ đội ở Campuchia về phép ghé thăm, là "cậu đừng ăn cái bánh vẽ của cộng sản". Lúc ấy, mình đang hăng nên bỏ ngoài tai. Sau ngày ra quân, ngẫm lại cuộc đời, ổng nói không sai.
.....