Bên cạnh nhiều địa danh mang tiếng Nôm và Hán Việt còn có những nơi mang tên bằng
ngôn ngữ của dân tộc thiểu số và tùy vào địa bàn cư trú thí dụ như:
* Vùng Cao Bắc Lạng có nhiều tên núi, tên sông và tên huyện bằng tiếng Hmông,tiếng
Mường,tiếng Thái....Thí dụ: Pulông,Puxilung,Nậm Nu,Nậm Na,Na Rì ,Na Hay, Mường Bo,Mường La,
* Khu vực Tây Nguyên đầy đặc địa danh bằng tiếng Êđê,Bana,Raglai,Mạ
,Lạch...Thí dụ:Pleiku,Pleime, Đăk Lăk, Đăk Tô, Đăt Sut,Krông Pa,Krông
Nô, Kontum, Konhok.
* Dọc theo Miền Duyên hải Trung phần, địa danh gốc Chàm không
thiếu......Thí dụ Cà Ná,Cam Ranh,Phan Thiết,Phan Rí ,Phan Rang,Nha
Trang, Đà Nẵng..
* Miền Đông Nam phần Việt Nam có rất nhiều địa danh gốc tiếng Stiêng Thí dụ như Bù Đăng ,Bù Đóp,Bù Gia Mập,Bù Trăng Lơ....
* Và từ miền Đông đến miền Tây Nam phần với hơn một triệu dân cư gốc
Khmer thì địa danh có xuất xứ từ ngôn ngữ Môn-Khmer là điều hiển nhiên
dể hiểu.
۞
Sài Gòn:
Từ gốc theo tiếng Khmer là Prây Nôkôr (hay Brai
Nagara theo tiếng Phạn mà người Miên mượn), có
nghĩa là "thị trấn ở trong rừng", "Prei" hay "Brai" là
"rừng", "Nokor" hay "Nagara" là "thị trấn".
Đây là vùng mà chúa Nguyễn đã mượn làm nơi
thu thuế.
Theo tiến trình của ngôn ngữ, Prei hay Brai biến thành Rai, thành "Sài", Nokor bị bỏ "no" thành "kor", và từ "kor" thành "gòn".
Theo tiến trình của ngôn ngữ, Prei hay Brai biến thành Rai, thành "Sài", Nokor bị bỏ "no" thành "kor", và từ "kor" thành "gòn".
Gò Vấp: Âm gốc tiếng Khmer là Kompăp, một loại cây cứng như lim.
Bến Lức:(Long An) Tiếng gốc Khmer là Rolưk - một loại cỏ lá nhỏ, mọc theo bờ nước, rễ là vị thuốc sài hồ.“bến có nhiều cây lứt”.
Cần Giờ: (Tp HCM) Cần Giờ vốn có nguồn gốc từ tiếng Khmer Kầnchoeu nghĩa là cái thúng.
Cần Đước: (Long An) Có gốc từ tiếng Khmer là andoek tức là con rùa dạng trung bình.Chắc hẳn thời xa xưa có rất nhiều rùa sống ở đây?
Sông Vàm Cỏ: Bắt nguồn từ tiếng Khmer “piăm vaïcô”, nghĩa là “vàm (piăm) đánh/lùa (vaï) bò (cô)”. Điều này cho biết sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây chính là con đường lùa trâu bò thuở xưa.
Cần Thơ: Ngày xưa là vùng đất của người Khmer và có tên là Prek Rưsây - sông tre. Người Khmer gọi Cần Thơ là Sróc Cơn-thô: cá sặc rằn là "Kần tho" (có nhiều ở vùng này). Người Bến Tre gọi là cá Lò tho.
Bến Tre: là Kompuoông Rưsây hay Srôk Trây= Xóm Cá (Xóm Tre= Bến Tre); "Kompuoông" là bến, "Rưsây" là tre, Tơ rây là cá. Hàm chứa ý nghĩa vùng đất có nhiều cá.
Mỹ Tho: Người Khmer gọi là "Srock my so" (xứ nàng trắng).
Sóc Trăng: Xuất phát từ tiếng Khmer "Srock Khleng". Srock có nghĩa là xứ, cõi. Khleng là kho.
Kế Sách: là một huyện của Sóc Trăng. Cát tiếng Khmer là Kh'sach, như vậy Kế Sách là sự Việt hoá tiếng Khmer.
Cái Răng: (thuộc Cần Thơ) là sự Việt hoá của tiếng Khmer "Chờ ran" là bếp lò nấu bằng củi, có thể trước kia đây là vùng sản xuất hoặc bán cà ràn.
Trà Vinh: xuất phát từ "prha trapenh" có nghĩa là ao linh thiêng. (phải chăng là "Pría tropeng" - ao Phật?)
Sa Đéc: (Đồng Tháp) xuất phát từ "Phsar đek", phsar là chợ, dek là sắt - chợ (bán) sắt.
Tha La: Một địa danh nổi tiếng ở Tây Ninh (Tha La xóm đạo), do tiếng Khmer "sala",là là hội trường, nhà nghỉ ngơi, tu dưỡng của tu sĩ Phật giáo.
Cà Mau: là sự Việt hoá của tiếng Khmer "Tưck Khmau", có nghĩa là nước đen.
Châu Đốc: (An Giang) Khmer: "moát chrúc" = miệng heo.
Lấp Vò: Huyện thuộc tỉnh An Giang. Khmer: srôk tức por = xóm nước nóng.
Mỹ Lồng: địa danh và tên sông thuộc Tiền Giang (Kiến Hòa). Khm: Srok Mi Lôn = xứ, xóm của nàng tên Lôn.
Thốt nốt: (huyện thuộc An Giang) Khmer: Thnốt = thực vật thuộc họ dừa, trái cho mật dùng làm đường.
Vĩnh Long: (hay Vũng Luông, Vãng luông): có nguồn từ chữ Kampong luông. Kompong = vũng. Luông = vua = Long.
..............
(Th09 sưu tầm, có đính chính lại vài chi tiết phát âm theo ý hiểu của mình)