Vnthuquan - Phạm Văn Nhân
Trước
đây, khi các phương tiện thông tin loan đi sự kiện một cô gái nước
ngoài còn sống sót duy nhất sau một tai nạn máy bay ở thung lũng Ô Kha
(Nha Trang), chúng tôi vừa khâm phục vừa tiếc rẻ:
- Khâm phục vì tinh thần kiên cường và kỹ năng mưu sinh thoát hiểm của cô gái.
- Tiếc rẻ là lớp trẻ của chúng ta chưa có một trường nào mở lớp huấn luyện về “Mưu sinh fhoát hiểm (ngoại trừ quân đội) để ứng phó với mọi tình huống bất trắc có thể xảy ra trong cuộc sống.
Từ đó, trong thâm tâm của chúng tôi đã manh nha hình thành một cuốn sáck có tính cách đại chúng về “Kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã”. Tuy nhiên, vì khả năng, kiến thức cũng như kinh nghiệm còn rất hạn chế nên cứ chần chừ mãi.
Gần đây, được sự động viên và khuyến khích của một số bạn bè thân hữu, các anh chị phụ trách trong các phong trào sinh hoạt thanh thiếu niên, chúng tôi đã cố gắng sưu tầm một số tài liệu trong cũng như ngoài nước, cộng với một số vốn liếng kinh nghiệm ít ỏi của mình và sự đóng góp ý kiến của bạn bè, thế là cuốn sách đã dần dần hình thành. Dĩ nhiên, những hạn chế và thiếu sót thì không thể nào tránh khỏi.
Và cũng xin quý độc giả đừng vội cho là chúng tôi không thực tế khi đưa những chương mục như Sa mạc, Băng tuyết... vào trong sách, vì đất nước ta làm gì có những của hiếm đó. Nhưng kính thưa quý vị, ngày nay, những sự cố bất ngờ trong khi đi du lịch, làm việc nơi xa, hoạt động dã ngoại, thám du mạo hiểm, tai nạn trên không, trên biển, trên bộ... có thể đưa quý vị rơi vào một môi trường, hoàn cảnh xa lạ với cuộc sống thường ngày như đầm lầy, núi cao, rừng sâu biển lớn, sa mạc, băng tuyết... thậm chí đôi khi còn ở dưới lòng đất mà nếu không biết cách xử trí thì cơ hội sống sót của chúng ta rất mong manh.
Chúng tôi hy vọng rằng, sau khi xem xong cuốn sách này, quý vị sẽ có một khái niệm về các phương pháp sinh tồn nơi hoang dã. Tuy nhiên đây chỉ là phần lý thuyết, quý vị cần thực tập nhiều lần trong các cuộc cắm trại, xuất du, thám hiểm, dã ngoại... Như thế chắc quý vị sẽ có nhiều khả năng tồn tại khi bị rơi vào những nơi hoang vu xa lạ. Và đây cũng chính là tâm nguyện của chúng tôi.
Xin cảm ơn những ai đã cầm đến cuốn sách này.
PHẠM VĂN NHÂN
- Khâm phục vì tinh thần kiên cường và kỹ năng mưu sinh thoát hiểm của cô gái.
- Tiếc rẻ là lớp trẻ của chúng ta chưa có một trường nào mở lớp huấn luyện về “Mưu sinh fhoát hiểm (ngoại trừ quân đội) để ứng phó với mọi tình huống bất trắc có thể xảy ra trong cuộc sống.
Từ đó, trong thâm tâm của chúng tôi đã manh nha hình thành một cuốn sáck có tính cách đại chúng về “Kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã”. Tuy nhiên, vì khả năng, kiến thức cũng như kinh nghiệm còn rất hạn chế nên cứ chần chừ mãi.
Gần đây, được sự động viên và khuyến khích của một số bạn bè thân hữu, các anh chị phụ trách trong các phong trào sinh hoạt thanh thiếu niên, chúng tôi đã cố gắng sưu tầm một số tài liệu trong cũng như ngoài nước, cộng với một số vốn liếng kinh nghiệm ít ỏi của mình và sự đóng góp ý kiến của bạn bè, thế là cuốn sách đã dần dần hình thành. Dĩ nhiên, những hạn chế và thiếu sót thì không thể nào tránh khỏi.
Và cũng xin quý độc giả đừng vội cho là chúng tôi không thực tế khi đưa những chương mục như Sa mạc, Băng tuyết... vào trong sách, vì đất nước ta làm gì có những của hiếm đó. Nhưng kính thưa quý vị, ngày nay, những sự cố bất ngờ trong khi đi du lịch, làm việc nơi xa, hoạt động dã ngoại, thám du mạo hiểm, tai nạn trên không, trên biển, trên bộ... có thể đưa quý vị rơi vào một môi trường, hoàn cảnh xa lạ với cuộc sống thường ngày như đầm lầy, núi cao, rừng sâu biển lớn, sa mạc, băng tuyết... thậm chí đôi khi còn ở dưới lòng đất mà nếu không biết cách xử trí thì cơ hội sống sót của chúng ta rất mong manh.
Chúng tôi hy vọng rằng, sau khi xem xong cuốn sách này, quý vị sẽ có một khái niệm về các phương pháp sinh tồn nơi hoang dã. Tuy nhiên đây chỉ là phần lý thuyết, quý vị cần thực tập nhiều lần trong các cuộc cắm trại, xuất du, thám hiểm, dã ngoại... Như thế chắc quý vị sẽ có nhiều khả năng tồn tại khi bị rơi vào những nơi hoang vu xa lạ. Và đây cũng chính là tâm nguyện của chúng tôi.
Xin cảm ơn những ai đã cầm đến cuốn sách này.
PHẠM VĂN NHÂN
Đối diện
Ngoài những nhà phiêu lưu mạo hiểm, những chiến binh, những người khai phá... ít ai trong chúng ta lại nghĩ rằng; sẽ có một ngày nào đó, mình phải đối diện với sự sinh tồn của chính mình chỉ với bằng bàn tay và khối óc, trong khi chung quanh là thiên nhiên bao la bí hiểm, bệnh tật, đói khát, chết chóc.... Thế mà, có người ngày hôm qua còn đang ở trong biệt thự tiện nghi, xe cộ đưa đón, kẻ hầu người hạ, thì hôm nay: rừng rậm hoang vu, đầm lầy bí hiểm, sa mạc khô cằn, hoang đảo cô đơn...
Có người vì nhiệm vụ, có người vì sơ ý để thất lạc, có người vì tai nạn, mà cũng có người lập dị muốn sống cuộc sống hoang sơ, từ chối tiện nghi của nền văn minh hiện đại... Tất cả họ đều phải đối diện với một thiên nhiên khốc liệt, mà phần đông trong số họ thường phải bó tay (dù đôi khi họ được trang bị khá đầy đủ) chỉ vì họ chưa được học tập và huấn luyện chu đáo. Có một số ít người do may mắn, nhưng cũng không ít người do khả năng, sức lực, ý chí, sự hiểu biết về mưu sinh thoát hiểm... mà đã sống sót sau những tai nạn. Báo chí và các phương tiện truyền thông đã nói rất nhiều về những trường hợp điển hình đó.
Chúng tôi xin trích một đoạn trong tạp chí THẾ GIỚI MỚI về cuộc hội thảo “VĂN HÓA NGOÀI TRỜI” được tổ chức tại Nhật Bản:
“Chúng ta lo đuổi theo văn minh vật chất, lo chú ý đến kinh tế mà coi nhẹ giáo dục con người, các nhà trường hiện nay nặng về phát triển trí tuệ chứ không phát triển đức tính. Với lớp trẻ, mọi thứ đều có những phát minh khoa học cung cấp cho: ăn uống, nhà ở, tiêu dùng, sinh hoạt... tất cả đều sẵn sàng đến mức con người không phải làm gì và không biết làm gì nữa. Ở Nhật Bản đã tổ chức một cuộc thí nghiệm: Tập trung một số thanh thiếu niên, cho sống với nhau trên một hòn đảo, tự túc lấy một vài tuần... Người ta thấy rằng: Các em không biết nấu cơm, không dựng được nhà ở, không thể trèo núi, băng suối...” (TGM số 221 – 1997)
Như vậy, cho dù được trang bị đầy đủ mà không được học tập huấn luyện chu đáo, thì chúng ta cũng dễ bị lúng túng và thụ động trước thiên nhiên. Chúng ta nên nhớ rằng: Thiên nhiên rất tàn nhẫn nhưng cũng rất hào phóng. Lấy đi tất cả nhưng cũng cho lại tất cả. Chỉ có điều: Chúng ta phải biết cách nhận.
Trong tập sách nầy, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu và thực hành nhưng điều cần phải biết, những việc cần phải làm, để khi cần, chúng ta có thể SINH TỒN NƠI HOANG DÃ mà đôi khi chỉ với một con dao hay một cái rìu trong tay. Các bạn đừng nghĩ rằng: việc đó quá xa vời, ngoài tầm tay của các bạn. Không! Chỉ cần sau khi đọc cuốn sách nầy, các bạn hãy tìm cách thực tập và cộng với một quyết tâm cao, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng, và biết đâu, sẽ có lúc bạn tự hào về những khả năng và sự hiểu biết của mình.