Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Quê hương là gì hở mẹ?

P. NGUYỄN THÁI HỢP, GM[1]

Quê hương, Đất nước, Tổ quốc, Dân tộc, Quốc gia, Nước nhà, Nhà nước… những từ thật quen thuộc, nhưng cũng thật phức tạp và nhiều khi dị nghĩa. Đứng trên quan điểm lịch sử, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và nhất là ý thức hệ người ta có thể đưa ra nhiều lối giải thích và lập trường đối nghịch nhau[2]. Chỉ cần đọc lại một số bài viết của người Việt hải ngoại cũng như ở trong nước suốt mấy thập niên vừa qua, tất sẽ rõ cái cảnh “ông nói gà, bà nói vịt” hoặc “râu ông nọ, cắm cằm bà kia”. Tùy theo quan điểm và chọn lựa chính trị, người ta đã đưa ra nhiều quả quyết triệt để, đối lập và thường khi gay gắt, khai trừ nhau …

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Đã từng có "Pháp trường cát" di động giữa lòng Sài Gòn

"Các pháp trường này được lập vào các năm 1965-66 là những năm tình hình Nam VN cực kỳ rối loạn, liên tục đảo chánh, sư sãi biểu tình, VC nổ bom giữa Sài Gòn, gian thương lợi dụng tình hình khó khăn đầu cơ tích trữ, lũng đoạn thị trường để làm giàu.

Chính quyền miền Nam lúc ấy phải lập ra các tòa án quân sự đặc biệt để xét xử nhiều vụ án nổi bật với những bản án nghiêm khắc, không chỉ dành cho các kẻ khủng bố hay gian thương, mà một số viên chức chính quyền tham nhũng cũng phải chịu những hình phạt nặng như nhiều tài liệu hay sách báo ngày ấy có ghi lại. Những vụ hành quyết công khai này nhằm mục đích trấn áp tội phạm với tính cách răn đe, nhưng cũng đã bị mang tiếng nhiều với quốc tế." - Nguồn: Anhxua.com

Họ lập ra hội đồng gọi là “nội các chiến tranh”, nếu có bằng chứng, họ xét xử và quyết định "chớp nhoáng" rồi đưa ra dựa cột và đòm.

Quan chức mà nói như bà tám!

Ông Trần Quang Thảo, chủ tịch UNND Q.8, TP.HCM nói: Có 4 hộ người Chăm yêu cầu Ban chỉ đạo cung cấp trái cây là táo Newzeland và nho Mỹ, gây khó khăn cho Quận.
Nếu như chính quyền không ghi âm lời nói của họ thì thành ra vu khống xúc phạm công dân. Cho dù có thật thì nó là trường hợp cá biệt không nên nói. Chính quyền có nhu yếu phẩm thiết yếu gì thì cung cấp cho dân cách ly cái đó, không bắt buột. Ông nói như vậy, có thể gây dân mất đoàn kết với nhau, khơi mào cho dư luận đố kỵ giàu nghèo, tôn giáo.

Bí kíp làm nên thương hiệu rượu xoài của lính ở K

Một anh xin dân đâu được dăm trái xoài tượng đã chín, xếp vào thùng đạn AR-15, xong đổ vào một ký đường. Vác về lập công với anh em. Nghĩ đường sẽ thấm vào xoài, ăn vậy mới đã, vừa cung cấp năng lượng vừa bổ sung vitamin. Ai dè do đi đường xa mất mấy ngày lại gặp thời tiết đang nóng nữa. Cái thùng đạn có ron cao su kín mít, xoài chín gặp đường lên men, tích khí ga nên cái thùng đạn nó phình. Anh em háo hức chờ thưởng thức món lạ. Nhưng cái thùng đạn phình bụng, ép chặc hai pát khoá, lính không mở được. Đục phá ra thì sợ nó nổ banh mất ăn. Cả bọn hì hục dùng dao cạy mãi mới được, cho hơi xì ra từ từ. Mở nắp, nhìn vào thùng, thấy xoài vàng ươm, xâm xấp nước đỏ vàng sóng sánh, mùi rượu bốc lên ngào ngạt.
Thử hơi gắt cổ nên anh em pha thêm một ít nước vào cho đỡ ngọt và cho đủ cả bọn uống chung. Người thì dùng chén, người thì lấy muỗng múc, vừa nước vừa cái, những quả xoài nát ủng tọng vào mồm trơn tuột. Nó có vị ngọt của đường, có hương thơm man mác của xoài, có khí ga nồng sực, có vị đắng khét của thuốc đạn. Quất một tăng, men rượu thấm vào làm cho khuôn mặt ai nấy cũng hồng hào, nói cười vui vẻ. Nhằm lúc tình hình chiến sự yên tĩnh, giải quyết nó xong, cả bọn ngồi tán dóc, uống nước chè và hút thuốc lào. Tiếng điếu cày không ngừng sòng sọc vang lên.

Cách chức trong quá khứ...


Ngưng xuất khẩu gạo cần tính sát thực tế.

Chính phủ dựa vào báo cáo phỏng đoán của các địa phương, chắc gì họ nắm được trữ lượng trong dân. Nếu đó là chiêu làm giá với nước nhập khẩu thì ok. Còn bảo vì bảo đảm an toàn lương thực quốc gia thì tại sao nông dân nghèo phải lo cho cả nước, ai lo cho người nông dân? Tui tin: giả như lâm vào cảnh thiếu lương thực, người có của không chết còn người nghèo cũng chả chết ở một nước nông nghiệp như VN. Họ sẽ tự bươi móc và đùm bọc nhau mà sống.

Cách ly, có đáng phải "vì nhân dân quên mình" hay không?

Tại sao nhà nước ưu ái coi họ như thượng đế!
Những người mà chính quyền đưa vào các khu cách ly, hầu hết là giới có tiền, người thì xuất khẩu lao động, người thì học tập, công tác ở nước ngoài trở về. Ngoài việc chăm sóc y tế còn được nhà nước tạo điều kiện sinh hoạt vui chơi giải trí, được cung cấp thức ăn đồ uống đầy đủ. So với gia đình người lao động chân tay đang ở ngoài, mơ cũng chưa có được! Nhu cầu thiết yếu như vậy là quá đủ. Chỉ 14 ngày thôi vậy mà người thân họ ở bên ngoài còn tiếp tế cho con em hàng thùng thùng đồ, đủ thứ tiện nghi khác. Ăn, dùng thừa mứa, lẽ dĩ nhiên phải xả rác, lại phải huy động người phục vụ gom dọn.
Hiểu ý nhà nước muốn tạo điều kiện tốt nhất để người ta không ngại ngần trong việc cách ly. Nhà nước Việt Nam được tiếng thơm từ nhân dân và nước ngoài khen ngợi. Nhưng làm vậy là quá đáng, thành gánh nặng đối với một nước nghèo. Hàng hoá từ ngoài vào liên tục với khối lượng lớn, tiếp xúc giữa người bên trong và bên ngoài thì ai dám chắc kiểm soát chặc an toàn, không bị lây nhiễm. Biết đâu, chỉ một người thôi thì hàng ngàn khác bị theo, nơi cách lý biến thành ổ dịch.
Trong khi đó bộ đội, dân quân, nhân viên y tế phải nhường chỗ cho họ, ăn uống vội vàn, bạ đâu ngủ đó.
Thử hỏi, gỉa như người bị lây nhiễm, người phải chịu cách ly tăng lên từng ngày thì chỗ đâu chứa cho hết, nhân viên y tế đâu cho đủ. Nó tăng cấp số cộng còn đỡ nếu tăng cấp số nhân thành bùng phát dịch thì sao, tài lực cỡ VN có chịu nổi không?

Mùa dịch - Ông trời ơi ông bất công lắm..


Hình dành cho quan nhớn.


Dịch có gì mà ghê, đừng có nghe lung tung!

Đơn giản ai cũng làm được, chỉ cần:
- Hạn chế ra ngoài, mang khẩu trang cách người khác 2 mét.
- Đi ra ngoài về: bỏ khẩu trang dùng rồi, rửa tay, thay quần áo.
- Súc họng bằng nước muối ngày 3 lần và sau khi đi về.
Ngoài ra:
Chỉ theo khuyến cáo của ngành y tế. Uống thêm nước, ăn thêm rau củ quả gia vị, có tăng cường sức đề kháng hay không cũng không hại gì. Vậy thôi !.
(BS Cạo)



Ý tưởng tuyệt vời, Việt Nam hãy sẵn sàng cho sinh viên y khoa

năm cuối tốt nghiệp, bỏ qua giai đoạn thực tập nếu tham gia chống dịch.
____________

Bốn trường Đại học Y khoa thuộc hệ thống Đại học Y Boston ở tiểu bang Massachusetts, đang chuẩn bị cho một hành động ngoại lệ chưa từng có trong lịch sử: Sẽ tổ chức tốt nghiệp cho các sinh viên Y khoa năm thứ 4 trong tháng 4 này và cho phép họ nộp đơn lấy bằng hành nghề của tiểu bang - bỏ qua thời gian thực tập từ 3 đến 7 năm theo truyền thống và luật lệ đã có từ trước đến giờ.

Đề nghị nêu trên được Bộ trưởng Bộ Y tế và Dân sinh của tiểu bang, Marylou Sudders, đưa ra và đã được các Trưởng khoa (hay viện trưởng - Deans) của cả 4 trường đồng ý.

Vì sao dân Mỹ thiếu khẩu trang nghiêm trọng?

- Vì trước đó dân Mỹ hiếm người mang KT nên nhu cầu rất ít

- Vì Mỹ là nước tiệu thụ chứ không phải sx khẩu trang

- Vì bị dân mũi tẹt ở bển gom đem về bán ở cố hương

- Vì sx không kịp do vải may phải nhập từ Trung Quốc

(TC hóng)

Phùng Quán: thèm được làm người

Trần Mạnh Hảo

Sau vụ “Nhân Văn giai phẩm” ( 1955-1957), Phùng Quán ( 1932-1995) bị đuổi khỏi quân đội, đuổi khỏi Hội Nhà Văn, bị kiểm điểm quy tội đại phản động vì dám viết bài thơ “Lời mẹ dặn” in trên báo “Nhân Văn” năm 1956 và bài thơ “Chống tham ô lãng phí” viết năm 1957...
Khi bị đuổi ra khỏi ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế, trụ sở của tạp chí “Văn nghệ quân đội” bây giờ, Phùng Quán đến ngồi bên một gốc cây ở đường Phùng Hưng hai tiếng đồng hồ. Ông không biết về đâu, ngủ đâu, ăn ở đâu vì không có gia đình bà con họ hàng. Phùng Quán bơ vơ, lẩm bẩm : chỉ còn nước đi ăn mày…
Chú ruột Phùng Quán (tên hoạt động cách mạng là Nguyễn Vạn) đang là cán bộ cao cấp ở ngay Hà Nội đã từ ông vì tội chống đảng “nhân văn giai phẩm”; cậu họ là Tố Hữu đang là hung thần đánh “Nhân văn giai phẩm”…
Phùng Quán tìm tới công viên tạm trú suốt một tuần thì bạn bè tìm được ông. Lúc đó, ông mới 26 tuổi, sức dài vai rộng , đi ăn mày, ai cho ? Vả lại, đi ăn mày là nói xấu đảng, rằng chế độ tốt đẹp thế này mà mày đi ăn mày là sao ?

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020

Cạo cắn linh tinh... 12



Sau 1 tháng uống thuốc giảm cân, trông mình cũng được chứ các tình iêu !


Anh đi cách ly Covid 19...


Nhà chẳng thiếu thứ gì...


Chúng ta kế thừa gì từ những người thân?

Thường khi còn trẻ, chúng ta không thấy giống người thân, thậm chí là phủ định. Khi về già, ngồi ngẫm ra mới thấy có gì đó giống người này người nọ, cả về hình dáng lẫn tính tình. Mỗi người thừa hưởng qua di truyền và từ các mối quan hệ, ngoài ruột thịt còn có người thân quen khác. Ngay cả vợ chồng sống lâu cũng có tác động qua lại. hehe.
Các bạn nghĩ lại coi có đúng không? nếu không thì coi lại, phải đi tìm... để lá rụng đúng gốc.

"Chiến dịch Can vàng".

Nhìn chiếc can này, nhiều đồng đội sư 307 nhớ chuyện xưa, ứa nước mắt!.
Một số đơn vị khi hành quân đánh căn cứ địch, khát nước mệt mõi đến độ lính vứt bỏ cả đạn, lương thực, tư trang... Vậy mà vẫn đeo nó bên mình cho dù hết nước để khi có nước dùng đựng lại. Coi nó là tài sản quan trọng nhất của thằng lính.
Anh em giã từ vũ khí đã lâu, mật danh chiến dịch có thể quên, đơn vị phối hợp tác chiến có thể quên... Nhưng mỗi khi nhắc lại kỷ niệm với nhau, không ai quên chiếc can vàng ngày xưa thấm đẫm mồ hôi và máu. "Chiến dịch Can vàng"!


Nhân mùa dịch nói chuyện... dịch ong

Phạm Lưu Vũ
Không phải chỉ loài người hay những súc vật to lớn như trâu bò, lợn gà… mới mắc nạn ôn dịch. Cả côn trùng cũng bị ôn dịch, bởi vì đối với loài vi rus (ví dụ con vi rus Vũ Hán), thì một con ong cũng to bằng cả tòa nhà. Những người nuôi ong thường biết loài ong có một nạn dịch gọi là “trùng phong đẳng”, là một loại vi rus có trong gió nên gọi “trùng phong”, nó gây bệnh không chừa con nào, các loại ong thợ, ong đực, kể cả ong chúa cũng đều dễ bị nhiễm nên gọi là “đẳng”. Ong lại là loài bay cả đời nên rất dễ dính loại ôn dịch này.
May mắn thay, ong là một trong những loài côn trùng có khả năng gọi là “thông tri bất tự” (cái biết của chúng thông nhau, không cần phải dùng đến chữ nghĩa, kí hiệu…). Cho nên bất cứ con nào hít phải “trùng phong đẳng” trong khi đang bay lượn, la cà… ở bên ngoài, thì cả tổ ong lập tức biết ngay. Những con ong thợ canh cửa sẽ thực hiện ngay bản năng đóng cổng, ngăn không cho con ong ấy trở về. Đồng thời, chúng truy lùng những con khác nếu bay gần, hoặc đã tiếp xúc với con ong ấy (kiểu như F1) để… cách ly.

Thuốc điều trị cúm Covid 19 -Không nên cầm đèn chạy trước ô tô!

Nghe đồn thuốc điều trị cúm Covid19 đã thử nghiệm thành công và đang áp dụng ở nước này nước nọ. Trong đó có thuốc sét rét Chloroquine nên có người lo mua tích trữ, sợ hết.
Theo TC thì không phải lo xa, vấn đề là có hiệu quả không chứ nước nào chả SX được. Khi chưa có thông báo chính thức của cơ quan Y tế thì chớ vội. Chưa xác định là dương tính, mới nghi thôi, thấy có triệu chứng khá giống nhiễm Corona đã lo uống thuốc dự phòng là không nên vì tác dụng phụ của nó. Hồi còn bộ đội, mình bị sốt rét, mấy lần uống vào, lơ bơ lửng bửng, tai kêu ù ù. Kinh!

Lần xuất hiện gần đây của vợ chồng "người tử tế" trong "ván bài lật ngửa".

05/01/2020 

Siêu vi Cúm có nét tương đồng với ký sinh trùng sốt rét.

Ai từng bị sốt rét dễ thấy điều này. Không biết khoa học thế nào, tôi chỉ nói trải nghiệm của mình, của một người có thâm niên. Nhiễm ký sinh trùng SR và phát bênh lần đầu từ năm 1978, mãi đến 1991 không thấy bị nữa. Vậy là tôi sống chung với nó suốt 13 năm. Nhớ lại: bị sốt 1 lần bị ở Kon Tum, 4 lần ở Campuchia, 2 lần ở Nha Trang và 1 lần ở Sóc Trăng. Trong đó, tôi bị chập dây thần kinh hai lần, ở trạng thái hưng phấn, thế mới lạ!
Có gì đó tương đồng như Covi. Nó khởi phát đột ngột, không dự báo trước. Triệu chứng khi phát sốt không giống mà có khi cũng giống như bao người khác. Có người bị sốt li bì, lên bờ xuống ruộng, liệt cụp phải chống gậy mà đi, còn tôi vẫn tà tà, có lần sốt 40,5 độ vẫn tỉnh. Chu kỳ thường lặp lại: lạnh, nóng, nhức đầu. Nhanh chậm tuỳ người, rồi dăm ba ngày là hết. Ở bộ đội có người bị kiểu dở dỡ dở ương ương nên chỉ huy và anh em hiểu nhầm thằng đó né tránh đánh địch, trốn việc.
Tạm đúc kết theo nhận thấy của mình:
- Triệu chứng SR, đa số giống nhau nhưng có những người diễn biến khác do sức đề kháng của từng người khác nhau.
- Ký sinh trùng SR truyền nhiễm từ người này sang người khác, nơi sinh hoạt cộng đồng dẫn đến cả tập thể dễ bị theo.
- Thuốc SR không trị hết mà chỉ chặn không cho ký sinh trùng phát tác mỗi khi lên cơn thôi. Càng về sau những thuốc như Quinine, Chloroquine... bị lờn do ký sinh trùng kháng thuốc.
- KST.SR nằm im đó, mỗi khi điều kiện ăn uống kém, sức khoẻ yếu và tâm lý lo lắng nhiều là nó dợt liền. Uống thuốc vào, nó lui ở ẩn chờ cơ hội khác.
Cho nên đến nay gần 30 năm, tôi vẫn không rõ KST nó còn trong người mình không, cố thủ hay đã bị kháng thể tiêu diệt hoàn toàn?

Cùng tìm hiểu ý nghĩa đằng sau bài hát “Bắc kim thang cà lang bí rợ”


Thứ Tư, 18 tháng 3, 2020

Sau 1 tháng uống thuốc giảm cân, trông mình cũng được chứ các tình iêu !


Coi lại dáng má thon thả khỏi chê, hổng biết có quá liều không mà cái dú mất tiêu, cái mẹc thì như pê đê dẫy hổng biết?

Bọn tư bổn giãy chết sang VN mà học cách làm truyền thông trong mùa dịch nè!

Ghi điểm đúng lúc, kịp thời. Ca ngợi chỗ này chỗ nọ cách ly đàng hoàng tử tế, ai cũng khoái. Chỗ khác thấy đó mà làm theo. Tôn lên giá trị phẩm giá con người, thế giới nào bảo VN đàn áp nhân quyền. Người Việt, nước ngoài đều thích, còn muốn gì nữa! TC mà là anh Tập, lão Trump quăng mớ tiền vào cho VN làm hình mẫu chống dịch, há chẳng phải thơm lây hay sao.
Báo Tuổi trẻ đang đi đầu chuyện này.
https://tuoitre.vn/nguoi-viet-tu-chau-au-tro-ve-dat-nuoc-cua-minh-minh-phai-ve-thoi-20200316185532214.htm

Tôi chơi FB khá lâu, chỉ huỷ kết bạn duy nhất một người.

Lại đúng ngay người quen, đáng tiếc là bạn học trước 1975, là đồng đội một thuở với mình. Không phải bạn ấy xúc phạm mình, cũng không phải chỏi nhau về quan điểm chính trị vì tôi coi chuyện đó là bình thường.
Nhìn hình đại diện fb của người ấy, bạn có thể đoán ra ý minh...

BBC nước ngoài lấy tin chiến sự bằng cách nào?

Những ngày đầu, quân VN vượt biên giới phía Tây tấn công vào lãnh thổ CPC xa lạ, kế tiếp là quân TQ vượt biên giới phía Bắc tấn công VN. Lúc ấy tôi chỉ là người lính nhưng ở gần các sếp chỉ huy nên được ké hóng tin tức chiến sự qua đài BBC. Do đánh tổng lực nên nhiều mũi tiến công cùng lúc, có mũi hoàn thành mục tiêu như ý đồ, có mũi chậm chân, dằng co, có tiến có lùi. Tưởng tượng thông tin liên lạc réo loạn xạ, có khi mũi này đánh nhanh quá mà mũi kia không biết tới đâu..
Bản tin BBC mỗi ngày phát sóng 2 lần, sáng sớm và đầu tối, mỗi lần 30 phút. Họ đưa tin và bình luận ngắn nhưng ngôn ngữ chuẩn xác, súc tích, giàu hàm lượng thông tin. Các mũi của quân VN tiến công đến đâu và Kh'mer Đỏ thoái lui về đâu, nó đều biết hết và đưa tin kịp thời. Tình hình chiến sự diễn biến quá nhanh nên ai cũng nôn nóng biết ở các hướng khác đánh đấm ra sao. Chỉ huy thay vì chờ cấp cao hơn thông báo xuống, họ theo dõi đài BBC cho nhanh. Tôi thầm nghĩ: hoá ra nó còn nhanh hơn hệ thống chỉ huy liên lạc của quân đội mình à? Bụng bảo dạ: làm thế nào mà nó nắm tin nhanh đến thế?
Sau này, ngồi nhớ lại, suy nghĩ mông lung.
Nếu bảo BBC có cộn tác viên cài cắm vào các bên tham chiến - Nghe không hợp lý vì họ là đài thông tấn chứ không phải là cơ quan tình báo, vả lại họ đâu có quyền lợi gì trong việc các bên đánh nhau. Nếu bảo là họ bỏ tiền ra mua rồi chuyển tin? - Nghe cũng không ổn vì tại sao phải bỏ tiền ra mua rồi cho thiên hạ nghe tin miễn phí. Vượt qua rào cản cơ quan bảo vệ nội bộ của các bên bằng cách nào. Chuyển tin nhanh chỉ qua sóng vô tuyến, không lẽ họ có cả hệ thống đài bí mật truyền tin. Điều đó, cực nguy hiểm, phe đánh nhau họ dò sóng tập kích chỗ ẩn thân là chết toi.

Sông mẹ cạn dòng vì đâu nên nỗi ?

Nói người hãy nghĩ đến ta. Khó thể có nước nào tránh né được trách nhiệm đã góp phần vào thảm hoạ thiên nhiên. Trung Quốc là thủ phạm chính, sau nữa là các nước dọc sông Mê Kông. Lên án TQ, giả như TQ nói vặn lại: sông mẹ muốn có nước phải cần nguồn sông con, sông nhánh đổ vào. VN sẽ trả lời sao?
Riêng VN đã chặn dòng nước trong hệ thống sông Sê San - Srêpôk chảy sang Campuchia nhập vào sông MK, có đến 11 đập thủy điện. Nhìn vào bản đồ cho thấy bên Campuchia còn rõ màu xanh dòng sông còn bên VN đã "đứt đoạn" nhiều chỗ, nổi bật là các hồ lớn trữ nước cho thuỷ điện.
Nước nào cũng vì quyền lợi của nước mình thôi, chả ai tốt đẹp gì!



Bắn trung liên RPĐ, kết quả có một không hai !

"Phước chủ may thầy" nhưng sướng vẫn cứ phe!
Đại úi guè tui nhớ lại chiện bóp cò năm xưa. Với tinh thần khiêm tốn vô bờ bến kể lại các đồng đội nghe chơi một kỷ lục cao vòi vọi của Cạo năm 1978. Tại trường bắn Hạ sĩ quan quân khu 5.
Loại súng: trung liên RPĐ
Cơ số đạn: 6 viên bắn 2 loạt
Cự ly: cách xa 200 mét
Mục tiêu: bia miệng lỗ châu mai lô cốt 0.2 x 1 m
Tư thế: nằm bắn

Nước sông công lính - Chuyện làm nhà.

xxĐời thằng lính nào cũng trải qua chuyện dựng nhà. Tuỳ thời gian quân ngũ, ít thì vài lần, nhiều thì năm lần bảy lượt. Dựng lên cho đã rồi bỏ đi !
Đầu tháng 10.1978, đám hạ sĩ quan chúng tôi về đơn vị mới ở ngả ba Đông Dương cách cửa khẩu Bờ Y KT ngày này hơn chục ki lo mét. Công tác chính là giúp bạn Campuchia xây dựng lực lượng cho quân khu Đông Bắc tương lai. Cả bọn trú tạm bợ theo các chái nhà của bộ phận đến trước. Đêm ngủ, gió thốc vào lưng, cái mền mỏng thiếu trước hụt sau, lạnh thấu xương. Cho nên vừa đặt ba lô xuống là bắt tay ngay vào việc cất nhà để ở. Hàng ngày, phân công nhau thành từng tốp, người thì đi chặt cây, người chặt nứa, người thì cắt tranh... Cứ sáng sớm, cơm đùm cơm nắm lên đường, chiều vác gánh vật liệu về. Mà đi đâu gần, hết đồi qua suối, hết muỗi đến vắt, đoạ đày cái thân thằng lính.
Nghề dạy nghề, người biết làm bày cho người chưa biết. Hơn hai tháng trời ròng rã, dựng cột kèo xà ngang xà dọc, thưng vách, lợp mái, làm giường... Rồi cũng xong, anh em mừng vì có chỗ chui ra chui vào sạch sẽ tươm tất. Nhà lính đơn giản thôi nhưng ất giáp, trên lợp tranh, vách thưng bằng nứa, có hàng hiên, có cửa trước cửa sau. Có chái bếp nhỏ để "tục tạc" nấu thêm rau cỏ cải thiện bữa ăn.
Ở đâu chừng được một tuần, vào cuối tháng 12 thì đùng một phát, có lệnh cấp trên thu xếp hành trang rút quân. Tôi thầm nghĩ, chỉ huy thừa biết trước sẽ đi, sao không bảo lính dừng làm cho đỡ vất? Bảo bí mật cũng không phải vì đơn vị ở cách xa dân, cấp trên thì giám sát chặn thư từ liên lạc với gia đình. Hay là mấy ổng bảo nhau: để tụi nó rảnh làm chi, ngồi không sinh chuyện, rách việc! Trước đó có nghe Trên quán triệt chuẩn bị tổng lực đánh sang K, thế thôi còn đi đâu, thời gian nào chả biết.
Ngày đi, nhìn lại ngôi nhà khang trang mới toanh, ai nấy đều xót cho mồ hôi công sức của mình. Nhưng lính mà, tặc lưỡi là xong. Như chưa từng có việc gì xảy ra. Xe đến xúc tất cả lên đường hành tiến. Một trang mới đời lính mở ra trước mắt...

Sự kiện hy hữu, độc nhất vô nhị trong chiến tranh biên giới phía Bắc.

Một đơn vị của QĐNDVN bắt nguyên một đại đội quân sơn cước (biệt kích) của Trung Quốc, bị bao vây buột phải ra hàng. Chiến công ấy có sự tham gia, tiếp sức của dân quân tự vệ người dân tộc thiểu số. Sự việc xảy ra tại xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Những nét nổi bật
- Quân ta bao vây, triệt nguồn nước, gọi hàng, không tốn phát đạn nào.
- Trước khi ra hàng, chi bộ đại đội TQ họp ra nghị quyết đầu hàng.
- Bắt nguyên đại đội với đầy đủ cấp chỉ huy, có cán bộ trung đoàn biệt phái.
- Bắt nhiều tù binh TQ nhất, 104 trong tổng số 238 tù binh TQ.
- Thu được nguyên vẹn vũ khí, trang bị của một đại đội đối phương.
- Làm quân TQ bẻ mặt bị nhục nhất. Dẫn đến việc hàng loạt cán bộ bị kỹ luật từ quân đoàn đến người lính, xóa phiên hiệu quân đoàn, sư đoàn ra khỏi biên chế quân đội.

Đa số người Việt nhớ ngày nọ ngày kia... còn nỗi đau quên mất!

19/01/1974
Quân TQ tấn công 4 tàu chiến HQVNCH, chiếm cụm Lưỡi Liềm, từ đó VN mất QĐ Hoàng Sa hoàn toàn về tay TQ. Từ đó VN mất thêm lợi ích cùng biển Bắc bộ.

17/02/1979
Quân TQ tấn công QĐVN, giết hại dân lành, làm cho 6 tỉnh biên giới phía Bắc VN tan hoang đổ nát. Từ đó VN ngày càng lệ thuộc KT vào TQ.

14/03/1988
Quân TQ tàn sát công binh HQVN, chiếm bãi đá ngầm Gạc Ma. Từ đó xây dựng công trình QS đe doạ đến lợi ích của VN ở vùng biển QĐ Trường Sa.

Làm thơ như cậu tui là phải đạo!.

Tặng thơ tặng thêm bia mồi là thường, ai được tặng thơ còn thưởng tiền công đọc thơ như Cạo chưa?
Việt Nam là cường quốc thơ, ai cũng biết. Liên quan chiện thơ, mình có ông cậu đẹp lão, nguyên là bác sĩ quân y Sư 325 ở mặt trận Quảng Trị năm xưa... rồi đến cấp đại tá thì về hưu. Con cái dâu rể, cả nhà đều đảng viên toàn tòng. Lúc mới về hưu, Cậu lo làm ăn xây dựng cơ ngơi nên trề môi chê mấy ông bạn già hưu trí quá rảnh, tán phét, thơ với thẩn. Phải thời, dần dần Cậu nâng cấp cái nhà lên 4 tấm, mua xe du lịch vi vu. Con cháu đề huề, quan chức thành đạt ngon lành. Giao cho con gái kế nghiệp, Cậu nghỉ xả hơi. Thỉnh thoảng gặp mình, cậu nhắc: cháu thành tích đầy mình, nghe lời cậu thì đâu khổ. Thấy thằng cháu bôn ba, đời chả ra làm sao nên Cậu thương, có lần cho tiền... Cậu với cháu đâu hợp, cậu và mấy em thì vẫn yêu chế độ còn thằng cháu thì hay chỉ trích. Tuy vậy tình bà con, cậu cháu anh em vẫn thuận hoà vui vẻ mỗi khi gặp lại... Cậu có tính khác người. Bên quân đội chia cho 1/3 căn biệt thự kiểu Pháp ở Nha Trang, Cậu không nhận, nói đó là tài sản của người khác chứ không phải của mình, rồi cậu xin đất cất nhà. Khi Phú Yên tách tỉnh, người quen đề nghị về làm phó giám đốc bệnh viện đa khoa, Cậu không nhận vì quan niệm hưu là từ giã chính trường, ham hố chi chức tước.
Bẵng một thời gian, cách đây 3 năm, Cậu hỏi email rồi gửi cho mấy đoản văn và thơ. Cậu sáng tác đấy! Gặp thằng cháu trời ơi, văn thì cạo nhẹ chỗ này chỗ nọ, còn thơ thì tuy dốt nhưng cũng tám đại. Cà khịa chứ đâu dám bình thơ cậu, nịnh thôi: thơ Cậu hay, ôn cố tri tân, có ý nghĩa nhân văn. blah blah. Cậu viết vậy chống lão hoá đầu óc, y bài bác sĩ, cứ tèn tén ten cho vui cuộc đời còn lại, Cậu ạ! Cậu thấy thằng cháu quan tâm nên thích. Cậu gửi tặng tiếp 4 tập giấy A4 photo qua đường bưu điện, bóc ra xem thì có tiền cậu cho một triệu rưỡi. Thật cảm động. Mình chia sẻ vợ và con, mỗi người 500, tự hào nói: quà của ông Cậu cho đấy! Còn thơ thì thằng cháu ba trợn xem quách lác, xếp cất. hehe.
Cậu bắt đâu làm thơ ở tuổi 80, nay hơn 90 vẫn còn minh mẫn. 
Cháu yêu Cậu nhiều!

Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam là nơi ông có bí danh 21 xuất thân từ ấy.

"VASS có hơn 700 cán bộ có học hàm giáo sư, phó giáo sư, học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ, thạc sĩ. Năm 2015 tổng chi ngân sách nhà nước cho viện này là 504,5 tỉ đồng, tương đương 22,6 triệu USD. Nếu tính cả quá trình 5 năm từ 2011-2015, tổng số công bố ISI của viện là 22 bài, một thành quả chỉ tương đương con số bài báo khoa học tối thiểu để được bổ nhiệm giáo sư ở Malaysia."
TC- Tên viện mà không thèm viết hoa đầu chữ, cho thấy Báo coi thường họ như thế nào!.

Ai dẫy, thầy pháp này chống dịch chắc ôke?


Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020

Trầm hương - truyện ngắn của Nguyễn Trí

Tìm trầm, dân chuyên nghiệp gọi lóng là đi “địu”. Địu là gì? Tại sao phải gọi muối là “diêm” và gạo là “mễ’’? Tại sao phải gọi “xuôi” hoặc “ngược” ngàn mà không gọi đi - về? Điều nầy thuộc bí ẩn của rừng xanh núi bạc. Muốn đi địu, tiêu chuẩn đầu tiên là ít nhiều biết võ, nếu không muốn nói là phải giỏi.
 Đã lên rừng - rừng cao - phản xạ không nhanh, tai mắt không tinh tường rất dễ bỏ thây lại cao xanh. Thâm u có nghìn vạn hiểm nguy không lường nổi. Hùm, beo, rắn, rết luôn chực chờ trên lối đi qua. Sự nhanh nhẹn là một tất yếu không thể thiếu, nó giúp ta lên đỉnh cao nhanh hơn. Len lỏi cả ngày trong mịt mùng không chấp nhận sự chậm chạp. Chỉ có người giỏi võ mới đương đầu được với “nghìn thước lên cao, nghìn thước xuống” và “khúc khuỷu dốc thăm thẳm”. Tìm trầm, một bầu trong con số bốn người chỉ đi, đi và đi. Dừng chân trong một điếu thuốc rê quấn kèn là hết. Giỏi võ còn giúp ta chống lại sơn tặc. Rừng cũng như biển, mạnh được yếu thua. Những giang hồ máu lạnh phục dân địu trên đường về lột sạch cả dó kiến, nói chi đến kỳ. Không giỏi võ, đừng có lên đường.

Tại sao người ta nói “Ngậm ngải tìm trầm”

Xin phép được trích lại bài viết rất hay và đầy đủ của 1 anh khách hàng ViP rất tâm huyết với Trầm Hương. Mọi người đón đọc cho biết thêm tại sao có người ta nói “Ngậm ngải tìm trầm” nghề trầm nghề gian lao vất vả & nguy hiểm lắm
Tôi xin được trích:
“Người Khánh Hòa, nhất là người đi địu, tin rằng trầm hương là của Bà Thiên Y A Na. Bà cho ai thì người ấy được. Bằng Bà không cho thì dù đứng một bên cũng không tìm thấy. Có đôi kẻ có phước, không cố tâm đi tìm mà tự nhiên bà cho hưởng lộc.
Bởi vậy trước khi đi tìm trầm, người đi địu phải dâng lễ cầu khấn Bà, và trong những rừng nào có nhiều cây gió đều có miếu có am thờ Bà do những người đi địu lập, để tiện việc cúng kính trước khi nhập lâm.
Người đi địu toàn là đàn ông vì đàn bà một là không thể xông pha nơi rừng sâu núi thẳm, hai là người nhà nghề tin rằng trầm hương kỵ khí âm.
Bởi dẫn thân vào nơi nguy hiểm, người đi địu rất thận trọng. Ngày ra đi phải lựa chọn kỹ càng. Chẳng những là ngày lành mà còn phải hạp với người cầm đầu tục gọi là Địu Bầu.
Mỗi Ðịu Bầu có một tốp riêng và mỗi tốp có một khẩu hiệu riêng để biết được đi và về ra khỏi trùng đường cùng các tốp khác.
Ði tìm trầm phải đi lâu ngày và phải vào sâu trong rừng trong núi. Nên ngoài lương thực chuẩn bị đầy đủ, người đi địu phải mang theo thuốc trừ lam chướng, trị bệnh hiểm nghèo và phòng rắn rít. Thuốc đó gọi là Ngải.
Ngải là một loại thảo giống như cây nghệ cây huỳnh tinh, cao chừng một thước, củ giống như củ riềng, bên trong hơi vàng và bay mùi long não.

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020

"Ông đi nhậu tình nghĩa,

mài thả ra ngay không, thủng chim ông chém cả họ nhà mài"


Hồi nhỏ coi Mỹ chơi đĩ như gà đạp mái!



Ngày trước, mấy thằng nhóc cùng lớp tụi mình hay ra sông Dakbla KT tắm và đùa nghịch. Thường thấy từng tốp, 5.7 anh lính Mỹ chạy xe ra bờ sông để đổ đạn dược thừa, rửa xe và xúc cát về làm công trình. Các chị đĩ đến bán bia, nước ngọt và phục vụ tình dục tận nơi. Các chị mặc đồ bikini hai mảnh mỏng tanh, có chị chơi màu trắng, lập lờ "hoa bướm". Lượn qua lượn lại rồi mấy chĩ áp hàng vô người mấy anh lính. Lính sao chịu nổi. ặc. thế là 2 bên xí lô xí lào ra dấu giá cả, ok xong là dìu di. Nơi "đạp mái" đâu xa, cách chừng 10,10 mét. Họ lấy bao cát quây tạm 3 mặt làm chỗ bụp xẹt. Cứ vậy người ra, kẻ vô... làm một choác xong, tiếp tục công việc.
Còn mấy thằng nhóc chim mới ra ràng thì... ôi thôi khỏi nói! Có lần, mấy đứa còn bạo gan, bò men theo bờ cát đến tận nơi để coi họ làm cái giống gì. hehe.
Mỹ mà, rất đơn giản, đúng với câu "giải quyết nhu cầu sinh lý". Xem cái hình minh hoạ dưới, tuy nhà cửa xập xệ nhưng còn đỡ hơn cảnh màn trời chiếu đất nói trên.

Bình quân về quân nhân Mỹ tham chiến ở VN


Hảo. hảo!

Mùa dịch Covid 19

Hãy bỏ ra 8 phút để nghe PTT Vũ Đức Đam nói!

Nếu bạn chưa nghe, hãy bỏ ra 8 phút để nghe PTT Vũ Đức Đam nói!
Dù bạn không tin bất kỳ và thường chỉ trích những phát ngôn của Lãnh đạo nhưng trước nạn dịch Covid-19 lần này, bạn hãy bình tâm lắng nghe người có trách nhiệm nói. Chỉ 8 phút thôi để hiểu những vấn đề then chốt trước nguy cơ dịch bênh lan rộng và các biện pháp đối phó của Chính phủ. Có thể bạn cho rằng ông ta nổ thì bạn hãy thử đặt mình vào vai trò đó, liệu nói khác không?

Ngẫm về cái danh ở thời Internet.

Mỗi người có vai trò nhất định trong thời gian nào đó, hoàn thành nhiệm vụ "lịch sử" là xong. Cái danh chả là gì. Với bất kỳ ai, nó cũng tồn tại rất ngắn. Nếu không theo kịp thời đại, thay đổi nhận thức, cố bám lấy tư duy cũ mà chém gió thì sẽ thành người hoang tưởng, ăn mày dĩ vãng.
Cái danh, có chăng còn tồn tại trong lòng mấy ông lẩm cẩm và đám trẻ trâu mù quáng. Cuộc sống luôn nghiệt ngã rạch ròi, trước tung hô ngọn cờ đầu, sau coi như giẻ rách vứt vào sọt rác, đừng thấy vậy mà buồn. Có ngựa già còn máu, có ngựa non đá như già.
Bỏ qua đảng "muôn năm". Bình tâm nhìn lại: không ít những người đấu tranh cho tự do dân chủ, mà thấy. 5-10 năm về trước khác, nay thì kẻ bay, người tuột xích, đài rè... Thế hệ mới có tư duy và góc nhín mới sẽ tiếp bước, vậy thôi

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2020

Cạo cắn linh tinh... 11



Ngày xưa khi chưa có máy tính, đây là cách các nhà khoa học NASA tính toán.

(ảnh do nhiếp ảnh gia người Mỹ J.R. Eyerman chụp 1961)


Phạm Tuân - Kẻ ăn may vĩ đại,

Phạm Tuân được xem là phi công đầu tiên và duy nhất trên thế giới hạ tại chỗ một pháo đài bay B52. Chỉ với 2 quả tên lửa Vympel K13 nhỏ bé đeo trên cánh và an toàn trở về.
Điều đáng nói là đến mãi tận bây giờ, thành tích vô tiền khoáng hậu này vẫn không có bằng chứng nào khác hỗ trợ ngoài 1 chiếc B-52 cũng bị bắn rơi vào gần thời điểm đó (tối 27.12.1972), được quân đội xem là nạn nhân của Phạm Tuân (MIG-21), nhưng phía Mỹ khẳng định, nó bị bắn hạ bởi 1 quả tên lửa SAM 2, từ mặt đất.
Mỹ cũng cho rằng, nếu có xài hết và trúng mục tiêu hai quả tên lửa không đối không tầm nhiệt Vympel K13 có khối lượng chiến đấu (đầu nổ) bé hạt tiêu (warhead: 7.4 kg) được thiết kế để đánh tiêm kích 1 động cơ, cũng không đủ sức hạ tại chỗ chiếc bomber khổng lồ (lớn gấp 20 lần chiếc tiêm kích), có 8 động cơ hoạt động độc lập, nó chẳng khác gì chuyện bắn 2 viên K59 vào mông con voi. Chỉ có quả tên lửa đất đối không SAM 2 với khối chiến đấu lớn 200 kg mới có thể hạ gục tại chỗ 1 chiếc B52.
Thực tiễn chiến đấu cũng chứng minh quan điểm này:
Ngày 20/11/1971, phi công Vũ Đình Rạng đã từng bắn trúng 1 B52 bằng 1 quả tên lửa, chiếc B52 vẫn bay về hạ cánh an toàn tại Utapao mà phi hành đoàn hầu như không biết. Điều này được chính các phi công Mỹ sau này qua thăm Vn kể lại. Phi công Vũ Đình Rạng đã từ chối danh hiệu anh hùng được trao muộn.

Chuyện vũ thoát y ở đình thần.

Sau năm 1968 (năm Mậu Thân) các đoàn hát chuyển dịch về nông thôn … có khi hát ở Nhà lồng chợ, có khi ở Đình. Hay hay dỡ gì không biết, vẫn phải có màn phụ diễn Vũ thoát y, không có thì ế, còn Vũ hay hay dỡ không sao, có Vũ là được, vì đa số khán giả là thanh niên. Thời ấy nông thôn buồn lắm quí vị ạ ! Ngày nào cũng nhìn thấy máy bay quân sự bay ngang bầu trời, tiếng đại bác ầm ì từ xa …. Điện đóm không có, vài ba chục nóc gia có được 1 cái tivi 14 inchs trắng đen, sử dụng bằng bình ắc cuy, chỉ tối thứ bảy có tuồng cải lương hàng tuần mới kéo lại xem .
Năm ấy 1973, bọn chúng tôi mua giàn đoàn hát Thái Dương 3, về hát tại đình An Hòa (Xã Hòa Bình cũ, bây giờ là ấp An Mỹ, xã Hòa An, huyện Chợ Mới , tỉnh An Giang), vì hát trong đình, có màn phụ diễn Vũ thoat y thì phải thông qua Ban Tế Tự đình. Bác Năm Lương (lúc ấy trên 70 tuổi, còn tráng kiện), cương quyết không cho, vì đây là nơi thờ Thần, chốn linh thiêng … đã mua giàn xong, nếu không có màn phụ diễn nầy : LỖ LÀ CÁI CHẮC. Tranh thủ sáng sớm hôm sau uống cà phê, chúng tôi mời hết các vị trong Ban Tế Tự để thuyết phục …. Năn nỉ gần gãy lưỡi, sau cùng Ban Tế Tự đồng ý phương án : Lấy 1 tấm màn lớn (cái nầy đoàn hát nào cũng có sẳn), che bít ngang cái bàn Thần lại, ràng buộc cẩn thận … chỉ chừa lại phần sân khấu và khán giả xem hát ……. Thở phào, nhẹ nhỏm .
Khi rao bảng hát, anh rao bảng phải nhấn mạnh có phụ diễn Vũ thoát y .
Vé hát có 2 loại : Loại ghế ngồi thì có số ghế hẳn hoi, hạng nhất, nhì , ba . Loại đứng thì bán vé không hạn chế ….
Thời đó chúng tôi cũng còn trẻ, từ 20 đến 25 tuổi , cũng háo hức với màn phụ diễn nầy.

Năng lực share bài kinh hoàng!

Có anh chàng là thầy dạy ĐH ngân hàng, ảnh viết bình luận thì ít thôi còn share bài thì như Mỹ bắn tên lửa Tomahawk. Hơn Mỹ ở chỗ: Mỹ bắn theo chiến dịch còn ảnh bắn đều chi, bấm nút bất kỳ lúc nào, thượng vàng hạ cám, trúng đâu thì trúng.
Mỗi phút bắn một phát, có khi một phút 4 phát, có khi một giờ nện tới 15 phát... Nghề ngân hàng mà, rất chỉn chu, giờ giấc đâu ra đó, cà phê ăn sáng xong là quất tới đúng nữa đêm nghỉ, chắc là ôm vợ ngủ, không thì vợ, nó bỏ thí mịa! Sáng hôm sau làm nhà báo điểm tin tiếp. hehe.
Thế giới mạng muôn màu muôn vẻ, lắm chiện vui !.

Thợ cạo cướp công văn chương của người khác.

Chiện giờ mới khai ra:
Kiếm xiền nhậu chứ hổng cướp tiếng tăm của ai nha, ghi tên tác gỉa đàng quàng!
Số là lão chơi với ông bạn nhà báo phụ trách biên tập ở một tờ báo mạng của bộ và phụ trương báo giấy mì ăn liền. Bạn gợi ý ông tham gia mí tui cho vui, ông phụ trách được đấy, cái mục nhỏ gọn thôi là điểm tin và bình lưng ngắn thời sự xã hội đang nóng. Lão bảo: tui xà bát đâu có nghiêm túc chiện gì mà làm nhà páo hở ông!.. Rôi bạn gợi ý: tui thấy trên blog Th09 của ông có mấy bài hay, có lý lắm, ông biên tập chữ nghĩa rồi quăng cho tui lên báo. Đang khô máo hổng có tiền để nhậu đàn đúm với bạn bè, thế là lão mần đại. Gặp bài ngắn thì sửa dăm chữ là ok, luộm thoai ! Gặp bài dài phải đăng nhiều kỳ, dò mệt thí mịa, sửa không đạt ý và hấp dẫn, bạn già phải nhảy dô giúp. Đâu chừng 5-7 số báo, thư ký toà soạn chuyển tiền cho lão, ông bạn không chấm mút đồng nào.
Nội dung là ba câu chuyện: oánh nhau với quân Kh'mer Đỏ, rồi cách đánh máy bay B52 Mỹ, 1-2 chuyện vui ngày xưa ở miền Nam. Lão ấn tượng đặc biệt là chuyện người đầu tiên tham gia bảo vệ biên giới Tây Nam, ngay sát sau ngày 30/4 ở An Giang. Có những chi tiết hào hùng, căm thù và ghê rợn... Mình nói với bạn: chuyện này mà dựng thành phim thì bá cháy vì nó rất thật, rất sống động, nhiều hình tượng, hấp dẫn lắm ông ạ! Thế nhưng rất tiếc là không, không hiểu vì sao mà không ai đó quan tâm...
Ở xa nên mình không thể truy tìm về quê tác giả để giao lưu - đó là anh sinh viên học hành dở dang về quê, bắt buộc phải làm du kích cầm súng bảo vệ quê hương. Nhân đây, Thợ cạo chân thành cảm ơn hai tác giả không quen biết và một có quen. Cảm ơn ông bạn già đã tiếp tay nhiệt tình cho Cạo "chôm chỉa". hehe.

Còn đâu cái thành Hồ của người Chăm ở quê tôi.

Tổng diện tích chỉ sau kinh đô Đồ Bàn ở Bình Định, mỗi cạnh của nó dài trên cây số. Nay chỉ còn những gờ đất bờ thành đổ nát hoang phế, thấp thoáng dưới vườn cây của người dân.
Hình Phuot.vn


Bụt nhà không thiêng chăng?

Gành đá dưới là chứng tích cho thấy rằng đồng bằng Tuy Hoà (3 huyện), vựa lúa lớn nhất của miền Trung, khi xưa là biển. Nó chỉ cách TP Tuy Hoà hơn 7 cây số thôi nhưng mình tin là nhiều người Phú Yên chưa từng biết nó, ngay cả người có đi ngang qua cũng chưa chắc đã ghé vào.

Người tự phụ không phải là năng lượng tích cực.

Trường hợp tay bs 4Sang, đang khủng hoảng tâm lý trước búa rìu dư luận là một ví dụ. Anh ta có fan hâm mộ cực nhiều, nói đâu fan cuồng vâng đó, thành ra huyễn hoặc mình. Đa số bình luận, về lý chẳng sai nhưng tự coi lời mình là chân lý, kim chỉ nam cho mọi người, cấm cãi, ai cãi là block.
Kết bạn với người ta nhưng không cho người ta tranh luận nên họ đâm ra chỉ trích ở chỗ khác. Anh tài, anh giỏi đã đành nhưng chỉ muốn làm cha thiên hạ, tự chuốc lấy kẻ thù thì năng lượng tích cực nỗi gì?


Phần thưởng cho lính Mỹ khi chiến đấu tại Việt Nam

(Phùng Hải Đan)

Gặp "con cọp cái Campuchia"!

Sau trận sốt rét đến độ chập mạch khùng điên, người tôi lơ lửng, vừa hưng phấn vừa bất cần đời. Nghe Đội trưởng công tác xã Siembok kêu Tỉnh cấp phát nhu cầu cho Đội chậm trễ, thủ tục nhiêu khê. Nên tôi đi cùng một chuyến với Bạn lên thị xã Stung Treng để tìm hiểu cho ra chuyện, nhân tiện có việc về cơ quan Đoàn bộ đơn vị.
Đội công tác chèo thuyền ngược dòng Mê Kông hơn một buổi thì tới Thị xã. Tôi theo anh Khùm đội trưởng cầm giấy tờ vào Uỷ ban tỉnh để nhận lương, gạo và nhu yếu phẩm. Găp Chánh văn phòng, một phụ nữ trạc ngoài 30 tuổi, tướng không thân thiện. Tôi nhận ra là người mình có biết nhưng không quen thời còn ở cơ quan Đoàn bộ. Cô ta thấy có bộ đôi Việt Nam đi cùng nên tỏ vẻ khó chịu. Xoay quanh công việc giao nhận, lời qua tiếng lại... Cô ta xổ một tràng bằng tiếng Việt, bắt bẻ hạch sách tôi: Anh là ai, ở đâu mà xộc vào đây? Ăn mặc lôi thôi lếch thếch thế kia, tác phong quân đội VN vậy à? Tôi nóng máu to tiếng đốp chát lại: Tôi là... chuyên gia xã, tôi đi theo Đội đến đây vì thủ tục... Chị nói ai mất tư thế tác phong quân đội, tôi mặc cái áo xanh dân sự bạc màu này, quân phục... không đầy đủ là do ai, vì ai?... Chị là cái thá gì..., tôi không lạ gì chị đấy! - Chạm nọc, cô ta chửi tràn: Mày như thằng chồng tao... Tao lạ gì một giột cái giống Việt Nam nhà mày... - Chạm đến tự ái dân tộc, tôi nổi điên, thế là cãi vã tay đôi ì xèo ... Xong!
Sau khi nhận hàng rồi, Đội bạn chất đầy lên thuyền xuôi dòng về lại xã. Tôi giận cành hông nên đi gặp Phó đoàn chuyên gia tỉnh phản ánh vụ việc và cho là: cô ấy có tư tưởng dân tộc cực đoan, các anh coi lai. Anh Sanh chả ngạc nhiên, bình thản bảo: Cô ta thường ngày đã khó chịu, hôm qua lại cãi lộn với thằng chồng nên nó mới vậy... Tui nghe chú nhưng phần chú cũng nên thông cảm đi.

Làm quan mấy ai được như tui nè


Người nói mình quên tên, nhớ là dân Sông Cầu, E142 F315

Giáo phái hâm mộ Cô Vi hãy coi lại tư cách của mình đi !

Thầy giáo bán 20 cái khẩu trang cho HS, lời có 10 ngàn đồng mà cả nước biết tên, nhà trường kiểm điểm. Họ có coi danh dự của thầy cô ra cái gì đâu! Xem qua, biết giáo viên nghèo nên đành muối mắt bán cho học sinh của mình. Báo chí, ban giám hiệu, những người thuộc giáo phái hâm mộ Cô Vi mệnh danh vì cộng đồng không thể chà đạp lên nhân phẩm con người.

Nhớ năm rồi về quê, mới đến Xuân Lộc ĐN đã thấy Phú Yên.

Ảnh 1 là bàn đã ăn xong ở trạm dừng chân của nhà xe lớn Cúc Tư. Các bạn để ý đồ đựng thức ăn dành cho thượng đế, toàn là nhôm nhựa như thời bao cấp🤣. Trạm đón khách chơi chắc cú, để tránh rơi vỡ, hổng lẽ bắt khách đền tiền lu xa bu.
Có điều là chỉ nộp nhà xe có 40 ngàn mà ăn ngon, no nê và hợp khẩu vị với dân Nẫu PY. Một bàn 8-10 người, đồ ăn tương đương số lượng. Trên các tuyến đường đã đi, Thợ cạo tui chưa bao giờ thấy ở đâu ngon và rẻ như thế! Vote.

Bạn đi Phú Yên chơi, đã ăn bánh xèo 1 ngàn đồng/ 1cái chưa.

Một dâu K77 Nguyễn Huệ dẫn đi Gành Đá Dĩa, trên đường cả nhóm táp vô quán cóc ven đường, không thể nghèo hơn! Mưa lất phất, 7 khách du lịch ập vào cùng lúc, chị em bà chủ quán mừng quá, chạy lăng xăng, thiếu trước hụt sau. Có người vừa đứng vừa ăn, vậy mà cả bọn lạ miệng, ai cũng khen ngon.

Tổ chức siêu hội, nhập nhằng, đánh lận con đen!

Đó là Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, không hiểu sao nhà nước lấy tiền của dân để nuôi những tổ chức hội đại loại như vậy, mà không dẹp bớt đi? Nó đẻ ra tổng cộng 59 tổ chức "trực thuộc" có pháp danh, vậy ai quản lý bằng ấy tổ chức? Hầm bà lằng, nhiều tổ chức chi nhánh "hoạt động" ngoài lãnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học. theo tiêu chí của UNESCO thế giới.
Phải chăng ai thích danh có danh, rồi tự kiếm mặt bằng, tự bơi, tự nuôi thân, vừa được tiếng vừa mập? Không thể tránh khỏi lừa đảo với dân (kể cả quan chức) vì cái tên UNESCO quá nổi tiếng. Họ đâu biết rằng nó chỉ là tổ chức hội, còn cơ quan chính thức có thẩm quyền của VN là Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.
Cái tổ chức siêu hội này từng mượn danh UNESCO để cấp chứng nhận, văn bằng cho các di tích lịch sử đền chùa. Vinh danh hàng loạt cá nhân "trí thức - đạo đức toàn cầu"... Cấp cả bằng chứng nhận “Việt Nam linh thiêng Cổ tự” và “Không gian văn hóa du lịch tâm linh”. Năm 2011, họ tổ chức đại hội, mời đến 300 "đại biểu quốc tế" cùng hệ "trời ơi đất hỡi".

Bún cua thối, đi một vòng rồi trở về chốn cũ.

Có xuất từ di dân Bình Định ngày xưa lên Gia Lai lập nghiệp mang theo món ăn dân dã của quê mình. Nguốn gốc xa hơn, thì là món ăn của người dân tộc thiểu số miền núi ở Tây Sơn Thượng đạo (vùng An Khê) truyền sang cho người Kinh. Ngày nay, bún cua thối mai một dần ở Bình Đinh thì lại thịnh hành ở Pleiku, gọi là đặc sản.
Bạn chưa ăn, có đi chơi, dừng chân Phố Núi để thưởng thức cho biết mùi vị của nó, chỉ với 10-15 ngàn/ 1tô. Mới bước chân vào cửa quán đã ngửi thấy mùi thum thủm kinh dị. Thử rồi mới biết, nếu khoái khẩu, ưng cái bụng thì quất 2 tô mới đã!.

"Người ta đi biển có đôi, còn tôi đi biển hồn treo mạn thuyền"

Quan ngu thì dân mới ngu theo!

Bia "Hạ mã" ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám HN, ngày nay là "Dừng xe, tắt máy, dắt bộ". Ai biểu đặt bia giao thông trong nhà trông như cái miếu, người ta biết đâu, tưởng chỗ thánh nào đó, phải vái thôi! Chỗ linh thiêng mà, thà cúng nhầm còn hơn bỏ sót. hehe.

- Em xí trước! - Mày xếp hàng chưa?


Mấy pà U70 sung qué, còn bạo lực học đường. híhí

 "Có đi không thì bảo, nghỉ chơi với mài luôn!"

Tìm kiếm Blog này