Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2020

Đến thời thế hệ lính chiến trường K đã thay đổi cách viết cũng như xuất bản.

Mục đích chính không nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống theo lối mòn cũ kỹ. Khác xa cái thời ta thắng địch thua, ta dũng cảm địch hèn nhát..., khác xa "Mẫn và Tôi" của Phan Tứ. Cái giá trị là đọc xong nó đọng lại gì trong đó. Lính viết lính xem, ngoài ra là người thân quen và độc giả yêu mến đời lính. Hầu hết những người viết đều xuất thân là lính lác, sau khi hoàn thành nhiệm vụ về nước trở lại làm dân. Viết vì nhớ một thời máu lửa đau thương khổ cực đã qua, nhớ đồng đội xưa. Ai có máu viết lách tí đỉnh, thế là rèn bút trở thành nhà văn nghiệp dư. Họ chả qua trường văn trận bút.

Quay ngược thời gian, tìm lại ký ức rồi như con tằm nhả tơ. Họ thường kể lại theo trình tự thời gian hoạt động của đơn vị, những diễn biến xung quanh mình và đồng đội đã trải qua. Họ viết theo lối nói bỗ bã tếu táo của lính, đời thường hơn thế hệ trước. Có buồn có vui, có thế nào kể thế ấy. Trọng nội dung hơn hình thức diễn tả, ít mơ mộng hoa lá cành. Có hơi hướm văn vẻ, hư cấu chút ít cho nó sinh động thi vị hơn nhưng không ngoài sự thật.
Trí nhớ mai một thì thời gian, không gian, đơn vị, nhân vật... khó lòng chuẩn xác. Nhưng nếu anh nào viết không đúng, tô hồng hoặc bôi đen nhân vật sự kiện, dễ bị đồng đội phản ứng. Thường người viết đã đăng rải rác trên mạng rồi tập hợp biên tập lại in thành sách. Chính vì vậy mà người từng cầm súng khi xem, mường tượng như có mình ở mặt này mặt khác trong câu chuyện đó..

Tìm kiếm Blog này