Sài Gòn chuyện đời của phố: Xe ôm Sài Gòn
Phạm Công Luận
Xe ôm ở Sài Gòn có từ khi nào? Lục tìm qua sách báo, trước 1954 hầu như không thấy nhắc đến chiếc xe ôm. Lúc đó, các phương tiện công cộng chở người trong thành phố là xe kéo, xích lô và taxi.
Xe gắn máy lưu hành nhưng không dùng làm dịch vụ chở người.
Năm 1969, một nhà văn đoạt giải nhất phóng sự ở Sài Gòn là ông Lê Hương với cuốn sách Chợ trời biên giới Việt Nam - Cao Miên. Khi viết về chợ trời Gò Dầu Hạ ở Tây Ninh, ông cho biết ngoài xe lam và mô tô lôi chở đông người mỗi chuyến thì năm 1967: “xuất hiện bốn loại xe mới: Honda ôm, Suzuki ôm, Mobilette ôm, Yamaha ôm”. Ông đánh giá: “Thật là một nghề chóng phát tài hơn hẳn các anh em chở Mỹ ở Sài Gòn”.
Như vậy, phải chăng xe ôm ở Sài Gòn bắt nguồn từ dịch vụ chở người sau sự kiện người Mỹ đến miền Nam năm 1965?
Từ câu chuyện kể dưới đây của một dược sĩ gốc gác ở Q.4 cho tác giả cuốn sách này bổ sung cho nhận định trên. Năm 1965, khi người Mỹ bắt đầu tham chiến ở VN thì xuất hiện một lớp người làm việc trong các công sở của người Mỹ. Họ làm nhân viên đánh máy hay sửa chữa bảo trì xe cộ, lái xe. Đồng lương của họ khá khẩm, giúp sống thoải mái và dễ dàng mua xe máy.
Chiến cuộc lúc lên lúc xuống, công sở Mỹ có lúc mở ra và có chỗ đóng cửa tùy theo nhiệm vụ. Phút huy hoàng nào cũng có lúc trở thành điêu tàn và những người quen lãnh lương bằng đô la ở Sài Gòn bắt đầu lo lắng.
Tim thông tin blog này:
Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018
Nhớ lại một thời "hippie" tại Sài Gòn
1.Sự khởi đầu
Phong trào giới trẻ Sài Gòn với phong cách nổi loạn “HIPPY” một thời ,trong chồng báo cũ của gia đình, tôi tìm thấy tờ báo Xuân khá xưa, báo Xuân năm con Gà Kỷ Dậu 1969 khổ lớn với bìa có khuôn mặt tươi cười của nghệ sĩ Kim Loan, bài vở trong đó ít đặc sắc nhưng có một bài lý thú. Bài “Mùa xuân mười tám” của Hà Mai Lan trình bày dưới dạng hai bài nhật ký : Nhật ký của Mẹ và Nhật ký của con gái. Nhật ký của Mẹ kể về những ngày Tết 1943 ở Hà Nội. Trời rét xuân đất Bắc, cô con gái theo mẹ lên xe kéo ra chợ Đồng Xuân ngày hăm ba tháng Chạp vào buổi sáng sớm, trong lòng vẫn lo chợ hết món ngon để mua cúng ông Công ông Táo.
Phong trào giới trẻ Sài Gòn với phong cách nổi loạn “HIPPY” một thời ,trong chồng báo cũ của gia đình, tôi tìm thấy tờ báo Xuân khá xưa, báo Xuân năm con Gà Kỷ Dậu 1969 khổ lớn với bìa có khuôn mặt tươi cười của nghệ sĩ Kim Loan, bài vở trong đó ít đặc sắc nhưng có một bài lý thú. Bài “Mùa xuân mười tám” của Hà Mai Lan trình bày dưới dạng hai bài nhật ký : Nhật ký của Mẹ và Nhật ký của con gái. Nhật ký của Mẹ kể về những ngày Tết 1943 ở Hà Nội. Trời rét xuân đất Bắc, cô con gái theo mẹ lên xe kéo ra chợ Đồng Xuân ngày hăm ba tháng Chạp vào buổi sáng sớm, trong lòng vẫn lo chợ hết món ngon để mua cúng ông Công ông Táo.
Về nhà, cả nhà xúm vào gói bánh chưng cùng với ngừơi bà con ở quê ra. Cô con gái cả ở nhà trông nom mọi việc, mua sắm cho em út. Phần nhật ký này trình bày một mùa xuân tuyệt đẹp trên đất Bắc rất gợi nhớ cho những người xa quê hương miền Bắc đã lâu, phần nhật ký cô con gái thì thể hiện một nếp nghĩ hiện đại của một cô gái tân thời trong xã hội Sài Gòn giữa cơn lốc hưởng thụ thời chiến tranh tao loạn. Cô gái mong đợi đến ngày mở tiệc bum – ban khiêu vũ Tết với đám bạn bè và lo mua sắm quần áo. Đám bạn cô thì đi mượn nhà để mở tiệc khiêu vũ. Cô phàn nàn là bị ông bố xé bức ảnh tứ quái Beatles treo ở phòng ngoài. Ông càu nhàu: “Ảnh ông bà cha mẹ không treo, lại rước cái thằng mủi lõ đầu bù ấy …” và cô chê ông bố là “quê” quá cỡ… Cô ra phố Bô – na chơi và gặp ông thầy, giờ đã chuyển xưng anh với cô. Cô gật đầu nhận lời vào thương xá Tax với ông và “thương hại cho túi tiền của lão vì mình chỉ mua có một hộp dầu thơm Essence và một ve Eau De Cologne”. Cuối cùng cô nhận lời tối mai đi phòng trà với thầy nhưng biết mình sẽ từ chối vì không thích đi với “lão gìa khằn đó”.
Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018
"Gì cũng cái, chỉ có rựa là đực"
Rựa là công cụ đa năng: có thể chặt, phát quang, chẻ nhỏ cây...
Tại sao họ rèn cái đầu nó cong xuống? - Đây là sáng tạo của người Việt: Để tăng sức nặng cho thế chặt. Khi chặt lưỡi ôm theo cây, vừa tận dụng hết tầm lưỡi, vừa lấy đó định mức vị trí chặt và cho khỏi vuột khỏi cây hay nhánh. Nếu chặt rựa va phải đá do có đầu mũi cong xuống nên không bị mẻ lưỡi. Người ta còn dùng nó để khèo móc, rong cành cây, dây leo...
Tại sao họ rèn cái đầu nó cong xuống? - Đây là sáng tạo của người Việt: Để tăng sức nặng cho thế chặt. Khi chặt lưỡi ôm theo cây, vừa tận dụng hết tầm lưỡi, vừa lấy đó định mức vị trí chặt và cho khỏi vuột khỏi cây hay nhánh. Nếu chặt rựa va phải đá do có đầu mũi cong xuống nên không bị mẻ lưỡi. Người ta còn dùng nó để khèo móc, rong cành cây, dây leo...
Nam bộ, thời khẩn hoang
Nam bộ, thời khẩn hoang: Phảng, cù nèo và ruộng cỏ
09/08/2007 04:07 GMT+7
TTCT - 1- Khoảng năm 1985, trong đợt điều tra về các hình thức diễn xướng dân gian ở ngoại thành TP.HCM, tôi được chị Nguyễn Thị Mười hát cho nghe mấy bài lý, trong đó có bài Lý cây phảng trên đây.
Khác mùa huê nở trường đông...Mùa màng, mộng mạ, giống má thất bát, cà đun (*) gieoPhảng kia phát chế, kèo nèo huơ, kèo nèo huơ...
(Lý cây phảng)
09/08/2007 04:07 GMT+7
TTCT - 1- Khoảng năm 1985, trong đợt điều tra về các hình thức diễn xướng dân gian ở ngoại thành TP.HCM, tôi được chị Nguyễn Thị Mười hát cho nghe mấy bài lý, trong đó có bài Lý cây phảng trên đây.
Khác mùa huê nở trường đông...Mùa màng, mộng mạ, giống má thất bát, cà đun (*) gieoPhảng kia phát chế, kèo nèo huơ, kèo nèo huơ...
(Lý cây phảng)
Chơ Ma Liên
Sau khi đi một vòng ở bãi biển Long Thủy, du khách cũng có thể thả bộ đến Ma Liên để tìm chút cảm giác mạnh, đó là phần đất thổ mộ nằm giữa hai làng Ma Liên và Mỹ Á toàn cây bàn chải, gò nống và cồn cát. Từ Mỹ Quang xuống Long Thủy hay ngược lại đều phải đi qua khu nghĩa địa Ma Liên này. Tuy vậy ít người dám ngang qua giữa trưa tròn bóng hay khi hoàng hôn buông xuống, hoặc giữa đêm hôm khuya khoắt.
Làng Ma Liên - Ảnh: Trần Quỳ |
Tương truyền, trên đất Ma Liên có cồn Xương nằm bên đông núi Hòn Mây, là nơi ngày xưa các vua chúa triều Nguyễn đã cho chém đầu hoặc chôn sống hàng ngàn người trong phong trào “Bình Tây sát tả” để thanh trừng những người tà đạo (theo Thiên Chúa giáo), đến nỗi xương nổi lên thành cồn cao, gọi là Cồn Xương. Khi phong trào ấy chấm dứt, người dân trong vùng gom góp tiền của xây dựng đình lẫm để cúng tế các cô hồn chết oan ức trong thời kỳ ấy vào tháng 3 âm lịch hàng năm.
Từ truyền thuyết Cồn Xương mà trong dân gian có câu chuyện “Ma Liên tiên”, tức là các cô hồn thành ma biến thành các tiên nữ, tiên nam trà trộn vào với con người trong các phiên chợ tại Ma Liên. Các ma tiên này cũng mua bán y như con người, rất sòng phẳng. Tuy nhiên khi mua bán xong, về đến nhà đếm tiền lại thì thấy toàn vàng mã đã đốt thành tro. Vì vậy nên những người mua bán tại chợ này thường kèm theo thau nước để thử tiền: hễ tiền nổi trên mặt nước là tiền giả của ma tiên, còn loại tiền bỏ vào liền chìm xuống đáy thau là tiền thật. Vì vậy nên có câu ca dao:
Chính những người lao động tha phương cầu thực mở đất Nam Bộ
"Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long"
(Huỳnh Văn Nghệ)
Không rõ ai vẽ tranh dưới, nhìn rất có ý nghĩa: người Chăm vác cái phảng phát hoang (bị mất nước phải tìm đất mới), người Việt gánh cái bị đồ dùng (ý bám trụ đường dài), người Hoa cầm cái dù (ý là người có ít tiền làm chủ). Chính những người lao động tha phương cầu thực mở cõi ờ vùng đất hoang vụ. Sau đó triều đình mới dùng quân với gươm súng để giành quyền thống trị đất đai, con người.
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long"
(Huỳnh Văn Nghệ)
Không rõ ai vẽ tranh dưới, nhìn rất có ý nghĩa: người Chăm vác cái phảng phát hoang (bị mất nước phải tìm đất mới), người Việt gánh cái bị đồ dùng (ý bám trụ đường dài), người Hoa cầm cái dù (ý là người có ít tiền làm chủ). Chính những người lao động tha phương cầu thực mở cõi ờ vùng đất hoang vụ. Sau đó triều đình mới dùng quân với gươm súng để giành quyền thống trị đất đai, con người.
Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018
Đời sống nhà nông xưa
Đời sống nhà nông (La vie aux champ) là mảng đề tài được khai thác rất nhiều trên các bức bưu ảnh xưa.
AgriMark sưu tầm những bức ảnh xưa miêu tả lại cảnh hoạt động sản xuất và nếp sinh hoạt của người nông dân ở những vùng miền khác nhau trên đất nước Việt Nam.
Vác cày
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)