Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018

KS Dương Ngọc Thái - Từ Silicon Valley nghĩ về dự thảo nghị định thực thi Luật ANM

Nhật ký Cờ Mờ 4.0: về dự thảo 03/10/2018 hướng dẫn thực thi Luật An ninh mạng

(Một phiên bản của bài này đã đăng trên BBC)
(Cập nhật: bỏ phần tóm tắt cho ngắn lại; bài trên BBC hoặc trong phần comment có tóm tắt)
(Cập nhật: chôm từ "Vạn Lý Hỏa Thành" của một bạn đọc)

Nhắc lại chuyện cái ao:

Sau khi tốn bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và nước miếng viết hai lá tâm thư mà Quốc hội vẫn thông qua Luật An ninh mạng, tôi muốn đưa ra một đánh giá toàn diện về bộ luật này, ở góc độ kỹ nghệ và pháp lý, nên đã dành ra bảy bảy bốn chín ngày tìm hiểu luật pháp an ninh mạng quốc tế. Những gì tôi đọc được thật thú vị. Hóa ra công việc của luật sư không khác lắm công việc của hacker, thay vì tấn công và phòng thủ bằng code họ chơi bằng từ ngữ.

Tôi tính sẽ viết một loạt bài về đề tài này, nhưng rồi giữa tháng 8 năm nay bạn tôi rủ tham gia nhóm 100 “nhân tài" về Việt Nam gặp gỡ lãnh đạo Việt Nam với kỳ vọng tôi sẽ có cơ hội được chụp hình chung với thủ tướng, tay bắt mặt mừng rồi nếu còn thời gian thì phân tích cho ngài thủ tướng nghe lợi và hại của Luật An ninh mạng. Nhưng rốt cuộc, vì mãi chụp hình, tôi không có cơ hội chia sẻ ý kiến.

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2018

"Nhỏ không học lớn làm đại úy" - chiện tui.

Mẫu chiện vui của Cạo đu đủ nhớ về Thầy Cô.
Bạn học ngày xưa gặp lại nhau, có thằng hỏi - ê. mày nhớ thầy... cô... không? Cạo đu đủ nghĩ ngợi một hồi rồi đáp - quên mịa mất, tao chỉ nhớ nhất:
- Ông thầy Trị lớp nhất trường Tiểu học Cộng đồng KT. 
Ổng dùng ống vố hút thuốc Mỹ, nể nước Nhật nhưng dạy học sinh yêu nước Việt da vàng. Thầy giới thiệu cuốn sách "Người Việt cao quý” của một tác giả Ý viết về người Việt" cho đám học trò non nớt bọn tôi. Học trò tìm mua đọc, khơi dậy niềm tự hào dân tộc và từ đó mình yêu quê hương đất nước nồng nàn. Tính Cạo ham chơi chỉ quan tâm môn toán còn các môn khác thì sa pha học lấy lệ. Cho nên mỗi khi bài kiểm tra trả về cho học sinh là mình sửa nâng điểm của Thầy lên để đủ điểm các môn.
Cho học trò gửi lời xin lỗi muộn màng đã qua mặt Thầy khi xưa!
- Ông thầy Phiên "thân Cộng" dạy Việt văn TH Hoàng Đạo KT.
Thầy bà mà có tác phẩm đăng sách tạp chí, tụi học sinh nể ơi là nể, còn thuyết trình biện luận về tác phẩm ổng nữa chứ!. Năm 1972, Mỹ ném bom Hà Nội, Hải phòng, ông đứng trước lớp nói với học sinh: phản đối đế quốc Mỹ tàn ác ném bom giết hại đồng bào ta ở Miền Bắc, các em hãy ý thức điều đó và.... Mình cảm theo Thầy, ghét Mỹ luôn từ dạo ấy. hehe.
Thầy trò gặp lại, có vẻ như Thầy vẫn còn luyến liếc "cái công trạng đóng góp cho cách mệnh". Học trò can" thôi đi, nhớ làm gì cho mệt tuổi già Thầy ơi !.
- Ông thầy Danh hiệu trưởng trường TH Hoàng Đạo KT.
Ổng dạy tiếng Anh rất nhiệt tình kiểu đánh trận, nói xì bọt mép hai bên (vậy chứ ảnh nhát hít à!). Vì tội dốt Anh văn mà ổng đánh Trần Văn Cạo đau són đái cả chục roi dồn lại nên mình thù ổng, gọi môn học đó là "công cụ của đế quốc Mỹ". Bù lại HS Cạo từng hô to "Đả đảo Hồ Công Danh phát xít" 3 lần lúc thầy đang dạy lớp khác, may là ổng hỉ xả không kỷ luật thằng học sinh mất dạy. quề!.
Năm rồi gặp lại Thầy, nhắc chiện xưa ổng cười. thương thật!.

Nhà sàn Dân tộc Tày ở Yên Bái


Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2018

Nhớ chiến hữu thân thiết năm xưa!

Mấy chục năm xa nhau, mình cố công tìm kiếm trên mạng, cuối cùng biết anh vẫn khỏe. Anh tên Tum Khùm, người dân tộc Kuôi, là Đội trưởng đội công tác xã Siem Bouk, nơi mình gắn bó ba năm. Anh đã bị mìn Khmer Đỏ gài trên đường đi công tác, mất một chân trên gối. Cũng lần ấy, Trung đội trưởng dân quân xã luôn sát cánh với TH cũng đã hy sinh tại chỗ.
(ảnh cắt từ clip)
 

Ghi nhận sự nổ lực của Chính phủ Hun Sen trong việc phát triển cộng đồng.

Mình nhớ thật nhiều nơi đã từng công tác. Một xã nghèo nhất của huyện, không có nổi một ngôi chùa, không có một cái quán nào dù nhỏ nhất. "Nghề nghiệp" của dân chỉ là săn bắn hái lượm, đánh cá ven sông để ăn và chia sẻ với nhau. Tuy khổ cực vậy (và không hiểu trọng bụng, ai là người thù ghét quân VN) nhưng có gì họ cho Đội công tác cái đó, mình luôn nhớ tấm lòng ấy.
Ngày nay, Chính phủ CPC và các tổ chức NGO quan tâm đến người nghèo và dân tộc ít người, đang xây dựng cho họ chí ít mỗi xã nghèo cũng được một ngôi chùa. Các tổ chức Thiện nguyện đến tận những xã vùng sâu vùng xa để dạy trẻ em vệ sinh và dạy học tiếng Anh, cảm nhận bọn trẻ nói TA khá tốt.
Xem clip dưới ở phum xưa, thấy lạ vì hồi đó chưa từng thấy điệu múa này của dân tộc thiểu số tại đây. Và một clip ở xã khác trong rừng mà mình chưa hề thấy nơi thờ cúng, chưa hề biết có người Chăm ở đây, thì có nay đã có thánh đường cho người Chăm Hồi giáo.
Link điệu múa của dân tộc Kuôi:

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2018

Tám chơi chiện tiếng xứ Nẫu

Chiện tiếng xứ Nẫu: Dẫy á gặp Dẫy na.

Chơi với hội bạn học Phú Iên, H nói tui vơ và vang đây. 
Một bạn gái nói: "và vang" là ẩu đơ qué? làm ơn viết hoa. 
Môt bạn gái nữa: thâu đi ông, lộn rầu, Quà Quang mới đúng, Và Vang là nói tiếng vó. 
H bảo: quơ Nẫy nói dẫy á, tui đẻ ngay dưới bụi bông dờ, ăn chim chim mú dẻ quài, lộn sao được!.
Bạn ấy cãi tiếp: Dứ bụi "bông giờ", chứ hông phải "bông dờ", "dú dẻ" chứ hỏng phải "mú dẻ".
Cãi xà quần, H một mực bảo lưu. 
Mới hầu tấu, mấy thằng ly hương nhớ. hú nhau họp bạn nhậu tám cho đỡ nhớ quơ, vũ như cẩn tại trại của Tiên chỉ Nguyễn Thanh Vân. Nhân tiện gặp T (người cùng xã) vợ thằng đệ Tâm Teo. H hỏi thì ra chính xoác là "Và Vang", phái ơi là phái!


TC dạo vài đường, Các bạn coi thử có làm luận án tiến sĩ được hông nha?

"Thở nẫu bỏ quơ, đi làm thơ, hái cà phơ, lấy con dợ, buồn tái tơ"
TC xa quê từ nhỏ nên không nắm chắc âm hưởng trong tiếng nói cũng tập quán của người xứ Nẫu. Mình nghĩ Văn hóa của xứ Nẫu, nổi bật chính là phương ngữ và cái rốn của nó là từ "Dẫy". Tiếng Nẫu, nói có vẻ "thô cứng, cộc lốc, vụng về", nói như Bắc cờ là "dùi đục chấm mắm cáy". Theo TC cảm nhận thì tiếng Phú Yên nói nặng hơn tiếng Bình Định, người vùng biển ăn mặm nói cũng có phần khác người đồng bằng.
Tiếng "Dẫy" có trong hầu hết câu chuyện nói qua lại giữa người dân xứ Nẫu, như:
Dẫy na. Dẫy á. Dẫy là. Dẫy thâu. Dẫy ngheng. Dẫy thâu ngheng.
Những câu nói tán thán trên, chỉ hai từ ngắn gọn thôi nhưng hiểu còn tùy ngữ cảnh đi kèm âm nhẹ nặng, có gắt cuối không và cảm xúc trên khuôn mặt người nói. Từ đó có thể hiểu là: xác nhận, phủ định hay nghi vấn hoặc phủi đít đi luôn..
Nói dẫy có sai cho Và Vang tui xin lẫu mọi ngừ.
Iêu không iêu thì thâu, nói dứt phát!

TC

Cái cuốc ta ngày xửa ngày xưa

Hai ông của "Đội quân nhà Phật" thăm lại chốn xưa (CPC)

Xem phim tư liệu của VTV nói về hai ông của "Đội quân nhà Phật" thăm lại chiến trường xưa và nhớ bà mẹ Sô Maly đã mất, thấy anh trung tướng và thằng bạn cùng đơn vị diễn khá thật !. haha.
Hai ảnh cầu siêu cho bà mẹ nuôi

Cũng con đường rừng ấy!

Nguyễn Tam Mỹ - Chuyện vui của lính


Nguyễn Tam Mỹ

Ước hay Ráo chi thì cũng là tau !
1.
“A lô! Nhà mi ở chỗ mô, tau ghé chơi!”. “Xin lỗi, ai vậy?”. “Ráo đây!”. Mình ngớ người. “Này, không Ráo thì Ước, nhớ chưa?”. “À, nhớ rồi! Ông ở đâu nói mình tới đón”. “Khỏi cần, cứ nói nhà là tau tìm tới”. Có người bạn học cũ đến chơi nhà, mình lúi húi đi nấu nước sôi pha trà, chờ đợi.
Hồi học cấp 3 với nhau, mình chẳng cần xôi chè oản chuối gì, đổi tên hắn - Nguyễn Văn Ước, thành Nguyễn Văn Ráo! Hắn không giận, chỉ mỉm cười. Ước hiền lành, ít nói. Tính nhu mì, kim chỉ. Ngược lại, mình là thằng lơi bơi. Mỗi lần đi học, mình cuốn tròn mấy cuốn vở lại như cái ống thổi lửa giắt ở túi quần sau. Có sách nhưng ít khi mình mang theo, bởi ngày ấy, sách giáo khoa được nhà trường cấp phát miễn phí cho học trò. Đó là tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà mình cung bao bạn bè nhìn thấy được bằng hiện vật. Lười nhác, lắm khi làm bài tập kiểm tra đột xuất, mình bí vì vở ghi qua loa đại khái không đầy đủ. Sợ mình lãnh “trứng gà”, thằng Ước ngồi ở bàn dưới lấy tay khều vào lưng áo mình, chỉ cuốn sách trên bàn đã mở sẵn số trang cần tham khảo. Quay xuống quay lên mấy lần, mình cũng làm bài được ở mức tàm tạm.
2.
Năm 1980. Mình đi lính. Thằng Ước cũng đi lính. Mình sang vùng Đông bắc Campuchia. Mấy tháng sau hắn cũng có mặt ở sân bay Stung Treng. Hắn là lính thông tin thuộc Lữ đoàn 575. Còn mình là lính bộ binh thuộc Đoàn 5503 đóng quân trong rừng xoài cạnh bờ sông Sê San. Giữa đơn vị hắn và đơn vị mình ngăn cách bởi cánh rừng khộp, ở đó có một phum nhỏ tên là Đôl Ta Đăm. Từ chỗ mình đến chỗ hắn, nếu đi theo lối tắt chỉ hơn cây số.

Tìm kiếm Blog này