Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2020

Nước sông công lính - Chuyện làm nhà.

xxĐời thằng lính nào cũng trải qua chuyện dựng nhà. Tuỳ thời gian quân ngũ, ít thì vài lần, nhiều thì năm lần bảy lượt. Dựng lên cho đã rồi bỏ đi !
Đầu tháng 10.1978, đám hạ sĩ quan chúng tôi về đơn vị mới ở ngả ba Đông Dương cách cửa khẩu Bờ Y KT ngày này hơn chục ki lo mét. Công tác chính là giúp bạn Campuchia xây dựng lực lượng cho quân khu Đông Bắc tương lai. Cả bọn trú tạm bợ theo các chái nhà của bộ phận đến trước. Đêm ngủ, gió thốc vào lưng, cái mền mỏng thiếu trước hụt sau, lạnh thấu xương. Cho nên vừa đặt ba lô xuống là bắt tay ngay vào việc cất nhà để ở. Hàng ngày, phân công nhau thành từng tốp, người thì đi chặt cây, người chặt nứa, người thì cắt tranh... Cứ sáng sớm, cơm đùm cơm nắm lên đường, chiều vác gánh vật liệu về. Mà đi đâu gần, hết đồi qua suối, hết muỗi đến vắt, đoạ đày cái thân thằng lính.
Nghề dạy nghề, người biết làm bày cho người chưa biết. Hơn hai tháng trời ròng rã, dựng cột kèo xà ngang xà dọc, thưng vách, lợp mái, làm giường... Rồi cũng xong, anh em mừng vì có chỗ chui ra chui vào sạch sẽ tươm tất. Nhà lính đơn giản thôi nhưng ất giáp, trên lợp tranh, vách thưng bằng nứa, có hàng hiên, có cửa trước cửa sau. Có chái bếp nhỏ để "tục tạc" nấu thêm rau cỏ cải thiện bữa ăn.
Ở đâu chừng được một tuần, vào cuối tháng 12 thì đùng một phát, có lệnh cấp trên thu xếp hành trang rút quân. Tôi thầm nghĩ, chỉ huy thừa biết trước sẽ đi, sao không bảo lính dừng làm cho đỡ vất? Bảo bí mật cũng không phải vì đơn vị ở cách xa dân, cấp trên thì giám sát chặn thư từ liên lạc với gia đình. Hay là mấy ổng bảo nhau: để tụi nó rảnh làm chi, ngồi không sinh chuyện, rách việc! Trước đó có nghe Trên quán triệt chuẩn bị tổng lực đánh sang K, thế thôi còn đi đâu, thời gian nào chả biết.
Ngày đi, nhìn lại ngôi nhà khang trang mới toanh, ai nấy đều xót cho mồ hôi công sức của mình. Nhưng lính mà, tặc lưỡi là xong. Như chưa từng có việc gì xảy ra. Xe đến xúc tất cả lên đường hành tiến. Một trang mới đời lính mở ra trước mắt...

Sự kiện hy hữu, độc nhất vô nhị trong chiến tranh biên giới phía Bắc.

Một đơn vị của QĐNDVN bắt nguyên một đại đội quân sơn cước (biệt kích) của Trung Quốc, bị bao vây buột phải ra hàng. Chiến công ấy có sự tham gia, tiếp sức của dân quân tự vệ người dân tộc thiểu số. Sự việc xảy ra tại xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Những nét nổi bật
- Quân ta bao vây, triệt nguồn nước, gọi hàng, không tốn phát đạn nào.
- Trước khi ra hàng, chi bộ đại đội TQ họp ra nghị quyết đầu hàng.
- Bắt nguyên đại đội với đầy đủ cấp chỉ huy, có cán bộ trung đoàn biệt phái.
- Bắt nhiều tù binh TQ nhất, 104 trong tổng số 238 tù binh TQ.
- Thu được nguyên vẹn vũ khí, trang bị của một đại đội đối phương.
- Làm quân TQ bẻ mặt bị nhục nhất. Dẫn đến việc hàng loạt cán bộ bị kỹ luật từ quân đoàn đến người lính, xóa phiên hiệu quân đoàn, sư đoàn ra khỏi biên chế quân đội.

Đa số người Việt nhớ ngày nọ ngày kia... còn nỗi đau quên mất!

19/01/1974
Quân TQ tấn công 4 tàu chiến HQVNCH, chiếm cụm Lưỡi Liềm, từ đó VN mất QĐ Hoàng Sa hoàn toàn về tay TQ. Từ đó VN mất thêm lợi ích cùng biển Bắc bộ.

17/02/1979
Quân TQ tấn công QĐVN, giết hại dân lành, làm cho 6 tỉnh biên giới phía Bắc VN tan hoang đổ nát. Từ đó VN ngày càng lệ thuộc KT vào TQ.

14/03/1988
Quân TQ tàn sát công binh HQVN, chiếm bãi đá ngầm Gạc Ma. Từ đó xây dựng công trình QS đe doạ đến lợi ích của VN ở vùng biển QĐ Trường Sa.

Làm thơ như cậu tui là phải đạo!.

Tặng thơ tặng thêm bia mồi là thường, ai được tặng thơ còn thưởng tiền công đọc thơ như Cạo chưa?
Việt Nam là cường quốc thơ, ai cũng biết. Liên quan chiện thơ, mình có ông cậu đẹp lão, nguyên là bác sĩ quân y Sư 325 ở mặt trận Quảng Trị năm xưa... rồi đến cấp đại tá thì về hưu. Con cái dâu rể, cả nhà đều đảng viên toàn tòng. Lúc mới về hưu, Cậu lo làm ăn xây dựng cơ ngơi nên trề môi chê mấy ông bạn già hưu trí quá rảnh, tán phét, thơ với thẩn. Phải thời, dần dần Cậu nâng cấp cái nhà lên 4 tấm, mua xe du lịch vi vu. Con cháu đề huề, quan chức thành đạt ngon lành. Giao cho con gái kế nghiệp, Cậu nghỉ xả hơi. Thỉnh thoảng gặp mình, cậu nhắc: cháu thành tích đầy mình, nghe lời cậu thì đâu khổ. Thấy thằng cháu bôn ba, đời chả ra làm sao nên Cậu thương, có lần cho tiền... Cậu với cháu đâu hợp, cậu và mấy em thì vẫn yêu chế độ còn thằng cháu thì hay chỉ trích. Tuy vậy tình bà con, cậu cháu anh em vẫn thuận hoà vui vẻ mỗi khi gặp lại... Cậu có tính khác người. Bên quân đội chia cho 1/3 căn biệt thự kiểu Pháp ở Nha Trang, Cậu không nhận, nói đó là tài sản của người khác chứ không phải của mình, rồi cậu xin đất cất nhà. Khi Phú Yên tách tỉnh, người quen đề nghị về làm phó giám đốc bệnh viện đa khoa, Cậu không nhận vì quan niệm hưu là từ giã chính trường, ham hố chi chức tước.
Bẵng một thời gian, cách đây 3 năm, Cậu hỏi email rồi gửi cho mấy đoản văn và thơ. Cậu sáng tác đấy! Gặp thằng cháu trời ơi, văn thì cạo nhẹ chỗ này chỗ nọ, còn thơ thì tuy dốt nhưng cũng tám đại. Cà khịa chứ đâu dám bình thơ cậu, nịnh thôi: thơ Cậu hay, ôn cố tri tân, có ý nghĩa nhân văn. blah blah. Cậu viết vậy chống lão hoá đầu óc, y bài bác sĩ, cứ tèn tén ten cho vui cuộc đời còn lại, Cậu ạ! Cậu thấy thằng cháu quan tâm nên thích. Cậu gửi tặng tiếp 4 tập giấy A4 photo qua đường bưu điện, bóc ra xem thì có tiền cậu cho một triệu rưỡi. Thật cảm động. Mình chia sẻ vợ và con, mỗi người 500, tự hào nói: quà của ông Cậu cho đấy! Còn thơ thì thằng cháu ba trợn xem quách lác, xếp cất. hehe.
Cậu bắt đâu làm thơ ở tuổi 80, nay hơn 90 vẫn còn minh mẫn. 
Cháu yêu Cậu nhiều!

Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam là nơi ông có bí danh 21 xuất thân từ ấy.

"VASS có hơn 700 cán bộ có học hàm giáo sư, phó giáo sư, học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ, thạc sĩ. Năm 2015 tổng chi ngân sách nhà nước cho viện này là 504,5 tỉ đồng, tương đương 22,6 triệu USD. Nếu tính cả quá trình 5 năm từ 2011-2015, tổng số công bố ISI của viện là 22 bài, một thành quả chỉ tương đương con số bài báo khoa học tối thiểu để được bổ nhiệm giáo sư ở Malaysia."
TC- Tên viện mà không thèm viết hoa đầu chữ, cho thấy Báo coi thường họ như thế nào!.

Ai dẫy, thầy pháp này chống dịch chắc ôke?


Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020

Trầm hương - truyện ngắn của Nguyễn Trí

Tìm trầm, dân chuyên nghiệp gọi lóng là đi “địu”. Địu là gì? Tại sao phải gọi muối là “diêm” và gạo là “mễ’’? Tại sao phải gọi “xuôi” hoặc “ngược” ngàn mà không gọi đi - về? Điều nầy thuộc bí ẩn của rừng xanh núi bạc. Muốn đi địu, tiêu chuẩn đầu tiên là ít nhiều biết võ, nếu không muốn nói là phải giỏi.
 Đã lên rừng - rừng cao - phản xạ không nhanh, tai mắt không tinh tường rất dễ bỏ thây lại cao xanh. Thâm u có nghìn vạn hiểm nguy không lường nổi. Hùm, beo, rắn, rết luôn chực chờ trên lối đi qua. Sự nhanh nhẹn là một tất yếu không thể thiếu, nó giúp ta lên đỉnh cao nhanh hơn. Len lỏi cả ngày trong mịt mùng không chấp nhận sự chậm chạp. Chỉ có người giỏi võ mới đương đầu được với “nghìn thước lên cao, nghìn thước xuống” và “khúc khuỷu dốc thăm thẳm”. Tìm trầm, một bầu trong con số bốn người chỉ đi, đi và đi. Dừng chân trong một điếu thuốc rê quấn kèn là hết. Giỏi võ còn giúp ta chống lại sơn tặc. Rừng cũng như biển, mạnh được yếu thua. Những giang hồ máu lạnh phục dân địu trên đường về lột sạch cả dó kiến, nói chi đến kỳ. Không giỏi võ, đừng có lên đường.

Tại sao người ta nói “Ngậm ngải tìm trầm”

Xin phép được trích lại bài viết rất hay và đầy đủ của 1 anh khách hàng ViP rất tâm huyết với Trầm Hương. Mọi người đón đọc cho biết thêm tại sao có người ta nói “Ngậm ngải tìm trầm” nghề trầm nghề gian lao vất vả & nguy hiểm lắm
Tôi xin được trích:
“Người Khánh Hòa, nhất là người đi địu, tin rằng trầm hương là của Bà Thiên Y A Na. Bà cho ai thì người ấy được. Bằng Bà không cho thì dù đứng một bên cũng không tìm thấy. Có đôi kẻ có phước, không cố tâm đi tìm mà tự nhiên bà cho hưởng lộc.
Bởi vậy trước khi đi tìm trầm, người đi địu phải dâng lễ cầu khấn Bà, và trong những rừng nào có nhiều cây gió đều có miếu có am thờ Bà do những người đi địu lập, để tiện việc cúng kính trước khi nhập lâm.
Người đi địu toàn là đàn ông vì đàn bà một là không thể xông pha nơi rừng sâu núi thẳm, hai là người nhà nghề tin rằng trầm hương kỵ khí âm.
Bởi dẫn thân vào nơi nguy hiểm, người đi địu rất thận trọng. Ngày ra đi phải lựa chọn kỹ càng. Chẳng những là ngày lành mà còn phải hạp với người cầm đầu tục gọi là Địu Bầu.
Mỗi Ðịu Bầu có một tốp riêng và mỗi tốp có một khẩu hiệu riêng để biết được đi và về ra khỏi trùng đường cùng các tốp khác.
Ði tìm trầm phải đi lâu ngày và phải vào sâu trong rừng trong núi. Nên ngoài lương thực chuẩn bị đầy đủ, người đi địu phải mang theo thuốc trừ lam chướng, trị bệnh hiểm nghèo và phòng rắn rít. Thuốc đó gọi là Ngải.
Ngải là một loại thảo giống như cây nghệ cây huỳnh tinh, cao chừng một thước, củ giống như củ riềng, bên trong hơi vàng và bay mùi long não.

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020

"Ông đi nhậu tình nghĩa,

mài thả ra ngay không, thủng chim ông chém cả họ nhà mài"


Hồi nhỏ coi Mỹ chơi đĩ như gà đạp mái!



Ngày trước, mấy thằng nhóc cùng lớp tụi mình hay ra sông Dakbla KT tắm và đùa nghịch. Thường thấy từng tốp, 5.7 anh lính Mỹ chạy xe ra bờ sông để đổ đạn dược thừa, rửa xe và xúc cát về làm công trình. Các chị đĩ đến bán bia, nước ngọt và phục vụ tình dục tận nơi. Các chị mặc đồ bikini hai mảnh mỏng tanh, có chị chơi màu trắng, lập lờ "hoa bướm". Lượn qua lượn lại rồi mấy chĩ áp hàng vô người mấy anh lính. Lính sao chịu nổi. ặc. thế là 2 bên xí lô xí lào ra dấu giá cả, ok xong là dìu di. Nơi "đạp mái" đâu xa, cách chừng 10,10 mét. Họ lấy bao cát quây tạm 3 mặt làm chỗ bụp xẹt. Cứ vậy người ra, kẻ vô... làm một choác xong, tiếp tục công việc.
Còn mấy thằng nhóc chim mới ra ràng thì... ôi thôi khỏi nói! Có lần, mấy đứa còn bạo gan, bò men theo bờ cát đến tận nơi để coi họ làm cái giống gì. hehe.
Mỹ mà, rất đơn giản, đúng với câu "giải quyết nhu cầu sinh lý". Xem cái hình minh hoạ dưới, tuy nhà cửa xập xệ nhưng còn đỡ hơn cảnh màn trời chiếu đất nói trên.

Tìm kiếm Blog này