Tim thông tin blog này:

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

Nhớ các công đoạn thu hoạch lúa mùa sau 1975.

Làm ruộng, năm có hai vụ mùa mưa nắng.

Lúa chín, người ta kêu nhau vần đổi công, tập trung nhiều người cùng cắt tận gốc rạ, nếu ruộng trũng cắt phần trên lấy dé lúa. Ruộng xa thì rải bạt đập lúa bằng tay vào miếng ván hay dùng máy đạp lúa bằng chân tại chỗ, ruộng gần thì gánh hay dùng xe trâu bò chở về về làm ở nhà. Cực nhất là mùa mưa, lúa ngã rạp, khom người lựa thế cắt từng bông lúa, lúa thấm nước gánh về rất nặng. Và đạp vò bó lúa bằng bàn chân trần đau xót, lúa cứa da đầy những vết xướt. Sau có máy suốt lúa rất nhanh tại ruộng hay gánh chở tập trung chỗ cao ráo để suốt, dân cũng đỡ khổ. Cắt xong thì lấy cái thúng hay bao nylon đi mót những bông lúa bị rơi vãi. Sau đó tập trung lại rải trên nền xi măng hay tấm bạt, lùa trâu bò đi vòng tròn dẫm đạp cho lúa còn sót rụng xuống, tận dụng cho hết.

Rồi đem lúa hạt lẫn với lá lúa vụn và hạt lép ra chỗ có gió để giê cho bay, lấy lúa chắc, nếu không có gió thì quạt bằng tay. Rải lúa thu hoạch ra sân xi măng hoặc bạt để phơi nắng cho khô, thỉnh thoảng dùng chân để cày trộn trở mặt cho lúa khô đều. Mỗi chiều, dùng cái trang và chổi chà gom lại, ngày sau phơi tiếp. Mùa mưa, thoạt nắng thoạt đổ mưa, phải trông trời mà gom lúa không thì bị ướt. Cứ thế hốt vội rồi lại bang ra phơi tiếp, ngày vài lần như vậy. Khi lúa đã khô hẳn, trút lúa vào vỏ bao phân, chất đống trong nhà để nộp thuế nông nghiệp hay để bán mua phân lạc. Phần còn lại đổ vào bồ để dành xay giã ăn dần hoặc lúc kẹt như có đám ma hiếu hỉ, đau bệnh thì bán hoặc đổi mua cá mắm... Phần gốc rạ phơi khô để lợp nhà, phần thân dé cũng lấy, rồi vun thành nọc rơm để dành cho trâu bò ăn dần.
....

















Tấm hình này phản ánh rất đúng thực trạng đời sống con người xứ vịt.

 


Tại sao là đèo Đá Đẽo?

Chính thức được giải thích là địa danh có từ thời chiến tranh, TNXP đẽo đá mở đường thông tuyến cho bộ đội hành quân đi ngang qua.Nhưng TC tui nghĩ khác, nó là cái tên mà anh nào đó tinh nghịch đặt cho, bộ đội thì hay kháo nhau, loan truyền riết rồi chết danh luôn. hehe.

Cũng là từ "đá đẽo" nói lái thì ý người Bắc và người Nam lại hiểu hoàn toàn ngược nhau, thế mới lạ. haha




Chống tham nhũng không gì mới!

Ngày trước, ông Nguyễn Văn Thiệu có chiến dịch "Bài trừ tham nhũng" nhưng tham nhũng hối lộ không hề suy giảm, dẫn đến chế độ VNCH sụp đổ. Ngày nay, ông Nguyễn Phú Trọng có chiến dịch "Đốt lò"...

Năm 1969-70 tại Sài Gòn, tác giả Toàn Ánh đã viết: "Nghệ thuật Ăn trộm và Bắt trộm của người xưa" và "Nghệ thuật Tham nhũng và Hối lộ".

Link sách, xem qua bản pdf:
https://nhatbook.com/…/Nhatbook-Nghe-thuat-an-tron-va-bat-t…

https://nhatbook.com/…/Nhatbook-Nghe-thuat-Tham-nhung-va-Ho…

Hình chụp một đoạn của sách "Nghệ thuật Tham nhũng và Hối lộ", thấy thủ đoạn chả khác gì thời nay.

- Dù thế nào mẹ cũng không bỏ con đâu!

- Mẹ mang anh hai đi còn con thì sao. huhu






Fritz-Julius Lemp, anh hùng hay tội đồ cũng là người ấy.

Trong WW2, đội tàu ngầm của Đức là nỗi khiếp đảm đối với tàu quân Đồng Minh. Đức Quốc xã đầu tư trị giá 2,86 tỷ đô la xây dựng lực lượng tàu ngầm, trong khi phe Đồng Minh phải chi tới 26,4 tỷ đô la chống lại.

Lemp là thuyền trưởng chỉ huy 3 tàu ngầm U-28 , U-30 và U-110, trong 2 năm 1939-40, chết năm 27 tuổi. Là nhân vật tác chiến khá trung tâm, gây nhiều tranh cãi về những gì ông làm. Ông đã có công rất lớn với Đức là đánh chìm 17 tàu, hư hại 2 (tàu chiến lẫn vận tải) của Đồng Minh. Mà tội cũng rất lớn: đánh đắm chiếc tàu chở khách ngàn người của Anh, làm 117 người chết. Và để chiếc tàu ngầm hiện đại nhất thời ấy là U-110 cùng máy, tài liệu giải mã lọt vào tay phía Đồng Minh.

Trong chiến tranh khó ai nói trước được điều gì. Phải chăng cái chết của ông là hợp lẽ, tiện cho đôi đường.





22 quân nhân bị sạt lở đất chết, nhớ lại tấm hình gây xôn xao dư luận.

Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 chính là Sư đoàn 337 năm xưa, tham gia chặn đứng quân Trung Quốc xâm lược ở mặt trận Lạng Sơn năm 1979.

Năm 2011, Đại tá Đỗ Phấn Đấu, nguyên Chính ủy Đoàn KT-QP 337 khi biên soạn lịch sử Quân khu 4 nên lên đây tìm hiểu. Người qùi bên cạnh chỉ tay vào vết đục bỏ ở một phần còn lại của cột bia chiến thắng của Sư đoàn 337 (1,2 x 1,5 x 5m).
Chỗ ấy là đầu cầu Khánh Khê (Lạng Sơn) nơi hy sinh nhiều cán bộ chiến sĩ trong đánh nhau với TQ. Người ta đang làm một đập thuỷ điện nhở ở khu này, công nhân công trình tôn trọng người đã mất nên đặt một bát hương. Năm 2012 sau đó khu tưởng niệm mới được xây dựng gần đó.





Ngả 3 Đông Dương qua ảnh vệ tinh, năm 1984 và hiện nay.

 



Đặng Hùng Võ, khỏi cần nghe, coi hình thôi, biết liền!

 GS.TS Đặng Hùng Võ nguyên Thứ trưởng Bộ TN và MT trả lời cho câu hỏi của PV: Tại sao rừng chúng ta mất nhiều. - Khỏi cần nghe, coi hình thôi, biết liền!




Ánh mắt của người mẹ đờ đẫn nhìn hai con trẻ.

Mẹ với con nằm với nhau lần cuối này thôi.



https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/am-anh-2-chiec-quan-tai-con-tre-trong-ngoi-nha-ngap-lu-o-quang-binh-682442.html?fbclid=IwAR34DSoWK-jT96RrwbTtjtJ5_KrgafykPVVxRinVs3N36ceo6TGJNQMfa_E

Tìm kiếm Blog này