●
●
●
●
●
●
●
[sửa] Di sản đã được công nhận
Hiện tại, Việt Nam đã có 7 di tích được UNESCO công nhận là Di sản thế giới gồm:2 Di sản thiên nhiên thế giới:
- Vịnh Hạ Long, được công nhận hai lần, năm 1994, là di sản thiên nhiên thế giới, và năm 2000, là di sản địa chất thế giới theo tiêu chuẩn N (I) (III).
- Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, năm 2003, là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chuẩn N (I).
- Quần thể di tích Cố đô Huế, năm 1993, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (III) (IV).
- Phố Cổ Hội An, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (II) (V).
- Thánh địa Mỹ Sơn, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (II) (III).
- Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, năm 2010, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (II) (III) và (VI).
- Thành nhà Hồ, năm 2011, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (I)
- Cao nguyên đá Đồng Văn, năm 2010 được gia nhập mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu do unesco công nhận.
- Nhã nhạc cung đình Huế, Năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.
- Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Năm 2005, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
- Dân ca quan họ Bắc Giang và Bắc Ninh, Năm 2009, UNESCO chính thức công nhận Quan họ là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại đại diện của nhân loại.
- Ca trù, Ngày 1/10/2009, ca trù của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa kiệt tác truyền khẩu phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.
- Hội Gióng ở Phù Đổng và đền Sóc, năm 2010 được công nhận là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.
- Mộc bản triều Nguyễn, năm 2009 được công nhận là Di sản tư liệu thế giới.
- 82 Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long, năm 2010 được công nhận là Di sản tư liệu thế giới.
[sửa] Các đề cử bị gác lại
Bên cạnh các di sản được công nhận, Việt Nam có 5 đề cử di sản bị thất bại. Các di sản này vẫn tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đề cử lại, đó là:[1][2]- Chùa Hương (hỗn hợp) - đề cử ngày 15 tháng 7 năm 1991.
- Vườn quốc gia Cúc Phương (thiên nhiên) - đề cử ngày 15 tháng 7 năm 1991.
- Cố đô Hoa Lư (văn hoá) - đề cử ngày 15 tháng 7 năm 1991.
- Hồ Ba Bể (thiên nhiên) - đề cử ngày 15 tháng 11 năm 1997.
- Bãi đá cổ Sa Pa (văn hoá) - đề cử ngày 15 tháng 11 năm 1997.
[sửa] Các đề cử mới
Tính đến năm 2011, Việt Nam có các di sản sau đã và đang được đề cử di sản thế giới gồm:[3]- Các ứng cử di sản văn hóa thế giới: Hang Con Moong, cố đô Hoa Lư, chùa Hương, Bãi đá cổ Sa Pa, Nhà tù Côn Đảo.
- Các ứng cử di sản thiên nhiên thế giới: Khu sinh thái Tràng An, Vườn quốc gia Cát Bà, Vườn quốc gia Cát Tiên, Vườn quốc gia Cúc Phương, Hồ Ba Bể.
[sửa] Xem thêm
- Khu dự trữ sinh quyển thế giới
- Di sản thế giới
- Di sản tư liệu thế giới
- Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
[sửa] Chú thích
|
16 khoảnh khắc tuyệt vời của các Di sản Việt Nam
Hình
ảnh các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể, di sản thiên nhiên của
Việt Nam đã được ghi lại dưới những góc nhìn độc đáo, mới mẻ.
Triển lãm ảnh nghệ thuật Các Di sản Thế giới của Việt Nam
năm 2011 được khai mạc vào chiều 10/10 tại Nhà triển lãm 29, Hàng
Bài, Hà Nội. Tại đây, 206 bức ảnh nghệ xuất sắc về các di sản văn hóa
thế giới của Việt Nam đã được giới thiệu với công chúng Thủ đô.Các tác phẩm trên được chọn lọc từ 2.012 tác phẩm của 282 tác giả trong cả nước. Sau 6 tháng phát động, ban tổ chức đã chấm và chọn ra 16 tác phẩm xuất sắc để trao các giải thưởng.
Với nhiều góc nhìn độc đáo và mới mẻ, các tác phẩm tham dự cuộc thi đã góp phần quảng bá hình ảnh các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể, di sản thiên nhiên của Việt Nam đến với công chúng trong và ngoài nước.
Dự kiến sau khi kết thúc triển lãm tại Hà Nội (ngày 17/10), những bức ảnh này sẽ được mang đi giới thiệu tại nhiều nước trên thế giới.
Dưới đây là 16 bức ảnh đoạt giải:
Giải Nhất: Báu vật nhân văn sống. Tác giả: Trần Việt Văn. |
Giải Nhì: Hoàng hôn Lang Biang. Tác giả: Trần Thiết Dũng. |
Giải Nhì: Bức tranh phố Hội. Tác giả: Ông Văn Sinh. |
Giải Ba: Nhịp nhàng Bơ Thi. Tác giả: Nguyễn Linh Vinh. |
Giải Ba: Cửa Đoan Môn ngày lễ rước Bằng chứng nhận Di sản Thế giới. Tác giả: Nguyễn Vinh Hiển.
|
Giải Ba: Lán bè. Tác giả: Nguyễn Hữu Nguyên. |
Giải Khuyến khích: Ẩn mình với thời gian. Tác giả: Lê Trọng Khang. |
Giải Khuyến khích: Quá khứ một triều đại. Tác giả: Nguyễn Quang Tuấn. |
Giải Khuyến khích: Lễ Hội Phù Đổng Thiên Vương. Tác giả: Trần Nhân Quyền. |
Giải Khuyến khích: Dáng xưa. Tác giả:Thái Tuấn Kiệt. |
Giải Khuyến khích: Sương sớm. Tác giả:Trương Vững. |
Giải Khuyến khích: Cồng chiêng Tây Nguyên. Tác giả: Ngô Đức Cần. |
Giải Khuyến khích: Ra khơi. Tác giả: Nguyễn Thành Vương. |
Giải Khuyến khích: Chùa Cầu. Tác giả: Đoàn Thi Thơ. |
Giải Khuyến khích: Trước Hội. Tác giả: Bùi Quang Thuần. |
Giải Khuyến khích: Múa lục cúng hoa đăng. Tác giả: Võ Bảy.
|
Danh
sách 12 di sản văn hoá vật thể, phi vật thể, di sản thiên nhiên của
Việt Nam đã được UNESCO công nhận được các nhà nhiếp ảnh thể hiện sinh
động: - Quần thể di tích cố đô Huế - Vịnh Hạ Long - Khu di tích Chăm Mỹ Sơn - Đô thị cổ Hội An - Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - Khu di tích Hoàng thành Thăng Long - Nhã nhạc cung đình Huế - Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên - Dân ca quan họ Bắc Ninh - Nghệ thuật ca trù - Hội Gióng - Thành Nhà Hồ ở Thanh Hóa |
Theo Đất Việt