Được mấy người bạn Trung Quốc rủ đi thăm thác Đức Thiên (tức thác Bản Giốc , sau đây gọi chung là thác Bản Giốc). Ban đầu tôi không định đi vì thác Bản Giốc tôi cũng đa đến vài lần rồi, với lại từ nhà mình đi chưa đến trăm kilomet là đến rồi. Nhưng nghĩ lại …thì đi một lần nữa xem cũng được , dù sao thì … “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Thế là tôi quyết định lên đường .
Chuyến đi bắt đầu khởi hành từ thành phố Nam Ninh (thủ phủ Quảng Tây). 8 giờ sáng, chúng tôi đến bến xe Rạng Đông(từ đây mỗi ngày có một chuyến xe loại trên 50 chỗ ngồi đi thẳng đến Bản Giốc , và có một chuyến từ Bản Giốc về Nam Ninh, xuất phát lúc 3h chiều, 60NDT/1vé - khoảng 200 ngàn VND)
Cô bạn chạy vào phòng bán vé …một lúc sau đi ra với vẻ mặt tiu nghỉu: “xe đi thẳng chỉ còn 3 vé cuối cùng” mà chúng tôi có 5 người. Chỉ còn cách mua vé đi thành phố Trịnh Tây rồi từ đó bắt xe đi Bản Giốc, vé xe Nam Ninh – Trịnh Tây 90NDT/ 1 vé (300 ngàn VND) _ đắt lè lưỡi.
Xe đi lòng vòng qua huyện Đức Bảo, rồi mới sang Trịnh Tây, nhưng đối với tôi, chuyến đi đường vòng này mặc dù không nằm trong dự định nhưng thật may mắn vì khi đến Đức Bảo, xe đi qua thôn Túc Vinh - đây là nơi mà tháng 8/1942 Bác Hồ từ Pác Bó sang Trung Quốc khi đến thôn Túc Vinh đa bị chính quyền địa phương Tưởng Giới Thạch bắt giữ, và như các bạn đa biết, phải 14 tháng sau đó Bác mới được trả lại tự do. Tôi là người thích nghiên cứu về cuộc đời hoạt động của Bác và Túc Vinh là nơi mà đa bao lâu nay tôi mong muốn được đến – quả là trong cái rủi luôn có cái may!
Ngồi trong xe tôi cứ nhấp nhổm ngó ra ngoài, mấy đứa bạn thì không hiểu sao thấy tôi phấn trấn như vậy. Thôn Túc Vinh bây giờ đa số nhà cửa được xây vuông vắn như cái “bao diêm” 2-3 tầng, có đường tỉnh lộ và đường sắt đi qua, hai bên đường trồng ngô và hoa quả..
3h chiều, chúng tôi đến bến xe Trịnh Tây, cả đoàn quyết định sẽ đến thăm động Thông Linh trước,( đây là một khu du lịch nổi tiếng của Trịnh Tây) rồi ngày hôm sau mới đi Bản Giốc, tối hôm đó chúng tôi nghỉ lại tại nhà nghỉ gần động, sáng ngày hôm sau mới đi thăm động, vì lúc chúng tôi đến nơi đa hơn 4h chiều, cả ngày đi xe ai cũng mệt rồi, mà đi thăm khu du lịch này cũng phải mất 3-4 giờ đồng hồ.
Sáng hôm sau chúng tôi thăm động Thông Linh, chiều bắt xe đi Bản Giốc, đến Bản Giốc đa gần 4 giờ chiều.


cổng khu du lịch Thác Bản Giốc

Cảm giác đầu tiên của tôi khi mới đến gần khu vực thác Bản Giốc là Thác Bản Giốc bên này nhộn nhịp quá, chúng tôi đến đa gần 4 giờ chiều nhưng xe đi xe đến vẫn tấp nập, bai đỗ xe lúc đó có đến bốn năm chục chiếc xe cả to lẫn nhỏ, nhà nghỉ, khách sạn “hoành tráng”. Xuống xe, chúng tôi tìm được khách sạn rồi cất đồ đạc là bắt đầu đi thăm thác.


Nơi bán hàng, bai đỗ xe, khách sạn nhà hàng đều ở khu vực này


Quang cảnh phía bên ngoài khu du lịch


Chợ – bán giày dép, đồ gỗ, quà lưu niệm….

Vé vào thăm thác Bản Giốc là 90 NDT/ 1 người (300 ngàn VND) , điều đầu tiên đập vào mắt tôi là đội ngũ nhân viên làm việc rất chuyên nghiệp, mặc áo trắng sơvin gọn gàng, mỗi người đều có một bộ đàm, chốc chốc lại thấy có người gọi “ điều khiển từ xa”…



đường đến cổng – nơi thu vé

Qua cổng , bắt đầu bước vào khu du lịch là thấy có một cái đài được xây bằng đá, có lan can để khách tham quan có thể đứng chụp ảnh, lúc đó có rất nhiều khách đang đứng đó, vừa nghe hướng dẫn viên giới thiệu vừa chờ đến lượt chụp ảnh, vì đó là điểm đầu tiên khách nhìn thấy thác nước, nên ai cũng rất hào hứng. Tôi nghe thấy có ông khách chừng 40 tuổi hét to: “Đức Thiên, tôi đến rồi!”


đường đá men theo bờ sông lên chân thác

Tiếp đó là những bậc đá dẫn khách từ trên đường xuống bên bờ sông, rồi men theo bờ lên gần thác, cứ thỉnh thoảng lại có một khoảng rộng chừng 5-6 mét vuông xây chờm ra bờ sông, ở vị trí đẹp, để khách có thể từ đó ngắm thác từ xa, chụp hình lưu niệm, lại có nơi có mấy chiếc bè lớn đỗ xát vào nhau, để khách lên chụp ảnh lưu niệm lấy cảnh thác (5NDT/người), còn bạn muốn đi bè đến gần thác hơn thì cứ 10NDT/ người ( khoảng 33 ngàn đồng) bè được làm to đẹp, và chắc chắn.


Khách tham quan đi thuyền lên thác

Chúng tôi đi bộ men theo con đường đá đến gần chân thác, mấy đứa bạn thích chí chụp ảnh liên hồi, “khoe” hết các tư thế để có được những bức ảnh đẹp nhất. Đa hơn 4 giờ chiều mà khách tham quan ở đây vẫn nhộn nhịp, người đi người đến đông đúc, khi mới đến cổng tôi có hỏi nhân viên soát vé, họ cho biết ở đây trung bình mỗi ngày có khoảng trên 2000 lượt khách tham quan (không kể ngày lễ, ngày nghỉ). Nhìn sang phía VN - không một bóng người!
Theo Quảng tây du lịch trưc tuyến, dịp Quốc khánh Trung Quốc năm 2009, Bản Giốc đa đón gần 1000 xe du lịch tự lái/ 1 ngày (chưa tính xe khách va các phương tiện khác)

Chúng tôi đi tiếp lên phía chân thác, vì nghe nói trên đó có chợ bán các loại hàng Việt Nam… mặc dù cũng là người Cao Bằng nhưng tôi rất tò mò, cùng mấy đứa bạn vừa chụp ảnh vừa tranh thủ nhanh chân không thì sợ trời tối.


đường từ chân thác lên trên thượng nguồn
Phía bên này Trung Quốc làm đường men theo các tầng thác để du khách có thể ngắm thác từ các góc độ xa, gần, rồi cả phía thượng nguồn của con thác, đẹp quá! Mặc dù tôi đa đến Bản Giốc mấy lần nhưng thực sự chỉ được ngắm thác từ phía chân thác, chứ thượng nguồn trên này quả thật đây là lần đầu tiên!


Khách chụp ảnh từ phía bên trên thác


Quang cảnh tầng thác thứ 2


đường đi lại phía trên thượng nguồn

Khi chúng tôi lên đến trên đường thì thấy có một day hàng bán đủ các thứ như dép lê, cà phê, đũa nghiến, lược sừng… gần như tất cả các thứ này đều ghi mác Việt Nam, khách tham quan đến mua hàng rất đông, hình như ai cũng muốn chọn món quà ngoại quốc về tặng cho người thân hoặc làm kỷ niệm


Thượng nguồn

Tôi đi được khoảng 300m rồi, nhìn phía trước vẫn còn một hàng dài, để ý thấy đây toàn người Trung Quốc bán, tôi sót ruột hỏi một chị chủ hàng “người Việt Nam bán hàng ở đâu?” chị ta chỉ lên phía trên nói “đi khoảng 100m nữa mới đến”, tôi vội vàng đi theo hướng chị ta chỉ, lúc này, một số đa chuẩn bị dọn hàng.
Đến khu chợ người Cao Bằng mình rồi, tôi cùng mấy đứa bạn đi vào. Điều làm tôi ngạc nhiên vô cùng là những người Cao Bằng bán hàng ở đây nói tiếng phổ thông Trung Quốc rất chuẩn! Từ trẻ đến già, thấy chúng tôi đến, các chủ hàng đều dùng tiếng phổ thông Trung Quốc mời chúng tôi mua cà phê, nước hoa Sài Gòn, kẹo dừa… họ không những biết mời mua mà còn giới hiệu các loại hàng một cách chuyên nghiệp - giống như người Trung Quốc!
Mấy cô bạn tò mò, cũng muốn mua vài thứ về dùng, có mấy cô chú cứ mời tôi mua, ban đầu tôi không nói gì, chỉ cười cười rồi cũng “sờ sẩm” theo mấy đứa bạn.
Thấy các cô chú với mấy em nhỏ mời nhiệt tình quá, tôi mới cười nói:
“cháu cũng là người Cao Bằng thôi mà”
Nghe tôi nói vậy,có chú ở hàng phía bên kia không tin, phá lên cười, rồi cố tình nói bằng thứ tiếng giống như Tây học tiếng Việt :
“người Cao Bằng à? Thế đa đi Hà Nội bao giờ chưa? đi thăm lăng Bác Hồ bao giờ chưa?”.
Tôi buồn cười quá,trong lòng nghĩ nếu chú đi Hà Nội cháu không những có thể dẫn đường mà còn có thể kiêm luôn hướng dẫn viên giới thiệu về HN cho chú ấy chứ. Tôi liền nói:
“cháu người Cao Bằng thật mà, ở gần Cao Bình ấy”
Tôi quay lại nói với mấy người bạn Trung Quốc là “họ không tin mình là người Việt Nam” . Lần này lại đến lượt mấy người bạn Trung Quốc phá lên cười đắc chí, rồi chêu tôi “ha ha…cậu làm sao mà vừa sang Trung Quốc quay về đa không có người nhận là người Việt Nam rồi!”
Thế là tôi liền giở đúng giọng Tày Hòa An:
“à lối, lan gần Cao Bằng cà lại ớ, phuối vẩn nẩy nắm slin thêm lẻ thôi lố”
(ôi, cháu là người Cao Bằng thật mà, nói thế này mà không tin nữa thì thôi..)
Nghe tôi nói vậy, mọi người mới bắt đầu tin.
Thế rồi, tôi giúp mấy cô chú giới thiệu vài món đặc sản và đồ dùng để máy cô bạn mua làm kỷ niệm, thấy tôi khen mấy thứ dùng tốt, các bạn ấy cũng mua kha khá, rồi tôi cũng tranh thủ là “đồng hương” mua lọ nước hoa tặng cô bạn với giá rẻ “bí mật”.


Mới 8h sáng ngày hôm sau, bai đỗ xe đa nhiều xe như thế này

Trên đường về tôi cứ nghĩ, tại sao cùng một điểm du lịch mà lại có sự chênh lệch xa đến như vậy, trong lòng vừa ngưỡng mộ phía bên Trung Quốc, vừa tiếc cho tài nguyên du lịch bên mình, mong rằng trong tương lai không xa, Cao Bằng cũng có thể sử dụng tốt nguồn tài nguyên vô giá này. Du lịch vốn được coi là ngành công nghiệp không khói, nếu chúng ta lợi dụng tốt nguồn tài nguyên này thì kéo theo nó là sự no đủ, giàu có của người dân.

T-TRANG