Những năm gần đây, cùng với việc ngày càng có nhiều sinh viên và công nhân Việt Nam sang du học và lao động xuất khẩu tại Singapore và Malaysia, các nhóm giáo dân Công giáo người Việt cũng dần hình thành và đi vào hoạt động nề nếp tại những quốc gia này. Ở Singapore cách đây 2 năm, Cộng đoàn Đức Mẹ La Vang Singapore đã thành lập với trên 200 người. Bước đầu, thành phần tham gia Cộng đoàn chủ yếu gồm các sinh viên, tu nghiệp sinh nhưng dần có thêm một số người đang sống tại Singapore hay từ Việt Nam, hoặc từ Úc, Đức sang làm việc tại đây cùng tự nguyện gia nhập.
Trong khi ở
Singapore chỉ có một Cộng đoàn, thì trước đó tại Malaysia có đến hàng
chục nhóm giáo dân đã và đang được hình thành. Riêng tại bang Johor
(nơi có nhiều công nhân Việt Nam sang làm việc, ước tính khoảng hơn
20.000 người), nằm tiếp giáp biên giới với đảo quốc Singapore, hiện có
đến 10 nhóm giáo dân Công giáo người Việt được thành lập (mỗi nhóm quy
tụ từ 50 đến 100 người).
Anh Cao Hà Thắng, người Úc gốc Việt, hiện đang làm công tác nghiên cứu và giảng dạy tại Trường Đại học kỹ thuật Nanyang (NTU) và là một trong những thành viên trụ cột của cộng đoàn Công giáo người Việt tại Singapore cho biết: “Khoảng 2 năm trước, tôi đến Singapore công tác và liền tìm tới một nhà thờ Công giáo để đi lễ. Tại đó tôi và một số sinh viên khác được gặp một linh mục người Việt, là Cha Gioan Nguyễn Văn Đích, thuộc Hội thừa sai Paris, từng sống tại Singapore trong hơn 20 năm. Được sự hướng dẫn của Cha
Đích, nhóm Công giáo chúng tôi từ đó được hình thành. Ban đầu nhóm chỉ gặp nhau hàng tuần để sinh hoạt, chia sẻ với nhau sau các thánh lễ bằng tiếng Anh. Dần dần chúng tôi còn tổ chức các thánh lễ bằng tiếng Việt. Bạn Bùi Quang Khôi, một sinh viên đang theo học tại NTU cho biết: “Lúc đầu khi vừa sang Singapore, tất cả mọi thứ dường như đều rất xa lạ với em. Do vậy khi biết được tại đây có một Cộng đoàn Công giáo Việt Nam em cảm thấy gần gũi với mọi người xung quanh hơn”. Tương tự như vậy, những người công nhân người Việt theo đạo Công giáo khi đến Malaysia cũng thường tìm đến với các nhà thờ Công giáo để tham dự lễ ngày Chủ nhật hay các dịp lễ lớn. Nhưng khác hẳn với phần lớn giáo dân người Việt ở Singapore, khi mới đến Malaysia các công nhân này phải tham dự các thánh lễ được cha xứ trình bày toàn bằng tiếng Malaysia, Trung Quốc hay Ấn Độ nên rất khó khăn. Nhận thấy được hoàn cảnh ấy, hơn nữa do số lượng công nhân theo đạo Công giáo ngày càng đông, nên Đức Cha Paul Tan, phụ trách Hội Đồng Giám mục Malaysia đã chính thức mời Cha Trần Văn Đợt từ Singapore sang làm công tác tuyên úy cho công nhân Việt Nam tại Malaysia. Theo lời chị Hoàng Thị Sỹ, đã sang Malaysia làm thợ may gần 3 năm qua nhưng chưa một lần về thăm nhà cho biết: “Nhớ nhà, nhớ con vô cùng. Chỉ có những thánh lễ bằng tiếng Việt, hay những cuộc gặp gỡ, chia sẻ với nhau như thế này thì mới giảm bớt được nỗi nhớ nhà. Cha Đích cho biết thêm: “Trong hoàn cảnh sống xa nhà, xa người thân, những dịp lễ cũng là dịp để mọi người gặp nhau, thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau bằng cách này, hay cách khác. Bên cạnh đó, vào những dịp rảnh rỗi, các thành viên của các Cộng đoàn đứng ra tổ chức những chuyến đi từ Malaysia sang Singapore hay ngược lại để các giáo dân người Việt và gốc Việt có điều kiện thăm hỏi, động viên lẫn nhau...”.Từ nhiều năm nay, có nhiều vụ ngược đãi, bóc lột hay lừa đảo đối với các lao động Việt Nam tại Malaysia, đặc biệt là một số vụ buôn người, đã được các phương tiện truyền thông loan tải. Bộ luật phòng chống buôn người vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 1/4/2011 và sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2012.Đầu tháng 5/2011, hội nghị các tổ chức xã hội công dân của các nước thuộc khối ASEAN đã diễn ra tại Jakarta, trong đó có nội dung liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của những người lao động nhập cư.Để hiểu thêm về tình trạng của người lao động nhập cư Việt Nam tại Malaysia, RFI phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, thành viên của tổ chức Liên minh bài trừ nô lệ mới ở Á Châu (CAMSA).
RFI : Xin thân chào tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng. Malaysia vốn là nước tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam. Hiện nay, như anh biết, xu hướng lao động Việt Nam sẽ sang Malaysia ngày càng đông hơn. Là đại diện của một tổ chức thường xuyên theo dõi và hỗ trợ để bảo vệ quyền của người lao động Việt Nam tại Malaysia, anh có thể cho biết, người lao động Việt Nam trong thời gian gần đây có được an toàn không, và có được đối xử công bằng không, thưa anh ?
Nguyễn Đình Thắng : Trước hết, chúng tôi muốn cung cấp một vài con số thống kê về một số người Việt đang lao động tại Malaysia. Hiện nay, chúng tôi ước lượng có khoảng 100.000 công nhân Việt Nam. Có hai thành phần lao động : thứ nhất là những người lao động làm việc trong các công xưởng, và thứ hai là những người làm việc tại tư gia. Số lượng lao động ở tư gia có lẽ sẽ tăng lên rất nhiều trong thời gian tương lai trước mắt.
Hiện nay, những người lao động ở Malaysia đang gặp rất nhiều khó khăn, vì một số lý do sau đây.
Lý do thứ nhất, luật lệ của Mã Lai đối với những người lao động ngoại quốc thực sự chưa được áp dụng đúng đắn, tuy rằng có luật, nhưng những người lao động ấy không hề hiểu về luật và không biết quyền của mình được luật lệ hiện hành bảo vệ như thế nào. Thêm vào đó, luật đó có nhiều lỗ hổng, chẳng hạn như, chủ sử dụng lao động có toàn quyền sa thải công nhân bất cứ lúc nào. Chỉ trong vòng 24 tiếng là công nhân sẽ bị trục xuất, vì ngay sau khi bị sa thải, công nhân mất quyền lao động và quyền hiện diện tại Mã Lai. Vì vậy, xem như họ trở thành một người bất hợp pháp. Trong hoàn cảnh như vậy, họ không thể nào thưa kiện được.
Lý do thứ hai là các quốc gia gởi người đi, đặc biệt là Việt Nam, đã không có biện pháp để bảo vệ, đặc biệt là tòa đại sứ Việt Nam tại Malaysia, trong rất nhiều trường hợp lại đứng về phe chủ sử dụng lao động để trấn áp sự lên tiếng của những nạn nhân, có lẽ vì họ lo lắng rằng, [việc làm này] ảnh hưởng đến sự gia tăng số lượng người lao động xuất cảng sang Malaysia trong tương lai.
Bên cạnh đó, trong các hợp đồng mà các công nhân Việt Nam phải ký vào văn bản tiếng Việt với các công ty xuất khẩu lao động. Có rất nhiều điều khoản vi phạm vào lãnh vực nhân quyền căn bản. Chẳng hạn như, cấm công nhân không được có « quan hệ » trong thời gian sang lao động, tức là quan hệ tình cảm. Hoặc, nữ giới không được quyền có bầu, có thai, không được quyền lấy người bản xứ, không được tham gia vào các hoạt động công đoàn, tôn giáo, hay chính trị tại Mã Lai. Đặc biệt, vấn đề không được tham gia vào công đoàn độc lập của Mã Lai, thì cái đó chọi lại với luật của quốc gia Mã Lai, cho phép các công nhân ngoại quốc gia nhập nghiệp đoàn Mã Lai. Đây là hai yếu tố gây rủi ro rất nhiều cho công nhân Việt Nam khi họ lao động tại Mã Lai.
RFI : Tiến sĩ có thể cho biết, từ đầu năm đến nay, có những vụ việc gì liên quan đến người lao động Việt Nam tại Malaysia không ạ ?
Nguyễn Đình Thắng : Chúng tôi chưa hề thấy trong vụ việc nào liên quan đến tình trạng bóc lột lao động trầm trọng đến mức độ có thể xem là buôn lao động, mà có được sự can thiệp tích cực từ phía tòa đại sứ Việt Nam ở Malaysia. Tất cả các trường hợp mà chúng tôi can thiệp và giải cứu từ ba năm nay, hoặc là chính quyền Việt Nam không hề can thiệp và công ty môi giới đưa công nhân đi không hề can thiệp, bỏ rơi họ hoàn toàn, hoặc nếu có can thiệp thì lại mang tính trấn áp, để bằng cách này, cách kia, đưa công nhân về nước thật sớm, thay vì hỗ trợ cho họ để kiện tụng tranh đấu đòi quyền lợi, đặc biệt là đòi phần lương bổng đã bị chủ sử dụng lao động quỵt.
Tôi e rằng, trong thời gian tới đây, tình trạng này sẽ tiếp tục xảy ra, trừ khi chính quyền Việt Nam và đặc biệt là bộ Lao động, Thương binh, Xã hội có chỉ thị rõ ràng. Thứ nhất là đòi hỏi tất cả các đại diện của họ tại các quốc gia, nơi có người Việt Nam đang lao động, như tại Malaysia, phải thực thi đúng trách nhiệm, nghĩa vụ và bổn phận là bảo vệ cho công nhân, chiếu theo luật Xuất cảng lao động, chiếu theo các bản hợp đồng mà công ty môi giới đã ký kết. Việc thứ hai là, phải điều tra tất cả các công ty môi giới đã đưa người đi, và đã vi phạm luật pháp Việt Nam, hoặc là vi phạm hợp đồng đã ký kết với công nhân. Trong thời gian qua, chúng tôi đã cung cấp một danh sách khoảng gần 35 tổ chức công ty môi giới như vậy cho chính quyền Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa hề có công ty nào trong số đó bị điều tra và kỷ luật. Ngược lại, năm ngoái, sáu trong số các công ty được tuyên dương ở Việt Nam nằm trong danh sách các công ty bê bối mà chúng tôi cung cấp.
RFI : Dường như trong khoảng thời gian ba, bốn tháng trở lại đây, ít thấy những vụ việc liên quan đến người lao động tại Malaysia được phát giác, có phải không ạ ?
Nguyễn Đình Thắng : Thực tế, ngay tuần vừa rồi thôi, chúng tôi đã khám phá ra năm, bảy trường hợp vi phạm trầm trọng. Nhưng chúng tôi chưa lên tiếng, bởi vì chúng tôi chuyển các hồ sơ đó sang một tổ chức công đoàn độc lập của Malaysia để phối hợp. Kế hoạch của chúng tôi là tập trung vào một, hai hoặc tối đa là ba trường hợp rất điển hình và rất lớn, có tầm vóc quốc tế, chẳng hạn như liên quan đến một số đại công ty quốc tế. Chúng tôi dùng cái đó để đẩy nỗ lực chống buôn người đến tầm mức cao hơn, thay vì giải quyết những vụ rất nhỏ. Thực sự, chúng tôi vẫn tiếp tục giải quyết những vụ rất nhỏ để giải cứu nạn nhân, nhưng không dồn quá nhiều nỗ lực vào các việc nhỏ.
RFI : Thưa tiến sĩ, theo như tôi được hiểu, tiến sĩ là người rất quen thuộc với khu vực Đông Nam Á và mới đây, tiến sĩ qua dự Hội nghị Xã hội Công dân của các nước thuộc khối Asean, được tổ chức song song với Hội nghị thượng đỉnh giữa các nguyên thủ quốc gia. Trong Hội nghị này, xin tiến sĩ cho biết, vấn đề quyền lợi của người lao động có được đề cập đến không, và nếu có thì được đề cập đến như thế nào ?
Nguyễn Đình Thắng : Có những điểm sau đây liên quan đến người lao động đã được nêu lên trong bản tuyên bố chung. Thứ nhất là người lao động phải được tất cả các chính quyền Asean bảo vệ. Thứ hai là người lao động, dù ở tại quốc gia của họ hay ở một quốc gia Asean khác phải được bảo vệ và có toàn quyền tham gia hoặc thành lập nghiệp đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi cho họ. Thứ ba là, người lao động ở ngoài nước phải nhận được sự bảo vệ tuyệt đối của luật pháp, nơi quốc gia sở tại, nghĩa là quốc gia nơi họ đang lao động, như là một công nhân ở quốc gia đó. Điều này liên quan đến sự chênh lệch giữa hợp đồng bằng tiếng Việt mà công nhân phải ký kết với một công ty môi giới và luật pháp của Mã Lai như tôi mới trình bày. Và điểm thứ tư được nêu ra là, những người lao động tư gia, tức là những « gia nhân », tiếng Việt hiện nay gọi là Ô-sin, phải được thụ hưởng tất cả các bảo vệ của luật lao động, mà hiện nay ở rất nhiều quốc gia, họ không được xem như một người lao động thuần túy, họ không được che chở của luật lao động hiện hành. Tình trạng này xảy ra tại Mã Lai, ở Đài Loan và nhiều quốc gia khác. Suốt gần hai năm nay, Indonesia đã ngưng không xuất cảng những người lao động gia nhân như vậy đến Malaysia nữa. Trong khi đó, Việt Nam lại muốn gia tăng gởi số lượng người lao động tư gia. Đó là mối quan tâm của tôi, vì những người lao động đó rất dễ bị bóc lột, vì họ cô thế, một mình sống giữa bốn bức tường.
Tôi xin nhắc lại tình trạng lao động tư gia. Thực sự ra Indonesia và Philippines, hai quốc gia gửi rất nhiều lao động từ trước đến giờ, hiện nay đang có điều đình với chính phủ Malaysia để bảo vệ cho quyền lợi của người lao động tư gia của họ. Trong khi đó, Việt Nam chưa có động thái nào để can thiệp, bảo vệ hay lên tiếng phản đối, trong những trường hợp lao động tư gia bị bóc lột và bị đối xử hết sức tàn nhẫn bởi chủ nhân.
Có một vấn đề nữa chúng tôi muốn nêu ra là, hiện nay, tại Asean thiếu sự phối hợp giữa các chính quyền. Bởi vì buôn người là hiện trạng xuyên quốc gia, nếu có muốn truy tố và điều tra, phải có sự phối hợp giữa nhiều quốc gia, như vậy, mới tránh được tình trạng như chúng tôi đã trình bày. Chủ sử dụng lao động Mã Lai quỵt tiền lương của công nhân Việt Nam, lập tức sa thải họ và giao nạp cho cảnh sát Mã Lai để trục xuất về Việt Nam. Trong khi chính quyền Việt Nam không làm gì để lên tiếng, một khi nạn nhân bị đưa về Việt Nam rồi, không còn cơ hội để mà tranh đấu đòi công lý, quyền lợi cho mình. Hoặc ngược lại, ở Malaysia, đang muốn truy tố, nhưng phía Việt Nam không cho các công nhân là nạn nhân, quay trở lại ra tòa án Malaysia làm nhân chứng, thì cũng không thể nào truy tố được.
Chính vì như thế, chúng tôi sẽ đi vào một số trường hợp thật lớn và sẽ đi đến cùng cho đến khi nào giải quyết được một cách thỏa đáng theo luật pháp hiện nay, hoặc đòi hỏi sự cải tổ luật pháp để chống buôn người một cách hiệu quả hơn.
RFI : Thưa tiến sĩ, như vừa rồi tiến sĩ nói, việc chống buôn người và bảo vệ quyền cho người lao động không phải là vấn đề riêng của từng quốc gia một, mà là vấn đề xuyên quốc gia, đặc biệt là giữa các quốc gia thuộc một khu vực có liên quan mật thiết với nhau, như quan hệ Việt Nam và Malaysia. Vừa rồi luật chống buôn người vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua và sắp có hiệu lực. Vậy thì theo tiến sĩ, những thách thức nào mà các tổ chức tại Việt Nam, đặc biệt là chính phủ Việt Nam phải giải quyết để có thể thực hiện được mục tiêu đó ? Nhân đây, cũng xin hỏi kèm thêm, thưa tiến sĩ, cái giải pháp như tiến sĩ đang thực hiện cùng với một số cơ quan tại Malaysia cho thấy sự phối hợp giữa xã hội dân sự và chính quyền là một yếu tố rất quan trọng. Như vậy, tiến sĩ có thể cho biết thêm một số kinh nghiệm tại các nước Asean được không ?
Nguyễn Đình Thắng : Trước hết, chúng tôi rất hoan nghênh Việt Nam lần đầu tiên có một luật về phòng, chống buôn người tương đối tổng hợp, hiểu theo nghĩa là có thừa nhận tình trạng buôn lao động. Trước đây luật pháp Việt Nam không thừa nhận tình trạng này, mà chỉ thừa nhận tình trạng buôn phụ nữ và trẻ em nằm trong bối cảnh phần lớn liên quan đến buôn tình dục. Trong khi đó, buôn lao động là thực tế lớn hơn và trầm trọng hơn buôn tình dục rất nhiều. Đây là một bước tiến rất đáng kể.
Tuy nhiên, theo nhận định của chúng tôi, luật Phòng, chống buôn người vừa được thông qua, không mang tính thực luật. Đó chỉ là một nghị quyết, bởi vì không có các biện pháp trừng trị. Ở trong các đạo luật, khi có sự vi phạm, phải có biện pháp trừng trị. Trong bộ luật này, chỉ nhắc đến, nếu có vi phạm, thì áp dụng hai điều khoản có trong bộ luật Hình sự hiện hành. Nhưng hai điều khoản trong bộ luật Hình sự không liên quan đến việc buôn lao động, chỉ liên quan đến việc buôn phụ nữ và trẻ em mà thôi. Thành ra cái đó là một khiếm khuyết rất lớn. Cái khiếm khuyết thứ hai là định nghĩa về buôn người rất lỏng lẻo, ai muốn diễn giải ra sao cũng được cả. Như vậy, khi truy tố, tùy theo công tố viên, có thể diễn giải tùy tiện diễn giải, đây là buôn người hay không phải.
Bộ luật này như vậy chỉ là một nghị quyết đưa ra quyết tâm phòng buôn người, hơn là chống buôn người thực sự. Dù sao chúng tôi cũng thấy rằng, có thể huy động được xã hội dân sự, người dân, các tổ chức tôn giáo trong nước, kể cả các công ty, doanh gia, giáo viên, sinh viên, v.v. để phổ biến thế nào là buôn người và hướng dẫn cho người dân làm thể nào để phòng ngừa không để trở thành nạn nhân của buôn người. Điều này cũng có thể khai thác được [theo luật này].
Đối với vấn đề truy tố tội buôn người, cần phải tu chính luật hiện nay, thì mới có thể thực hiện được. Nói về bối cảnh chung của khối Asean, càng ngày càng có nhiều quốc gia thông qua các luật phòng, chống buôn người. Có một số quốc gia quan tâm thực hiện các luật của họ một cách nghiêm chỉnh hơn, như là Indonesia, hay Philipppines. Một số quốc gia không nghiêm chỉnh lắm trong việc thực thi đạo luật của họ, như Malaysia hiện nay. Họ thông qua đạo luật, nhưng không quyết tâm thực hiện đạo luật. Cam Bốt cũng vậy. Còn Việt Nam vừa chỉ mới thông qua như chúng tôi mới trình bày.
Hiện nay, các khó khăn là, thứ nhất, các đạo luật của từng quốc gia còn rất nhiều khiếm khuyết. Thứ hai, vấn đề thực thi pháp luật còn rất lỏng lẻo, đặc biệt là ở các nước như Malaysia hay Việt Nam. Thứ ba là thiếu sự hợp tác giữa các nước. Và đặc biệt là chưa có sự tham gia ngang bằng của các tổ chức thuộc xã hội dân sự và chính quyền, ngoại trừ một vài quốc gia, như Philippines, Thái Lan, chính quyền hợp tác rất chặt chẽ với các tổ chức ngoài chính quyền. Còn ở các nước khác, các tổ chức ngoài chính quyền chưa được sự tôn trọng và đối xử ngang bằng, hợp tình hợp lý.
RFI : Về trường hợp của Thái Lan, như tiến sĩ cho biết, có sự phát triển mạnh hơn, tốt hơn của các tổ chức thuộc xã hội dân sự trong lĩnh vực này. Tiến sĩ có thể cho một ví dụ được không ?
Nguyễn Đình Thắng : Ví dụ như thế này. Khi một cơ quan công lực như cảnh sát, hoặc tuần duyên của Thái Lan nhận diện ra được ổ buôn người, thì trước khi giải cứu cho nạn nhân, họ báo động ngay cho một số tổ chức ngoài chính phủ. Khi họ giải cứu, thì cả hai bên đều có các nhân viên hiện diện để các nạn nhân được bảo vệ. Thay vì, nếu chỉ có cảnh sát vào giải cứu, thì biết đâu, cảnh sát nhận diện sai rằng, đây không phải nạn nhân, mà chỉ là những người vi phạm luật, do đó truy tố và trục xuất họ, trước khi có sự can thiệp của các tổ chức ngoài chính phủ.
Khi các tổ chức ngoài chính phủ can thiệp cùng với cảnh sát, thì họ có ngay các phương tiện tư vấn và bảo vệ, đưa về các nhà tạm trú chẳng hạn, rồi họ phối hợp với các cơ quan công lực, bắt đầu các cuộc phỏng vấn lấy cung để chuẩn bị cho việc truy tố. Đấy là « điểm son » ở Thái Lan, với sự phối hợp rất nhịp nhàng giữa các cơ quan công lực và các tổ chức ngoài chính phủ.
Ở tại Thái Lan, nếu những người lao động gặp trở ngại, bị bóc lột, bị quỵt tiền lương, tai nạn lao động, chủ lao động không bồi thường, hoặc không có bảo hiểm sức khỏe, thì họ có thể liên lạc với các công đoàn, các tổ chức xã hội dân sự từ thiện như nhà chùa, nhà thờ (nếu có các hoạt động xã hội tại đây), các hội thánh Tin Lành. Thành ra họ cũng được bảo vệ. Tuy nhiên, trở ngại lớn đối với những người lao động là họ đến từ các quốc gia mà quyền lợi như một công dân, hay một công nhân không được bảo vệ, nên họ vốn không hiểu được các quyền lợi của mình. Còn một trở ngại thứ hai nữa là ngôn ngữ.
RFI : Thưa tiến sĩ, tóm lại, như tiến sĩ cho biết, so sánh trong mặt bằng các nước Asean, tạm gọi là phát triển hơn, thì Malaysia là nước có nhiều « vấn đề » về lao động nhất, mà đây có thể coi là nước mà Việt Nam gửi nhiều lao động nhất. Như vậy, chắc rằng trong tương lai tổ chức của tiến sĩ sẽ có rất nhiều việc phải làm trong lĩnh vực này, có đúng không ?
Nguyễn Đình Thắng : Vâng, chúng tôi chọn Malaysia làm thí điểm, vì Malaysia là nơi có đông đảo công nhân lao động Việt Nam ngoài nước nhất trên thế giới. Quốc gia thứ hai cũng đông người Việt là Đài Loan. Nên Camsa (Liên minh bài trừ nô lệ mới tại Á Châu) chọn hai quốc gia này làm nơi hoạt động tiên khởi. Trong thời gian tới đây, chúng tôi có ba trọng tâm hoạt động tại Malaysia, cũng như tại Đài Loan.
Trọng tâm thứ nhất là tiếp tục thúc đẩy chính quyền thực thi một cách nghiêm chỉnh các đạo luật mà họ thông qua về vấn đề phòng và chống buôn người.
Thứ hai là, thông tin, hướng dẫn cho người lao động Việt Nam để hiểu về quyền và lợi ích, theo luật Chống buôn người và luật Lao động Mã Lai, cũng như hướng dẫn làm sao họ có thể đi cầu cứu, nếu như họ không tự mình bảo vệ được quyền và lợi ích của mình.
Thứ ba là chúng tôi tập trung vào tạo dựng và phát triển năng lực, nội lực của các tổ chức ngoài chính phủ của Malaysia để họ có thể bảo vệ, giúp cho những người lao động một cách tốt hơn, hiệu quả hơn, để họ có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong quan hệ đối tác với các cơ quan công quyền của Malaysia, và ảnh hưởng đến quá trình lập pháp, nhằm tu chính những khiếm khuyết của đạo luật hiện nay, nhằm hoàn thiện đạo luật phòng, chống buôn người của Malaysia.
RFI : Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng.
Ðêm, của những cánh bướm Việt ở Malaysia
“Giá
tiền thì tùy mấy anh muốn ‘tâm sự’ lâu hay mau. Tâm sự một tiếng đồng
hồ, tụi em tính 400 RM; tâm sự nguyên đêm, tụi em tính 700 RM.” Cô gái
tên Thủy nói thẳng với chúng tôi.
“Bọn anh không muốn tâm sự ‘một giờ,” cũng không muốn ‘nguyên đêm,” chỉ
muốn mời mấy em đi ăn tối, nói chuyện cho vui thôi.” Chúng tôi trả lời.Anh Cao Hà Thắng, người Úc gốc Việt, hiện đang làm công tác nghiên cứu và giảng dạy tại Trường Đại học kỹ thuật Nanyang (NTU) và là một trong những thành viên trụ cột của cộng đoàn Công giáo người Việt tại Singapore cho biết: “Khoảng 2 năm trước, tôi đến Singapore công tác và liền tìm tới một nhà thờ Công giáo để đi lễ. Tại đó tôi và một số sinh viên khác được gặp một linh mục người Việt, là Cha Gioan Nguyễn Văn Đích, thuộc Hội thừa sai Paris, từng sống tại Singapore trong hơn 20 năm. Được sự hướng dẫn của Cha
Đích, nhóm Công giáo chúng tôi từ đó được hình thành. Ban đầu nhóm chỉ gặp nhau hàng tuần để sinh hoạt, chia sẻ với nhau sau các thánh lễ bằng tiếng Anh. Dần dần chúng tôi còn tổ chức các thánh lễ bằng tiếng Việt. Bạn Bùi Quang Khôi, một sinh viên đang theo học tại NTU cho biết: “Lúc đầu khi vừa sang Singapore, tất cả mọi thứ dường như đều rất xa lạ với em. Do vậy khi biết được tại đây có một Cộng đoàn Công giáo Việt Nam em cảm thấy gần gũi với mọi người xung quanh hơn”. Tương tự như vậy, những người công nhân người Việt theo đạo Công giáo khi đến Malaysia cũng thường tìm đến với các nhà thờ Công giáo để tham dự lễ ngày Chủ nhật hay các dịp lễ lớn. Nhưng khác hẳn với phần lớn giáo dân người Việt ở Singapore, khi mới đến Malaysia các công nhân này phải tham dự các thánh lễ được cha xứ trình bày toàn bằng tiếng Malaysia, Trung Quốc hay Ấn Độ nên rất khó khăn. Nhận thấy được hoàn cảnh ấy, hơn nữa do số lượng công nhân theo đạo Công giáo ngày càng đông, nên Đức Cha Paul Tan, phụ trách Hội Đồng Giám mục Malaysia đã chính thức mời Cha Trần Văn Đợt từ Singapore sang làm công tác tuyên úy cho công nhân Việt Nam tại Malaysia. Theo lời chị Hoàng Thị Sỹ, đã sang Malaysia làm thợ may gần 3 năm qua nhưng chưa một lần về thăm nhà cho biết: “Nhớ nhà, nhớ con vô cùng. Chỉ có những thánh lễ bằng tiếng Việt, hay những cuộc gặp gỡ, chia sẻ với nhau như thế này thì mới giảm bớt được nỗi nhớ nhà. Cha Đích cho biết thêm: “Trong hoàn cảnh sống xa nhà, xa người thân, những dịp lễ cũng là dịp để mọi người gặp nhau, thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau bằng cách này, hay cách khác. Bên cạnh đó, vào những dịp rảnh rỗi, các thành viên của các Cộng đoàn đứng ra tổ chức những chuyến đi từ Malaysia sang Singapore hay ngược lại để các giáo dân người Việt và gốc Việt có điều kiện thăm hỏi, động viên lẫn nhau...”.Từ nhiều năm nay, có nhiều vụ ngược đãi, bóc lột hay lừa đảo đối với các lao động Việt Nam tại Malaysia, đặc biệt là một số vụ buôn người, đã được các phương tiện truyền thông loan tải. Bộ luật phòng chống buôn người vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 1/4/2011 và sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2012.Đầu tháng 5/2011, hội nghị các tổ chức xã hội công dân của các nước thuộc khối ASEAN đã diễn ra tại Jakarta, trong đó có nội dung liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của những người lao động nhập cư.Để hiểu thêm về tình trạng của người lao động nhập cư Việt Nam tại Malaysia, RFI phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, thành viên của tổ chức Liên minh bài trừ nô lệ mới ở Á Châu (CAMSA).
RFI : Xin thân chào tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng. Malaysia vốn là nước tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam. Hiện nay, như anh biết, xu hướng lao động Việt Nam sẽ sang Malaysia ngày càng đông hơn. Là đại diện của một tổ chức thường xuyên theo dõi và hỗ trợ để bảo vệ quyền của người lao động Việt Nam tại Malaysia, anh có thể cho biết, người lao động Việt Nam trong thời gian gần đây có được an toàn không, và có được đối xử công bằng không, thưa anh ?
Nguyễn Đình Thắng : Trước hết, chúng tôi muốn cung cấp một vài con số thống kê về một số người Việt đang lao động tại Malaysia. Hiện nay, chúng tôi ước lượng có khoảng 100.000 công nhân Việt Nam. Có hai thành phần lao động : thứ nhất là những người lao động làm việc trong các công xưởng, và thứ hai là những người làm việc tại tư gia. Số lượng lao động ở tư gia có lẽ sẽ tăng lên rất nhiều trong thời gian tương lai trước mắt.
Hiện nay, những người lao động ở Malaysia đang gặp rất nhiều khó khăn, vì một số lý do sau đây.
Lý do thứ nhất, luật lệ của Mã Lai đối với những người lao động ngoại quốc thực sự chưa được áp dụng đúng đắn, tuy rằng có luật, nhưng những người lao động ấy không hề hiểu về luật và không biết quyền của mình được luật lệ hiện hành bảo vệ như thế nào. Thêm vào đó, luật đó có nhiều lỗ hổng, chẳng hạn như, chủ sử dụng lao động có toàn quyền sa thải công nhân bất cứ lúc nào. Chỉ trong vòng 24 tiếng là công nhân sẽ bị trục xuất, vì ngay sau khi bị sa thải, công nhân mất quyền lao động và quyền hiện diện tại Mã Lai. Vì vậy, xem như họ trở thành một người bất hợp pháp. Trong hoàn cảnh như vậy, họ không thể nào thưa kiện được.
Lý do thứ hai là các quốc gia gởi người đi, đặc biệt là Việt Nam, đã không có biện pháp để bảo vệ, đặc biệt là tòa đại sứ Việt Nam tại Malaysia, trong rất nhiều trường hợp lại đứng về phe chủ sử dụng lao động để trấn áp sự lên tiếng của những nạn nhân, có lẽ vì họ lo lắng rằng, [việc làm này] ảnh hưởng đến sự gia tăng số lượng người lao động xuất cảng sang Malaysia trong tương lai.
Bên cạnh đó, trong các hợp đồng mà các công nhân Việt Nam phải ký vào văn bản tiếng Việt với các công ty xuất khẩu lao động. Có rất nhiều điều khoản vi phạm vào lãnh vực nhân quyền căn bản. Chẳng hạn như, cấm công nhân không được có « quan hệ » trong thời gian sang lao động, tức là quan hệ tình cảm. Hoặc, nữ giới không được quyền có bầu, có thai, không được quyền lấy người bản xứ, không được tham gia vào các hoạt động công đoàn, tôn giáo, hay chính trị tại Mã Lai. Đặc biệt, vấn đề không được tham gia vào công đoàn độc lập của Mã Lai, thì cái đó chọi lại với luật của quốc gia Mã Lai, cho phép các công nhân ngoại quốc gia nhập nghiệp đoàn Mã Lai. Đây là hai yếu tố gây rủi ro rất nhiều cho công nhân Việt Nam khi họ lao động tại Mã Lai.
RFI : Tiến sĩ có thể cho biết, từ đầu năm đến nay, có những vụ việc gì liên quan đến người lao động Việt Nam tại Malaysia không ạ ?
Nguyễn Đình Thắng : Chúng tôi chưa hề thấy trong vụ việc nào liên quan đến tình trạng bóc lột lao động trầm trọng đến mức độ có thể xem là buôn lao động, mà có được sự can thiệp tích cực từ phía tòa đại sứ Việt Nam ở Malaysia. Tất cả các trường hợp mà chúng tôi can thiệp và giải cứu từ ba năm nay, hoặc là chính quyền Việt Nam không hề can thiệp và công ty môi giới đưa công nhân đi không hề can thiệp, bỏ rơi họ hoàn toàn, hoặc nếu có can thiệp thì lại mang tính trấn áp, để bằng cách này, cách kia, đưa công nhân về nước thật sớm, thay vì hỗ trợ cho họ để kiện tụng tranh đấu đòi quyền lợi, đặc biệt là đòi phần lương bổng đã bị chủ sử dụng lao động quỵt.
Tôi e rằng, trong thời gian tới đây, tình trạng này sẽ tiếp tục xảy ra, trừ khi chính quyền Việt Nam và đặc biệt là bộ Lao động, Thương binh, Xã hội có chỉ thị rõ ràng. Thứ nhất là đòi hỏi tất cả các đại diện của họ tại các quốc gia, nơi có người Việt Nam đang lao động, như tại Malaysia, phải thực thi đúng trách nhiệm, nghĩa vụ và bổn phận là bảo vệ cho công nhân, chiếu theo luật Xuất cảng lao động, chiếu theo các bản hợp đồng mà công ty môi giới đã ký kết. Việc thứ hai là, phải điều tra tất cả các công ty môi giới đã đưa người đi, và đã vi phạm luật pháp Việt Nam, hoặc là vi phạm hợp đồng đã ký kết với công nhân. Trong thời gian qua, chúng tôi đã cung cấp một danh sách khoảng gần 35 tổ chức công ty môi giới như vậy cho chính quyền Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa hề có công ty nào trong số đó bị điều tra và kỷ luật. Ngược lại, năm ngoái, sáu trong số các công ty được tuyên dương ở Việt Nam nằm trong danh sách các công ty bê bối mà chúng tôi cung cấp.
RFI : Dường như trong khoảng thời gian ba, bốn tháng trở lại đây, ít thấy những vụ việc liên quan đến người lao động tại Malaysia được phát giác, có phải không ạ ?
Nguyễn Đình Thắng : Thực tế, ngay tuần vừa rồi thôi, chúng tôi đã khám phá ra năm, bảy trường hợp vi phạm trầm trọng. Nhưng chúng tôi chưa lên tiếng, bởi vì chúng tôi chuyển các hồ sơ đó sang một tổ chức công đoàn độc lập của Malaysia để phối hợp. Kế hoạch của chúng tôi là tập trung vào một, hai hoặc tối đa là ba trường hợp rất điển hình và rất lớn, có tầm vóc quốc tế, chẳng hạn như liên quan đến một số đại công ty quốc tế. Chúng tôi dùng cái đó để đẩy nỗ lực chống buôn người đến tầm mức cao hơn, thay vì giải quyết những vụ rất nhỏ. Thực sự, chúng tôi vẫn tiếp tục giải quyết những vụ rất nhỏ để giải cứu nạn nhân, nhưng không dồn quá nhiều nỗ lực vào các việc nhỏ.
RFI : Thưa tiến sĩ, theo như tôi được hiểu, tiến sĩ là người rất quen thuộc với khu vực Đông Nam Á và mới đây, tiến sĩ qua dự Hội nghị Xã hội Công dân của các nước thuộc khối Asean, được tổ chức song song với Hội nghị thượng đỉnh giữa các nguyên thủ quốc gia. Trong Hội nghị này, xin tiến sĩ cho biết, vấn đề quyền lợi của người lao động có được đề cập đến không, và nếu có thì được đề cập đến như thế nào ?
Nguyễn Đình Thắng : Có những điểm sau đây liên quan đến người lao động đã được nêu lên trong bản tuyên bố chung. Thứ nhất là người lao động phải được tất cả các chính quyền Asean bảo vệ. Thứ hai là người lao động, dù ở tại quốc gia của họ hay ở một quốc gia Asean khác phải được bảo vệ và có toàn quyền tham gia hoặc thành lập nghiệp đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi cho họ. Thứ ba là, người lao động ở ngoài nước phải nhận được sự bảo vệ tuyệt đối của luật pháp, nơi quốc gia sở tại, nghĩa là quốc gia nơi họ đang lao động, như là một công nhân ở quốc gia đó. Điều này liên quan đến sự chênh lệch giữa hợp đồng bằng tiếng Việt mà công nhân phải ký kết với một công ty môi giới và luật pháp của Mã Lai như tôi mới trình bày. Và điểm thứ tư được nêu ra là, những người lao động tư gia, tức là những « gia nhân », tiếng Việt hiện nay gọi là Ô-sin, phải được thụ hưởng tất cả các bảo vệ của luật lao động, mà hiện nay ở rất nhiều quốc gia, họ không được xem như một người lao động thuần túy, họ không được che chở của luật lao động hiện hành. Tình trạng này xảy ra tại Mã Lai, ở Đài Loan và nhiều quốc gia khác. Suốt gần hai năm nay, Indonesia đã ngưng không xuất cảng những người lao động gia nhân như vậy đến Malaysia nữa. Trong khi đó, Việt Nam lại muốn gia tăng gởi số lượng người lao động tư gia. Đó là mối quan tâm của tôi, vì những người lao động đó rất dễ bị bóc lột, vì họ cô thế, một mình sống giữa bốn bức tường.
Tôi xin nhắc lại tình trạng lao động tư gia. Thực sự ra Indonesia và Philippines, hai quốc gia gửi rất nhiều lao động từ trước đến giờ, hiện nay đang có điều đình với chính phủ Malaysia để bảo vệ cho quyền lợi của người lao động tư gia của họ. Trong khi đó, Việt Nam chưa có động thái nào để can thiệp, bảo vệ hay lên tiếng phản đối, trong những trường hợp lao động tư gia bị bóc lột và bị đối xử hết sức tàn nhẫn bởi chủ nhân.
Có một vấn đề nữa chúng tôi muốn nêu ra là, hiện nay, tại Asean thiếu sự phối hợp giữa các chính quyền. Bởi vì buôn người là hiện trạng xuyên quốc gia, nếu có muốn truy tố và điều tra, phải có sự phối hợp giữa nhiều quốc gia, như vậy, mới tránh được tình trạng như chúng tôi đã trình bày. Chủ sử dụng lao động Mã Lai quỵt tiền lương của công nhân Việt Nam, lập tức sa thải họ và giao nạp cho cảnh sát Mã Lai để trục xuất về Việt Nam. Trong khi chính quyền Việt Nam không làm gì để lên tiếng, một khi nạn nhân bị đưa về Việt Nam rồi, không còn cơ hội để mà tranh đấu đòi công lý, quyền lợi cho mình. Hoặc ngược lại, ở Malaysia, đang muốn truy tố, nhưng phía Việt Nam không cho các công nhân là nạn nhân, quay trở lại ra tòa án Malaysia làm nhân chứng, thì cũng không thể nào truy tố được.
Chính vì như thế, chúng tôi sẽ đi vào một số trường hợp thật lớn và sẽ đi đến cùng cho đến khi nào giải quyết được một cách thỏa đáng theo luật pháp hiện nay, hoặc đòi hỏi sự cải tổ luật pháp để chống buôn người một cách hiệu quả hơn.
RFI : Thưa tiến sĩ, như vừa rồi tiến sĩ nói, việc chống buôn người và bảo vệ quyền cho người lao động không phải là vấn đề riêng của từng quốc gia một, mà là vấn đề xuyên quốc gia, đặc biệt là giữa các quốc gia thuộc một khu vực có liên quan mật thiết với nhau, như quan hệ Việt Nam và Malaysia. Vừa rồi luật chống buôn người vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua và sắp có hiệu lực. Vậy thì theo tiến sĩ, những thách thức nào mà các tổ chức tại Việt Nam, đặc biệt là chính phủ Việt Nam phải giải quyết để có thể thực hiện được mục tiêu đó ? Nhân đây, cũng xin hỏi kèm thêm, thưa tiến sĩ, cái giải pháp như tiến sĩ đang thực hiện cùng với một số cơ quan tại Malaysia cho thấy sự phối hợp giữa xã hội dân sự và chính quyền là một yếu tố rất quan trọng. Như vậy, tiến sĩ có thể cho biết thêm một số kinh nghiệm tại các nước Asean được không ?
Nguyễn Đình Thắng : Trước hết, chúng tôi rất hoan nghênh Việt Nam lần đầu tiên có một luật về phòng, chống buôn người tương đối tổng hợp, hiểu theo nghĩa là có thừa nhận tình trạng buôn lao động. Trước đây luật pháp Việt Nam không thừa nhận tình trạng này, mà chỉ thừa nhận tình trạng buôn phụ nữ và trẻ em nằm trong bối cảnh phần lớn liên quan đến buôn tình dục. Trong khi đó, buôn lao động là thực tế lớn hơn và trầm trọng hơn buôn tình dục rất nhiều. Đây là một bước tiến rất đáng kể.
Tuy nhiên, theo nhận định của chúng tôi, luật Phòng, chống buôn người vừa được thông qua, không mang tính thực luật. Đó chỉ là một nghị quyết, bởi vì không có các biện pháp trừng trị. Ở trong các đạo luật, khi có sự vi phạm, phải có biện pháp trừng trị. Trong bộ luật này, chỉ nhắc đến, nếu có vi phạm, thì áp dụng hai điều khoản có trong bộ luật Hình sự hiện hành. Nhưng hai điều khoản trong bộ luật Hình sự không liên quan đến việc buôn lao động, chỉ liên quan đến việc buôn phụ nữ và trẻ em mà thôi. Thành ra cái đó là một khiếm khuyết rất lớn. Cái khiếm khuyết thứ hai là định nghĩa về buôn người rất lỏng lẻo, ai muốn diễn giải ra sao cũng được cả. Như vậy, khi truy tố, tùy theo công tố viên, có thể diễn giải tùy tiện diễn giải, đây là buôn người hay không phải.
Bộ luật này như vậy chỉ là một nghị quyết đưa ra quyết tâm phòng buôn người, hơn là chống buôn người thực sự. Dù sao chúng tôi cũng thấy rằng, có thể huy động được xã hội dân sự, người dân, các tổ chức tôn giáo trong nước, kể cả các công ty, doanh gia, giáo viên, sinh viên, v.v. để phổ biến thế nào là buôn người và hướng dẫn cho người dân làm thể nào để phòng ngừa không để trở thành nạn nhân của buôn người. Điều này cũng có thể khai thác được [theo luật này].
Đối với vấn đề truy tố tội buôn người, cần phải tu chính luật hiện nay, thì mới có thể thực hiện được. Nói về bối cảnh chung của khối Asean, càng ngày càng có nhiều quốc gia thông qua các luật phòng, chống buôn người. Có một số quốc gia quan tâm thực hiện các luật của họ một cách nghiêm chỉnh hơn, như là Indonesia, hay Philipppines. Một số quốc gia không nghiêm chỉnh lắm trong việc thực thi đạo luật của họ, như Malaysia hiện nay. Họ thông qua đạo luật, nhưng không quyết tâm thực hiện đạo luật. Cam Bốt cũng vậy. Còn Việt Nam vừa chỉ mới thông qua như chúng tôi mới trình bày.
Hiện nay, các khó khăn là, thứ nhất, các đạo luật của từng quốc gia còn rất nhiều khiếm khuyết. Thứ hai, vấn đề thực thi pháp luật còn rất lỏng lẻo, đặc biệt là ở các nước như Malaysia hay Việt Nam. Thứ ba là thiếu sự hợp tác giữa các nước. Và đặc biệt là chưa có sự tham gia ngang bằng của các tổ chức thuộc xã hội dân sự và chính quyền, ngoại trừ một vài quốc gia, như Philippines, Thái Lan, chính quyền hợp tác rất chặt chẽ với các tổ chức ngoài chính quyền. Còn ở các nước khác, các tổ chức ngoài chính quyền chưa được sự tôn trọng và đối xử ngang bằng, hợp tình hợp lý.
RFI : Về trường hợp của Thái Lan, như tiến sĩ cho biết, có sự phát triển mạnh hơn, tốt hơn của các tổ chức thuộc xã hội dân sự trong lĩnh vực này. Tiến sĩ có thể cho một ví dụ được không ?
Nguyễn Đình Thắng : Ví dụ như thế này. Khi một cơ quan công lực như cảnh sát, hoặc tuần duyên của Thái Lan nhận diện ra được ổ buôn người, thì trước khi giải cứu cho nạn nhân, họ báo động ngay cho một số tổ chức ngoài chính phủ. Khi họ giải cứu, thì cả hai bên đều có các nhân viên hiện diện để các nạn nhân được bảo vệ. Thay vì, nếu chỉ có cảnh sát vào giải cứu, thì biết đâu, cảnh sát nhận diện sai rằng, đây không phải nạn nhân, mà chỉ là những người vi phạm luật, do đó truy tố và trục xuất họ, trước khi có sự can thiệp của các tổ chức ngoài chính phủ.
Khi các tổ chức ngoài chính phủ can thiệp cùng với cảnh sát, thì họ có ngay các phương tiện tư vấn và bảo vệ, đưa về các nhà tạm trú chẳng hạn, rồi họ phối hợp với các cơ quan công lực, bắt đầu các cuộc phỏng vấn lấy cung để chuẩn bị cho việc truy tố. Đấy là « điểm son » ở Thái Lan, với sự phối hợp rất nhịp nhàng giữa các cơ quan công lực và các tổ chức ngoài chính phủ.
Ở tại Thái Lan, nếu những người lao động gặp trở ngại, bị bóc lột, bị quỵt tiền lương, tai nạn lao động, chủ lao động không bồi thường, hoặc không có bảo hiểm sức khỏe, thì họ có thể liên lạc với các công đoàn, các tổ chức xã hội dân sự từ thiện như nhà chùa, nhà thờ (nếu có các hoạt động xã hội tại đây), các hội thánh Tin Lành. Thành ra họ cũng được bảo vệ. Tuy nhiên, trở ngại lớn đối với những người lao động là họ đến từ các quốc gia mà quyền lợi như một công dân, hay một công nhân không được bảo vệ, nên họ vốn không hiểu được các quyền lợi của mình. Còn một trở ngại thứ hai nữa là ngôn ngữ.
RFI : Thưa tiến sĩ, tóm lại, như tiến sĩ cho biết, so sánh trong mặt bằng các nước Asean, tạm gọi là phát triển hơn, thì Malaysia là nước có nhiều « vấn đề » về lao động nhất, mà đây có thể coi là nước mà Việt Nam gửi nhiều lao động nhất. Như vậy, chắc rằng trong tương lai tổ chức của tiến sĩ sẽ có rất nhiều việc phải làm trong lĩnh vực này, có đúng không ?
Nguyễn Đình Thắng : Vâng, chúng tôi chọn Malaysia làm thí điểm, vì Malaysia là nơi có đông đảo công nhân lao động Việt Nam ngoài nước nhất trên thế giới. Quốc gia thứ hai cũng đông người Việt là Đài Loan. Nên Camsa (Liên minh bài trừ nô lệ mới tại Á Châu) chọn hai quốc gia này làm nơi hoạt động tiên khởi. Trong thời gian tới đây, chúng tôi có ba trọng tâm hoạt động tại Malaysia, cũng như tại Đài Loan.
Trọng tâm thứ nhất là tiếp tục thúc đẩy chính quyền thực thi một cách nghiêm chỉnh các đạo luật mà họ thông qua về vấn đề phòng và chống buôn người.
Thứ hai là, thông tin, hướng dẫn cho người lao động Việt Nam để hiểu về quyền và lợi ích, theo luật Chống buôn người và luật Lao động Mã Lai, cũng như hướng dẫn làm sao họ có thể đi cầu cứu, nếu như họ không tự mình bảo vệ được quyền và lợi ích của mình.
Thứ ba là chúng tôi tập trung vào tạo dựng và phát triển năng lực, nội lực của các tổ chức ngoài chính phủ của Malaysia để họ có thể bảo vệ, giúp cho những người lao động một cách tốt hơn, hiệu quả hơn, để họ có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong quan hệ đối tác với các cơ quan công quyền của Malaysia, và ảnh hưởng đến quá trình lập pháp, nhằm tu chính những khiếm khuyết của đạo luật hiện nay, nhằm hoàn thiện đạo luật phòng, chống buôn người của Malaysia.
RFI : Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng.
Ðêm, của những cánh bướm Việt ở Malaysia
“Vậy, anh trả bao nhiêu?” Thủy hỏi.
“200 RM được không?” Chúng tôi ướm giá.
Thủy
quay lại hỏi ý kiến hai người bạn. Cả hai gật đầu. Thế là tất cả chúng
tôi, sáu người, kéo nhau ra khỏi Beach Club, đi bộ đến một quán pizza
gần đó.
Ðêm,
trung tâm Kuala Lumpur, nhộn nhịp khác thường. Ðêm trong tuần cuối năm
2009 ấy, theo thời giá, một RM, đơn vị tiền tệ Malaysia, có giá khoảng
bằng 30 xu Mỹ.
Giá tiền 700RM cô gái đưa ra lúc đầu cho một đêm, khi chưa mặc cả, xấp xỉ 210 đô la.
***
Hai
ngày trước đó, khi đón taxi từ phi trường về khách sạn Citrus, nằm ở
khu trung tâm Kuala Lumpur, người tài xế bản xứ hỏi chúng tôi có muốn
gặp “Vietnamese ladies” không. Chưa kịp trả lời, tay tài xế nói thẳng:
“Toàn là mấy cô Việt Nam. Rẻ lắm!”
Beach
Club nằm trên đại lộ Jalan P.Ramlee, ngay trung tâm thủ đô Malaysia,
và được xem là “một trong những hộp đêm nổi tiếng bậc nhất” quốc gia
này.
Chúng
tôi, một người đến từ California; một nha sĩ, tên Chu Văn Cương, đến
từ Houston, và một dược sĩ, tên Phạm Lê Hoàng Nam, đến từ Úc Châu, đón
một chiếc taxi. Cả ba chẳng biết phải đi đâu. Ðến cái tên của cái club
cũng không biết. Bèn hỏi người tài xế: “Chỗ nào có Vietnamese ladies?”
Người tài xế đáp ngay: “À, Beach Club. Beach club, toàn con gái Việt
Nam.”
Ðến
cửa quán, chúng tôi hỏi người bán vé: “Ở đây có người Việt Nam làm
việc không?” Người gác cổng khoát tay vào bên trong, trả lời bằng tiếng
Anh: “Tất cả đều là con gái Việt Nam!”
Bước
chân vào Beach Club, thấy rõ ràng sự phân chia của hai thế giới sắc
tộc. Ðàn ông thì toàn là người có nước da nâu sậm hoặc đen, râu tua tủa,
to như những người khổng lồ; phụ nữ thì toàn các cô gái trẻ, nhỏ thó,
mắt lạnh lùng quan sát từng người khách bước vào.
Người
ta nói, dân Á Châu “trông ai cũng giống nhau.” Nhưng người Á Châu,
nhìn người nước mình, thế nào cũng nhận ra đó là người nước mình. Chúng
tôi nhìn quanh, “có cái gì đó quen quen nơi khuôn mặt các cô gái.”
Chúng tôi chợt nhận ra, “nét quen quen” ấy chính là “nét Việt Nam” trên khuôn mặt các cô gái trẻ.
Không
hẳn toàn bộ các cô gái làm việc tại Beach Club đều là người Việt Nam.
Nhưng, chúng tôi ước lượng, có không dưới 90% là “người nước mình.” Sau
này, chúng tôi sẽ biết, họ đến từ mọi miền đất nước. Ba cô gái mà
chúng tôi mời đi ăn tối, đại diện cho cả ba miền: Hà đến từ Hải Phòng;
Kim đến từ Ðồng Tháp; và Thủy gốc người Nha Trang.
Chúng
tôi bước vào Beach Club, loay hoay mãi mới có một chỗ ngồi. Ngồi đợi,
khá lâu, chẳng thấy ai đến hỏi thăm. “Không biết mình trông có quê mùa
không mà ai cũng chê?” Tôi tự hỏi. Rồi đây, khi đi riêng với các cô
Thủy, Hà, Kim, tôi mới hiểu lý do tại sao chúng tôi không được đón tiếp
niềm nở ở cái hộp đêm “quốc tế” này.
Thấy
chúng tôi ngơ ngác nhìn xung quanh, một cô lên tiếng trước, cụt lủn:
“Hello.” Chúng tôi đáp lại: “Hello. Em người Việt Nam?” Cô gái khựng
lại, ngập ngừng, quay sang một cô khác: “Ðụng hàng rồi!”
Rồi
cô quay lại chúng tôi, xưng tên Thủy, và ngỏ ý muốn tiếp chúng tôi.
Thủy đề nghị để cô tìm thêm hai cô bạn nữa, cùng ngồi. Chúng tôi có thêm
Hà và Kim.
Chúng
tôi “ngã giá,” 200 RM mỗi người để được mời các cô đi ăn tối và nói
chuyện khoảng 30 phút. Cả sáu người bước ra khỏi quán trong cái nhìn tò
mò của tất cả các cô gái còn lại. Thủy quay lại, nói với cùng đồng
nghiệp: “Chồng tụi em đây!”
***
Trong
số ba người bạn mới quen, Thủy là người bộc trực, mạnh mẽ, và ăn nói
liếng thoắng nhất. Nhưng, càng tiếp xúc, chúng tôi càng nhận ra, ẩn giấu
phía sau sự tự tin ấy là một tâm hồn yếu đuối, đầy mặc cảm và dễ tan
vỡ. Một ai đó nhắc đến chữ “hạnh phúc,” nét mặt Thủy đanh lại. Cô khoát
tay: “Trên đời này, cái gì cũng có, trừ hạnh phúc.”
Mặc
dầu hết sức cẩn trọng khi tiếp chuyện với chúng tôi, đặc biệt đối với
các câu hỏi về đời tư, Thủy buột miệng sau khi khẳng định “trên đời này
cái gì cũng có, trừ hạnh phúc.” “Gia đình em tan vỡ cách đây vài
tháng, và em bước chân vào nghề này cũng mới vài tháng. Ba em vừa mới
mất, gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn, rồi em sang đây, đi làm.”
Các
cô, chia thành nhóm nhỏ vài người, hùn tiền, nhờ người bản xứ đứng tên
và thuê một căn phòng nhỏ trong các chung cư. “Ðêm đi làm đến gần sáng
mới về. Ngày thì ngủ vùi, ngủ suốt. Ðói bụng thì cơm hàng cháo chợ.
Rồi đêm xuống lại ra đây làm việc.” Thủy cho biết. “Mấy anh đừng thấy
tụi em ăn mặc đẹp đẽ như vầy mà tưởng tụi em vui...”
Thỉnh
thoảng, cô lại tỏ vẻ khó chịu khi chúng tôi hỏi các câu hỏi về đời tư,
“Tụi mình nói chuyện gì khác đi. Ðừng hỏi chuyện gia đình.” Ngồi chung
bàn, các cô Hà và Kim cũng tế nhị né tránh các câu hỏi đời tư. Không
một ai muốn một ai khác tình cờ biết được gốc gác của mình. Và đó cũng
là lý do tại sao chúng tôi phải chờ mãi ở Beach Club mới có người đến
hỏi thăm. Hình như các cô, cũng như chúng tôi, nhìn thấy ở ba người
thanh niên bước vào quán “nét Việt Nam, quen quen!”
“Tụi em không muốn tiếp người Việt Nam. Nhưng không hiểu sao lại đi với mấy anh...” Thủy nói.
Ngồi ở hai góc bàn là các cặp Nam-Hà và Cương-Kim. Cả bốn người cũng nói rất nhỏ, về gia cảnh của nhau.
Tất
cả đều có điểm chung, là đằng sau những gương mặt còn rất trẻ ấy, bên
trong những bộ đồ rất đẹp đang mặc trên người, là những câu chuyện đầy
bất hạnh. Vừa đổ vỡ, vừa bế tắc, các cô sang đây mà lòng cứ nhớ về nhà,
với câu hỏi như lời khẳng định, “Ai mà không muốn ở nhà, phải không
anh?”
Hà,
tế nhị, nhưng cương quyết, từ chối trả lời mọi câu hỏi về đời tư. Tất
cả những gì chúng tôi biết về cô, là cô đã từng có người yêu. Nhưng,
“một sự đỗ vỡ ghê gớm lắm đã xảy ra.” Rồi cô quyết định sang Malaysia
“làm việc.”
Qua
những gì Hà nói, chúng tôi diễn dịch, cuộc sống của cô tại đây là
chuỗi ngày vô cảm; không vui, không buồn, không ham muốn bất cứ điều
gì, bất chấp mọi chuyện. Suốt ngày cứ ở trong nhà, cũng chẳng buồn nói
chuyện với người cùng phòng, lặng lẽ như một chiếc bóng.
Chiếc
bóng ấy, sẽ chờ ngày lùi dần, khi màn đêm buông xuống, lặng lẽ bước ra
đường với bộ đồ thật đẹp. Nhưng, “đừng thấy tụi em ăn mặc đẹp đẽ như
vầy mà tưởng tụi em vui...”
Kim,
cô gái ngồi chung với Cương, xởi lởi hơn. Cô kể, khi lên tám tuổi, nhà
có đám giỗ, cha cô nói ra chợ mua ít trái cây về cúng. Ông ra chợ, và
chẳng bao giờ trở về. “Ba em bỏ em và gia đình từ khi em lên tám tuổi.”
Kim
“đi làm” như thế này cũng vài tháng nay. Cô cho biết, từ Việt Nam, đi
đến các nước trong khối ASEAN không cần phải có visa nếu cư ngụ dưới
một tháng. “Bọn em đến đây, cố gắng làm việc trong một tháng. Sau đó về
Việt Nam nghỉ ngơi, rồi lại sang một nước khác. Cứ như thế, xoay
tua...”
Kim
đã từng đến Singapore, có người yêu Singapore. Cô nói, rằng sẽ không
bao giờ lấy chồng Việt Nam. “Ðàn ông Việt Nam không lo cho gia đình.” Cô
khẳng định như vậy, sau khi kể cho chúng tôi câu chuyện về cha cô. Ông
ấy nói, “đi mua trái cây về làm đám giỗ, và không bao giờ trở về nữa.”
Chúng
tôi rời Beach Club lúc một giờ sáng. Phải năn nỉ lắm, các cô mới nhận
số tiền 200 RM mỗi người, như đã thỏa thuận. Thủy thì ngần ngừ, rồi cầm
lấy tiền. Kim thì nhất định không nhận: “Hay để bữa khác.” Còn Hà,
chúng tôi phải vào tận bên trong quán. Nói mãi, cô mới cầm tiền.
Các cô trao cho chúng tôi số điện thoại, và cả email, hẹn “có dịp thì cứ liên lạc.”
Xe
taxi đưa chúng tôi trở lại khách sạn. Và cũng trên chuyến taxi này,
chúng tôi biết cuộc sống của các cô khó khăn ra sao. Người tài xế cho
biết: “Beach Club này rất nổi tiếng. Trước đây, toàn con gái Thái Lan
làm việc. Sau đó, mấy cô Philippines vào chiếm lĩnh. Vài năm gần đây,
đến lượt mấy cô Việt Nam.”
Người
tài xế nói, một cô Việt Nam vào, mang theo 4, 5 người bạn. Cứ như thế,
bây giờ nói đến Beach Club là nói đến con gái Việt Nam. Khách thì toàn
là người nước ngoài, họ đến đây, vì “con gái Việt Nam đẹp thật.”
Ðẹp
để làm gì? Ăn mặc thật sang trọng, để làm gì? Khi mà mỗi lần bước lên
taxi “đi tâm sự với khách,” là mỗi lần các cô phải đối mặt với nguy
hiểm?
“Có
đến hai tầng nguy hiểm,” Người tài xế nói. Có nhiều lần, chính các cô
gọi cho anh sau khi “tiếp khách.” Có nhiều khách làng chơi hung bạo.
Xong việc, họ không chịu trả tiền, lại đánh và cướp cả điện thoại của
mấy cô Việt Nam. “Chính tôi cũng đã nhiều lần chở mấy em từ chỗ khách
trở về Club này.”
Không
ai muốn, hay dám, gọi cảnh sát để nhờ can thiệp. Và chính cảnh sát
Malaysia cũng là nguồn nguy hiểm khác cho các cô gái Việt Nam.
Người
tài xế taxi kể, “Ði taxi từ đây đến điểm hẹn cũng là thời gian nơm nớp
lo sợ.” Bất cứ lúc nào, cảnh sát cũng có thể xuất hiện, chặn taxi và
đòi kiểm tra giấy tờ các cô gái. Cảnh sát biết chắc chắn các cô làm
nghề gì, và họ biết chắc chắn, đây là lúc có thể... kiếm tiền.
“Có
cô nói với cảnh sát, rằng người đàn ông trong xe là bạn, nhưng cảnh sát
hỏi lại, bạn gì mà người thì cầm hộ chiếu Việt Nam, người thì cầm hộ
chiếu không phải Việt Nam?” Rồi cảnh sát nói rằng họ “nghi” các cô cầm
giấy tờ giả, cần phải đưa về đồn cảnh sát, ngày mai gọi Tòa Ðại Sứ Việt
Nam để xác minh.
“Không cô nào chịu về đồn cảnh sát. Họ biết họ không còn lựa chọn nào khác.”
Và
đây là lúc cảnh sát Malaysia nháy mắt ra hiệu cho giới tài xế. Các tay
tài xế taxi sẽ đóng vai trò trung gian, ra giá, mặc cả, thâu tiền cho
cảnh sát, để được nhận hoa hồng, cũng từ cảnh sát.
Tiền,
phải trao ngay. Không có tiền, phải ra ngân hàng, phải ra máy ATM.
Không có ngân hàng, không có ATM, phải gọi bạn bè. “Phải làm tất cả
những gì có thể, để có ngay tiền, trả cho cảnh sát.”
“Một lần như vậy, cảnh sát đòi 300 RM, và cho lại taxi 50 RM.”
Chúng
tôi chia tay Hà, Thủy, Kim trong một khuya cuối năm Dương Lịch 2009.
Một người trong nhóm nhắc lại lời của giới taxi, rằng “con gái Việt Nam
đẹp lắm.” Thủy hỏi lại, “Người ta nói vậy, các anh có hãnh diện không?”
Cả
ba chúng tôi đều yên lặng, không trả lời, cũng không nói với các cô
rằng, trên đường từ phi trường về khách sạn, người ta đã nói, “Con gái
Việt Nam rẻ lắm!”
Công nhân Việt ở Malaysia: Bị lừa dối ‘ngay từ Việt Nam’
MELAKA,
Malaysia (NV) - “Thì làm ruộng chứ làm gì nữa!” Chị Ðợi nói với chúng
tôi, mắt tròn xoe, như thể rất ngạc nhiên trước câu hỏi: “Chồng chị ở
Việt Nam làm gì?” Chị Ðợi là một trong số hàng ngàn công nhân Việt Nam
đang làm việc tại thành phố Melaka. Thành phố này nằm ở phía Nam
Malaysia, bên bờ Tây bán đảo Malay cách đảo Sumatra của Indonesia bằng
một eo biển nhỏ, tên thành phố được đặt cho eo biển Malacca.
Mà
dường như ai cũng ngạc nhiên khi chúng tôi hỏi “vợ/chồng của anh/chị
làm nghề gì tại Việt Nam.” Ðôi khi, hoàn cảnh khiến những chuyện bình
thường không còn bình thường nữa! Chẳng hạn, chúng tôi hỏi anh Tới, một
công nhân cũng đang làm việc tại Melaka: “Anh có gia đình chưa?” “Có
rồi, vợ và một con ở Ðịnh Quán.” “Vợ anh làm gì?” Anh nhìn chúng tôi,
ánh mắt hơi ngạc nhiên, rồi cười cười: “Ở nhà có ba con heo nái!”
Chúng
tôi tiếp xúc với vài chục nam nữ công nhân Việt Nam tại Melaka trong
hai ngày 29 và 30 tháng 12, 2009. Chúng tôi gặp để tìm hiểu về cuộc
sống của họ; để rồi, chính chúng tôi cũng phải tự hỏi: tại sao họ ra
đi, và tại sao họ vẫn chưa về lại Việt Nam?
Ðôi
trai gái mà chúng tôi để ý nhiều nhất, và hỏi chuyện nhiều nhất là
Triều và Phượng. Hai người, vừa qua tuổi đôi mươi, gặp nhau tại một nhà
thờ Tin Lành ở Malaysia, và họ yêu nhau. Cả hai đều rất đẹp và thông
minh. Nhìn họ, chúng tôi tự hỏi: Tại sao họ ra đi, và tại sao họ vẫn
chưa về lại Việt Nam?
Chính
họ, cũng như nhiều công nhân Việt Nam khác, không trả lời được câu hỏi
này. “Sống cực khổ như thế này, em nghĩ sao?” Triều yên lặng, rồi nói:
“Bọn em hay bảo nhau, cứ nhìn xuống, đừng bao giờ nhìn lên cả.”
Căn
nhà đầu tiên mà chúng tôi ghé thăm đêm 29 tháng 12 là nhà của Triều.
Nhà có sáu người, gồm cả hai công nhân Miến Ðiện. Căn phòng chung, không
bàn, không ghế, chỉ có một chiếc tivi. Mọi người ngủ trong ba căn
phòng nhỏ. Mấy căn phòng nhỏ, nhỏ đến nỗi, các công nhân phải kê giường
tầng, để tiết kiệm không gian.
Nhà
bếp, gắn liền với cầu tiêu, lúc nào cũng lấp xấp nước. Ði không khéo,
có thể té vỡ mặt. Các bồn rửa mặt và rửa tay thì phải có thau hứng bên
dưới. Nước dơ không đi vào ống cống, mà xuống các thau, rồi mang thau
đi đổ.
Căn nhà được sáu người thuê chung, giá khoảng 200 RM, đơn vị tiền tệ Malaysia.
Bữa
cơm tối có 10 người ăn. Triều đưa chúng tôi ra siêu thị. Chúng tôi đề
nghị được chiêu đãi tất cả mọi người. Về nhà, Triều nói: “Cả đời em
chưa bao giờ đi chợ nhiều như hôm nay.”
Bữa
cơm có mặt của Ðịnh, một công nhân sống ở nhà khác, đến chơi. Ðịnh gốc
người Hà Nội, âm thầm như một chiếc bóng. Ai nhờ mở tivi, Ðịnh mở
tivi. Ai than âm thanh nhỏ, Ðịnh vặn lớn lên. Ðến khi có người than lớn
quá, Ðịnh với tay lấy chiếc “remote control,” vặn nhỏ lại.
Bữa cơm tối có bia. Mọi người uống bia, trong khi Tới thú thật: “Thường thì bọn em uống rượu tự nấu bằng bột nở và đường.”
Chuyến đi xa khá mệt, tính ngả lưng ngay sau bữa ăn, thì Ðịnh lên tiếng: “Em mời mấy anh sang nhà chơi.”
Triều cười, giễu: “Các anh nên sang thăm nhà của Ðịnh, để biết thế nào là nhà.”
Nhà
Ðịnh cách nhà Triều khoảng 100 thước. Cả bọn đi bộ trên các con đường
cổ xưa của thành phố vốn là thuộc địa Bồ Ðào Nha hồi mấy trăm năm
trước.
Không
biết có nên gọi căn nhà của Ðịnh là nhà không. Nếu nhà là một công
trình có bốn vách, bên trên có một cái trần, và một trong bốn vách có
khoét cái lỗ gọi là cửa, thì nhà của Ðịnh đúng là... nhà: Bốn vách bằng
tôn, trần nhà bằng tôn, và có cả một cái cửa.
Ðịnh
mời mọc: “Các anh vào nhà chơi.” Chúng tôi nhìn trước nhìn sau, thầm
nghĩ: “Làm sao mà vào?” Bên trong căn nhà là một tấm nệm, nóng hầm hập,
và tấm nệm ấy chiếm toàn bộ diện tích. Tất cả các đồ đạc khác được treo
vòng vòng trên bốn vách tôn.
Nếu
đây là một cái nhà, thì chủ nhà phải là người rất hiếu khách. Ðịnh
loay hoay pha nước, lại mời: “Các anh vào nhà chơi, dùng nước.”
Chúng tôi xin phép về sớm vì còn nhiều nơi phải đi. Chúng tôi về sớm còn vì một lý do khác: căn nhà nóng quá.
Ngoài
cái nóng của khí hậu, căn phòng lại nằm sát một phòng hấp cửa sắt sau
khi sơn. Chủ nhà nói rằng, bên trong phòng hấp ấy, buổi tối nhiệt độ
chỉ còn... 170 độ C. Cách nhiệt có tốt đến đâu, căn nhà của Ðịnh cũng
không thoát khỏi cơn nóng từ căn phòng chỉ cách có một sải tay.
Cũng
còn một lý do khác để ra đi: Tối hôm ấy, Hoàng, bạn cùng nhà với Ðịnh,
có bạn gái ghé thăm. “Nhà có hai đàn ông. Người nào có bạn gái đến
thăm thì người kia phải đi ngủ lang.”
Hôm ấy, Ðịnh sang ngủ lang tại nhà Triều, cùng với chúng tôi.
Rời
nhà Ðịnh, chúng tôi sang một căn nhà khác, đặc biệt không kém. Một
người dặn trước: “Các anh đến một tý thôi, để các chị ngủ sớm, ngày mai
đi làm.”
Ðó
là căn nhà của 30 nữ công nhân Việt Nam, những người “đi làm từ 8 giờ
rưỡi sáng đến 10 giờ rưỡi tối, và hơn hai năm nay chưa được nghỉ một
ngày.”
***
Trời
nóng, mà chị Phương ra đón chúng tôi lại mặt áo len. “Người em cứ sốt,
lại khàn giọng và ho.” Chị Phương lộ vẻ lo lắng. Chúng tôi bước vào
nhà, các nữ công nhân đã treo mùng, đã đắp mền, chuẩn bị ngủ.
Có
khách, các chị lao xao; người thì từ trên cầu thang, nhìn xuống chào
một tiếng; người thì loay hoay trở mình ngồi dậy. Người đầu tiên mà tôi
tiếp chuyện là chị Ðợi, có vẻ lớn tuổi nhất trong nhà. Chị cho biết đã
có chồng và ba con, sống tại Thanh Hóa.
“Chồng chị làm nghề gì?” Tôi hỏi.
“Thì làm ruộng chứ làm gì nữa!” Chị trả lời, mắt tròn xoe.
Căn
nhà này đúng nghĩa là nhà: hai tầng, bê tông hẳn hoi. Nhưng, nhà có
phải là nhà không, còn tùy cách ở. Trong toàn bộ diện tích này, các chị,
các cô chia ra thành 30 phần không gian, đặt vào đó 30 chiếc giường.
Căn nhà này chỉ dùng để ngủ.
“Cũng may, mới có 16 người về nước, nay chỉ còn lại 14 người.” Chị Phương giới thiệu.
“Mọi
người đi làm từ 8 giờ rưỡi sáng đến 10 giờ rưỡi tối. Về mới bắt đầu
cơm nước. Có hôm mệt quá, ăn đại mì gói hay bánh mì. Có khi chẳng ăn
gì, cứ để bụng đói nằm lăn ra ngủ.”
Có
một dãy tủ được dựng dọc theo tường. Một người cho biết xuất xứ, mấy
cái tủ ấy được các chị vớt về trong cơn lũ vừa qua. “Cũ người, mới ta!”
***
Hình
như ai cũng có một điều gì đó để thắc mắc, mà không thể tự trả lời. Họ
thắc mắc, vì nhiều điều trong hợp đồng lao động không được tôn trọng.
Và họ là phía chịu thiệt thòi.
Chị
Phương là một ví dụ. “Sốt và ho triền miên, nhưng chỉ được khám bệnh
qua loa, cho vài viên thuốc.” Chị Phương làm việc gần ba năm tại một nhà
máy giấy.
Anh
Ðịnh là một ví dụ khác. “Phía chủ nói sẽ cung cấp chỗ ở.” Và cái căn
nhà 5 vách tôn, nóng hầm hập ở ngay xưởng làm việc ấy, là chỗ ở mà người
ta cung cấp.
Hợp
đồng thì nói mỗi tháng làm việc 26 ngày, ngày tám tiếng, lương 20
RM/ngày. Tiền phụ trội trước sau gì cũng bị trừ đầu này, đầu nọ. Làm
thêm mà thu nhập cứ như làm bình thường.
Giới
chủ thì vẫn tiếp tục trừ mỗi tháng từ 100 đến 150 RM tiền “thuế lao
động,” trong khi luật mới đã bãi bỏ thuế này từ hơn nửa năm nay.
Và hộ chiếu của tất cả công nhân đều “được” giới chủ “giữ giùm.”
Với điều kiện sống như vậy, tại sao họ không về nước? Tại sao vẫn có người tiếp tục từ Việt Nam sang đây?
“Có nhiều ràng buộc.” Các công nhân cho biết.
Hợp
đồng lao động kéo dài ba năm, bỏ việc trước khi hợp đồng hết hạn thì
trước mắt là mất số tiền lên đến 20 triệu đồng, đã đóng trước cho các
công ty môi giới tại Việt Nam.
Bỏ
việc, đồng nghĩa mất số tiền $350 chi phí cho môi giới Malaysia, mà
chi phí này lại do chính phủ Việt Nam ra “công văn hướng dẫn.”
Bỏ
việc tức là mất thêm $300 nữa, tiền “phí quản lý” mà môi giới Việt Nam
“tạm thu” theo một nghị định do chính phủ Việt Nam ban hành.
Bỏ việc tức là mất cả tiền vé máy bay, mất luôn chi phí xin visa.
Một công nhân còn nói: “Cho dầu làm hết hợp đồng, trở về nước đúng luật, đòi số tiền đặt cọc trước đó, cũng có được đâu.”
Một
bản hợp đồng do công ty môi giới Việt Nam ký với người lao động cho
thấy, người lao động bị đẩy vào thế bị động trong mọi tình huống, từ
trước khi họ lên máy bay, sang Malaysia làm việc.
Chúng
tôi hỏi Triều, rằng trước khi sang Malaysia làm việc, anh có đọc kỹ
hợp đồng không. Anh nói: “Người ta ấn vào tay bọn em bản hợp đồng chỉ
15 phút trước giờ máy bay cất cánh.”
“Bọn em bị lừa dối rất nhiều.” Triều kết luận.
“Lừa dối rất nhiều,” chúng tôi hỏi, “nếu phải chọn ra sự lừa dối lớn nhất, thì đó là đâu?”
Triều trả lời, không chút đắn đo: “Ngay từ Việt Nam!”
Các chị trong căn nhà gồm 30 nữ công nhân “đi làm từ 8 giờ rưỡi sáng đến 10 giờ rưỡi tối, trong hai năm chưa nghỉ một ngày.” (Hình: Ðông Bàn/Người Việt)
Căn phòng chỉ vừa đủ trải một tấm nệm, là “nhà” của Ðịnh và Hoàng. (Hình: Ðông Bàn/Người Việt)
Căn bếp của 30 nữ công nhân sống chung trong một căn nhà tại Melaka, Malaysia. (Hình: Ðông Bàn/Người Việt)
Mọi người khuyến khích nhau “hãy giữ vệ sinh sạch sẽ. Trách nhiệm không của riêng ai.” (Hình: Ðông Bàn/Người Việt)
Phóng
sự dưới đây do phóng viên Ðông Bàn thực hiện nhân chuyến sang Malaysia
tham dự Hội Thảo của Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Ðộng Việt Nam, được tổ
chức trong hai ngày 28 và 29 tháng 12, 2009. Vì sự an toàn của người
lao động, danh tánh các công nhân trả lời phỏng vấn đã được thay đổi.
Chuyến đi Malaysia của Ðông Bàn được bảo trợ bởi:Luật Sư Nguyễn Hoàng DuyênPhó khoa trưởng Học Vụ, Ðại Học Luật Khoa Lincoln - San JoseVăn phòng chính tại:1569 Lexann Ave., Suite 132San Jose, CA 95121Tel: 408-528-7668
Website: www.duyenlaw.com
Phóng sự của Ðông Bàn/Người Việt (từ Kuala Lumpur)
Malaysia: Gái Việt đi diễn hành ở hàng quán để đàn ông chọn lấy vợÔng Michael Chong, giám đốc Sở Khiếu Nại và Phục Vụ Cộng Ðồng, trưng tấm quảng cáo có in hình của các cô gái Việt Nam được giới thiệu cho đàn ông Malaysia chọn làm vợ. (Hình: theo Star) |
KUALA
LUMPUR 19-12 (TH) - Hàng chục cô gái Việt Nam đã diễn hành như kiểu
tuyển lựa sắc đẹp để đàn ông Malaysia chọn lấy làm vợ, bản tin của tờ
Star ở nước này loan tin và nói sự kiện đã làm cho tổ chức bảo vệ nhân
phẩm phụ nữ địa phương ghê tởm.
Trước
đây, người ta chỉ thấy tin tức nói từng đoàn đàn ông Ðài Loan hoặc Ðại
Hàn đến Việt Nam để lựa chọn các cô trinh nữ làm vợ cũng theo cung
cách trình diễn như vậy. Hàng chục cô gái phải trần truồng đi trước mặt
để cho đàn ông ngọai quốc soi mói chấm điểm, chọn lấy người nào ưng ý
nhất cho số tiền vài ngàn đô la họ bỏ ra để mua mà gia đình cô gái
chẳng còn lại bao nhiêu khi qua nhiều tầng nấc “cò”.
Không
thấy tờ báo Star nói các cô gái Việt Nam diễn hành trong các hàng quán
ăn uống ở Malaysi ăn mặc thế nào, hay có phải khoe hết thân thể để
người ta chọn như chọn cá, chọn rau hay không.
Không
như những người đàn ông Ðài Loan, Ðại Hàn già đáng tuổi cha tuổi ông
hoặc tật nguyền, phải đến Việt Nam để lựa chọn, các cô gái Việt Nam được
đưa sang Malaysia để trình diễn tập thể để người đàn ông xứ này không
phải đi xa. Theo lời một chính trị gia Malaysia, Michael Chong, chống
cái trò buôn người trá hình này, mỗi gia đình cô gái nghèo khổ nhận được
hồi môn từ 20,000 đến 30,000 ringgit (tương đương $5,600 đến $8,500)
tùy nhan sắc. Nhưng thật sự đến tay gia đình của họ bao nhiêu, không ai
biết.
Ông Chong nói với tờ Star rằng phần lớn những người Mã Lai xem mắt các cô gái Việt là những người góa vợ giàu có hay ly dị.
Tổ chức bảo vệ nhân phẩm phụ nữ địa phương cảm thấy chấn động trước khuynh hướng chọn vợ kiểu này.
“Hành
vi này có thể được xếp vào hình thức nô lệ tình dục núp dưới khung
pháp lý giả tạo.” Maria Chin Abdullah, người đứng đầu tổ chức nữ quyền ở
Malaysia, phát biểu.
Tháng
Năm năm 2006, một vụ bán đấu giá gái Việt Nam đã diễn ra ở xã Rawang,
Malaysia. Báo chí Malaysia, Singapore, Anh Quốc loan tin rồi báo bên
Việt Nam đăng lại gây xôn xao dư luận. Trước đó, một số cô gái Việt Nam
cũng được rao bán đấu giá trên website eBay ở Ðài Loan gây phản ứng
phẫn nộ của người Việt hải ngoại khắp nơi.
Tháng
Ba năm 2006, một số người ở Sài Gòn và Tiền Giang đã bị bắt vì tổ chức
đường dây buôn hàng chục cô gái sang Malaysia. Ngày 28 Tháng Ba 2006,
23 cô gái cùng mấy người thuộc đường dây buôn người đã bị bắt giữ tại 2
địa điểm ở Sài Gòn khi những người này chuẩn bị lên đường sang
Malaysia. Công an dịp này đã thu giữ lối 50 hộ chiếu.
Theo
một tổ chức xã hội ở Sài Gòn được Tân Hoa Xã tường thuật ngày 8 Tháng
Ba, 2006, trong năm 2005 có khoảng 6,000 phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị
bán ra ngoại quốc. Trẻ em gái Việt Nam, tuổi có thể nhỏ từ tám, chín
tuổi đã bị bán cho các động mãi dâm ở Cambodia. Mục Sư Ngô Ðắc Lũy,
người làm cho tổ chức quốc tế ở Phnom Penh, Cambodia, cho đài RFA hay
ngày 14 Tháng Ba, 2006 rằng “tình hình buôn bán phụ nữ và trẻ em gái
Việt Nam bị bắt cóc, lừa gạt, buôn bán để đưa vào làm nô lệ tình dục ở
các ổ mãi dâm Cam Bốt, bao gồm Phnom Pênh và các đô thị có những tham
quan du lịch khác, đã lên mức hết sức báo động.”
Ngày
20 Tháng Bảy 2006, báo Lao Ðộng tường thuật một vụ tuyển vợ cho 13 đàn
ông Hàn Quốc diễn ra ở Cần Thơ ngày 18 Tháng Bảy, 2006 với sự trình
diễn của hơn 100 cô gái.
Ngày
22 Tháng Sáu, 2006, hãng thông tấn chính thức Hà Nội loan tin 165 phụ
nữ gốc tỉnh Tây Ninh lấy chồng ngoại quốc đã bỏ về nước ôm theo 56 đứa
con. Lý do bỏ chạy là “phần lớn do chồng đánh đập tàn nhẫn, số còn lại
cuộc sống vợ chồng không phù hợp phong tục tập quán, bất đồng ngôn
ngữ...”
Bao
nhiêu người bị lường gạt của cải, bóc lột công sức, cuối cùng thì tiền
mất tật mang, tán gia bại sản, và cũng đã có rất nhiều trường hợp mất
mạng hay tật nguyền. Mời quý vị theo dõi câu chuyện về nguy cơ mà lao
động Việt Nam phải chịu đựng, qua cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Đình
Thắng, Giám Đốc điều hành Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS), đang công
tác tại Đông Nam Á.
Cảnh sát Malaysia vừa giữ 6 cô gái Việt Nam vì nghi ngờ họ làm nghề mại dâm sau khi nhập cảnh bằng visa du lịch.
Phụ nữ và tất gợi cảm. Ảnh minh họa của Corbis. |
DPA cho hay cảnh sát đang làm rõ liệu hai người đàn ông này có phải là kẻ môi giới và thuộc đường dây mua bán dâm của các cô gái hay không.
Theo luật pháp Malaysia, mua bán dâm là bất hợp pháp. Những kẻ dẫn mối có thể bị phạt 540 USD và ngồi tù một năm. Người nước ngoài phạm tội thì bị trục xuất.
Hiện tượng nô lệ mới
Đỗ Hiếu : Xin ông cho Đài chúng tôi biết về tình trạng của người lao động Việt Nam tại Malaysia, hiện nay có chừng bao nhiêu người đang có mặt và làm việc nơi đây, thưa ông?TS Nguyễn Đình Thắng : Hiện nay chúng tôi ước lượng khoảng 80 ngàn tới 100 ngàn công nhân Việt Nam đang lao động tại Mã Lai. Đó là nơi tập trung đông đảo công nhân Việt Nam nhất ở trong tất cả các quốc gia mà có nhận người Việt đi lao động. Vào thời cao điểm của vấn đề lao động ở Mã Lai thì chúng tôi ước lượng khoảng 100 đến 110 ngàn công nhân, tuy nhiên do nền kinh tế suy thoái hiện nay mà nhiều công nhân bị nghỉ việc cũng như nhiều hãng xưởng tại Mã Lai không nhận thêm công nhân từ Việt Nam, do đó tôi ứơc lượng khoảng từ 80 ngàn đến 100 ngàn.
Nhưng trở ngại mà họ đang phải đối đầu, thứ nhất là hoàn toàn không có sự bảo vệ về vấn đề quyền lợi của công nhân khi mà họ gặp những trở ngại do chủ nhân gây ra như không tôn trọng hợp đồng hoặc là bóc lột sức lao động của họ như không trả tiền lương, hoặc gặp nhiều trở ngại khác trong vấn đề lao động, thì họ không biết nơi nào để cầu cứu.
Sự thiếu sót về sự bảo vệ pháp lý ở cả hai quốc gia, quốc gia gốc cũng như quốc gia tiếp nhận là Mã Lai, do đó rất nhiều công nhân Việt Nam đã bị bóc lột một cách thậm tệ đến mức độ có thể xem như là trong tình trạng gọi là nô lệ thời đại mới, như vậy được xem là bị buôn người.Họ liên lạc với Toà Đại Sứ Việt Nam ở tại Kuala Lumpur thì phần lớn không nhận được sự trợ giúp. Thứ hai, khi họ liên lạc về Việt Nam để kêu gọi các công ty môi giới đã đưa họ sang Mã Lai thì các công ty môi giới này phần lớn là phủi tay và không nhận trách nhiệm.
TS.Nguyễn Đình Thắng
Đỗ Hiếu : Chúng tôi nghe nói là có xảy ra tình trạng buôn người ở Malaysia, vậy người lao động Việt Nam có gặp những trở ngại hay nguy cơ gì không ?
TS Nguyễn Đình Thắng : Rất nhiều, bởi vì thứ nhất ở tại Mã Lai thì luật lệ Mã Lai thường là bênh vực cho chủ nhân và rất là không để ý đến, không quan tâm đến những người gọi là "khách thợ" tức là họ đến làm việc tại Mã Lai từ một quốc gia khác. Thứ hai, ngay tại Việt Nam thì luật lệ Việt Nam cũng không bảo vệ cho những công nhân - công dân của mình khi được xuất khẩu lao động sang các quốc gia khác. Chính vì vấn đề đó, sự thiếu sót về sự bảo vệ pháp lý ở cả hai quốc gia, quốc gia gốc cũng như quốc gia tiếp nhận là Mã Lai, do đó rất nhiều công nhân Việt Nam đã bị bóc lột một cách thậm tệ đến mức độ có thể xem như là trong tình trạng gọi là nô lệ thời đại mới, như vậy được xem là bị buôn người.
Chúng tôi lấy một ví dụ điển hình ở tại vùng Penang mà thôi. Tỉnh Penang, nơi đó có khoảng 7 ngàn công nhân Việt Nam ở toàn tỉnh Penang, cho tới hiện nay chúng tôi đã can thiệp cho khoảng gần 3 ngàn rồi, có nghĩa là khoảng 40% đã là nạn nhân của sự buôn người. Gần như tuần nào văn phòng của chúng tôi đều có nhận thêm một vài cú điện thoại cầu cứu và cái đó cho thấy rằng có lẽ cái tỷ lệ những công nhân Việt bị rơi vào thảm cảnh buôn người rất là cao ở tại Mã Lai.
Can thiệp và trợ giúp của Boat People SOS
Đỗ Hiếu : Thưa ông, Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển đã làm được những điều gì và có thêm dự tính gì khác trong tương lai hầu giúp đỡ người lao động Việt Nam đang gặp khó khăn không?TS Nguyễn Đình Thắng : Bắt đầu cuối năm 2005 chúng tôi đã quan tâm đến vấn đề tình trạng buôn người mà rất nhiều công nhân Việt Nam là nạn nhân. Chúng tôi đã sang Mã Lai rất nhiều lần để nghiên cứu, để tiếp xúc với các tổ chức dân sự, với Toà Đại Sứ Hoa Kỳ, với một số toà đại sứ khác ở Kuala Lumpur.
Bắt đầu cuối năm 2005 chúng tôi đã quan tâm đến vấn đề tình trạng buôn người mà rất nhiều công nhân Việt Nam là nạn nhân. Chúng tôi đã sang Mã Lai rất nhiều lần để nghiên cứu, để tiếp xúc với các tổ chức dân sự, với Toà Đại Sứ Hoa Kỳ, với một số toà đại sứ khác ở Kuala Lumpur.Và đầu năm 2008 chúng tôi đã phối hợp với một số tổ chức khác ở ngoại quốc cũng như ngay tại bản địa Malaysia để lập ra Văn Phòng Hỗ Trợ Công Nhân Việt Nam trên toàn quốc Mã Lai, và từ đó đến nay văn phòng này đã can thiệp cho khoảng trên 40 vụ lớn nhỏ khác nhau, tổng cộng là trên 3 ngàn công nhân đã được can thiệp, giải cứu và hỗ trợ.
TS.Nguyễn Đình Thắng
Công việc kế tiếp chúng tôi dự trù là phát triển các nỗ lực mà đã rất thành công ở tại Penang ra toàn quốc Mã Lai; chính vì lý do đó mà cách đây một tháng chúng tôi đã mở thêm một văn phòng ở tại Kuala Lumpur và có tuyển một luật sư người Mã Lai để làm người quản trị chương trình chống buôn người trên toàn quốc Mã Lai. Tôi cũng sang Mã Lai để tiếp xúc với Chính Phủ Mã Lai, tiếp xúc với các tổ chức Liên Hiệp Quốc và những tổ chức dân sự ở Mã Lai để mở rộng tầm hoạt động, bởi vì có tổng cộng 80 ngàn đến 100 ngàn công nhân, rất nhiều người Việt ở khắp mọi nơi trên lãnh thổ Mã Lai đang cần sự trợ giúp
Đỗ Hiếu : Đài
Á Châu Tự Do chúng tôi xin cám ơn TS Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc điều
hành Uỷ ban Cứu Người Vượt Biển đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi hôm
nay.
TS Nguyễn Đình Thắng :
Chúng tôi rất chân thành cảm ơn Đài Á Châu Tự Do đã cho chúng tôi cơ
hội để trình bày về một thảm cảnh mà càng ngày càng đông những người
Việt đi lao động nước ngoài đang phải đối phó một mình, đó là tình trạng
buôn bán lao động đang rất phổ cập không những ở Mã Lai mà còn ở nhiều
nơi khác trên thế giới.Đỗ Hiếu RFA, Kuala Lumpur, Malaysia
Công nhân Việt Nam ở Malaysia gặp khó
Cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh tới nền kinh tế của
Malaysia trong năm 2008 và đầu năm 2009, khiến nhiều nhà máy thiếu việc
làm, thậm chí phải đóng cửa, nhiều lao động nước ngoài mất việc làm
phải về nước, trong đó có lao động Việt Nam.
Thời gian trên, nhiều lao động Việt Nam đã về nước vì hết hợp đồng lao động hoặc về trước thời hạn vì không có việc làm, nên nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lao động của Việt Nam cũng rút đại diện về nước để cắt giảm chi tiêu.
Vì vậy, khi có rắc rối về quyền lợi giữa nhà máy và người lao động xảy ra, không ai đứng ra giải quyết bênh vực quyền lợi cho người lao động, trong đó có vụ việc liên quan tới 31 lao động Việt Nam do Tổng công ty xây dựng Hà Nội (Hancorp) và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Sơn La (Solgimexjsco) cung ứng cho nhà máy Spektra Alucast tại bang Selangor từ tháng 1/2007.
Trong 6 tháng đầu năm 2007, số lao động nói trên vẫn được trả lương đều đặn với mức lương từ 800-1.000 ringgit (225-282 USD)/tháng.
Tuy nhiên, những tháng sau đó, sản xuất bị ngừng trệ nên họ chỉ được nhận tạm ứng 50-100 ringgit (14-28 USD)/người và từ tháng 6-12/2008, họ hoàn toàn không nhận được một đồng lương nào. Vụ việc đã gây bức xúc và khiến những công nhân này đình công.
Lãnh đạo nhà máy Spektra Alucast đã giải quyết cho một số người về nước và chuyển một số đến làm việc tại nhà máy khác.
Để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia đã yêu cầu 2 doanh nghiệp Hancorp và Solgimexjsco phối hợp với nhà máy để giải quyết quyền lợi cho số lao động trên.
Hiện chỉ còn 7 người trong số này trở lại làm việc, nhưng từ 9 tháng nay họ vẫn chưa được nhà máy làm thủ tục gia hạn thị thực và hàng tháng vẫn bị chủ nhà máy khấu trừ tiền thuế vào lương.
Theo qui định của Chính phủ Malaysia, từ ngày 1/4/2009 các chủ lao động phải đóng khoản thuế thu nhập, trung bình 100 ringgit (29 USD)/ tháng, thay cho mỗi lao động nước ngoài mà họ tuyển dụng.
Theo con số thống kê của Cục Lao động Malaysia, hiện nay, số lao động hợp pháp của Việt Nam chỉ còn khoảng 55.000 người so với 110.000 năm 2006 và 2007./.
Năm người Việt bị bắn chết tại Malaysia
Thời gian trên, nhiều lao động Việt Nam đã về nước vì hết hợp đồng lao động hoặc về trước thời hạn vì không có việc làm, nên nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lao động của Việt Nam cũng rút đại diện về nước để cắt giảm chi tiêu.
Vì vậy, khi có rắc rối về quyền lợi giữa nhà máy và người lao động xảy ra, không ai đứng ra giải quyết bênh vực quyền lợi cho người lao động, trong đó có vụ việc liên quan tới 31 lao động Việt Nam do Tổng công ty xây dựng Hà Nội (Hancorp) và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Sơn La (Solgimexjsco) cung ứng cho nhà máy Spektra Alucast tại bang Selangor từ tháng 1/2007.
Trong 6 tháng đầu năm 2007, số lao động nói trên vẫn được trả lương đều đặn với mức lương từ 800-1.000 ringgit (225-282 USD)/tháng.
Tuy nhiên, những tháng sau đó, sản xuất bị ngừng trệ nên họ chỉ được nhận tạm ứng 50-100 ringgit (14-28 USD)/người và từ tháng 6-12/2008, họ hoàn toàn không nhận được một đồng lương nào. Vụ việc đã gây bức xúc và khiến những công nhân này đình công.
Lãnh đạo nhà máy Spektra Alucast đã giải quyết cho một số người về nước và chuyển một số đến làm việc tại nhà máy khác.
Để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia đã yêu cầu 2 doanh nghiệp Hancorp và Solgimexjsco phối hợp với nhà máy để giải quyết quyền lợi cho số lao động trên.
Hiện chỉ còn 7 người trong số này trở lại làm việc, nhưng từ 9 tháng nay họ vẫn chưa được nhà máy làm thủ tục gia hạn thị thực và hàng tháng vẫn bị chủ nhà máy khấu trừ tiền thuế vào lương.
Theo qui định của Chính phủ Malaysia, từ ngày 1/4/2009 các chủ lao động phải đóng khoản thuế thu nhập, trung bình 100 ringgit (29 USD)/ tháng, thay cho mỗi lao động nước ngoài mà họ tuyển dụng.
Theo con số thống kê của Cục Lao động Malaysia, hiện nay, số lao động hợp pháp của Việt Nam chỉ còn khoảng 55.000 người so với 110.000 năm 2006 và 2007./.
Năm người Việt bị bắn chết tại Malaysia
TP
- Theo tờ The Star, có năm người Việt bị cảnh sát bắn chết tại km 17.5
trên đường cao tốc, cách lối ra Penati khoảng một km.Cảnh sát Malaysia
xác định năm người bị bắn chết là Cao Hong Tuyen, Thai Ngoc Mung,
Nguyen Manh Hai, Tran Manh Hung và Dinh Phong Duy. Họ đều ở độ tuổi từ
23 – 30.
Phó cảnh
sát trưởng khu vực Penang, Datuk Yaakob cho biết họ nhận được tin báo
qua điện thoại lúc 2 giờ 45 sáng 7/3 về một vụ cướp ở Kulim và thông
báo với cảnh sát đang làm nhiệm vụ tuần tra.Xe tuần tra cảnh sát phát
hiện chiếc Perodua Kanari màu bạc gần khu dịch vụ và nghỉ đỗ Penanti ở
km 17 lúc 3 giờ 30. “Chiếc xe dừng lại, nhưng sau đó bỏ chạy trước khi
cảnh sát có thể tiến hành kiểm tra”, ông Yaakob phát biểu với báo
chí.Cảnh sát thông báo vụ việc trên bộ đàm và lập tức có thêm ba xe
tuần tra tham gia cuộc truy đuổi tốc độ cao.Một trong các xe tuần tra
của cảnh sát cố gắng vượt qua chiếc xe tình nghi đang từ Kulim chạy
thẳng đến Seberang Jaya.
Theo
tờ The Strait Times, trước khi cảnh sát hành động, một trong những
người bị tình nghi trong xe nổ súng vào xe tuần tra. Cảnh sát bắn trả
và cả năm người tình nghi trong xe đều thiệt mạng.Kiểm tra xe, cảnh sát
phát hiện một khẩu súng ngắn, năm viên đạn, một kìm cắt sắt thép, một
xà beng và hai mặt nạ. Theo ông Yaakob, cảnh sát tin rằng những người
bị tình nghi này liên quan đến vụ cướp xảy ra ở Kulim trước đó.Cũng
theo lời sĩ quan Yaakob, vụ cướp xảy ra tại một khu phòng trọ cho thuê
dành cho lao động người Việt Nam ở Taman Perak lúc 2 giờ 25 sáng 7/3.
“Tám tên cướp xông vào khu nhà nghỉ, trói và cướp tài sản của 11 lao
động”. Cảnh sát cũng đang truy đuổi ba người bị tình nghi khác trong vụ
cướp nhưng không có mặt trong xe.Chiếc xe chở nhóm người tình nghi
được thông báo bị mất cắp ở Seberang Jaya ngày 20/10.Theo hãng thông
tấn Bernama, cảnh sát Malaysia đang tiến hành chiến dịch đặc biệt mang
mật danh Ops Rantau nhằm kiểm soát tội phạm nước ngoài, những người có
thể phạm tội do bị mất việc làm khi nhiều công ty cắt giảm nhân công
trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế.
Một
băng đảng ở Malaysia, trong đó có một người Việt, chuyên đi thuê phòng
khách sạn ở rồi đi ăn trộm, đã bị bắt.Toán trộm gồm 7 thành viên,
trong đó có hai phụ nữ, bị bắt hôm thứ năm. Băng nhóm này bị cho là
hoạt động ở Pahang, Selangor và Kuala Lumpur. 5 tên đã bị bắt tại một
khách sạn, số còn lại bị bắt trong các cuộc vây ráp sau đó.Cảnh sát thu
được hơn 50 thiết bị dùng để phá khóa và đột nhập cùng với ba chiếc
ôtô mà nhóm này đánh cắp và sau đó dùng để hành nghề.(Theo tin247.com)
Sinh viên Việt ở Malaysia
Các bạn trẻ Việt Nam tự tin ở Malaysia - Ảnh: Đ.T. Hoàng Điệp
|
Nhằm giới thiệu văn hóa và con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế, ngày
25-11, Hội Sinh viên Việt Nam tại Đại học Nottingham Malaysia Campus
đã cùng nhau tổ chức đêm hội văn hóa Việt Nam. Đây cũng là sự kiện đầu
tiên đánh dấu sự ra đời của hội tại Malaysia.
Mở
đầu là những trò chơi dân gian như nhảy sạp, đập heo, cướp cờ... với
sự tham gia và ủng hộ nhiệt tình của bạn bè quốc tế đã đem đến bầu
không khí náo nhiệt cho đêm hội. Tiếp đến là phần giới thiệu các món ăn
truyền thống của người Việt Nam như bánh bèo, bánh xèo, chả giò...
được các sinh viên Việt Nam xăn tay chế biến. Phần cuối của đêm hội là buổi giao lưu văn nghệ với những tiết mục múa áo dài, múa nón, hát dân ca, những video clip về cuộc sống, con người Việt Nam xưa và nay. Đặc biệt còn có sự tham gia hát và múa của các bạn sinh viên nước ngoài với tiết mục Trống cơm, gây ấn tượng mạnh đối với các bạn sinh viên tại đây.
Với sự đoàn kết của toàn thể sinh viên Việt Nam tại đây, sự ủng hộ nhiệt tình của bạn bè quốc tế, đêm hội văn hóa Việt Nam đã gặt hái được những thành công tốt đẹp và thật sự mang đến bạn bè quốc tế một đất nước, con người Việt Nam vô cùng sinh động, gần gũi và giàu bản sắc dân tộc.
.Bà Đào Liên Hương, Giám đốc Cty du học Quốc Anh (IEC), người chắp nối cho cuộc gặp gỡ (từ ngày 10 đến 14/12/2007 tại Malaysia) giữa ông Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng GD&ĐT, nay là Chủ tịch hiệp hội các trường ĐH ngoài công lập ở VN và một số đại diện các trường ĐH dân lập VN với các trường ĐH tư thục Malaysia cho biết:Malaysia chưa phải là một nước mạnh về giáo dục nhưng họ đã rất mạnh dạn xuất khẩu nền giáo dục của mình sang các châu lục (hiện có tới hơn 60 nước gửi sinh viên sang du học tại đây).Giáo dục Malaysia có điểm mạnh là sự cạnh tranh về giá cả (chỉ khoảng 20.000 USD học phí cho một bằng ĐH và một số tiền tương tự cho bậc cao học, thậm chí chỉ 10.000 USD tuỳ thuộc vào ngành học), sự thân thiện về con người, giáo dục bằng tiếng Anh và bằng cấp được quốc tế công nhận.Cùng với việc có nhiều sinh viên và công nhân Việt Nam sang du học hay lao động tại Singapore và Malaysia trong những năm gần đây, các nhóm Công giáo Việt Nam đã và đang được hình thành tại những nước này. Ở Singapore, một cộng đoàn, mang tên Cộng đoàn Đức Mẹ La Vang Singapore, khoảng 100 người đã được hình thành. Bước đầu, cộng đoàn này chủ yếu là sinh viên, nhưng dần dần cũng có một số người đang sống tại Singapore hay từ Việt Nam, hoặc từ Úc, Đức sang làm việc tại đây gia nhập cộng đoàn.
Riêng tại bang Johor, giáp biên giới Singapore, đã có đến 10 nhóm đã được thành lập và mỗi nhóm quy tụ từ 50 đến 100 người.
Trong số các bang của Malaysia nhận công nhân Việt Nam, Johor là bang có nhiều công nhân Việt Nam nhất. Ước tính có đến hơn 20 ngàn công nhân Việt Nam đang làm việc tại bang này.
Vì các nhóm này đang trong giai đoạn sơ khai nên không có các cơ sở và cũng chưa được tổ chức một cách quy cũ và thường xuyên.
Ở Singapore, sau một thời gian phải đi mượn các nhà thờ khác nhau để tổ chức các thánh lễ giờ cộng đoàn này đã được một nhà hưu dưỡng (thuộc các nữ tu dòng Chúa Chiên Lành) tại Marymount cho mượn nhà nguyện và các cơ sở của họ để dâng lễ và các sinh hoạt khác.
Vào Chúa nhật thứ hai và thứ tư trong tháng, cộng đoàn có thánh lễ bằng tiếng Việt và các sinh hoạt khác tại đây.
Trong khi đó ở Malaysia, theo Cha Trần Văn Đợt, thuộc dòng Tên, người Úc, và hiện làm tuyên úy cho công nhân Việt Nam tại Malaysia, các giáo xứ Malaysia (chủ yếu gốc Hoa và Ấn độ) cho các nhóm người Việt mượn nhà thờ và các cơ sở để dâng lễ và sinh hoạt.
Cha Đợt là linh mục đầu tiên được chính thức cử làm tuyên úy cho công nhân Việt Nam tại Malaysia. Trước đây, thỉng thoảng cũng có một số linh mục tới Malaysia dâng lễ nhưng chỉ ở lại trong một thời gian ngắn rồi đi.
Nhu cầu tâm linh
Anh Cao Hà Thắng, người Úc, hiện đang làm nghiên cứu và giảng dạy (research fellow) tại Đại học kỹ thuật Nanyang Technological University (NTU) và là một trong những thành viên trụ cột của cộng đoàn Công giáo người Việt tại Singapore, khi đến Úc cách đây ba năm, anh đã tìm đến một nhà thờ Công giáo để đi lễ.
Và tại đó anh và một số sinh viên Việt Nam khác được gặp một linh mục người Việt, Cha Gioan Nguyễn Văn Đích, thuộc Hội thừa sai Paris và đã sống ở Singapore trong 20 năm. Được sự hướng dẫn của Cha Đích, nhóm Công giáo từ đó được hình thành.
Ban đầu nhóm sinh viên này chỉ gặp nhau để sinh hoạt, chia sẻ với nhau sau các thánh lễ bằng tiếng Anh. Dần dần họ tổ chức các thánh lễ bằng tiếng Việt.
Bạn Bùi Quang Khôi, sinh viên năm thứ ba tại NTU cho biết: "Khi sang Singapore cách đây ba năm, tất cả mọi thứ đều xa lạ với em. Do đó, khi biết được cộng đoàn Công giáo Việt Nam và đến dự lễ bằng tiếng Việt, em cảm thấy mình được nâng đỡ nhiều, cảm thấy gần gũi với gia đình, người thân hơn".
Tương tự như vậy, những người công nhân Công giáo khi đến Malaysia cũng tìm đến với các nhà thờ Công giáo để tham dự lễ Chúa nhật hay các dịp lễ lớn.
Nhưng khác hẳn với những sinh viên ở Singapore, khi mới đến Malaysia các công nhân này tham dự các thánh lễ bằng tiếng Malaysia, Trung Quốc hay Ấn Độ và chẳng hiểu gì.
Thấy được hoàn cảnh đó, hơn nữa vì số lượng công nhân Công giáo tương đối đông, nên có một số linh mục từ các nước khác như Úc đã tìm cách ghé qua cử hành thánh lễ cho họ.
Và vì nhu cầu càng ngày càng lớn, Đức Cha Paul Tan, phụ trách Ủy ban Di dân của Hội Đồng Giám mục Malaysia đã chính thức mời cha Đợt sang làm tuyên úy cho công nhân Việt Nam tại Malaysia.
Theo cha Đợt, khi phải đương đầu với biết bao khó khăn (công việc nặng nhọc, lương quá thấp, thiếu an ninh), lại phải sống trong một môi trường hoàn toàn xa lạ, và không biết tiếng, những thánh lễ hay những buổi chia sẽ, những cuộc gặp là những món ăn hay chỗ dựa tinh thần cho họ.
Chị Hoàng Thị Sỹ, đã có gia đình và ba đứa con ở Nghệ An và đã sang Malaysia ba năm nhưng chưa một lần về thăm nhà nói: "Nhớ nhà, nhớ con vô cùng nhưng chẳng biết làm sao. Chỉ có những thánh lễ bằng tiếng Việt, hay những cuộc gặp gỡ, chia sẻ với nhau như thế này thì mới khuây khỏa được phần nào".
Nâng đỡ lẫn nhau
Những sinh viên hay công nhân này tìm đến với nhau không chỉ vì nhu cầu tâm linh mà còn để nâng đỡ, chia sẻ với nhau khi sống xa nhà.
Do đó, tại Singapore cũng như Malaysia, mỗi lúc có thánh lễ cũng là dịp họ gặp gỡ, sinh hoạt, vui chơi, ăn cơm chung với nhau.
Cha Đích cho biết: "Vì xa nhà xa người thân, những dịp lễ cũng là dịp để mọi người gặp nhau, nâng đỡ nhau bằng cách này hay cách khác".
Ở Malaysia, ngoài các thánh lễ và các sinh hoạt khác nhau sau và trước thánh lễ, các công nhân không có điều kiện và hơn nữa cũng vì vấn đề an ninh, họ không dám đi chơi một nơi nào khác.
Theo anh Trần Trương Quốc Bảo, thợ điện và cơ khí làm việc ở Malaysia từ bốn năm này và cũng là một trong những thành viên trụ cột của một nhóm Công giáo tại bang Juhor, đã có nhiều vụ cướp dật hãm hiếp xảy ra với công nhân Việt Nam trong thời gian gần đây.
Vì vậy, ngoài công việc ở xưởng, nhà máy của mình và các thánh lễ, hay sinh hoạt tại các nhóm, công nhân ít đi đâu.
Trong khi đó, vì có điều kiện hơn nữa ở Singapore rất an toàn, các thành viên của Cộng đoàn Việt Nam tại Singapore hay tổ chức những cuộc đi chơi.
Các thành viên của cộng đoàn cũng thường tổ chức những chuyến đi Malaysia để thăm hỏi, động viên các công nhân Công giáo bên đó.
|
Một đoạn phố ở khu đèn đỏ Geylang, gái mại dâm các nước xếp hàng chờ khách - Ảnh: Reuters |
Chuyện
những cô gái trẻ Việt Nam đi ra nước ngoài bằng visa du lịch nhưng
thực chất lại hành nghề mại dâm giờ đây không còn là chuyện có thể làm
ngơ được nữa. Hình ảnh quốc gia đang xấu đi khi có không ít trường hợp
phụ nữ Việt Nam, là du học sinh và khách du lịch thật sự, vừa đặt chân
đến đảo quốc sư tử đã cảm thấy bị xúc phạm nặng nề do cách cư xử theo
kiểu "đánh đồng" của nhân viên công lực nước bạn.
Nghe đọc bài |
Vừa
rời Thái Lan, đất nước nổi tiếng (hay tai tiếng) với ngành công nghiệp
tình dục, đến Singapore, tôi như bị ngay một cái tát đau điếng bởi
thực trạng có rất nhiều cô gái Việt Nam làm cái nghề bán thân ở đất
nước giàu có, hiện đại này. Người lái taxi đưa tôi từ sân bay về chỗ ở
ngang qua khu Geylang vui miệng kể rằng: "Chỗ này ban đêm vui lắm. Gái
điếm đứng xếp hàng dọc những con đường nho nhỏ. Gái Việt Nam cũng
nhiều...".
Tôi hỏi người lái taxi: "Mỗi lần các cô ấy đi khách giá bao nhiêu?" - 40 đến 80 đô Sing, tùy! "Tùy là thế nào? Trẻ đẹp thì giá đắt hơn?" - Thường thì gái Trung Quốc có giá cao nhất, rồi đến gái Thái, gái Việt Nam. Gái Ấn, gái Phi... giá thấp hơn. Có khi chỉ 25 đô. "Chắc ông cũng hay đi mua vui nên mới rành giá thế?", tôi cáu tiết nên hỏi một câu có phần thiếu ý nhị - Không, bạn tôi kể thế!
Muôn nẻo mại dâm
Những người mà ông lái taxi gọi là "bạn", và những người đàn ông có nhu cầu tương tự như "bạn" của ông lái taxi, ở Singapore rất nhiều. Báo Straits Times của Singapore từng có nhiều bài viết phản ánh thực trạng rất nhiều đàn ông nước này đến 40-50 tuổi vẫn còn sống độc thân. Họ thuộc nhóm những người có thu nhập thấp do trình độ học vấn ít ỏi. Và, như một lẽ đương nhiên, họ khó tìm được một người bạn đời trong một xã hội mà phụ nữ có mặt bằng trình độ học vấn khá cao và đòi hỏi nhiều nhu cầu về vật chất cũng như danh vọng. Bởi vậy, chính họ, những người đàn ông bình thường với bản năng bình thường, đã tạo nên một nhu cầu có thật cho hoạt động mại dâm. Chưa hết, đất nước chưa đầy 5 triệu dân (kể cả hơn 1,2 triệu người thuộc diện thường trú vĩnh viễn, chưa phải là công dân) lại có đến 1,1 triệu lao động nước ngoài (năm 2007), chủ yếu là nam giới, thì nhu cầu cho hoạt động mại dâm càng lớn. Ngoài ra, lượng khách du lịch nước ngoài ở mức 10-11 triệu người/năm cũng góp phần đáng kể vào nhu cầu này. Chính phủ Singapore không coi hoạt động mua bán dâm là phạm pháp, trừ khi hoạt động đó diễn ra ở ngoài những nhà chứa được cấp phép.
Hoạt động mại dâm rải ở nhiều nơi trên đảo quốc 700 km2 này. Đâu đó,
gần một ga tàu điện ngầm, một khu ăn uống bình dân ở một nơi ít phần đô
hội, ta cũng có thể bắt gặp vài cô gái ăn mặc thiếu vải, điểm trang
lòe loẹt, lảng vảng trong đêm khuya... Nhưng đình đám nhất phải kể
đến khu Geylang, tiếp theo là khu Joo Chiat, được biết đến như những
"phố đèn đỏ". Sau nữa là khu Chinatown và khu Orchard. Gái mại dâm phần
lớn đến từ những nước châu Á nghèo.
Địa bàn của gái Việt
Trong khu Chinatown có một tòa nhà cao tầng mà tầng trệt và mặt tiền hướng ra đại lộ Eu Tong Sen là những cửa hàng tạp hóa và ăn uống của người gốc Hoa. Mặt sau và một số tầng khác có quán karaoke và một rạp chiếu phim mà bảng quảng cáo ghi rõ phim có nội dung tình dục. Tìm trên internet thông tin về các rạp chiếu phim ở Singapore thì cái rạp này cũng được ghi rõ là nơi chiếu phim "người lớn". Vào tầm 9-10 giờ đêm, từng nhóm nhiều cô gái ăn mặc "cao dưới thấp trên", phấn son lòe loẹt, nước hoa nặng mùi, xì xào hiện ra từ một tòa nhà cao tầng khác, đi về phía cửa sau tòa nhà có quán karaoke trên những con đường nhỏ khuất bóng cây. Cửa mở ra he hé, các cô nhanh nhẹn lách người vào, mất hút. Các cô này chỉ nói tiếng Hoa hoặc tiếng Thái, không có gái Việt. Nhưng tại 3 khu vực khác là Geylang, Joo Chiat và Orchard đều có gái Việt Nam. Khu Orchard đoạn giữa hai ga tàu điện ngầm Somerset và Dhoby-Ghaut, hoặc đoạn quá ga Orchard về phía đường Tanglin, có những tòa nhà cũ cũ, thấp thấp là nơi người ta có thể nhìn thấy những cô gái chuyên buôn phấn bán hương. Ở khu này cũng có vài tòa nhà là khu mua sắm, bên trong có công ty chuyên môi giới hôn nhân, mà gái Việt là "hàng" được ưa chuộng.
Một lần đi qua hành lang các tiệm may của người gốc Ấn ở con phố nhỏ Koek Road cạnh khách sạn Grand Central mà khách du lịch Việt Nam đi theo tour thường lưu trú, tôi tình cờ làm quen một người đàn ông là thợ cắt may gốc Ấn. Hồi trước năm 1975, ông sang Việt Nam mở cửa hiệu cắt may ở Sài Gòn, may âu phục cho lính Mỹ. Khi lính Mỹ rút hết về nước, ông sập tiệm và trở về Ấn Độ, rồi sang Singapore lập nghiệp. Nghe tôi nói tiếng Việt, ông hỏi han như một cách tìm về kỷ niệm một thời.
Lần khác ghé thăm ông, ông kể với tôi rằng có nhiều cô gái Việt chiều chiều lảng vảng ngang con phố nhỏ này. Ông nhìn thấy mà buồn. Chị chủ cửa hàng mát-xa bên cạnh cũng hóng hớt chạy sang góp chuyện. Chị này người gốc Ấn hay Sri-Lanka gì đó. Nhìn chị tự nhiên tôi có liên tưởng đến "nàng Tây Thi đậu phụ" trong một tác phẩm của nhà văn Lỗ Tấn. "Nàng Tây Thi" nói: "Mấy đứa con gái Việt dễ thương, giá mỗi lần đi khách của tụi nó là 40 đô". Tôi nghe trong lòng nhức nhối. Hai khu "phố đèn đỏ" Geylang và Joo Chiat là nơi tập trung đông đảo gái mại dâm. Nhiều câu chuyện bi hài diễn ra mỗi ngày ở đây, thi thoảng nghiêm trọng đến mức xuất hiện trên mặt báo.
Chợ tình Geylang, Joo Chiat
Một tối chủ nhật có người bạn rủ tôi đi Geylang. Khu này thì tôi không lạ, nhưng nghe đồn ở đó có quán ăn của người Việt, có karaoke hát nhạc quê hương và bán cả món hột vịt lộn, tôi hăm hở tham gia. Hẹn nhau ở Lorong 42 (hẻm số 42) trên đại lộ Geylang, tôi đến sớm. Đúng là ngay đầu Lorong 42, có một quán ăn Việt. Tên các món ăn đều chữ Việt, phục vụ cũng toàn người Việt, nhưng không có karaoke. Trong lúc ngồi uống nước chờ những người khác đến, tôi thấy mấy cô gái Việt, cặp kè những người đàn ông vào quán. Nhìn các cặp "già nhân ngãi non vợ chồng" nhưng thiếu hẳn sự đồng điệu, các cô phì phèo thuốc lá, ăn nói thô tục...
Rồi những người bạn tôi đến, họ điện thoại cho P., một người ở khu này, để nhờ đưa đi karaoke. Một lúc sau P. xuất hiện trong một bộ tóc giả, lông mi giả, váy ngắn xòe xòe, áo dây, bóp đầm, giày cao cổ... Tôi choáng! P. sinh ra là một "thằng cu" đàng hoàng ở một tỉnh miền Tây Nam Bộ. Nhưng càng lớn, P. càng trắng trẻo, mũm mĩm và... xinh gái! Gia đình, vốn khá giả, lấy làm thất vọng. Buồn tình, P. tìm đường sang Singapore bán mình để kiếm sống hơn 3 năm nay. "Khách hàng" của P. là những người đàn ông thuộc loại "xăng pha nhớt". Nhưng P., nay đã 30 tuổi, có tài múa cột rất dẻo, phần lớn thu nhập P. kiếm được là nhờ vào đó, P. kể và cho biết thêm tiền thuê nhà mỗi tháng mất 300 SGD (3,7 triệu đồng).
P. đưa chúng tôi vào một quán nước được cho là đàng hoàng trên đường Geylang, gần Lorong 42, có karaoke tiếng Việt. Quán này của một bà người Hoa không nói được tiếng Anh. Trong quán chỉ có bàn ghế, 4 cái tivi đặt ở 4 góc để khách hát karaoke. Đồ uống thì cũng sơ sài chỉ có vài thứ, karaoke thì có tiếng Hoa và tiếng Việt. Tìm mỏi mắt cũng chỉ có vài bài hát tiếng Việt cũ mèm. Nói cho đúng thì đây là một "trạm trung chuyển". Khách vào ngồi, gặp nhau, nói chuyện thì thầm một chút rồi dắt nhau đi, nước uống trên bàn gần như còn nguyên. Cửa ra vào đóng mở liên tục bởi hết cô gái nọ đến cô gái kia bước vào quán, rảo mắt nhìn quanh, không thấy ai ngồi một mình thì bước ra. Trong khoảng một tiếng đồng hồ ngồi trong quán, tôi tính có khoảng 20-30 cô bước vào bước ra, cô nào cũng xinh xắn, tuổi chừng 19 đến 25. Hầu hết là người Việt.
Khu vực chắn giữa các Lorong 38 đến 44 là "địa bàn" của gái Việt. Sát với quán nước "trung chuyển" là cái mà tôi tạm gọi hộp đêm, chật chội. Khi bước vào, nhạc tung tóe, khói đèn sân khấu lờ mờ, một cô gái Thái mà P. nói là bạn đang uốn éo trên cái bục tạm gọi là sân khấu. Bên dưới là nhiều chiếc ghế đơn với một chàng trai ngồi ôm một gái đang đứng. Các cặp ngồi - đứng san sát, ngượng nghịu vuốt ve nhau. Bên kia đường với những Lorong số lẻ có những quán ăn trông có phần tươm tất, nhưng ít khách. Vài cô gái trang điểm diêm dúa ngồi trong quán õng ẹo gọi điện thoại di động. Dẫu sao, chỗ này trông cũng có phần kín đáo và trật tự.
Đi theo đại lộ Geylang ngược một chút về gần ga tàu điện ngầm Kallang, quanh các Lorong số chẵn từ 6-20, hoạt động của "chị em" mới nhộn nhịp và lộn xộn làm sao. Ngồi trên ô tô của một người bạn nước sở tại dạo quanh khu này mà tôi còn cảm thấy bất an. Hàng trăm cô gái thuộc nhiều quốc tịch đứng chen chúc trên các con đường nhỏ. Nhiều cô ăn mặc như thể đang ở bãi biển, không ngần ngại tranh nhau "khoe hàng" và chèo kéo khách. Chen lẫn trong số những người đàn ông đi tìm hoa có cả những tay ma cô dắt gái, trông họ không có vẻ dữ dằn nhưng mắt mũi rất gian. Vài người đàn ông rất thô bỉ, họ lượn qua lượn lại xem "hàng", thậm chí đụng vào người các cô gái rồi cười hô hố bỏ đi. Thỉnh thoảng có xe cảnh sát đi qua, các cô gái khiếp vía bỏ chạy tán loạn, trốn vào những ngóc ngách các ngôi nhà gần đó. Nhiều cô kéo cả váy lên để chạy nhanh thoát thân.
Quay sang Sims Avenue, song song đại lộ Geylang theo chiều ngược lại, phía ra sân bay, để đến khu Joo Chiat. Ở đây có rất nhiều quán ăn ngon, nhiều ngôi nhà cổ rất đẹp và nhiều quán bar nổi tiếng là nơi tập trung gái Việt. Vài năm gần đây, Chính phủ Singapore ngưng cấp phép cho những dịch vụ quán bar, tiệm mát-xa, nhà nghỉ; đồng thời đóng cửa một số cơ sở vi phạm, và phát triển những hoạt động mang tính văn hóa lành mạnh ở khu vực này. Khu này vì thế đỡ lộn xộn hơn. Tuy vậy, nơi đây vẫn là khu tập trung nhiều nhà thổ hợp pháp, nên hoạt động mại dâm ở khu này vẫn diễn ra đều đều.
Những chuyện đau lòng
Ngoài những nhà thổ hợp pháp hoặc bất hợp pháp phục vụ khách tại chỗ, những đối tượng khác thường đưa nhau đi nhà nghỉ hoặc nhà riêng. Thường thì khách mua dâm đưa gái về nhà riêng để tiết kiệm. Và cũng tại những căn hộ riêng này, nhiều bi kịch đã xảy ra.
Báo Straits Times đưa tin, đêm 18.9.2006, một cô gái Việt Nam 23 tuổi đã đi cùng khách hàng về căn hộ ở tầng 4 của anh ta ở khu Bedok, gần sân bay Changi. Cô gái được trả 150 SGD và ra về. Hôm sau vị khách 24 tuổi này nhắn tin gọi cô gái đến nữa và hứa sẽ trả cho cô 200 SGD. Cô gái đến lúc 2 giờ chiều. Đến 6 giờ chiều thì anh này bảo cô gái đi cùng mình ra máy ATM rút tiền. Trong lúc hai người tìm chìa khóa để mở cửa thì cô gái nói cô cần đi về lúc 7 giờ, thế là cãi nhau. Khi anh này đi vào phòng ngủ, cô gái trèo qua cửa sổ của căn hộ để đi ra hành lang chung. Không may trượt tay rơi xuống chết tại chỗ. Tòa án nói rằng cô gái có nồng độ cồn trong máu lên đến 192 mg/100 ml nên bị mất phương hướng dẫn đến tai nạn. Chàng trai ban đầu bị kết tội là giữ người trái phép, nhưng sau đó được tha bổng...
Trước đó, cũng theo báo Straits Times, lúc 1 giờ rưỡi sáng 17.3.2006, cô gái Phạm Thị Trúc L. phục vụ tại một quán bar ở khu Joo Chiat, cũng chết tại chỗ khi rơi xuống từ một căn hộ tầng 10 ở khu Toa Payoh. Cô này theo vị khách 39 tuổi về nhà anh ta bằng taxi quãng nửa đêm. Sau đó cô muốn về nhưng anh ta không cho. Hàng xóm nghe tiếng hai người cãi nhau. Và sau đó là cái chết thương tâm của cô gái khi cô cố trèo qua cửa sổ nhà bếp để thoát thân. Khi được tìm thấy ở chân tòa nhà, trên người cô gái chỉ có một chiếc váy màu xanh. Giày, áo, và áo ngực của cô gái được cảnh sát tìm thấy trong thùng rác. Người đàn ông đã vứt chúng vào đấy trước khi trốn khỏi nhà. Túi xách chứa hộ chiếu của cô gái vẫn còn nằm trong căn hộ, và vì thế cảnh sát biết được thân thế và tìm được một người bạn của cô. Trúc L. khi ấy 24 tuổi, vừa sang Singapore được hơn 2 ngày...
Chuyện tương tự thi thoảng lại xảy ra với các cô gái bán dâm, đủ các quốc tịch. Hồi tháng 10.2008, một cô gái Thái cũng bị khách mua dâm trói vào giường để khỏi bỏ đi trong lúc anh này vào nhà vệ sinh. Tuy vậy, cô gái đã bứt được dây trói, leo ra cửa sổ và kết thúc cuộc đời với một cú rơi từ tầng 9 một chung cư cho người có thu nhập thấp ở khu Clementi gần Đại học Quốc gia Singapore...
Những câu chuyện đã nêu được xem như "phần nổi" của một tệ trạng. Cuộc sống của những cô gái Việt Nam sang Singapore hành nghề mại dâm nhìn từ bên trong với con mắt của một người trong cuộc sẽ như thế nào, có như mong muốn của họ trước khi bước chân ra phi trường thực hiện chuyến viễn du? “Kính gửi tòa soạn Báo Thanh Niên, Tôi tên L.T.C.H, SN 1954, Hộ khẩu số... đường Hùng Vương, P.Thới Bình, Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ, ĐT: 071....
Kính trình báo Thanh Niên qua sự việc:
Nguyên bà V.T.K.N., SN 1968, hộ khẩu thường trú ở... đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM... số ĐT của bà N là: 006590... và 006594... (Singapore); 0918... và 0983... (Việt Nam)
Hơn 4 năm nay, bà N. sang Singapore làm má mì ở karaoke Westcoast và đem con gái Việt Nam sang bên đó hành nghề mại dâm. Bà N. thuê căn nhà số... Faber Terrace Clementi Ave 6 để đem hơn 30 cô gái Việt Nam qua lại hàng tháng hành nghề mại dâm, các cô gái này đủ mọi lứa tuổi, từ 17 đến 30 tuổi. Bà N. làm cho mỗi cô gái một cuốn hộ chiếu giá là 3.500.000 đồng, qua tới Singapore mới trả tiền. Bà N. tính tiền vé máy bay và tiền ở tại Singapore trong 30 ngày tại căn nhà... Faber Terrace Clementi Ave 6 là 19.000.000 VND (mười chín triệu đồng, không bao ăn cơm). Chi phí trọn gói: tiền hộ chiếu + tiền vé máy bay + tiền bán dâm, bà Ngọc khoán là: 22.500.000 VND/cô, trong 30 ngày phải trả đủ.
Cứ mỗi 3 giờ chiều tại Singapore, các cô phải trang điểm diêm dúa, ăn mặc hở hang đón xe buýt hoặc xe taxi đến karaoke Westcoast, nơi bà N. làm má mì để bà ta đưa vô từng bàn khách, ăn uống, rượu bia, lả lơi, ôm ấp, bán dâm tại bàn rượu hoặc đi ngủ đêm với khách, cố moi tiền bằng đủ mọi cách để sáng hôm sau góp tiền trả nợ cho bà N... Ban ngày, tại căn nhà … Faber Terrace Clementi Ave 6 nói trên bà N còn tổ chức đánh bài, số đề, thuốc lắc và cao cấp hơn nữa là đập đá (hít một loại ma túy tổng hợp - PV). Có nhiều cô sang bên bà Ngọc, mỗi tối đi làm lo trả nợ, không có tiền ăn cơm, rất đáng thương...”.
Bằng những dòng chữ viết tay (dài đến hơn 4 trang giấy) đầy lỗi chính tả và ngữ pháp, bà L.T.C.H đã mô tả rất chi tiết hoạt động của đường dây đưa gái Việt Nam qua Singapore hành nghề mại dâm. Theo đó, một phụ nữ tên T.V.T.T, quê ở Cần Thơ nhận nhiệm vụ tuyển các cô gái từ các tỉnh, thành ở Việt Nam. Tuy mới 23 tuổi nhưng T. đã là đệ tử đắc lực cho bà N., trú thường xuyên ở Singapore. Mỗi tháng, T. về Việt Nam khoảng 10 ngày để tuyển gái cho bà N., đưa sang Singapore. Những cô gái được T. tuyển sẽ tập trung tại sân bay Tân Sơn Nhất để sang Singapore trên những chuyến bay giá rẻ. Tại sân bay, đàn em của bà N. ngồi rải rác để chờ đưa cho mỗi cô 1.000 USD gọi là “tiền xách tay”, phòng khi hải quan nước bạn xem xét, hỏi mục đích chuyến đi của họ... Qua tới sân bay Singapore, các cô gái sẽ được bà N. đón và thu ngay số tiền 1.000 USD đã đưa cho họ, đồng thời bắt trả thêm 200 USD “tiền lời”, thu hộ chiếu và đưa về ngôi nhà đã được thuê sẵn. Tại đây, các cô bắt đầu cuộc sống của những nô lệ tình dục... Đưa được một cô gái sang Singapore, T. được bà N. trả 3 triệu đồng.
Với số nợ ngay lập tức như đã nêu ở trên, gần như không có cô gái nào trả nổi cho bà N. trong vòng 30 ngày. Và thế là lãi mẹ đẻ lãi con, các cô cứ nợ hết ngày này sang ngày khác... Mỗi đêm các cô đi bán dâm, sáng bị bà N. lục túi lấy hết tiền. Không ai dám phản kháng và cũng không cô gái nào dám bỏ trốn khỏi đường dây này. Để duy trì “kỷ cương trật tự”, bà N. nuôi dưới tay một nhóm đàn em mà lá thư tố cáo gọi là “xã hội đen” ở Singapore và ở Việt Nam. Những cô gái “không biết nghe lời” ở bên Singapore bị trừng trị nặng tay đã đành, ngay cả những cô gái đã về đến Việt Nam - nếu còn thiếu nợ bà N. - cũng không thoát khỏi...
Để trấn áp các cô gái ngay cả khi các cô gái không còn thuộc quyền sử dụng của mình, bà N. “nổ” với các cô gái rằng bà có người nhà là quan chức, nên có thể chém bất kỳ ai mà không sợ... bị bắt (?!). Ngoài ra, bà N. còn có một ông chồng đang ở tù, 2 người em trai nghiện ma túy nặng và các cô em dâu dữ dằn tại Việt Nam nên các cô gái quá khiếp sợ, không dám tố cáo đường dây này.
N., theo mô tả của bà mẹ trong thư, là một người phụ nữ, tuổi trạc 39, cao, đẹp, nước da ngăm đen, giọng nói lúc nào cũng nghe dữ dằn. Trong đường dây mại dâm của bà N. thường xuyên có khoảng 30 cô gái Việt Nam, cứ 10 bữa hay nửa tháng là thay cũ, đổi mới một lần. Những cô gái cũ nhưng còn đẹp được bà N. đưa đi Malaysia một thời gian xong rồi lại đưa về Singapore, cho đến khi nào họ hết hạn visa thì thôi.
Bà L.T.C.H - người đứng đơn tố cáo - đã sang tận Singapore tìm con. Xứ lạ, quê người, hành trình của bà được thuật lại như sau: “...tôi không biết tiếng Anh cũng quên chú ý đến số nhà, đường nào của karaoke Westcoast, cho nên chỉ có thể diễn tả cách đi từ căn nhà đang ở: ...Tôi đi bộ ra đường lớn, đón xe buýt số 98 hoặc 97 (chỉ có 2 xe buýt đó mới chạy tới karaoke Westcoast). Tôi ngồi xe buýt qua 3 trạm, xe buýt dừng ở trạm thứ 3 ngay chợ. Tôi xuống xe đi bộ qua cầu, xuống chân cầu đi thẳng vô karaoke Westcoast (có bảng hiệu đèn màu néon). Karaoke Wescoast nằm trong một chung cư nhiều tầng, tầng trệt là karaoke Westcoast, tầng 1 là billards và restaurant, tầng 2 là trường học (có học sinh học đông lắm). Không phải karaoke Westcoast nằm trong khách sạn Santa Grand hotel, mà chỉ ở gần khách sạn này thôi...”.
Cô con gái của bà L.T.C.H chỉ được về nước sau khi đã trả đủ số tiền 22.500.000 đồng (bà H. phải thế chấp miếng đất dưới quê vay tiền). Ngay sau khi về nước, cô lập tức viết đơn tố cáo đường dây của bà N. với những tường trình cặn kẽ, trong đó có các đoạn như: “...Các cô đang ở bên Singapore rất đông, thay cũ đổi mới liên tục hằng tháng trong căn nhà... Faber Terrace Clementi Ave 6. Bởi vì tôi bị cô T. lừa dẫn đi Singapore có một lần và chỉ ở trong 30 ngày, nên chỉ quen một ít cô mà thôi. Tên của các cô ấy là: Tím, quê ở Thốt Nốt, Thủy quê ở Thốt Nốt, bé Tuyền còn gọi là bé Mỉn, Tiên ở Q.4, Thúy ở Q.10, Kim ở Q.4, TP.HCM...” và “... Xin quý ông hãy nghiên cứu, giúp đỡ, bằng cách dịch và gửi lá đơn này đến cảnh sát Singapore giùm tôi, xin Báo Thanh Niên hãy xóa sổ đường dây buôn người của bà N. và cô T... Tại Singapore không có căn nhà nào chứa gái Việt Nam đông như căn nhà... Faber Terrace Clementi Ave 6 cả. Cũng không có karaoke nào đông gái Việt Nam phục vụ mại dâm tại chỗ như karaoke Westcoast mà bà N. làm má mì”.
Những cô gái không bị ép!
Trừ một số ít các cô gái nhẹ dạ, trót tin rằng đến xứ người sẽ có được việc làm tốt, kiếm tiền dễ dàng, rồi đến khi rơi vào thực tế tồi tệ muốn rút lui cũng không xong như kỳ trước chúng tôi đã đề cập, phần đông còn lại, cách họ đến với nghề này là hoàn toàn tự nguyện.
Một cô gái họ Trần, 21 tuổi, phục vụ ở một quán bar trong khu Geylang Lorong 40-42, trong một phỏng vấn với báo Straits Times năm 2008 nói rằng cô bỏ học nghề làm tóc ở TP.HCM, sang Singapore làm tiền để kiếm được nhiều hơn.
Báo New Paper của Singapore sau cái chết của 2 cô gái Việt trong năm 2006 đã tìm đến khu Joo Chiat phỏng vấn những cô gái Việt khác. Một cô được gọi là Thi kể rằng cô nghe nhiều cô gái khác kể rằng sang Singapore làm việc trong 2 tuần có thể dễ dàng kiếm được 1.000 SGD (hơn 12 triệu đồng). Ba mẹ cô vì thế đã vay 4.000 USD cho cô sang Singapore để học tiếng Anh nhằm “tìm việc”. Ngay khi sang, cô lập tức "nhập bọn" ở khu Joo Chiat. Hỏi tên cô không nói thật, hỏi học ở đâu cô cũng giấu.
Một chuyên gia về nhân sự người Việt sống lâu năm tại Singapore nói rằng phải cảnh giác trước những kể lể hoàn cảnh của các cô này. "Thật ra thì họ lười biếng và chỉ muốn kiếm tiền nhanh nên tự nguyện đi làm cái nghề đó. Chứ nói cho cùng, nếu chịu khó và siêng năng, các em vẫn có thể kiếm được việc làm với mức lương 20-40 SGD/ngày. Dù vừa học ở trường tư, vừa làm thêm là không hợp pháp, nhưng người chủ thuê mà thương thì họ cũng có cách để bảo bọc", chuyên gia này nói.
Những cô gái mà tôi gặp ở Geylang, Joo Chiat dường như cũng chẳng có một chút suy tư nào. Họ nói chuyện, thản nhiên đi lại không lộ chút nào sự e dè, xấu hổ khi gặp những người đồng hương. Tôi thấy khó để tìm được một cô mà tôi muốn nghe hoàn cảnh bi đát đưa đẩy họ đến đây và không tìm được lối thoát!
"Dạy" nhau cách "làm ăn"
A., một cô gái trắng trẻo, xinh xắn, 20 tuổi, mà tôi gặp trong một quán ăn Việt ở khu Chinatown không ngần ngại hỏi tôi có muốn lấy một ông Singapore 60 tuổi. "Ông này là bạn của chồng em, có nhà, có xe, nói được tiếng Anh. Chị nói được tiếng Anh chắc ông thích. Muốn không, em làm mai cho? Nếu được, ổng cho em bao nhiêu thì cho".
A. lấy một người đàn ông 49 tuổi, làm nghề sơn quét, khi em 19 tuổi, thông qua mai mối của một cô gái cũng lấy chồng Singapore qua mai mối trước đó. Sau khi sang Singapore, đến lượt mình, A. lại làm môi giới cho những người khác. Mẹ A. ở TP.HCM nhưng quê ở Tây Ninh cũng tham gia vào "đường dây" này bằng cách "tuyển" các cô gái 18-20 tuổi ở TP.HCM và Tây Ninh, giúp đỡ giấy tờ và đưa các em ra sân bay Tân Sơn Nhất. Qua đến Singapore, A. ra đón, thu hết hộ chiếu rồi đưa các em đến những nơi mai mối hôn nhân. Mỗi cô gái đến nơi, A. được chủ môi giới trả 1.000 SGD. Tôi đã theo A. ra sân bay, tận mắt nhìn thấy 5 em gái mới học xong 12 thì sang xứ người tìm chồng. Cha mẹ các em khi vay mượn tiền cho con gái đi không thể không nghĩ tới những cạm bẫy phía trước.
Chuyện tương tự cũng xảy ra tại một số trường tư. Có những nữ sinh rủ nhau ra đứng đường, rồi rủ thêm các cô gái ngây thơ khác ở quê nhà. Em T. ở Quảng Bình nói rằng em sang Singapore cũng vì trót nghe lời một cô mang danh đi du học trước đó. Bán mình có chút tiền, thậm chí vay mượn, các cô mua sắm và gửi về nhà chút đỉnh. Ba mẹ các cô ở quê đi khoe khắp xóm, vô tình "hà hơi tiếp sức" cho những hành vi môi giới bất chính. Các trường tư ở Singapore không phải là không biết thực trạng nữ sinh của mình ra đứng đường, nhưng nhắm mắt làm ngơ. L., một nam sinh học ở một trường tư khá nổi tiếng nói với tôi rằng, những chủ nhà chứa cũng lảng vảng ở một số trường tư để kiếm gái, và chính những chủ chứa này đã chào mời L. khoản hoa hồng 1.000 SGD nếu L. giới thiệu được một cô. Chả thế mà có lần bà mẹ đưa con gái là bạn của L. sang Singapore du học, đến gặp L. tại trường để nhờ giúp đỡ, những bạn trong lớp tưởng rằng bà ấy đem gái đến "giao hàng" cho L. "Chán thế đấy!”, L. nói như than.
Rồi như một căn bệnh lây lan, người qua trước rủ rê, chỉ đường cho người qua sau. Hằng ngày trên những chuyến bay giá rẻ nối TP.HCM với Singapore, các cô gái qua lại. Những người bạn của tôi làm việc ở Singapore hoặc sang Singapore du lịch, ai cũng than phiền khi gặp cảnh ấy. Bản thân tôi vốn bị căn bệnh tò mò do đặc thù nghề nghiệp, tôi không né tránh ngồi gần những cô ấy. Trong phòng chờ lên máy bay, trên những băng ghế sau suốt chuyến bay, tôi ghi âm được nhiều đoạn đối thoại, không biết phải bình luận ra sao, của các cô gái này. Họ chỉ nhau cách để lọt qua hải quan, cách lôi kéo được khách hàng, cách moi tiền của những khách hàng thường xuyên… Nhiều cô biết tôi là người Việt vẫn oang oang văng tục.
Ngoại lệ!
Từ một phần của đất nước Malaysia nằm trong hàng các nước đang phát triển như những quốc gia Đông Nam Á khác ở thập niên 60-70 của thế kỷ trước, Singapore bất ngờ vượt trội lên giàu có, sạch sẽ và nổi tiếng với luật lệ nghiêm khắc. Khách du lịch sang đây thường được hướng dẫn viên nhắc nhở không xả rác, hái hoa, hút thuốc không đúng nơi quy định, bỏ thừa thức ăn... nếu không muốn bị phạt. Len lén vứt một tàn thuốc xuống đường có thể bị cảnh sát đến "hỏi thăm" vài phút sau đó và nhận giấy phạt tối thiểu cũng 200 SGD. Vậy mà hoạt động mại dâm phi pháp diễn ra công khai trước mắt bao người, tại sao Chính phủ Singapore không dẹp sạch? Người bạn nhà báo chở tôi đi tham quan khu đèn đỏ Geylang giải thích: "Em thử nghĩ đi, đất nước này có bao nhiêu đàn ông độc thân? Bao nhiêu công nhân nước ngoài không có vợ con, bạn gái bên cạnh? Nếu cấm kiểu "dịch vụ" này, những người đàn ông có nhu cầu giải quyết thế nào? Rình mò, quấy rối đàn bà, con gái trong xóm, trong làng ư? Vậy nên, họ... "nhắm một con mắt" đó!".
Hồi
đầu năm 2008, trong cuộc họp Quốc hội, một nghị sĩ hỏi Phó thủ tướng
kiêm Bộ trưởng Nội vụ Wong Kan Seng về những kế hoạch mà Bộ này sắp
thực hiện để kiểm soát tệ mại dâm trong khu vực Geylang khi mà những nỗ
lực trước đó dường như không có hiệu quả. Ông Wong trả lời (bằng văn
bản) rằng: "Singapore dùng cách tiếp cận thực dụng để đối phó với tệ
mại dâm bằng cách khống chế nó trong phạm vi các khu đèn đỏ truyền
thống", và rằng: "Nạn mại dâm nói chung ở Singapore là nằm trong tầm
kiểm soát".
Ông Wong cho biết thêm, trong năm 2007, cảnh sát nước này đã thực hiện 950 cuộc kiểm tra, truy quét trên toàn quốc, tăng 60 cuộc so với năm 2006, và bắt giữ 5.400 gái mại dâm nước ngoài. Gắn thêm nhiều camera dọc những con phố chọn lọc trong khu Geylang; khắt khe hơn trong việc cấp phép cho các cơ sở kinh doanh giải trí, tiệm mát-xa; phối hợp với Hội đồng Cấp phép khách sạn và Cục Tái phát triển đô thị để cân nhắc việc cấp phép và kiểm tra hoạt động của các khách sạn giá rẻ và nhà nghỉ ở khu này; lập một đội công tác đặc biệt chuyên kiểm tra khu vực Geylang... là những giải pháp khác mà ông Wong nêu ra như một phần nỗ lực hạn chế tệ nạn này. "Nhưng tôi phải nói thêm, sẽ là phi thực tế nếu chúng ta mong đợi dẹp sạch nạn mại dâm. Chúng ta có nền kinh tế mở và thúc đẩy du lịch như một hoạt động kinh tế then chốt. Sắp tới chúng ta sẽ có thêm nhiều khách khi những sản phẩm du lịch mới được tung ra", ông Wong khẳng định. Đồng thời, ông lưu ý: "Trong những người sang đây, có một con số rất nhỏ người nói là đi du lịch nhưng thực chất là tham gia vào hoạt động mại dâm. Đó là thực tế mà Singapore đang đối mặt".
Kiểm soát chặt du khách nữ
Như Phó thủ tướng Wong đã lưu ý, một bộ phận khách du lịch sang Singapore thực tế là để hành nghề mại dâm. Đối tượng này chủ yếu là các cô gái trẻ, phụ nữ sồn sồn từ những quốc gia châu Á nghèo. Và đương nhiên, hải quan Singapore "soi chiếu" họ kỹ hơn, thậm chí là quá đáng mà không cần giải thích lý do. Singapore miễn visa nhập cảnh cho công dân tất cả các nước Đông Nam Á, trừ Myanmar (công dân Ấn Độ và Trung Quốc không được miễn). Quy chế miễn này cho phép người nước ngoài lưu trú liên tục trong vòng 30 ngày tính từ ngày nhập cảnh. Có thể gia hạn thêm đến 90 ngày, tùy trường hợp mà Cục Di trú (ICA) cho phép hay không, dài ngắn bao nhiêu.
Thường thì những cô gái trẻ sang Singapore lần đầu ít gặp vấn đề ở cửa khẩu. Tuy nhiên, hên xui! Hải quan có thể chất vấn bất kỳ một ai đó rất lâu, nào là lưu trú ở đâu? Bao nhiêu ngày? Định làm gì? Có ai quen biết ở Singapore không? Đem theo bao nhiêu tiền?... Thường thì các cô gái Việt Nam sang Singapore với ý đồ "kinh doanh vốn tự có", không mấy cô biết tiếng Anh. Thế là họ bị đưa vào một phòng riêng để xét hỏi, thậm chí lục soát, có khi có người phiên dịch, khi thì không.
Hôm đi theo A. ra sân bay để đón 5 cô gái trẻ từ TP.HCM sang "tìm chồng", tôi sốt ruột vì một cô bị đem vào phòng riêng để xét hỏi, 4 cô còn lại đi qua trót lọt. Phải mất đến hơn 30 phút, cô này mới được cho qua, mặt mũi tái nhợt, chả hiểu tại sao mình bị chặn mà không phải một trong 4 cô kia. Như vậy là còn may. Có trường hợp bị trục xuất ngay lập tức. Như trường hợp là một cô gái trẻ sang để chăm sóc người bà con đang chữa trị ở một bệnh viện. Vì có người đón ở cửa ra của sân bay, nên cô này không cầm theo địa chỉ bệnh viện, cũng không biết tiếng Anh, khi bị chặn lại ú ớ không giải thích được gì. Hải quan đưa cô vào phòng cách ly và cho phép liên lạc với người quen ở Singapore. Người quen không thuyết phục được hải quan, nên gọi nhờ người khác giúp giải thích và chấp nhận đứng ra bảo lãnh cô gái. Nhưng, vô phương!
Để đối phó với tình trạng kiểm tra gắt gao này, các cô gái bán dâm có rất nhiều "chiêu". Đầu tiên, trước khi hết hạn 30 ngày, các cô chạy qua thị trấn Johor Bahru, miền nam Malaysia giáp với Singapore qua một eo biển nhỏ. Đi qua đây bằng xe buýt chả mất bao nhiêu tiền, trong vòng 1 tiếng đồng hồ đã có thể đi từ trung tâm Singapore, qua cửa khẩu và có mặt ở Johor. Một vài ngày, thậm chí vài giờ sau, các cô quay trở lại. Nhưng lần này thì đã không còn dễ như lần đầu, hải quan không cho nhập cảnh trở lại, hoặc chỉ cho phép nhập cảnh và lưu trú trong vài ngày đến nửa tháng. Việc các cô gái đi ốp-lai (thuật ngữ trong giới mại dâm, xuất phát từ chữ tiếng Anh "offline" - tạm hiểu là vắng mặt một thời gian) ra khỏi biên giới Singapore rồi quay lại để kéo dài thêm thời hạn lưu trú, từ lâu đã bị hải quan Singapore "bắt mạch". Cho nên hiện nay phần lớn khi hết hạn lưu trú, các cô quay về Việt Nam dăm bữa nửa tháng rồi qua lại. Hoặc như P., nhân vật "ái nữ ái nam" mà tôi có dịp đề cập trong kỳ trước, nói với tôi rằng khai mất và xin cấp hộ chiếu mới cũng là một "chiêu" để qua mặt hải quan nước bạn.
Nhiều người nói rằng hải quan Singapore có một quy định là nếu cô quay lại trong vòng 3 tháng kể từ ngày đi ra, cô phải có trong người vài ngàn đô la gì đó. Nhưng theo tôi biết, tiền bạc không phải là thứ để hải quan họ tin vào. Chủ yếu, nhìn vào "lịch sử" đi lại được đóng dấu trên hộ chiếu và ngay chính những gì thể hiện trên người các cô gái, cô nào qua lại một số lần liên tục, diện mạo khả nghi, họ từ chối cho nhập cảnh và trục xuất không cần giải thích.
Tôi hỏi người lái taxi: "Mỗi lần các cô ấy đi khách giá bao nhiêu?" - 40 đến 80 đô Sing, tùy! "Tùy là thế nào? Trẻ đẹp thì giá đắt hơn?" - Thường thì gái Trung Quốc có giá cao nhất, rồi đến gái Thái, gái Việt Nam. Gái Ấn, gái Phi... giá thấp hơn. Có khi chỉ 25 đô. "Chắc ông cũng hay đi mua vui nên mới rành giá thế?", tôi cáu tiết nên hỏi một câu có phần thiếu ý nhị - Không, bạn tôi kể thế!
Muôn nẻo mại dâm
Những người mà ông lái taxi gọi là "bạn", và những người đàn ông có nhu cầu tương tự như "bạn" của ông lái taxi, ở Singapore rất nhiều. Báo Straits Times của Singapore từng có nhiều bài viết phản ánh thực trạng rất nhiều đàn ông nước này đến 40-50 tuổi vẫn còn sống độc thân. Họ thuộc nhóm những người có thu nhập thấp do trình độ học vấn ít ỏi. Và, như một lẽ đương nhiên, họ khó tìm được một người bạn đời trong một xã hội mà phụ nữ có mặt bằng trình độ học vấn khá cao và đòi hỏi nhiều nhu cầu về vật chất cũng như danh vọng. Bởi vậy, chính họ, những người đàn ông bình thường với bản năng bình thường, đã tạo nên một nhu cầu có thật cho hoạt động mại dâm. Chưa hết, đất nước chưa đầy 5 triệu dân (kể cả hơn 1,2 triệu người thuộc diện thường trú vĩnh viễn, chưa phải là công dân) lại có đến 1,1 triệu lao động nước ngoài (năm 2007), chủ yếu là nam giới, thì nhu cầu cho hoạt động mại dâm càng lớn. Ngoài ra, lượng khách du lịch nước ngoài ở mức 10-11 triệu người/năm cũng góp phần đáng kể vào nhu cầu này. Chính phủ Singapore không coi hoạt động mua bán dâm là phạm pháp, trừ khi hoạt động đó diễn ra ở ngoài những nhà chứa được cấp phép.
Một công ty môi giới hôn nhân gái Việt ở khu Orchard. "Đường đi" từ nơi này đến các phố đèn đỏ rất ngắn - Ảnh: Thục Minh
|
Địa bàn của gái Việt
Trong khu Chinatown có một tòa nhà cao tầng mà tầng trệt và mặt tiền hướng ra đại lộ Eu Tong Sen là những cửa hàng tạp hóa và ăn uống của người gốc Hoa. Mặt sau và một số tầng khác có quán karaoke và một rạp chiếu phim mà bảng quảng cáo ghi rõ phim có nội dung tình dục. Tìm trên internet thông tin về các rạp chiếu phim ở Singapore thì cái rạp này cũng được ghi rõ là nơi chiếu phim "người lớn". Vào tầm 9-10 giờ đêm, từng nhóm nhiều cô gái ăn mặc "cao dưới thấp trên", phấn son lòe loẹt, nước hoa nặng mùi, xì xào hiện ra từ một tòa nhà cao tầng khác, đi về phía cửa sau tòa nhà có quán karaoke trên những con đường nhỏ khuất bóng cây. Cửa mở ra he hé, các cô nhanh nhẹn lách người vào, mất hút. Các cô này chỉ nói tiếng Hoa hoặc tiếng Thái, không có gái Việt. Nhưng tại 3 khu vực khác là Geylang, Joo Chiat và Orchard đều có gái Việt Nam. Khu Orchard đoạn giữa hai ga tàu điện ngầm Somerset và Dhoby-Ghaut, hoặc đoạn quá ga Orchard về phía đường Tanglin, có những tòa nhà cũ cũ, thấp thấp là nơi người ta có thể nhìn thấy những cô gái chuyên buôn phấn bán hương. Ở khu này cũng có vài tòa nhà là khu mua sắm, bên trong có công ty chuyên môi giới hôn nhân, mà gái Việt là "hàng" được ưa chuộng.
Một lần đi qua hành lang các tiệm may của người gốc Ấn ở con phố nhỏ Koek Road cạnh khách sạn Grand Central mà khách du lịch Việt Nam đi theo tour thường lưu trú, tôi tình cờ làm quen một người đàn ông là thợ cắt may gốc Ấn. Hồi trước năm 1975, ông sang Việt Nam mở cửa hiệu cắt may ở Sài Gòn, may âu phục cho lính Mỹ. Khi lính Mỹ rút hết về nước, ông sập tiệm và trở về Ấn Độ, rồi sang Singapore lập nghiệp. Nghe tôi nói tiếng Việt, ông hỏi han như một cách tìm về kỷ niệm một thời.
Lần khác ghé thăm ông, ông kể với tôi rằng có nhiều cô gái Việt chiều chiều lảng vảng ngang con phố nhỏ này. Ông nhìn thấy mà buồn. Chị chủ cửa hàng mát-xa bên cạnh cũng hóng hớt chạy sang góp chuyện. Chị này người gốc Ấn hay Sri-Lanka gì đó. Nhìn chị tự nhiên tôi có liên tưởng đến "nàng Tây Thi đậu phụ" trong một tác phẩm của nhà văn Lỗ Tấn. "Nàng Tây Thi" nói: "Mấy đứa con gái Việt dễ thương, giá mỗi lần đi khách của tụi nó là 40 đô". Tôi nghe trong lòng nhức nhối. Hai khu "phố đèn đỏ" Geylang và Joo Chiat là nơi tập trung đông đảo gái mại dâm. Nhiều câu chuyện bi hài diễn ra mỗi ngày ở đây, thi thoảng nghiêm trọng đến mức xuất hiện trên mặt báo.
Chợ tình Geylang, Joo Chiat
Một tối chủ nhật có người bạn rủ tôi đi Geylang. Khu này thì tôi không lạ, nhưng nghe đồn ở đó có quán ăn của người Việt, có karaoke hát nhạc quê hương và bán cả món hột vịt lộn, tôi hăm hở tham gia. Hẹn nhau ở Lorong 42 (hẻm số 42) trên đại lộ Geylang, tôi đến sớm. Đúng là ngay đầu Lorong 42, có một quán ăn Việt. Tên các món ăn đều chữ Việt, phục vụ cũng toàn người Việt, nhưng không có karaoke. Trong lúc ngồi uống nước chờ những người khác đến, tôi thấy mấy cô gái Việt, cặp kè những người đàn ông vào quán. Nhìn các cặp "già nhân ngãi non vợ chồng" nhưng thiếu hẳn sự đồng điệu, các cô phì phèo thuốc lá, ăn nói thô tục...
Rồi những người bạn tôi đến, họ điện thoại cho P., một người ở khu này, để nhờ đưa đi karaoke. Một lúc sau P. xuất hiện trong một bộ tóc giả, lông mi giả, váy ngắn xòe xòe, áo dây, bóp đầm, giày cao cổ... Tôi choáng! P. sinh ra là một "thằng cu" đàng hoàng ở một tỉnh miền Tây Nam Bộ. Nhưng càng lớn, P. càng trắng trẻo, mũm mĩm và... xinh gái! Gia đình, vốn khá giả, lấy làm thất vọng. Buồn tình, P. tìm đường sang Singapore bán mình để kiếm sống hơn 3 năm nay. "Khách hàng" của P. là những người đàn ông thuộc loại "xăng pha nhớt". Nhưng P., nay đã 30 tuổi, có tài múa cột rất dẻo, phần lớn thu nhập P. kiếm được là nhờ vào đó, P. kể và cho biết thêm tiền thuê nhà mỗi tháng mất 300 SGD (3,7 triệu đồng).
P. đưa chúng tôi vào một quán nước được cho là đàng hoàng trên đường Geylang, gần Lorong 42, có karaoke tiếng Việt. Quán này của một bà người Hoa không nói được tiếng Anh. Trong quán chỉ có bàn ghế, 4 cái tivi đặt ở 4 góc để khách hát karaoke. Đồ uống thì cũng sơ sài chỉ có vài thứ, karaoke thì có tiếng Hoa và tiếng Việt. Tìm mỏi mắt cũng chỉ có vài bài hát tiếng Việt cũ mèm. Nói cho đúng thì đây là một "trạm trung chuyển". Khách vào ngồi, gặp nhau, nói chuyện thì thầm một chút rồi dắt nhau đi, nước uống trên bàn gần như còn nguyên. Cửa ra vào đóng mở liên tục bởi hết cô gái nọ đến cô gái kia bước vào quán, rảo mắt nhìn quanh, không thấy ai ngồi một mình thì bước ra. Trong khoảng một tiếng đồng hồ ngồi trong quán, tôi tính có khoảng 20-30 cô bước vào bước ra, cô nào cũng xinh xắn, tuổi chừng 19 đến 25. Hầu hết là người Việt.
Khu vực chắn giữa các Lorong 38 đến 44 là "địa bàn" của gái Việt. Sát với quán nước "trung chuyển" là cái mà tôi tạm gọi hộp đêm, chật chội. Khi bước vào, nhạc tung tóe, khói đèn sân khấu lờ mờ, một cô gái Thái mà P. nói là bạn đang uốn éo trên cái bục tạm gọi là sân khấu. Bên dưới là nhiều chiếc ghế đơn với một chàng trai ngồi ôm một gái đang đứng. Các cặp ngồi - đứng san sát, ngượng nghịu vuốt ve nhau. Bên kia đường với những Lorong số lẻ có những quán ăn trông có phần tươm tất, nhưng ít khách. Vài cô gái trang điểm diêm dúa ngồi trong quán õng ẹo gọi điện thoại di động. Dẫu sao, chỗ này trông cũng có phần kín đáo và trật tự.
Đi theo đại lộ Geylang ngược một chút về gần ga tàu điện ngầm Kallang, quanh các Lorong số chẵn từ 6-20, hoạt động của "chị em" mới nhộn nhịp và lộn xộn làm sao. Ngồi trên ô tô của một người bạn nước sở tại dạo quanh khu này mà tôi còn cảm thấy bất an. Hàng trăm cô gái thuộc nhiều quốc tịch đứng chen chúc trên các con đường nhỏ. Nhiều cô ăn mặc như thể đang ở bãi biển, không ngần ngại tranh nhau "khoe hàng" và chèo kéo khách. Chen lẫn trong số những người đàn ông đi tìm hoa có cả những tay ma cô dắt gái, trông họ không có vẻ dữ dằn nhưng mắt mũi rất gian. Vài người đàn ông rất thô bỉ, họ lượn qua lượn lại xem "hàng", thậm chí đụng vào người các cô gái rồi cười hô hố bỏ đi. Thỉnh thoảng có xe cảnh sát đi qua, các cô gái khiếp vía bỏ chạy tán loạn, trốn vào những ngóc ngách các ngôi nhà gần đó. Nhiều cô kéo cả váy lên để chạy nhanh thoát thân.
Quay sang Sims Avenue, song song đại lộ Geylang theo chiều ngược lại, phía ra sân bay, để đến khu Joo Chiat. Ở đây có rất nhiều quán ăn ngon, nhiều ngôi nhà cổ rất đẹp và nhiều quán bar nổi tiếng là nơi tập trung gái Việt. Vài năm gần đây, Chính phủ Singapore ngưng cấp phép cho những dịch vụ quán bar, tiệm mát-xa, nhà nghỉ; đồng thời đóng cửa một số cơ sở vi phạm, và phát triển những hoạt động mang tính văn hóa lành mạnh ở khu vực này. Khu này vì thế đỡ lộn xộn hơn. Tuy vậy, nơi đây vẫn là khu tập trung nhiều nhà thổ hợp pháp, nên hoạt động mại dâm ở khu này vẫn diễn ra đều đều.
Những chuyện đau lòng
Ngoài những nhà thổ hợp pháp hoặc bất hợp pháp phục vụ khách tại chỗ, những đối tượng khác thường đưa nhau đi nhà nghỉ hoặc nhà riêng. Thường thì khách mua dâm đưa gái về nhà riêng để tiết kiệm. Và cũng tại những căn hộ riêng này, nhiều bi kịch đã xảy ra.
Báo Straits Times đưa tin, đêm 18.9.2006, một cô gái Việt Nam 23 tuổi đã đi cùng khách hàng về căn hộ ở tầng 4 của anh ta ở khu Bedok, gần sân bay Changi. Cô gái được trả 150 SGD và ra về. Hôm sau vị khách 24 tuổi này nhắn tin gọi cô gái đến nữa và hứa sẽ trả cho cô 200 SGD. Cô gái đến lúc 2 giờ chiều. Đến 6 giờ chiều thì anh này bảo cô gái đi cùng mình ra máy ATM rút tiền. Trong lúc hai người tìm chìa khóa để mở cửa thì cô gái nói cô cần đi về lúc 7 giờ, thế là cãi nhau. Khi anh này đi vào phòng ngủ, cô gái trèo qua cửa sổ của căn hộ để đi ra hành lang chung. Không may trượt tay rơi xuống chết tại chỗ. Tòa án nói rằng cô gái có nồng độ cồn trong máu lên đến 192 mg/100 ml nên bị mất phương hướng dẫn đến tai nạn. Chàng trai ban đầu bị kết tội là giữ người trái phép, nhưng sau đó được tha bổng...
Trước đó, cũng theo báo Straits Times, lúc 1 giờ rưỡi sáng 17.3.2006, cô gái Phạm Thị Trúc L. phục vụ tại một quán bar ở khu Joo Chiat, cũng chết tại chỗ khi rơi xuống từ một căn hộ tầng 10 ở khu Toa Payoh. Cô này theo vị khách 39 tuổi về nhà anh ta bằng taxi quãng nửa đêm. Sau đó cô muốn về nhưng anh ta không cho. Hàng xóm nghe tiếng hai người cãi nhau. Và sau đó là cái chết thương tâm của cô gái khi cô cố trèo qua cửa sổ nhà bếp để thoát thân. Khi được tìm thấy ở chân tòa nhà, trên người cô gái chỉ có một chiếc váy màu xanh. Giày, áo, và áo ngực của cô gái được cảnh sát tìm thấy trong thùng rác. Người đàn ông đã vứt chúng vào đấy trước khi trốn khỏi nhà. Túi xách chứa hộ chiếu của cô gái vẫn còn nằm trong căn hộ, và vì thế cảnh sát biết được thân thế và tìm được một người bạn của cô. Trúc L. khi ấy 24 tuổi, vừa sang Singapore được hơn 2 ngày...
Chuyện tương tự thi thoảng lại xảy ra với các cô gái bán dâm, đủ các quốc tịch. Hồi tháng 10.2008, một cô gái Thái cũng bị khách mua dâm trói vào giường để khỏi bỏ đi trong lúc anh này vào nhà vệ sinh. Tuy vậy, cô gái đã bứt được dây trói, leo ra cửa sổ và kết thúc cuộc đời với một cú rơi từ tầng 9 một chung cư cho người có thu nhập thấp ở khu Clementi gần Đại học Quốc gia Singapore...
Những câu chuyện đã nêu được xem như "phần nổi" của một tệ trạng. Cuộc sống của những cô gái Việt Nam sang Singapore hành nghề mại dâm nhìn từ bên trong với con mắt của một người trong cuộc sẽ như thế nào, có như mong muốn của họ trước khi bước chân ra phi trường thực hiện chuyến viễn du? “Kính gửi tòa soạn Báo Thanh Niên, Tôi tên L.T.C.H, SN 1954, Hộ khẩu số... đường Hùng Vương, P.Thới Bình, Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ, ĐT: 071....
Kính trình báo Thanh Niên qua sự việc:
Nguyên bà V.T.K.N., SN 1968, hộ khẩu thường trú ở... đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM... số ĐT của bà N là: 006590... và 006594... (Singapore); 0918... và 0983... (Việt Nam)
Hơn 4 năm nay, bà N. sang Singapore làm má mì ở karaoke Westcoast và đem con gái Việt Nam sang bên đó hành nghề mại dâm. Bà N. thuê căn nhà số... Faber Terrace Clementi Ave 6 để đem hơn 30 cô gái Việt Nam qua lại hàng tháng hành nghề mại dâm, các cô gái này đủ mọi lứa tuổi, từ 17 đến 30 tuổi. Bà N. làm cho mỗi cô gái một cuốn hộ chiếu giá là 3.500.000 đồng, qua tới Singapore mới trả tiền. Bà N. tính tiền vé máy bay và tiền ở tại Singapore trong 30 ngày tại căn nhà... Faber Terrace Clementi Ave 6 là 19.000.000 VND (mười chín triệu đồng, không bao ăn cơm). Chi phí trọn gói: tiền hộ chiếu + tiền vé máy bay + tiền bán dâm, bà Ngọc khoán là: 22.500.000 VND/cô, trong 30 ngày phải trả đủ.
Cứ mỗi 3 giờ chiều tại Singapore, các cô phải trang điểm diêm dúa, ăn mặc hở hang đón xe buýt hoặc xe taxi đến karaoke Westcoast, nơi bà N. làm má mì để bà ta đưa vô từng bàn khách, ăn uống, rượu bia, lả lơi, ôm ấp, bán dâm tại bàn rượu hoặc đi ngủ đêm với khách, cố moi tiền bằng đủ mọi cách để sáng hôm sau góp tiền trả nợ cho bà N... Ban ngày, tại căn nhà … Faber Terrace Clementi Ave 6 nói trên bà N còn tổ chức đánh bài, số đề, thuốc lắc và cao cấp hơn nữa là đập đá (hít một loại ma túy tổng hợp - PV). Có nhiều cô sang bên bà Ngọc, mỗi tối đi làm lo trả nợ, không có tiền ăn cơm, rất đáng thương...”.
Bằng những dòng chữ viết tay (dài đến hơn 4 trang giấy) đầy lỗi chính tả và ngữ pháp, bà L.T.C.H đã mô tả rất chi tiết hoạt động của đường dây đưa gái Việt Nam qua Singapore hành nghề mại dâm. Theo đó, một phụ nữ tên T.V.T.T, quê ở Cần Thơ nhận nhiệm vụ tuyển các cô gái từ các tỉnh, thành ở Việt Nam. Tuy mới 23 tuổi nhưng T. đã là đệ tử đắc lực cho bà N., trú thường xuyên ở Singapore. Mỗi tháng, T. về Việt Nam khoảng 10 ngày để tuyển gái cho bà N., đưa sang Singapore. Những cô gái được T. tuyển sẽ tập trung tại sân bay Tân Sơn Nhất để sang Singapore trên những chuyến bay giá rẻ. Tại sân bay, đàn em của bà N. ngồi rải rác để chờ đưa cho mỗi cô 1.000 USD gọi là “tiền xách tay”, phòng khi hải quan nước bạn xem xét, hỏi mục đích chuyến đi của họ... Qua tới sân bay Singapore, các cô gái sẽ được bà N. đón và thu ngay số tiền 1.000 USD đã đưa cho họ, đồng thời bắt trả thêm 200 USD “tiền lời”, thu hộ chiếu và đưa về ngôi nhà đã được thuê sẵn. Tại đây, các cô bắt đầu cuộc sống của những nô lệ tình dục... Đưa được một cô gái sang Singapore, T. được bà N. trả 3 triệu đồng.
Với số nợ ngay lập tức như đã nêu ở trên, gần như không có cô gái nào trả nổi cho bà N. trong vòng 30 ngày. Và thế là lãi mẹ đẻ lãi con, các cô cứ nợ hết ngày này sang ngày khác... Mỗi đêm các cô đi bán dâm, sáng bị bà N. lục túi lấy hết tiền. Không ai dám phản kháng và cũng không cô gái nào dám bỏ trốn khỏi đường dây này. Để duy trì “kỷ cương trật tự”, bà N. nuôi dưới tay một nhóm đàn em mà lá thư tố cáo gọi là “xã hội đen” ở Singapore và ở Việt Nam. Những cô gái “không biết nghe lời” ở bên Singapore bị trừng trị nặng tay đã đành, ngay cả những cô gái đã về đến Việt Nam - nếu còn thiếu nợ bà N. - cũng không thoát khỏi...
Để trấn áp các cô gái ngay cả khi các cô gái không còn thuộc quyền sử dụng của mình, bà N. “nổ” với các cô gái rằng bà có người nhà là quan chức, nên có thể chém bất kỳ ai mà không sợ... bị bắt (?!). Ngoài ra, bà N. còn có một ông chồng đang ở tù, 2 người em trai nghiện ma túy nặng và các cô em dâu dữ dằn tại Việt Nam nên các cô gái quá khiếp sợ, không dám tố cáo đường dây này.
N., theo mô tả của bà mẹ trong thư, là một người phụ nữ, tuổi trạc 39, cao, đẹp, nước da ngăm đen, giọng nói lúc nào cũng nghe dữ dằn. Trong đường dây mại dâm của bà N. thường xuyên có khoảng 30 cô gái Việt Nam, cứ 10 bữa hay nửa tháng là thay cũ, đổi mới một lần. Những cô gái cũ nhưng còn đẹp được bà N. đưa đi Malaysia một thời gian xong rồi lại đưa về Singapore, cho đến khi nào họ hết hạn visa thì thôi.
Bà L.T.C.H - người đứng đơn tố cáo - đã sang tận Singapore tìm con. Xứ lạ, quê người, hành trình của bà được thuật lại như sau: “...tôi không biết tiếng Anh cũng quên chú ý đến số nhà, đường nào của karaoke Westcoast, cho nên chỉ có thể diễn tả cách đi từ căn nhà đang ở: ...Tôi đi bộ ra đường lớn, đón xe buýt số 98 hoặc 97 (chỉ có 2 xe buýt đó mới chạy tới karaoke Westcoast). Tôi ngồi xe buýt qua 3 trạm, xe buýt dừng ở trạm thứ 3 ngay chợ. Tôi xuống xe đi bộ qua cầu, xuống chân cầu đi thẳng vô karaoke Westcoast (có bảng hiệu đèn màu néon). Karaoke Wescoast nằm trong một chung cư nhiều tầng, tầng trệt là karaoke Westcoast, tầng 1 là billards và restaurant, tầng 2 là trường học (có học sinh học đông lắm). Không phải karaoke Westcoast nằm trong khách sạn Santa Grand hotel, mà chỉ ở gần khách sạn này thôi...”.
Cô con gái của bà L.T.C.H chỉ được về nước sau khi đã trả đủ số tiền 22.500.000 đồng (bà H. phải thế chấp miếng đất dưới quê vay tiền). Ngay sau khi về nước, cô lập tức viết đơn tố cáo đường dây của bà N. với những tường trình cặn kẽ, trong đó có các đoạn như: “...Các cô đang ở bên Singapore rất đông, thay cũ đổi mới liên tục hằng tháng trong căn nhà... Faber Terrace Clementi Ave 6. Bởi vì tôi bị cô T. lừa dẫn đi Singapore có một lần và chỉ ở trong 30 ngày, nên chỉ quen một ít cô mà thôi. Tên của các cô ấy là: Tím, quê ở Thốt Nốt, Thủy quê ở Thốt Nốt, bé Tuyền còn gọi là bé Mỉn, Tiên ở Q.4, Thúy ở Q.10, Kim ở Q.4, TP.HCM...” và “... Xin quý ông hãy nghiên cứu, giúp đỡ, bằng cách dịch và gửi lá đơn này đến cảnh sát Singapore giùm tôi, xin Báo Thanh Niên hãy xóa sổ đường dây buôn người của bà N. và cô T... Tại Singapore không có căn nhà nào chứa gái Việt Nam đông như căn nhà... Faber Terrace Clementi Ave 6 cả. Cũng không có karaoke nào đông gái Việt Nam phục vụ mại dâm tại chỗ như karaoke Westcoast mà bà N. làm má mì”.
Những cô gái không bị ép!
Trừ một số ít các cô gái nhẹ dạ, trót tin rằng đến xứ người sẽ có được việc làm tốt, kiếm tiền dễ dàng, rồi đến khi rơi vào thực tế tồi tệ muốn rút lui cũng không xong như kỳ trước chúng tôi đã đề cập, phần đông còn lại, cách họ đến với nghề này là hoàn toàn tự nguyện.
Một cô gái họ Trần, 21 tuổi, phục vụ ở một quán bar trong khu Geylang Lorong 40-42, trong một phỏng vấn với báo Straits Times năm 2008 nói rằng cô bỏ học nghề làm tóc ở TP.HCM, sang Singapore làm tiền để kiếm được nhiều hơn.
Báo New Paper của Singapore sau cái chết của 2 cô gái Việt trong năm 2006 đã tìm đến khu Joo Chiat phỏng vấn những cô gái Việt khác. Một cô được gọi là Thi kể rằng cô nghe nhiều cô gái khác kể rằng sang Singapore làm việc trong 2 tuần có thể dễ dàng kiếm được 1.000 SGD (hơn 12 triệu đồng). Ba mẹ cô vì thế đã vay 4.000 USD cho cô sang Singapore để học tiếng Anh nhằm “tìm việc”. Ngay khi sang, cô lập tức "nhập bọn" ở khu Joo Chiat. Hỏi tên cô không nói thật, hỏi học ở đâu cô cũng giấu.
Một chuyên gia về nhân sự người Việt sống lâu năm tại Singapore nói rằng phải cảnh giác trước những kể lể hoàn cảnh của các cô này. "Thật ra thì họ lười biếng và chỉ muốn kiếm tiền nhanh nên tự nguyện đi làm cái nghề đó. Chứ nói cho cùng, nếu chịu khó và siêng năng, các em vẫn có thể kiếm được việc làm với mức lương 20-40 SGD/ngày. Dù vừa học ở trường tư, vừa làm thêm là không hợp pháp, nhưng người chủ thuê mà thương thì họ cũng có cách để bảo bọc", chuyên gia này nói.
Những cô gái mà tôi gặp ở Geylang, Joo Chiat dường như cũng chẳng có một chút suy tư nào. Họ nói chuyện, thản nhiên đi lại không lộ chút nào sự e dè, xấu hổ khi gặp những người đồng hương. Tôi thấy khó để tìm được một cô mà tôi muốn nghe hoàn cảnh bi đát đưa đẩy họ đến đây và không tìm được lối thoát!
"Dạy" nhau cách "làm ăn"
A., một cô gái trắng trẻo, xinh xắn, 20 tuổi, mà tôi gặp trong một quán ăn Việt ở khu Chinatown không ngần ngại hỏi tôi có muốn lấy một ông Singapore 60 tuổi. "Ông này là bạn của chồng em, có nhà, có xe, nói được tiếng Anh. Chị nói được tiếng Anh chắc ông thích. Muốn không, em làm mai cho? Nếu được, ổng cho em bao nhiêu thì cho".
A. lấy một người đàn ông 49 tuổi, làm nghề sơn quét, khi em 19 tuổi, thông qua mai mối của một cô gái cũng lấy chồng Singapore qua mai mối trước đó. Sau khi sang Singapore, đến lượt mình, A. lại làm môi giới cho những người khác. Mẹ A. ở TP.HCM nhưng quê ở Tây Ninh cũng tham gia vào "đường dây" này bằng cách "tuyển" các cô gái 18-20 tuổi ở TP.HCM và Tây Ninh, giúp đỡ giấy tờ và đưa các em ra sân bay Tân Sơn Nhất. Qua đến Singapore, A. ra đón, thu hết hộ chiếu rồi đưa các em đến những nơi mai mối hôn nhân. Mỗi cô gái đến nơi, A. được chủ môi giới trả 1.000 SGD. Tôi đã theo A. ra sân bay, tận mắt nhìn thấy 5 em gái mới học xong 12 thì sang xứ người tìm chồng. Cha mẹ các em khi vay mượn tiền cho con gái đi không thể không nghĩ tới những cạm bẫy phía trước.
Chuyện tương tự cũng xảy ra tại một số trường tư. Có những nữ sinh rủ nhau ra đứng đường, rồi rủ thêm các cô gái ngây thơ khác ở quê nhà. Em T. ở Quảng Bình nói rằng em sang Singapore cũng vì trót nghe lời một cô mang danh đi du học trước đó. Bán mình có chút tiền, thậm chí vay mượn, các cô mua sắm và gửi về nhà chút đỉnh. Ba mẹ các cô ở quê đi khoe khắp xóm, vô tình "hà hơi tiếp sức" cho những hành vi môi giới bất chính. Các trường tư ở Singapore không phải là không biết thực trạng nữ sinh của mình ra đứng đường, nhưng nhắm mắt làm ngơ. L., một nam sinh học ở một trường tư khá nổi tiếng nói với tôi rằng, những chủ nhà chứa cũng lảng vảng ở một số trường tư để kiếm gái, và chính những chủ chứa này đã chào mời L. khoản hoa hồng 1.000 SGD nếu L. giới thiệu được một cô. Chả thế mà có lần bà mẹ đưa con gái là bạn của L. sang Singapore du học, đến gặp L. tại trường để nhờ giúp đỡ, những bạn trong lớp tưởng rằng bà ấy đem gái đến "giao hàng" cho L. "Chán thế đấy!”, L. nói như than.
Rồi như một căn bệnh lây lan, người qua trước rủ rê, chỉ đường cho người qua sau. Hằng ngày trên những chuyến bay giá rẻ nối TP.HCM với Singapore, các cô gái qua lại. Những người bạn của tôi làm việc ở Singapore hoặc sang Singapore du lịch, ai cũng than phiền khi gặp cảnh ấy. Bản thân tôi vốn bị căn bệnh tò mò do đặc thù nghề nghiệp, tôi không né tránh ngồi gần những cô ấy. Trong phòng chờ lên máy bay, trên những băng ghế sau suốt chuyến bay, tôi ghi âm được nhiều đoạn đối thoại, không biết phải bình luận ra sao, của các cô gái này. Họ chỉ nhau cách để lọt qua hải quan, cách lôi kéo được khách hàng, cách moi tiền của những khách hàng thường xuyên… Nhiều cô biết tôi là người Việt vẫn oang oang văng tục.
Ngoại lệ!
Từ một phần của đất nước Malaysia nằm trong hàng các nước đang phát triển như những quốc gia Đông Nam Á khác ở thập niên 60-70 của thế kỷ trước, Singapore bất ngờ vượt trội lên giàu có, sạch sẽ và nổi tiếng với luật lệ nghiêm khắc. Khách du lịch sang đây thường được hướng dẫn viên nhắc nhở không xả rác, hái hoa, hút thuốc không đúng nơi quy định, bỏ thừa thức ăn... nếu không muốn bị phạt. Len lén vứt một tàn thuốc xuống đường có thể bị cảnh sát đến "hỏi thăm" vài phút sau đó và nhận giấy phạt tối thiểu cũng 200 SGD. Vậy mà hoạt động mại dâm phi pháp diễn ra công khai trước mắt bao người, tại sao Chính phủ Singapore không dẹp sạch? Người bạn nhà báo chở tôi đi tham quan khu đèn đỏ Geylang giải thích: "Em thử nghĩ đi, đất nước này có bao nhiêu đàn ông độc thân? Bao nhiêu công nhân nước ngoài không có vợ con, bạn gái bên cạnh? Nếu cấm kiểu "dịch vụ" này, những người đàn ông có nhu cầu giải quyết thế nào? Rình mò, quấy rối đàn bà, con gái trong xóm, trong làng ư? Vậy nên, họ... "nhắm một con mắt" đó!".
Singapore
dùng cách tiếp cận thực dụng để đối phó với tệ mại dâm bằng cách khống
chế nó trong phạm vi các khu đèn đỏ truyền thống
| |
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Wong Kan Seng |
Ông Wong cho biết thêm, trong năm 2007, cảnh sát nước này đã thực hiện 950 cuộc kiểm tra, truy quét trên toàn quốc, tăng 60 cuộc so với năm 2006, và bắt giữ 5.400 gái mại dâm nước ngoài. Gắn thêm nhiều camera dọc những con phố chọn lọc trong khu Geylang; khắt khe hơn trong việc cấp phép cho các cơ sở kinh doanh giải trí, tiệm mát-xa; phối hợp với Hội đồng Cấp phép khách sạn và Cục Tái phát triển đô thị để cân nhắc việc cấp phép và kiểm tra hoạt động của các khách sạn giá rẻ và nhà nghỉ ở khu này; lập một đội công tác đặc biệt chuyên kiểm tra khu vực Geylang... là những giải pháp khác mà ông Wong nêu ra như một phần nỗ lực hạn chế tệ nạn này. "Nhưng tôi phải nói thêm, sẽ là phi thực tế nếu chúng ta mong đợi dẹp sạch nạn mại dâm. Chúng ta có nền kinh tế mở và thúc đẩy du lịch như một hoạt động kinh tế then chốt. Sắp tới chúng ta sẽ có thêm nhiều khách khi những sản phẩm du lịch mới được tung ra", ông Wong khẳng định. Đồng thời, ông lưu ý: "Trong những người sang đây, có một con số rất nhỏ người nói là đi du lịch nhưng thực chất là tham gia vào hoạt động mại dâm. Đó là thực tế mà Singapore đang đối mặt".
Kiểm soát chặt du khách nữ
Như Phó thủ tướng Wong đã lưu ý, một bộ phận khách du lịch sang Singapore thực tế là để hành nghề mại dâm. Đối tượng này chủ yếu là các cô gái trẻ, phụ nữ sồn sồn từ những quốc gia châu Á nghèo. Và đương nhiên, hải quan Singapore "soi chiếu" họ kỹ hơn, thậm chí là quá đáng mà không cần giải thích lý do. Singapore miễn visa nhập cảnh cho công dân tất cả các nước Đông Nam Á, trừ Myanmar (công dân Ấn Độ và Trung Quốc không được miễn). Quy chế miễn này cho phép người nước ngoài lưu trú liên tục trong vòng 30 ngày tính từ ngày nhập cảnh. Có thể gia hạn thêm đến 90 ngày, tùy trường hợp mà Cục Di trú (ICA) cho phép hay không, dài ngắn bao nhiêu.
Thường thì những cô gái trẻ sang Singapore lần đầu ít gặp vấn đề ở cửa khẩu. Tuy nhiên, hên xui! Hải quan có thể chất vấn bất kỳ một ai đó rất lâu, nào là lưu trú ở đâu? Bao nhiêu ngày? Định làm gì? Có ai quen biết ở Singapore không? Đem theo bao nhiêu tiền?... Thường thì các cô gái Việt Nam sang Singapore với ý đồ "kinh doanh vốn tự có", không mấy cô biết tiếng Anh. Thế là họ bị đưa vào một phòng riêng để xét hỏi, thậm chí lục soát, có khi có người phiên dịch, khi thì không.
Hôm đi theo A. ra sân bay để đón 5 cô gái trẻ từ TP.HCM sang "tìm chồng", tôi sốt ruột vì một cô bị đem vào phòng riêng để xét hỏi, 4 cô còn lại đi qua trót lọt. Phải mất đến hơn 30 phút, cô này mới được cho qua, mặt mũi tái nhợt, chả hiểu tại sao mình bị chặn mà không phải một trong 4 cô kia. Như vậy là còn may. Có trường hợp bị trục xuất ngay lập tức. Như trường hợp là một cô gái trẻ sang để chăm sóc người bà con đang chữa trị ở một bệnh viện. Vì có người đón ở cửa ra của sân bay, nên cô này không cầm theo địa chỉ bệnh viện, cũng không biết tiếng Anh, khi bị chặn lại ú ớ không giải thích được gì. Hải quan đưa cô vào phòng cách ly và cho phép liên lạc với người quen ở Singapore. Người quen không thuyết phục được hải quan, nên gọi nhờ người khác giúp giải thích và chấp nhận đứng ra bảo lãnh cô gái. Nhưng, vô phương!
Để đối phó với tình trạng kiểm tra gắt gao này, các cô gái bán dâm có rất nhiều "chiêu". Đầu tiên, trước khi hết hạn 30 ngày, các cô chạy qua thị trấn Johor Bahru, miền nam Malaysia giáp với Singapore qua một eo biển nhỏ. Đi qua đây bằng xe buýt chả mất bao nhiêu tiền, trong vòng 1 tiếng đồng hồ đã có thể đi từ trung tâm Singapore, qua cửa khẩu và có mặt ở Johor. Một vài ngày, thậm chí vài giờ sau, các cô quay trở lại. Nhưng lần này thì đã không còn dễ như lần đầu, hải quan không cho nhập cảnh trở lại, hoặc chỉ cho phép nhập cảnh và lưu trú trong vài ngày đến nửa tháng. Việc các cô gái đi ốp-lai (thuật ngữ trong giới mại dâm, xuất phát từ chữ tiếng Anh "offline" - tạm hiểu là vắng mặt một thời gian) ra khỏi biên giới Singapore rồi quay lại để kéo dài thêm thời hạn lưu trú, từ lâu đã bị hải quan Singapore "bắt mạch". Cho nên hiện nay phần lớn khi hết hạn lưu trú, các cô quay về Việt Nam dăm bữa nửa tháng rồi qua lại. Hoặc như P., nhân vật "ái nữ ái nam" mà tôi có dịp đề cập trong kỳ trước, nói với tôi rằng khai mất và xin cấp hộ chiếu mới cũng là một "chiêu" để qua mặt hải quan nước bạn.
Nhiều người nói rằng hải quan Singapore có một quy định là nếu cô quay lại trong vòng 3 tháng kể từ ngày đi ra, cô phải có trong người vài ngàn đô la gì đó. Nhưng theo tôi biết, tiền bạc không phải là thứ để hải quan họ tin vào. Chủ yếu, nhìn vào "lịch sử" đi lại được đóng dấu trên hộ chiếu và ngay chính những gì thể hiện trên người các cô gái, cô nào qua lại một số lần liên tục, diện mạo khả nghi, họ từ chối cho nhập cảnh và trục xuất không cần giải thích.
oOo
Lần
nào đi trên các chuyến bay giá rẻ sang Singapore, tôi cũng gặp vài cô
gái Việt Nam bị trục xuất. Các bạn tôi cũng nói họ chứng kiến cảnh trục
xuất một cách thường xuyên đến mức... "vô cảm" luôn. Thật ra, khó có
thể vô cảm được trước thực trạng đáng buồn này.
Phóng sự điều tra của Thục Minh
(Văn phòng Singapore)
(Văn phòng Singapore)
Theo: Vanghe