Tim thông tin blog này:

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Người Việt ở Đài Loan

Friday, September 30, 2011

Người Việt tại Đài Loan có số lượng tương đối lớn so với những người nước ngoài khác ở đây. Có khoảng 80.000 người Việt NamĐài Loan tính đến năm 2006; trong số đó 60.000 là người giúp việc trong gia đình (ở Việt Nam quen gọi là "ô-sin"), 16.000 làm việc tại các nhà máy và 2.000 còn lại làm các công việc khác. Họ chiếm khoảng 21% trong số các công nhân nước ngoài tại hòn đảo này; trong số đó 42% làm việc tại các thành phố Đài Bắc, Đào Viên và xung quanh nó. Đồng thời, có khoảng 118.300 người phụ nữ Việt Nam đã kết hôn với những người đàn ông bản xứ thông qua các dịch vụ môi giới kết hôn quốc tế kể từ năm 2005
Xuất khẩu lao động
Đài Loan là một địa điểm quan trọng cho lao động xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt trong công nghiệp nặng và ngư nghiệp. Năm 2002, lao động Việt Nam tại Đài Loan chiếm khoảng 28,5% (13.200 người) trong số 46.200 người Việt Nam đang lao động ở nước ngoài, khiến Đài Loan làm nước đứng thứ nhì, trước Lào và chỉ sau Malaysia; ngay cả sau khi xuất khẩu lao động Việt Nam đến Hàn QuốcNhật Bản đã giảm bớt, Đài Loan vẫn giữ vị trí quan trọng của mình.

Từ khi Hội đồng Lao động của Đài Loan cho phép thuê mướn người Việt Nam năm 1999, ô-sin Việt Nam bắt đầu chiếm tỷ lệ lớn của phụ nữ Việt Nam tại Đài Loan. Giữa những năm 2000 và 2003, số người ô-sin Việt Nam đã tăng gấp 15 lần, từ 2.634 người đến 40.397 người, biến họ trở thành nhóm ô-sin lớn thứ nhì theo quốc gia, cao hơn cả người Philippines và sau người Indonesia; họ chiếm khoảng 1/3 tổng số người giúp việc tại gia ở đảo này. Người Philippines trước đây là nhóm giúp việc lớn nhất, vì kiến thức tiếng Anh của họ cho phép họ làm người dạy kèm lý tưởng cho con cháu trong gia đình họ giúp việc. Tuy nhiên, kiến thức tiếng Anh tốt của họ làm quan hệ chủ-tớ mất cân bằng vì các người chủ ít có kiến thức tiếng Anh; người Việt và người Indonesia được chọn vì họ có ít kiến thức tiếng Anh hơn, và vì thế họ có ít khả năng lập nhóm và tìm hiểu thông tin ở ngoài xã hội Đài Loan hơn.
Đến năm 2004, Việt Nam đã xuất khẩu 37.700 lao động đến Đài Loan hằng năm, hầu hết làm người giúp việc nhà và nhân viên bệnh viện. Tuy nhiên, trong năm 2005, chính phủ Đài Loan đã ra lệnh ngừng tuyển người Việt vì người Việt có tỷ lệ bỏ việc cao nhất trong tất cả các người châu Á tại Đài Loan. Đến năm sau, Đài Loan và Việt Nam đã thương lượng lại hợp đồng cho lao động Việt Nam, kéo dài thời gian làm việc từ ba đến sáu năm và cắt bớt thủ tục, và lập ra một chính sách chính thức để người lao động có thể than phiền về các người chủ; tuy nhiên, số tiền đặc cọc cũng được tăng lên, nhằm giảm tỷ lệ bỏ hợp đồng của các lao động.

Kết hôn
Mặc dù bất hợp pháp, các dịch vụ làm mai mối quốc tế vẫn phổ biến tại Việt Nam; tính đến năm 2005, 118.300 phụ nữ Việt Nam, phần lớn từ miền Nam, đã kết hôn với người Đài Loan[3]. Từ năm 2001, phụ nữ Việt Nam đã chiếm 49% số cô dâu nước ngoài tại Đài Loan. Tuổi trung bình của họ là giữa 25 và 26 tuổi, trong khi tuổi trung bình của chú rễ là 36; 54% đến từ Thành phố Hồ Chí Minh. 73% là người Kinh, trong khi số còn lại 27% là người Hoa. 72.411 (60%) trong tất cả các cô dâu Việt Nam tại Đài Loan trong năm 2005 đã kết hôn trong vòng 10 năm trước. Phụ nữ Việt Nam cưới chồng Đài Loan chiếm 85% trong số 11.973 người nhập quốc tịch Trung hoa Dân quốc năm 2006[8]. Chính phủ Việt Nam đã tạo một số quy định về hôn nhân quốc tế giữa 2002 và 2005, trong đó có việc cấm kết hôn nếu chênh lệch tuổi quá cao, và đòi hỏi các người cưới nhau phải có một ngôn ngữ tương đồng. Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cũng muốn hạn chế việc di cư theo diện hôn nhân, nhưng khác với chính phủ Việt Nam, chỉ có thể sửa đổi chính sách thị thực. Họ đã thay đổi chính sách này: trước kia họ đã phỏng vấn từng người để cấp thị thực, rồi đổi thành phỏng vấn nhóm vào năm 1999; năm 2005, họ hạn chế 20 lần phỏng vấn mỗi ngày. Đến năm 2007, số cô dâu đã giảm bớt từ cao điểm 14.000 mỗi năm thành 1/3 số lượng đó.Theo Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người Tị nạn, khoảng 3.000 phụ nữ Việt Nam từng kết hôn với người Đài Loan đã trở thành người không có quốc tịch sau khi ly dị; họ đã từ bỏ quốc tịch Việt Nam để nhập tịch Trung Hoa Dân quốc sau khi lấy chồng, nhưng lại trở về Việt Nam sau khi ly dị và từ bỏ quốc tịch Trung Hoa Dân quốc khi điền đơn xin lại quốc tịch Việt Nam. Con cái họ, vì chỉ có quốc tịch Trung Hoa Dân quốc và chưa bao giờ từng có quốc tịch Việt Nam, không thể nhập học trong các trường công tại Việt Nam.
Những mảnh đời dâu Việt ở Đài Loan
Những mảnh đời dâu Việt ở Đài Loan
Một đám cưới tập thể ở Đài Bắc, Đài Loan.


Fan chỉ là một trong khoảng hàng trăm phụ nữ trẻ được mang ra “chào hàng” trước một nhóm đàn ông độc thân Đài Loan trong một chuyến đi tới Việt Nam tìm vợ của họ. Cả thảy 12 cô gái, ngồi trên ghế sofa để cho những người đàn ông săm soi.
“Tôi không biết mình hạnh phúc hay buồn khi được chọn nữa”, cô gái lúc đó 19 tuổi nói. “Đầu óc tôi hoàn toàn trống rỗng. Tôi không biết tí gì về người này, anh ta là ai, và tương lai của tôi sẽ ra sao”. Họ đã ăn tối cùng nhau, có một buổi hẹn hò trong lặng lẽ vì không biết tiếng. Nhưng rồi cô gái vẫn cưới người đàn ông ngoại quốc đó, để cha mẹ có thể nhận được 1.000 USD. Ba chị em gái của Fan sau đó cũng theo bước chân cô.
Do bị những người phụ nữ Đài Loan “chê”, nên ¼ đàn ông “kém duyên số” nơi đây phải kết hôn với cô dâu đến từ các nước Đông Nam Á, hoặc ở những vùng nông thôn của Trung Quốc đại lục.
“Tại Đài Loan, có một thành kiến đã ăn sâu vào trong đời sống thành thị nơi đây. Đó là nông dân và công nhân lao động rất khó kiếm vợ”, Giáo sư Hsia Hsiao-chuan, thuộc trường Đại học Shih Hsin cho biết. Tuy nhiên, những anh chàng bị từ chối, bị coi là đồ bỏ đi lại được những nhà “mối lái” chuyên nghiệp đối đãi như những ông hoàng, đưa họ đi tìm kiếm cô dâu ở những nơi nghèo hơn tại châu Á.
Và kết quả của những cuộc hôn nhân như thế có thể là thiên đường song cũng có thể là địa ngục. “Lúc này, người chồng ở hai thái cực”, Keh Yu-ling, giám đốc Quỹ Pearl S. Buck, một cơ quan giúp đỡ những người mới nhập cư cho biết. “Hoặc họ là loại đàn ông đơn giản, nhút nhát, hết lòng vì vợ, hoặc loại đàn ông không có chút tôn trọng nào đối với phụ nữ”.
Với Fan, cô nếm trải cả hai. Cô cho biết, chồng cô là người ngọt ngào, cho đến khi anh ta mất việc và bắt đầu lạm dụng cô. Khi anh ta đánh cô gãy xương sườn, cô đã đệ đơn ly dị. Nhưng cô vẫn còn may, vì cô vừa được giải phóng và vừa giành được quyền nuôi con gái.
Fan than phiền: “Chúng tôi làm đúng nghĩa vụ của những người vợ và người mẹ. Nhưng khi họ không hạnh phúc, họ lại nói những điều như: “Tôi đã mua cô”. Tại sao anh ta không thể nói là đã cưới tôi?”
Giáo sư Hsia đã đổ lỗi tất cả cho những kẻ môi giới nhẫn tâm. “Họ buộc người đàn ông phải mua “hàng”, và thậm chí còn dạy họ cách khống chế vợ của họ. Ví dụ như “vợ Việt Nam giá 6.000 USD”, “phải đảm bảo là còn trinh” hay “phải trả lại tiền nếu bỏ trốn”. Thậm chí trong những quảng cáo gần đây họ còn hứa: “Các cô gái Việt Nam là những người vợ lý tưởng: xinh xắn, trông nom nhà cửa ngăn nắp, và biết nghe lời”.
Có nhiều trường hợp, người chồng đã đối xử vô cùng tàn nhẫn với người vợ ngoại quốc của mình. Ví dụ như tay công nhân đường sắt Lee Shuang-chuan. Anh ta đã làm trật bánh con tàu chở người vợ Việt Nam thứ hai của mình. Khi người vợ đang dần bình phục từ vụ “tai nạn” và vẫn nằm trong viện, anh ta đã tiêm cho người vợ một liều nọc độc của rắn, để có được 2 triệu USD tiền bảo hiểm chết do tai nạn. Khi cảnh sát nghi ngờ anh ta là thủ phạm, Lee đã treo cổ tự vẫn. Được biết, người vợ Việt Nam đầu tiên của anh ta cũng chết vì “rắn cắn” 4 năm về trước.
Trường hợp của Lee và nhiều trường hợp khác báo chí nói đến rất nhiều đã cho thấy tình thế nguy hiểm của những người vợ ngoại quốc đang sống ở Đài Loan. Để ngăn không cho tình trạng phụ nữ bị đem ra mua bán như hàng hóa, Đài Loan đã ban hành một đạo luật mới vào tháng trước, nhằm quản lý chặt hơn đối với ngành công nghiệp môi giới hôn nhân nước ngoài. Theo luật, tất cả khoảng 500 công ty môi giới hôn nhân phải chuyển thành tổ chức phi lợi nhuận, phải tuân thủ theo những quy định chặt chẽ hơn, và phải trả tới 15.000 USD mỗi lần vi phạm.
Song bất chấp luật mới, ở Đài Loan vẫn có khoảng 366.000 phụ nữ ở các nước châu Á khác di cư đến đây để kết hôn. Một người vợ Việt Nam có tên Sho-chen phàn nàn rằng mọi người trên phố đã nói với cô: “Những người vợ Việt Nam như các cô chỉ có giá 8.000 USD, cô có biết một cô gái Đài Loan có giá bao nhiêu không?”
Đài Loan cũng tổ chức các lớp học tiếng miễn phí cho các cô vợ đến từ Đông Nam Á, và cho họ cơ hội làm việc cũng như học tập trước khi đến đây. Một số đã thích nghi rất tốt. Như trường hợp của Mae-kwang, cô có tới ba cửa hàng ăn gần kề nhau.
Tuy nhiên, nhiều người vợ đến Đài Loan mong tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn rơi vào tình trạng nhớ nhà vô phương cứu chữa. Fan và ba người chị em gái của cô tất cả đều thấy hối tiếc vì đã quyết định lấy chồng Đài Loan. Một người em của cô cũng đã ly dị sau khi người chồng có tình nhân. Fan thở dài: “Nếu gia đình chúng tôi có nhiều tiền hơn, chúng tôi sẽ không bao giờ kết hôn theo kiểu đó. Chúng tôi thường hay ngồi với nhau, để chia sẻ nỗi nhớ nhà”.
* Tên của các cô dâu trong bài đã được phiên âm ra tiếng Đài Loan
Thân phận lao động chui ở Đài Loan
Đài Loan hiện có gần 11.000 lao động Việt Nam đang làm "chui". Họ đi theo các hợp đồng xuất khẩu lao động và tự phá bỏ hợp đồng. Làm giàu nhanh chóng đâu không thấy, chỉ thấy tủi nhục, trốn chạy trong nỗi lo sợ thường trực.
Trại Tam Hiệp, nơi giam giữ người nước ngoài lao động bất hợp pháp lớn nhất Đài Loan, nằm lưng chừng đồi, xa khu dân cư, cách thành phố Đài Bắc khoảng 1 giờ ôtô.
Ông phó trại cho biết, trong trại có 90 người Việt (16 nam, 74 nữ), chiếm gần hai phần ba tổng số lao động bất hợp pháp các nước đang bị giam trong trại. Trong nỗi chán chường cùng cực, anh Nguyễn Anh H., quê Ba Vì - Hà Tây cho biết, anh đã bỏ việc ở một công ty dệt có trụ sở tại Chupei và bị cảnh sát bắt cách nay 3 tháng khi đang đi lang thang. Tương tự, anh Đỗ Văn T. quê Hải Dương nói, khi bị bắt vào trại anh đã phải dốc hết những đồng tiền cuối cùng - tương đương gần 9 triệu đồng, để nộp phạt cho cảnh sát, cộng với án tạm giam chưa biết bao giờ về.
Chị Lê Thị N., quê Nam Định, làm công việc chăm sóc một cụ già 82 tuổi và 3 đứa trẻ trong một gia đình có tổng cộng 9 người. Chị kể, chị phải thức khuya, dậy sớm, làm việc quần quật, mỗi ngày chỉ chợp mắt được khoảng 3-4 tiếng đồng hồ, nhưng vẫn không làm chủ vui lòng. Bà chủ thường xuyên chửi: "Mày gọi điện bảo công ty mày đưa mày về nước đi". Kiệt sức và bị đối xử thậm tệ, nên ngày mùng 3 Tết Bính Tuất chị bỏ trốn, 4 tháng sau thì bị bắt.
Khốn khổ nhất là trường hợp của Phạm Thị Đ, sinh năm 1981, chị cả của ba chị em một gia đình nông dân nghèo ở Bắc Ninh. Tháng 4/2003, Đ. được một công ty xuất khẩu lao động ở Hà Nội đưa sang Đài Loan giúp việc cho một gia đình ở Đài Bắc. Theo hợp đồng, mức lương tối thiểu của Đ. không dưới 15.840 Đài tệ (NT$) - mức lương tối thiểu của một lao động nước ngoài làm việc tại đây, tương đương hơn 7 triệu đồng.
Nhưng thực tế không phải vậy. Cô gái này cho biết tháng đầu chủ chỉ trả 650 NT$, tháng kế tiếp được hơn 1.000 NT$. Đ. phản ứng thì "bị chủ chửi mắng, dùng tay cào vào cổ, 2 lần dùng thìa múc canh đánh vào đầu và đe dọa đuổi việc". Sợ quá, Đ. bỏ việc đến Đài Trung làm chui. Nhưng cuộc sống chui nhủi, luôn phải lánh mặt đồng hương, không biết bị bắt lúc nào không thể cứ kéo dài mãi, nên ngày Đ. ra đầu thú để mong có cơ hội trở về Việt Nam (vì hộ chiếu đã bị chủ giữ).
Sau khi Đ. bị tạm giam, cảnh sát Đài Loan đã liên hệ với chủ bảo lãnh cho cô về làm việc lại. Nhưng hai bên "cơm không lành, canh không ngọt", nên thay vì bảo lãnh cho Đ. ra trại, bà chủ của cô lại hô hoán, làm đơn tố giác với cảnh sát rằng Đ. ăn cắp của bà 120.000 NT$ (khi thì khai bị mất 180.000 NT$). Sau nhiều lần thẩm vấn, không tìm ra chứng cứ buộc tội, ngày 17/6/2006, tòa án Đài Bắc tuyên án Đ. vô tội. Nhưng cái khổ vẫn chưa chịu buông cô gái quê nghèo Bắc Ninh. Biết được bản án này, chủ của Đ. làm đơn kháng án... Đ. tiếp tục bị tạm giam.
Gánh nặng chi phí oằn vai
Trừ số làm "chui", còn lại trên 60.000 lao động Việt đang làm việc trong các nhà máy, giúp việc nhà; chưa kể khoảng 80.000 cô dâu Việt Nam.
Ở một công ty thuộc Tập đoàn NEG chuyên sản xuất màn hình TV và kính máy bay có 51 lao động Việt Nam. Môi trường làm việc tương đối tốt: phòng ngủ có máy lạnh, có phòng vi tính kết nối Internet, có thể chat về nhà và chơi game. Theo anh Trần Ngọc Cần, quê ở Kiên Giang, công việc ở đây có nặng nhọc thật, nhưng bù lại thu nhập cũng kha khá, mỗi tháng khoảng 22.000 NT$ - tương đương 10,5 triệu tiền Việt. Nếu chịu "cày" thêm, có người đạt 30.000 - 35.000 NT$.
Lương cao, nhưng số tiền gửi về gia đình không nhiều, do có quá nhiều thứ chi phí. Anh Trần Đình Nhật, quê Thái Bình làm được 8 tháng, thu nhập 26.000 - 27.000 NT$/tháng, chỉ mới gửi về nhà được 50 triệu đồng. Trong khi khoản nợ mà gia đình anh phải thế chấp vay ngân hàng, "vay nóng" bên ngoài để lo cho chuyến đi này là 120 triệu đồng vẫn chưa trả hết.
Ông Hoàng Như Lý, Trưởng văn phòng kinh tế - văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, nhận xét so với lao động các nước đang làm việc tại Đài Loan thì người lao động Việt có ưu điểm, cái gì cũng hơn người: thân thiện hơn, dễ hòa nhập hơn và quậy phá cũng hơn. Bằng chứng là số lao động Việt bỏ trốn luôn chiếm ngang bằng hoặc nhiều hơn lao động bỏ trốn của 5 nước khác cộng lại.
Để có một chỗ làm tại xứ Đài, lao động Việt Nam phải chịu gần 10 loại chi phí như: phí quản lý (mỗi năm bằng một tháng lương cơ bản) phải trả cho doanh nghiệp Việt Nam, phí môi giới cho các công ty Đài Loan, phí quản lý cho phía Đài Loan, thuế thu nhập phải trả cho Đài Loan, tiền ký túc xá, tiền ăn, tiền điện.
Ông Nguyễn Bá Hải, trưởng ban quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan, còn bổ sung thêm phí an gia (chủ sử dụng lao động giữ lại một phần lương, thực chất là một loại tiền cọc để chống lao động bỏ trốn, sẽ trả lại cho người lao động sau khi hết hợp đồng).
Sau khi trừ các loại chi phí, thu nhập của lao động Việt tại Đài Loan mất gần một nửa. Bỏ trốn ra ngoài làm "chui" chính là để thoát khỏi các khoản chi phí này, với mong muốn sớm có tiền trả nợ và làm giàu. Rất nhiều lao động Việt Nam tại xứ Đài vẫn nghĩ vậy.
"Có thể nào các ông bà chủ xứ Đài tuyển lao động trực tiếp mà không qua các công ty môi giới?" Câu trả lời, theo ông Nguyễn Bá Hải là "Có". Cụ thể đã có khoảng 3 công ty của Đài Loan, trong đó có Công ty Nam Á chuyên sản xuất mạch điện tử của Tập đoàn Formosa đã từng qua Việt Nam trực tiếp tuyển 600 - 700 lao động với mức lương đút túi mỗi lao động là 700 - 800 USD/tháng, mà không cần phải qua các công ty môi giới, chi phí rất thấp. Tuy nhiên, ông Hải cũng cho rằng "chi phí môi giới" mà lao động Việt Nam đang oằn vai gánh chịu là một thực tế bất cập chưa thể hóa giải ngay được.
Anh H. - một cán bộ có thâm niên 7 năm làm công tác đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu - còn bổ sung thêm một loại phí khác mà chúng tôi tạm gọi là phí làng xã. Anh H. kể, nhiều lao động than khi đi chứng các loại giấy tờ liên quan để bổ sung cho hồ sơ xin đi XKLĐ, họ buộc phải chung chi cho các quan cấp một mớ, quan xã một mớ; lên huyện, lên tỉnh lại phải chung chi cho quan huyện, quan tỉnh một mớ nữa. Đó cũng là nguyên nhân góp phần làm gia tăng số lao động Việt bỏ trốn tại Đài Loan.
Nhưng luật pháp không có chỗ cho sự "cảm thông". Theo quy định của phía Đài Loan, lao động nước ngoài bỏ trốn bị bắt sẽ bị tạm giam, bị phạt 18.000 NT$; người sử dụng lao động bất hợp pháp sẽ bị phạt một khoản tương đương 20.000 USD. Mới đây, Chính phủ Việt Nam cũng ra quy định: lao động Việt ở nước ngoài bỏ trốn, bị trục xuất về nước sẽ phải chịu xử phạt hành chính từ 5-50 triệu đồng, hoặc nếu nghiêm trọng sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.(Thanh Niên)
Những cô dâu Việt quậy ở Đài Loan
Quán cà phê Ngọc Diễm ở Trung Lịch, Đào Viên, Đài Loan.


Chủ quán cũng là cô dâu Việt và là một đàn chị có thừa máu ăn chơi, bài bạc. Chỉ riêng "dịch vụ" tổ chức sòng bài, cho vay "nóng", bà chủ quán cũng kiếm trên dưới trăm ngàn Đài tệ một tháng. Một cô dâu Việt tên Ngân, từng là khách quen của quán nói với chúng tôi: "Bà chủ quán vừa rồi thua bài đến 3 triệu Đài tệ, đã bỏ trốn rồi".
Cũng ở Trung Lịch, khu vực quanh nhà ga, trước đây có một số khách sạn do các cô dâu Việt mở ra, thường là nơi để cho các cô dâu và lao động Việt Nam thuê làm chuyện vụng trộm. Gần đây, do xảy ra một số vụ đánh ghen gây mất trật tự, nên nhà chức trách địa phương đã ra lệnh đóng cửa.
Ở Đào Viên, chúng tôi ghé qua một số tụ điểm ăn chơi quen thuộc của những cô dâu Việt trên đường Đại Lâm. Tại một vũ trường "bình dân" của người Thái, chúng tôi gặp khá nhiều cô dâu lẫn khách Việt. Họ "chơi" rất nhiệt tình và sành điệu. Các cô sẵn sàng sà vào lòng khách nam như những đôi tình nhân. Một cô gái tóc vàng, ăn mặc hở hang, có hình xăm trên hai bắp tay và trước bụng, nói: "Trước đây em lấy một thằng Đài. Nhưng được hơn 3 năm, có chứng minh thư của Đài Loan là em bye bye nó. Tài sản chia được căn hộ, có chỗ chui vô chui ra. Tối tối đến đây vui chơi. Cuộc đời thế mà sướng!".
Một nam lao động tên Nghĩa đang làm ở Đào Viên, khách quen của vũ trường này nói: "Mấy cô này, nếu gặp người hợp ý thì... 'tình cho không biếu không'. Còn với những người khác, nếu thích thì cũng "chiều", miễn là có tiền. Nhưng không rẻ đâu, tới 3.000 Đài tệ một lần cơ đấy!" (gần 1,5 triệu VND). Cô tóc vàng cao hứng khoe: "Bỏ chồng được hơn 2 năm, em đã có tiền gửi về mua được lô đất ở Cần Thơ. Ở bên này khi nào chán thì lại về bển, cất căn nhà mở quán, lại nhảy nhót, hát hò".
Trong số 80.000 cô dâu Việt hiện ở Đài Loan, có một số cô đã lôi kéo các lao động Việt Nam bỏ ra ngoài làm chui. Đó cũng là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn.
Dâu hiền
Tuy nhiên cũng có không ít cô dâu xuất thân là dân thị thành, có ít vốn liếng kiến thức, có thể làm chủ được đời sống vợ chồng, thậm chí dẫn dắt được ông chồng giàu có. Nga là một trong số ít cô dâu Việt có được diễm phúc đó.
Cô dâu xinh đẹp ấy dân gốc quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, lấy chồng Đài Loan đã được 7 năm, hiện sống tại thành phố Trung Lịch, huyện Đào Viên. Chồng Nga sang Việt Nam đầu tư, đang điều hành một nhà máy trong khu công nghiệp ở Bình Dương. Nga đi lại bàng chiếc xe hơi 7 chỗ mới cáu. Cô còn khoe vừa sắm được căn hộ trị giá vài tỉ đồng Việt Nam.
Đào Viên là thành phố có cộng đồng cô dâu, lao động Việt Nam sinh sống đông nhất Đài Loan. Ở đây có rất nhiều quán cà phê, quán phở, quán ăn có karaoke nhạc Việt do các cô dâu Việt Nam làm chủ.
Vừa chạy xe, Nga vừa cho biết, sau một thời gian làm trợ lý cho công ty của gia đình chồng, cô đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm. Hiện cô "ra riêng" và đang là chủ một công ty chuyên tìm việc làm cho người già ở Trung Lịch. Năm 2005, công ty cô đã tìm việc làm cho gần 300 người lớn tuổi có nguy cơ thất nghiệp.
Những "nàng Kiều" Nam Bộ
Uyên quê miền Tây, trắng trẻo, xinh xắn; sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo. 18 tuổi, qua "cò" mai mối, cô lấy một ông chồng Đài Loan. Sang xứ người được 9 năm nhưng Uyên chưa hề được nếm hương vị hạnh phúc gia đình là gì. Chồng cô khá lớn tuổi, là một tay có máu mặt trong giới giang hồ ở Đài Bắc. Ông ta thường xuyên bài bạc, chơi bời trác táng và cô đã trở thành nơi trút giận sau những cơn say hay thua bạc của chồng. Uyên âm thầm cam chịu, nhẫn nhục.
Cho đến một ngày, khi đi chợ tình cờ cô gặp một anh lao động Việt Nam trẻ trung và ăn nói có duyên. Mối tình của họ nảy nở nhanh chóng. Uyên cảm thấy hạnh phúc vì yêu và được yêu. Cái cảm giác hạnh phúc ấy đã làm cho những trận đòn vô cớ, những nhục hình mà ông chồng vũ phu vẫn thường xuyên "tặng" cô trở nên vô nghĩa. Cũng từ đó, cô luôn nghĩ ra đủ mọi cách nói dối chồng, trốn đi chơi với người tình.
Tại một quán cà phê ở khu Singchuang - Đài Bắc, Uyên thổ lộ: "Giá như được làm lại từ đầu, mình đã không chọn con đường này. Nhưng giờ đã lỡ rồi, phóng lao thì đành phải theo lao".
Ông Hoàng Như Lý, Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, nhận định: "Không thể phủ nhận cũng có những cô dâu Việt ở Đài Loan sống có hạnh phúc, thậm chí thành đạt trong một số lĩnh vực. Nhưng về tổng thể, việc kết hôn chủ yếu là vì mục đích kinh tế. Chúng ta không cấm đoán, nhưng hoàn toàn không khuyến khích kiểu hôn nhân như thế này. Bởi cuối cùng, hậu quả vẫn đổ lên vai những người phụ nữ thân cô, thế cô nơi đất khách quê người".(Thanh Niên)
Chú rể Việt ở Đài Loan
Tại Đài Loan đang có những ông chồng Việt “ở rể” và sống hạnh phúc, nhưng cũng có những người lấy vợ Đài chỉ vì muốn có thẻ cư trú hoặc một công việc hợp pháp để kiếm tiền.
Theo một quan chức của Vụ châu Á - Thái Bình Dương, cơ quan ngoại giao Đài Loan thống kê sau năm 1975 cho thấy, hồi đó có tới gần 2.000 đàn ông Việt Nam cưới vợ Đài Loan. Đa số trong đó đều chọn Đài Loan làm nơi sinh sống. Tuy nhiên, ba thập kỷ đã trôi qua, rất nhiều trong số đó hoặc đã chết hoặc những cuộc hôn nhân đa quốc gia đã tan vỡ.
Còn hiện nay, có 143 người đàn ông Việt Nam lấy vợ Đài, so với số chú rể người Thái Lan là 2.924, Nhật là 1.159, Philippines là 382.
Có một gia đình chồng Việt - vợ Đài đang sống rất hạnh phúc ở Đài Bắc. Anh Q. vốn là du học sinh Việt Nam, sang Mỹ du học từ những năm cuối 1980 sau khi tốt nghiệp khoa luật một trường đại học tại Mỹ. Anh tham gia một số khóa đào tạo, lấy thêm một số chứng chỉ liên quan và làm việc trong một dự án phát triển cộng đồng tại Mỹ. Sau khi cưới vợ là một du học sinh Đài Loan học cùng trường nhưng dưới khóa, hai vợ chồng quyết định chọn Đài Loan là nơi để về và xây dựng cuộc sống mới.
Khi được hỏi vì sao lại chọn Đài Loan mà không về Việt Nam, anh cho biết ở Đài Loan thuận lợi hơn cho công việc.
Hiện anh vẫn dùng tiếng Anh giao tiếp trong văn phòng và gia đình. Trong công việc, có nhiều lúc anh phải làm với cộng đồng người Việt tại đây nên Q. cảm thấy khá thoải mái vì được dùng tiếng Việt thường xuyên. Vợ anh cũng đã học được những câu tiếng Việt cơ bản. Q. cho biết, anh cũng biết có những cặp vợ chồng du học sinh Việt Nam, yêu nhau ở một nước thứ ba, như Pháp, Nhật, rồi về Hà Nội đăng ký kết hôn và qua đây sinh sống, tạo dựng sự nghiệp.

Thường những chú rể Việt Nam đó đều là những người thành đạt, học vấn cao, có người sang Đài Loan mở công ty riêng. Người Đài Loan nhận xét, phụ nữ ở đảo này ngày càng hiện đại, học vấn cao, tự lập tự chủ, thậm chí họ sẵn sàng sống độc thân nếu không tìm được đối tượng “đáng mặt nam nhi” đủ học vấn, trình độ và tiền bạc để đáp ứng cho cuộc sống gia đình.
Lấy vợ xem... thẻ cư trú
Có lẽ tôi không bao giờ quên khuôn mặt non choẹt của một cậu trai nói giọng miền Nam, ngoài đôi mươi, dáng nhỏ, gặp ở chợ đêm gần khu Tùng Giang, Đài Bắc đầu năm 2007. Cậu đã cưới một cô gái Đài và sẽ được đàng hoàng làm thẻ cư trú vĩnh viễn ở đây sau 2 năm nữa.T. hơi ngượng nghịu cười và kể rằng cậu sang đây theo chị. Chị gái T. lấy chồng Đài Loan được gần 5 năm, con đã lớn, chị để con cho ông bà nội nuôi, ra chợ mở quán “Cửa hàng Việt Nam - phở - nem - cơm gà quay”, chị kêu T. sang đây phụ giúp.
Để tiện cho em, chị T. đã bỏ một khoản “lệ phí” cho một người quen, nhờ làm thủ tục, phỏng vấn, cưới một người vợ Đài Loan. Sau khi làm xong thủ tục kết hôn, sang Đài Loan ngày thứ hai là T. đã có thể đi làm ngay, và là lao động hợp pháp, không cần nộp bất cứ khoản nào như đặt cọc, thuế, quản lý phí hằng tháng như lao động Việt Nam bình thường sang đây làm việc.Buổi tối, T. ngủ lại ngay trong quán, ngày nghỉ là những lúc T. bận nhất, khi rảnh thì kiếm bạn bè là công nhân ở các xưởng ngoài huyện Đài Bắc, kéo nhau đi chơi.Còn vài trường hợp khác được biết đến khi lên Đài Bắc làm thủ tục cư trú, là những chú rể Việt đã sang Đài Loan làm công nhân từ 3 đến 5 năm. Sau đó, khi về nước, đã thông thạo mọi ngõ ngách, đường đi lối lại ở Đài Loan, họ tìm cách làm thủ tục kết hôn với một cô gái Đài Loan tốt bụng, giúp họ để sang tiếp, chủ yếu với mục đích làm việc, kiếm tiền.(Theo Thanh Niên/Người Lao Động)

 

Tìm kiếm Blog này