Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Da cam, kiện tụng và rồi sao?

Tựa trên theo Hoàng Ngọc Diêu
______________________

Truyền thông Việt Nam:
Tại Việt Nam, trong suốt 10 năm từ năm 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã rải hơn 80 triệu lít chất độc hóa học, phần lớn là chất da cam, chứa gần 400kg dioxin.
25% diện tích miền Nam Việt Nam bị phun rải chất độc da cam. Hầu hết các hệ sinh thái từ vùng thấp ven biển đến vùng đồi núi cao ở 5 vùng sinh thái là Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, trong đó miền Đông Nam Bộ là vùng ảnh hưởng nặng nề nhất chiếm 56% diện tích tự nhiên bị phun chất độc. 
Chất độc da cam đã làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân, trên 150.000 nạn nhân là trẻ emgây biết bao thảm cảnh. Chất độc da cam tàn ác đã di truyền qua nhiều thế hệ...
Đến nay, đã có 58 tỉnh, thành phố trong cả nước thành lập Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Nhiều tỉnh đã có 100% số huyện, xã có Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin cấp huyện và cấp xã. 

Việt Nam được các luật sư nước ngoài hổ trợ đã kiện 37 công ty Mỹ phải bồi thường do trách nhiệm gây ra thương tích vì đã sản xuất chất hóa học này. Dow Chemical và Monsanto là hai công ty sản xuất chất độc da cam (CĐDC) lớn nhất cho quân đội Hoa Kỳ.

Việt Nam lên án các công ty hóa chất và chính quyền Mỹ bưng bít sự thật, trốn tránh trách nhiệm tội ác chiến tranh.
Năm 2012: Việt Nam đã cùng một số quốc gia khác phản đối công ty hóa chất Dow Chemical tài trợ cho Olympics vì từng sản xuất chất độc da cam thời chiến tranh Việt Nam.
Năm 2013: Monsanto ghi danh “Doanh nghiệp vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp Việt Nam bền vững”,
Năm 2014: “Doanh nghiệp tiêu biểu vì sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn giai đoạn 2010 – 2014”

Ông Nguyễn Hồng Chính, Giám đốc đối ngoại Công ty nhận kỷ niệm chương từ nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Ngọc Trìu và Chủ tịch TW Hội Làm vườn Việt Nam Ngô Thế Dân. 

Trong bài Da cam, kiện tụng và rồi sao?
Hoàng Ngọc Diêu dẫn chứng: Cũng cùng ngày, 26 tháng 9 năm 2014, trên trang chính thức của công ty Monsanto cũng đăng tải thông tin như trên với nội dung vắn tắc hơn và có một dòng đáng chú ý: "Monsanto has partnered with farmers in Vietnam for more than a decade" (Monsanto đã làm đối tác với nông dân ở Việt Nam hơn một thập niên). Điều này có nghĩa Monsanto đã có mặt và làm ăn với phía Việt Nam trước 2004, ngay trong thời điểm Hiệp Hội Các Nạn Nhân Da Cam Việt Nam đang xúc tiến kiện các công ty hoá chất của Mỹ, trong đó có Monsanto. (TC - link )

Từ năm 2011, báo Sài gòn Giải phóng đã đăng loạt bài về vấn đề này, trích vài đoạn đáng lưu ý:

Tổng thư ký Hội Hữu nghị Anh - Việt:
"Tôi đã từng nói tôi rất không hài lòng khi thấy tại TPHCM xuất hiện các văn phòng đại diện của Monsanto và Dow Chemical. Bất kỳ ai đấu tranh vì công lý cho các nạn nhân CĐDC đều biết rằng những công ty này đã sản xuất ra thứ hóa học giết người sử dụng ở Việt Nam. Monsanto thu về hàng tỷ USD từ việc sản xuất CĐDC và còn hàng tỷ USD khác từ việc sản xuất hạt giống các loại cây trồng được tiêu thụ ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Thật không thể nào tin được những công ty đầu độc đất đai Việt Nam, phá hủy các cánh rừng, làm hàng triệu người dân Việt Nam phải sống trong nỗi đau... lại có các văn phòng tại Việt Nam. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã cấm nhập khẩu các sản phẩm hạt giống của Monsanto. Điều này cho thấy sự thừa nhận của quốc tế đối với các sản phẩm hạt giống của Monsanto không tốt cho nông dân hay người tiêu dùng, không làm tăng sản lượng cho vụ mùa. Tại Ấn Độ, hàng ngàn nông dân đã bị dồn vào bước đường cùng khi bị ép phải mua hạt giống của Monsanto, rồi phải sống trong nợ nần chồng chất."

Điều phối viên Chiến dịch hỗ trợ và công lý cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam:
"Dow tự coi mình phục vụ vì “yếu tố con người” và Monsanto tuyên bố “đảm bảo nông nghiệp bền vững”. Nhưng những việc làm của họ cho thấy phương châm thực sự chỉ là tích lũy lợi nhuận khổng lồ cho công ty từ sức khỏe của con người và tương lai của môi trường.
Nhưng người dân thế giới không bao giờ bị đánh lừa bởi những mỹ từ đó. Họ đang yêu cầu Dow và Monsanto dừng ngay việc sản xuất các sản phẩm độc hại, đền bù thỏa đáng cho các nạn nhân và tẩy sạch những vùng đất mà 2 công ty này đã tàn phá."

Tác giả bài báo:
"Theo Sở Công thương TPHCM, Công ty Dow Chemical International Ltd (Mỹ) được cấp giấy phép số 41-000918 lập văn phòng đại diện tại TPHCM ngày 13-4-2007 và bắt đầu hoạt động từ ngày 31-5-2007, thời gian hoạt động 5 năm tính từ ngày cấp phép. Trưởng văn phòng đại diện là bà Nguyễn Xuân Kim Phượng. Lĩnh vực hoạt động gồm nhập khẩu và kinh doanh hóa chất, nhựa.
Công ty Monsanto Thailand Ltd., (trụ sở tại Thái Lan, trụ sở chính tại Mỹ) được cấp giấy phép số 41-000451 cấp ngày 6-2-2007 và bắt đầu hoạt động ngày 6-4-2007, thời gian hoạt động 5 năm tính từ ngày cấp phép. Trưởng chi nhánh là ông Nguyễn Anh Thi. Lĩnh vực hoạt động: dược, hóa chất, nhựa, giống nông nghiệp…
Theo Sở Kế hoạch - Đầu tư TPHCM, Công ty Dow Chemical International đang lập thủ tục xin giấy phép đầu tư tại TPHCM. Dow Chemical có trụ sở tại Midland, bang Michigan, Mỹ, là công ty hóa chất lớn thứ hai trên thế giới về doanh thu (sau BASF) tính đến năm 2009; lớn thứ ba thế giới về huy động vốn (sau BASF và DuPont). "
Xem thêm chi tiết: Công lý cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Ngay sau khi Báo SGGP đăng loạt bài về cuộc đấu tranh giành công lý cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, một số nhà nghiên cứu ở Mỹ đã gửi cho chúng tôi nhiều thông tin về những sản phẩm kinh hoàng của hai công ty hóa chất Mỹ Monsanto và Dow Chemical, hai trong số những công ty sản xuất chất độc da cam cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Theo trang web GM Watch, từ năm 1980 đến nay, Monsanto và Dow Chemical bị các tòa án trên thế giới và tại Mỹ xử phạt hàng chục lần vì quảng cáo dối trá, hối lộ, che giấu những nghiên cứu có hại cho cộng đồng, đổ rác thải nguy hại ra môi trường... Hai công ty hóa chất này đang có mặt ở Việt Nam.
Bán kèm và cỏ “con hoang”
Hiện nay, tại thị trường Việt Nam, có 3 giống cây trồng biến đổi gien (GM) đang được trồng rộng rãi là lúa, ngô và bông của các công ty như CP, Monsanto, Bioseed, Pacific... Riêng giống ngô DEKALB C919 và đậu nành Roundup Ready của Tập đoàn Monsanto đã có mặt tại Việt Nam trên 10 năm nay.
Tuy nhiên, vì chuyển đổi gien, các giống ngô DEKALB C919 và giống đậu nành Roundup Ready chỉ trồng được một lần và trên thực tế, các hạt giống GM mang tính năng đặc biệt của riêng công ty cung ứng. Chẳng hạn, đậu nành Roundup Ready của Monsanto chỉ sống được nếu dùng kèm thuốc diệt cỏ Roundup của nhà sản xuất Monsanto!Năm 1970, Monsanto đã nghiên cứu hóa chất diệt cỏ dại glyphosate có tên thương mại “Roundup”. Tuy nhiên, ngay tại thị trường Mỹ, Roundup cũng “lên bờ xuống ruộng” khi vấp phải hàng loạt các cuộc điều tra và phản đối từ giới khoa học cũng như nông dân.
Từ vài năm trước, sản phẩm Roundup của Monsanto khó kiếm đất sống ở Mỹ và châu Âu, thế là Monsanto đưa loại thuốc diệt cỏ này sang các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trên những cánh đồng Việt Nam hiện nay, ngoài loại thuốc diệt cỏ Roundup có chứa các chất độc hại của Monsanto, còn có thuốc diệt cỏ và trừ bệnh lúa, xoài như Clincher Clipper, Beam, Dithane của Dow Chemical…
Xem thêm chi tiết: Những sản phẩm độc hại của Monsanto và Dow Chemical

Da cam, kiện tụng và rồi sao?
______________

Thợ Cạo tổng hợp

Tìm kiếm Blog này