Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Cầu Ông Chừ cửa ngõ đến chiến tranh.

Tran Hung
Vừa xong
Ảnh 2 hình như là ngả ba qua cầu. Hình ảnh quen thuộc của mình thuở nhỏ.
Bên nội, đi thẳng qua Hòa Trị, tới Nho Lâm Hòa Quang rẽ hướng nào cũng ớn có thể gặp mấy ông nội giả dạng thường dân, đêm chó sủa inh trời, đại bác cầm canh.
Bên ngoại, rẻ trái qua chợ Xéo đi Đông Bình tới Ân Niên, kế tiếp Vính Phú nơi mẹ thường đào hầm dưới bụi tre, ban đêm mấy ông con đội nắp hầm hỏi thăm sức phẻ.

Huân chương chiến dịch Bắc Kì, do triều đình Nguyễn ban cho các quan bảo hộ Pháp.

Nam Thanh Phan
Theo dõi · 24 Tháng 10 ·
Hàng chữ vòng cung là Bảo hộ An Nam tịnh Bắc Kì.
Bốn chữ ở trung tâm là Trung, dũng, tài, lược.
Chữ trên vải là Đồng Khánh. Mỉa mai thay niên hiệu của nhà vua bị lật ngược đầu lộn xuống đất, thật giống tình cảnh bấy giờ.

Phạm Quỳnh kể chuyện Đức chí tôn Khải Định ban chữ

Ảnh minh họa
________________

Vua Khải Định, hoàng tử Vĩnh Thụy, các quan đại thần và bầy tôi ở mẫu quốc

Ra đón còn nguyên nếp gấp áo dài (1922). Trông họ thật lơ láo thảm hại, nhục rửa sao hết!.Khi một nước mất chủ quyền, nhục rửa sao hết!.

Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

Thành cổ Việt Nam

MỘT SỐ THÀNH CỔ VIỆT NAM Qua các hình ảnh trên, có thể thấy nghệ thuật xây dựng thành trì của các cụ ta rất tiến bộ thậm chí là vượt cả nghệ thuật xây thành của Trung Quốc. Để chứng minh cho điều này admin xin phép dành vài dòng cho quan niệm của người Trung Quốc cái đã. Người Trung Quốc thường bị đe dọa bởi hàng loạt các bộ tộc du mục phía Bắc, tiêu biểu là Hung Nô, Mông Cổ, Kim - Mãn,.... Các bộ tộc này thường giỏi đánh trận mở nhưng lại yếu trong vây hãm vì vậy chỉ có một thứ có thể bảo vệ được họ lâu dài khỏi các cuộc xâm lăng của tộc người phía Bắc - đó chính là các bức tường, các bạn nếu để ý trong phim TQ sẽ thấy hiếm có ngôi nhà nào mà không có tường rào, là thứ tường rào của họ vững chắc chứ không chỉ là tường đất bè thấp như nước ta thậm chí một số nơi ở nước ta chỉ cắm vài cái cọc, rộng hơn thì xây cả một bờ thành vững chãi để bảo vệ cả một khu định cư, và rộng hơn nữa là Vạn Lý Trường thành - ví dụ tiêu biểu nhất cho tư duy xây thành của người TQ. Do đó thành trì của người Trung Quốc rất rộng và vững chãi điều này tưởng chừng có thể bảo vệ được họ nhưng vô hình trung lại gây bất lợi vì thành càng rộng thì quân phòng thủ càng phải nhiều, lại phải dàn trải quân sĩ ra nhiều nơi để phòng vệ nên cho dù thành có vững chãi cũng chỉ có tác dụng với pháo binh của địch, ngoài ra thành rộng thì dễ mất đi các vị trí then chốt, chiến lược (do người dân sinh sôi nảy nở, rồi người di cư thành rộng bao nhiêu cho đủ). Trở lại thành trì của ta. Như trong các hình trên, các bạn có thể thấy thành trì của ta đã khắc phục được nhược điểm của thành trì TQ - không quá rộng lớn và lại được đặt ở các vị trí chiến lược. Một số thành như thành Điện Hải (Đà Nẵng), Thành Bắc Ninh, đặc biệt là thành Bát Quái có những chỗ lỗi, lõm đó là một kiểu xây dựng vô cùng tiến bộ trong kiến trúc thành trì, nó tăng cường khả năng của pháo binh trên thành, các bạn có thể so sánh với các pháo đài phương Tây thời cận đại cũng có kiểu kiến trúc ấy. Đa số thành ở nước ta đều không được nguyên vẹn phần nhiều là do tác động của chiến tranh, một số thì bị phá bỏ trong quá trình phát triển của đất nước. -----------------8----------------- - Các bạn có thể tham khảo thêm một số thành trì ở đây : (https://www.facebook.com/notes/tr%E1%BA%A7n-v%C5%A9-tu%E1%BA%A5n/kh%C3%A1m-ph%C3%A1-50-t%C3%B2a-th%C3%A0nh-c%E1%BB%95-vi%E1%BB%87t-nam/576953685651027) - Nguồn : facebook Trần Vũ Tuấn Nam Thanh Phan. #kinglamakhung

Xem tiếp: Hình ảnh một số thành cổ

Tản mạn về trang bị mũ, giáp của Đại Việt và các nước Á Đông


Phỏng dựng binh lính thời Trần. Tác giả: Ấm chè.
Bài và ảnh của Phan Thanh Nam
Trái với suy nghĩ phổ biến hiện nay, chủ yếu ảnh hưởng bởi hình ảnh trang bị của quân lính nhà Nguyễn thời Pháp thuộc mà cho rằng quân đội Đại Việt xưa nghèo nàn vũ khí yếu kém hoặc thậm chí không có áo giáp phòng thân. Nhưng nếu đào sâu vào những sử liệu và hiện vật còn lại ngày nay, lại cho một góc nhìn hoàn toàn khác trái với quan niệm “cởi trần, đóng khố” một thời. Các nhà khảo cổ đã sớm phát hiện ra các mảnh giáp kim loại có niên đại từ rất sớm xuyên suốt từ thời Đông Sơn kéo dài đến tận thời hậu Lê. Chứng tỏ người Việt cổ đã sớm phát triển công nghệ chiến tranh và cũng coi trọng việc chế tạo áo giáp bảo hộ giống như các nước khác trên thế giới.

Nhớ ngày xưa sửa điểm của Thầy


Tran Hung
16 giờ ·

Mụ vợ chửi con học dốt cũng tại ông!

Quả thật, giờ mới khai. Năm lớp Nhất, bọn mình học ở trường Tiểu học Cộng đồng Kontum do thầy Trần Minh Trị dạy.
Lão ham chơi chỉ quan tâm mỗi môn toán, các môn phải buột thuộc lòng như sử, địa, văn... coi như sa pha.
Tuần nào Thầy cũng cho cả lớp làm bài kiểm tra, lão nhớ đâu phang vào đấy miễn nhiều chữ là được.
Thầy chấm điểm, trả giấy làm bài về cho học sinh giữ, cuối tháng nộp lại, hình như thầy giao cho lớp trưởng tổng hợp điểm thì phải.
Mình liệu cơm gắp mắm thấy điểm nào thấp dễ sửa là phẹt vào nâng điểm lên, làm sao trùng màu mực, đá cho đúng hướng là ok.
Nhờ thế mà lão trụ hạng trung bình khá. haha.
Giờ chẳng biết thầy ở phương trời nào, cho em xin lỗi đã qua mặt Thầy!
Bạn nào có ma le như mình, hãy điểm danh.

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

Thống kê tiến sĩ ở các bộ ngành và địa phương

Lần đầu tiên những con số thống kê tương đối đầy đủ về trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức của Việt Nam được thực hiện.
Báo cáo số 392 của Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016 gửi Đoàn giám sát của Quốc hội, lần đầu tiên những con số về trình độ của cán bộ, công chức, viên chức Việt Nam được thống kê.

Số liệu thống kê tới tháng 6/2016.
Bộ nào có nhiều tiến sĩ nhất?
Thống kê cho thấy, tổng số cán bộ, công chức trong 27 đơn vị (gồm 16 bộ,  4 cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan trực thuộc chính phủ. Không bao gồm Bộ Công an và Bộ Quốc phòng và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) là 106.139 người. Trong đó Bộ Tài chính có tới 70.029 cán bộ, công chức, Bộ Tư pháp có 10.205 cán bộ công chức. 

I-400, tàu ngầm lai hàng không mẫu hạm siêu bí mật của Nhật trong Thế chiến thứ II

Đang tải Tau_ngam_I-400.jpg…

Tàu ngầm là một trong những phương tiện giao chiến then chốt của lực lượng hải quân các nước xuyên suốt chiến tranh thế giới thứ 2. Nhưng ít ai biết rằng, Nhật Bản đã làm ra được 3 chiếc tàu ngầm độc nhất vô nhị thuộc lớp I-400 với khả năng mang theo máy bay và phóng đi giống như hàng không mẫu hạm, ngoài ra chúng còn có thể đi 1 vòng rưỡi quanh Trái Đất mà không cần tiếp thêm nhiên liệu. Mục đích của Nhật khi tạo ra I-400 là nhằm tấn công bất ngờ vào thẳng đất Mỹ. Mặc dù chưa tham gia bất kì trận hải chiến nào nhưng công nghệ và thiết kế của những chiếc tàu này đã khiến quân đội Đồng Minh phải giật mình khi họ phát hiện ra chúng.

Giã Từ Trường Cũ – Tôn Nữ Hường Hoa

aotrang-01

Bài thơ được cô Mỹ Linh, giáo sư Việt Văn trường Trinh Vương dạy cho tất cả các học sinh Đệ Ngũ của Cô trong giờ học đầu tiên. Mây Lan ghi lại theo trí nhớ.  Thương tặng cô Mỹ Linh của chúng em.
Tôi hồi nhỏ hai tay còn bỡ ngỡ
Sáu tuổi đầu chưa hiểu nghĩa anh em
Tay run run ngòi bút chửa dịu mềm
Rất sung sướng được nghe mùi trường học
Mầm tư tưởng còn nằm trên mái tóc
Chưa xuống đầu … mà xuống vội làm chi!
Buồn hay vui lo lắng có ích gì
Cười cợt sớm, chẳng cần lo lắng sớm
Xuân tươi sáng trên môi vừa mới chớm
Tay ôm chồng sách nặng nhảy tưng tưng
Áo sứt khuy … tuột cúc … má đỏ bừng
Mặc tất cả: ta là con thượng đế!
Hồn trong sáng trong một bầu thánh thể
Hoa bên lòng và đầu gối tay tiên
Chân bước đi cho hồn dõi vạn miền
Mắt sung sướng nhìn đời qua mộng ước

Giờ Quốc Sử

Những buổi sáng, vừng hồng le lói chiếu
Trên non sông, làng mạc, ruộng đồng quê,
Chúng tôi ngồi yên lặng, lắng tai nghe
Tiếng thầy giảng suốt trong giờ quốc sử.
Thầy tôi bảo: “Các em nên nhớ rõ,
Nước chúng ta là một nước vinh quang.
Bao anh hùng thuở trước của giang san,
Đã đổ máu vì lợi quyền dân tộc.
Các em phải đêm ngày chăm chỉ học
Để sau này nối được chí tiền nhân.
Ta chắc rằng, sau một cuộc xoay vần,
Dân tộc Việt sẽ là dân hùng liệt.
Ta tin tưởng không bao giờ tiêu diệt,
Giống anh hùng trên sông núi Việt Nam
Bên những trang lịch sử bốn ngàn năm
Đầy chiến thắng, đầy vinh quang, máu thắm…”
.
Đoàn Văn Cừ

Bay bổng đẹp tuyệt vời

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và ngoài trời

Cảm ơn tác giả đã hoài cảm tuổi thơ vẽ lại được cái lọ mực độc đáo này:

Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Xe máy gì càng cũ chạy càng ngọt?

Tran Hung
25 Tháng 10 lúc 15:04 ·

Chiếc xe là công cụ gần gũi hàng ngày với con người, không đánh giá đúng công sức của nó, nghĩ cũng bạc tình!. Lão mua chiếc Hayate với bình xăng con thường xài nay đã 7 năm. Đã thay dây cuaroa, bộ tăng giảm tốc, phục hồi BXC.
Giờ ngồi lên xe vi vu vẫn như ngày nào, không cảm thấy xe xuống cấp è ạch gì. Đường vắng, kéo thử tốc độ lên 100 km/giờ nhẹ nhàng, xe lướt pheo pheo như "xe đạp điện", không rung lắc gây cảm giác bất an. Mụ vợ mình nhát xe, thế mà thấy đường tốt vắng, lão kéo lên 80, bã không la là đủ biết.
Đặc điểm xe Hayate là xe càng cũ chạy càng ngọt. Thời gian đầu mới mua về, hơi khó chịu về độ lỳ của nó, khi đề pa và tiếng bô nổ lớn gây khó chịu. Nhưng chạy 1, 2 năm thì nó có vẻ trơn tru, lên ga đề pa vọt nhạy hơn, tiếng bô xe không như ban đầu nữa, đến năm thứ ba thì mình thật sự hài lòng.
Ai thích "nồi đồng cối đá", khi đã xài dòng xe Suzuki là không bao giờ nghĩ đến hãng khác.

Ảnh con ngựa ô 8 tuổi của cô bạn, nhờ lão reset lại.
Trong hình ảnh có thể có: mọi người đang ngồi và xe môtô

Lão tin Đông y chữa gãy xương, trặc khớp, bong gân tốt hơn Tây y

Tran Hung
24 Tháng 10 lúc 18:23 ·

Lão không mấy tin ở đông y vì nó mơ hồ nhưng riêng khoản xương khớp thì mình tin.
Có lần vào bệnh viện thấy anh nọ đi nạng khập khiễng, đang chờ khám. Lão hỏi thăm: anh bị sao? Ảnh nói: bị tai nạn xe năm trước, bác sĩ mổ xẻ sắp lại xương, cố định bằng nẹp vít inox, không ổn, chờ mổ lại. Nhìn kỹ mới để ý: chân ảnh cái dài cái ngắn, mũi bàn chân bẹt không song hành. Lão thầm nghĩ: mả choa, thằng bác sĩ nào tài thế không biết!
Chưa dám nói ở thể nặng, không biết ai hơn ai nhưng bình thường mấy ông thầy lang vườn xử lý gãy xương, trặc khớp, bong gân tốt hơn tây y dù họ không được học giải phẩu cơ thể bài bản.
Thầy hỏi thăm bệnh, sờ mó nắn kéo, đắp thuốc sơ sài, vậy mà về, cảm thấy êm ngay. Hỏi thầy: có cữ kiêng gì không? thầy bảo: không, cử động sinh hoạt bình thường đừng cố làm nặng là được. Khác với chỉ định của tây y, chỗ đó nặng nhẹ gì đều phải băng bột bất động, chả hiểu tại sao.

____________

Gãy tay bó lá khác bó bột những gì

Lính Mỹ nhìn người phụ nữ Việt cho con bú

Tran Hung
24 Tháng 10 lúc 18:19 · 
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, trẻ em và ngoài trời
ảnh larry burrows

Ảnh ký ức một thời đất nước chia cắt - Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn 1965

Tran Hung
24 Tháng 10 lúc 17:55 ·
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng, đám cưới, bầu trời và ngoài trời



Một trong những vũ khí hiện đại rất nguy hiểm trong chiến tranh VN

Tran Hung
25 Tháng 10 lúc 12:25 ·

Đó là đạn M79 dây được bắn xuống từ trực thăng AH-1 Cobra của Mỹ. Nó chạm vật cứng thì nẩy lên rồi mới nổ để mảnh tỏa rộng, nhìn vào dãy nhà chi chít mảng đạn, nếu có người thì không chết ắt phải bị thương.
Ảnh ngoại ô TX Kon Tum năm 1968
Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, nhà, đám mây, ngoài trời và thiên nhiên

Còn nhớ hết những trò này, tuổi thơ của bạn chắc dữ dội lắm

Dường như càng lớn ta càng dễ hoài niệm một thời thơ ấu, đặc biệt là các trò chơi dân gian khiến trẻ con trong xóm làng ngày xưa mê mẩn.
Ngày nay trẻ em chủ yếu chỉ thích xem TV với những bộ phim hoạt hình đặc sắc và đa dạng, hay chơi vi tính với những trò chơi phong phú. Ít còn đứa trẻ nào mỗi ngày tan trường chỉ mong đi chơi nhảy dây, tắm sông, trốn tìm cùng chúng bạn trong xóm. Vậy mà ngày xưa những trò chơi dân gian giản dị ấy là nguồn vui mỗi ngày của bọn trẻ con chưa biết đến công nghệ là gì, chỉ có trí tưởng tượng và óc sáng tạo để tạo ra những trò chơi thú vị và sôi động từ những vật dụng hết sức đơn giản trong cuộc sống hay có sẵn trong thiên nhiên. Hãy cùng quay ngược thời gian trở về với cái thời cách đây chỉ mới xấp xỉ một thập kỉ để ngắm lại những trò chơi dân gian từng làm say mê bao thế hệ trẻ con ngày trước nhé.

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Số phận các Quốc gia Cộng sản hoặc theo đường lối XHCN ở châu Phi sau năm 1989:


Algeria – Bạo loạn Tháng Mười 1988, cuộc nổi dậy Hồi giáo ở Algeria 1991, đã buộc nước này phải từ bỏ chế độ độc đảng chuyển sang cuộc bầu cử đa đảng năm 1995.
Angola – Chính phủ MPLA cầm quyền đã từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin vào năm 1991 và đồng ý với Hiệp định Bicesse trong cùng năm, tuy nhiên cuộc Nội chiến Angola giữa hai đảng MPLA và UNITA bảo thủ vẫn tiếp tục trong một thập kỷ nữa.
Cape Verde – Đảng cầm quyền châu Phi độc lập của Cape Verde đã cắt giảm hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa và viện trợ nước ngoài gây áp lực cho chính phủ để cho phép bầu cử đa đảng vào năm 1991.
Cộng hòa Dân chủ Congo – Chính quyền của Denis Sassou Nguesso bị áp lực phải từ bỏ Chủ nghĩa Mác - Lênin vào năm 1991. Quốc gia này đã có những cuộc bầu cử vào năm 1992 và thành lập Cộng hòa Congo vào năm 1993.
Cộng hoà dân chủ liên bang Ethiopia – Một hiến pháp mới được thực hiện vào năm 1987, và sau khi Liên Xô và Cuba sụp đổ, chính quyền quân sự Cộng sản Derg do Mengistu Haile Mariam lãnh đạo đã bị đánh bại bởi phe nổi dậy trong cuộc Nội chiến ở Ethiopia và trốn chạy vào năm 1991.
Cộng hoà Madagascar – Chủ tịch nước Chủ nghĩa xã hội, ông Didier Ratsiraka bị lật đổ.
Mali – Chính quyền của Moussa Traoré đã bị lật đổ, Mali thông qua một hiến pháp mới; Tổ chức các cuộc bầu cử đa đảng. Cuộc nổi dậy năm 1990 và cuộc đảo chính năm 1991.
Mozambique – Cuộc nội chiến ở Mozambiku giữa FRELIMO và các đảng bảo thủ RENAMO đã kết thúc thông qua hiệp định năm 1992. FRELIMO sau đó đã từ bỏ chủ nghĩa xã hội và với sự ủng hộ của Liên hợp quốc đã tổ chức nhiều cuộc bầu cử.

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

Phân bổ ngân sách 2001-2014: tìm sự hợp lý (*)

 Huỳnh Thế Du Chủ Nhật,  19/2/2017, 08:23 (GMT+7)


Sự thay da đổi thịt nhanh chóng của Đà Nẵng trong khoảng hai thập kỷ qua là do vai trò quyết định của ngân sách. Ảnh: KINH LUÂN

Nếu xét trong các địa phương có thặng dư ngân sách trong giai đoạn 2010-2014 cũng thấy không có nguyên tắc phân chia ngân sách một cách cụ thể gì cả.
Điều đầu tiên có thể nhận xét là sự thay da đổi thịt nhanh chóng của Đà Nẵng trong khoảng hai thập kỷ qua là do vai trò quyết định của ngân sách. Mức chi bình quân của địa phương này cao gấp đôi TPHCM và gấp gần 1,5 lần địa phương gần nhất là Quảng Ninh (trong số các địa phương có thặng dư ngân sách).

Vạch mặt ABH, kẻ thù dân tộc - Tán gẩu với đồng hương

Hà hà, tôi xin làm một cái tít dao to búa lớn cho nó nhẹ nhàng. Dao to búa lớn mà nhẹ nhàng à? Vâng, đúng là có mâu thuẩn, nhưng trên đời đã có mâu thì cũng phải có thuẩn chứ, không thì chán ngắc. Chuyện đời, chuyện người, chuyện chính trị chớ có phải chuyện toán đâu mà cần đi một chiều từ tiên đề đến định lý.

Số là gần đây lê la trên mạng tôi được đọc hai bài báo rất hay của ông Lê Hiếu Đằng. Nhiều người ủng hộ quan điểm của ông. Nhưng đồng thời ông cũng bị đả kích, mắng xéo, mỉa mai từ nhiều phía. Ngoài những bài lý luận xà quành đến khôi hài của những tay bồi bút phục vụ chính quyền VN còn có những biểu hịện thù hằn với ông LHD và những người như ông từ một số người Việt đang sống tự do ở nước ngoài. Đại khái là họ không chấp nhận bất kỳ một sự cải thiện chính thể hay xã hội nào ngoại trừ sự lật đổ hoàn toàn Đảng CSVN và kết tội tất cả những ai mà theo họ thì tay đã "lấm bùn" hay "nhúng chàm". Đã gần 40 năm rồi mà lòng "chuyên chính" của họ không hề bị lay chuyển. Ai không đồng quan điểm với họ là quân phản động. Oops! Lộn rồi. Phải nói là "quân thân Cộng". Phản động là từ ngữ bên kia, thân Cộng là nhãn hiệu bên này.

Tôi cứ hay lẫn lộn, thật là nguy hiểm. Thời trước có thể phân biệt bên này, bên kia, bên kia, bên này dễ dàng hơn. Thời nay thì ông nào cũng còm lê, cà vạt, bãnh choẹ như nhau. Bà nào cũng váy ngắn, váy dài khó mà phân biệt. Dân trong nước thì tôi nghe là thời nay cũng như thời trước, đa số đầu tắt mặt tối kiếm sống. Phần thì sợ chính quyền, phần thì thờ ơ chính trị. Tự do, dân chủ đối với họ có lẽ chỉ những khái niệm không thực tế. Không hiểu có phải vì ý đồ xâm lấn lãnh thổ của Tàu và thái độ bán nước ôm tiền của quan chức VN mà dân chúng phẩn nộ ra mặt. Đặc biệt là một số nhà văn, nhà báo, trí thức, và đảng viên bỏ đảng đòi tự do và dân chủ thật. Họ dám nói, dám làm, dám chịu. Họ bị chính quyền bố ráp, đánh đập, và giam cầm nhưng vẫn không ngán. Đáng phục như vậy mà những người từng là đảng viên bị cả hai bên ném đá. Thật là khó hiểu.

Sự ngộ nhận quá lâu về "Hòn ngọc Viễn Đông"

SỰ NGỘ NHẬN QUÁ LÂU
Có quá nhiều người ngộ nhận về sự giàu có và sức mạnh kinh tế khoa học kỷ thuật của miền Nam trước năm 1975.
Họ cho rằng ngày đó VNCH đã vượt xa các nước Korea, Phillipine, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia và gần bắt kịp với nước Nhật. Sự ngộ nhận này xuất phát từ những rao giảng của nhà chính trị, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà thơ.... nhưng tuyệt nhiên không có nhà kinh tế hay nhà kỷ thuật nào dám nói như vậy cả.
Với hiểu biết và cảm nhận của mình, tôi viết stt này với mong muốn làm sáng tỏ phần nào thực trạng của nó.
Sau năm 1975, vào năm 1977 sau khi học xong trường kỷ thuật tôi có dịp đi một vòng xem xét các công ty SX cơ khí, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại Sài Gòn, Biên Hoà. Những nơi tôi đi qua có nhiều nơi chính người thân của mình đã từng làm việc.
Tôi cũng đã từng ngộ nhận như họ và rất tự hào về nơi tôi sinh ra và lớn lên....cho đến khi tôi xách tập đi học thêm về kinh tế.
Bằng những gì tôi đã tận mắt xem xét, bằng những kiến thức kinh tế được trang bị và bằng những phép so sánh loại trừ tôi đã thật sự thất vọng về niềm tự hào ngớ ngẩn trước đó.
- Nói về kinh tế phải xác định rằng đất nước ta dù Nam hay Bắc thì thời điễm đó có đến trên 80% người dân sống bằng nông nghiệp nhưng trình độ SX nông nghiệp lúc đó là vô cùng thấp.
Vị tiến sĩ nông học số miền nam lúc đó là ông Võ tòng Xuân được học bổng của trường đại học Nông nghiệp tại Los Banos (Philippines), về lại Việt Nam 1971 sau khi lấy bằng thạc sĩ ( đến năm 1975 mới lấy bằng tiến sĩ tại Nhật ).

Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

Bình luận về vai trò của Tướng Võ Nguyên Giáp

Tướng Giáp trí tuệ bậc Thầy



DANHNHANVIET. Blog Ô Sin đăng bài về Tướng Giáp: ..."Ngoài tài năng còn có một yếu tố quan trọng khác, ông là một người có đầu óc thực tiễn ghê gớm, luôn tổng kết trong thắng, trong bại để tìm ra cách đánh mới".

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Vì sao TQ thành nền KT lớn thứ hai thế giới, còn VN vẫn lẩn quẩn?

Cả hai nước có những nét tương đồng về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa.
Cả hai nước bị cho là đảng toàn trị, hạn chế quyền tự do dân chủ con người. 
Cả hai nước mang danh nghĩa chế độ cộng sản, thực chất đã trở thành tư bản đỏ.
Cả hai nước đều chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường mang định hướng XHCN. 
TQ đã phát triển và trên đà cạnh tranh ngôi vị với Mỹ, dự trử đưọc tài nguyên chiến lược, thu phục được đa số nhân tâm.
Còn VN đã khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên lẫn lòng tin của người dân gần như cạn kiết.
Tuy mỗi nước có lợi thế, điểm mạnh yếu khác nhau. Dù TQ đã có nền tảng văn hóa vững chắc, có nền công nghiêp cơ bản và đổi mới kinh tế đi trước khá lâu so với VN.
Nhưng những gì TQ đề xướng cải cách chính trị, kinh tế thì VN đều tham khảo áp dụng, gần như một bản sao.
Tại sao người ta 10 thì mình không được 1?.

TC
_____________________

Trung Quốc - “phiên bản đặc biệt của chủ nghĩa xã hội”
Thứ hai, 11 Tháng 5 2015 13:03
Tất cả những gì đang diễn ra ở Trung Quốc được cả thế giới theo dõi chặt chẽ và cũng không làm ai phải ngạc nhiên. Trong 30 năm từ năm 1979, GDP của Trung Quốc đã tăng 15 lần, sản xuất công nghiệp tăng hơn 20 lần; kim ngạch thương mại tăng hơn 100 lần; hoàn thành công nghiệp hóa và tạo ra một cơ sở vững chắc để giải quyết các nhiệm vụ do Đại hội lần thứ XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc (2007) đề ra, biến Trung Quốc từ một “công xưởng của thế giới” thành một “nhà máy của tri thức”.

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

Lan man máy nổ đuôi tôm

Ở miệt Lục tỉnh Nam kỳ, nhà ven sông rạch thường được nghe tiếng máy nổ tành tạch vang vang đưa thương gợi nhớ, đó là tiếng máy nổ đuôi tôm. Nếu trong ngõ hẻm thị thành, hàng xóm chỉ cần nghe tiếng động cơ từ đầu ngõ đã đoán được là xe của nhà ai sắp chạy qua, thì nơi sông rạch cũng vậy, chỉ thoáng nghe hơi máy nổ, cả xóm đã biết ghe xuồng khứa nào đang rẽ nước mé bến kia.
Thuở hồng hoang thạnh trị, xứ sông nước bủa giăng chằng chịt này, nhà nào cũng phải có chiếc xuồng làm phương tiện, với cái máy nổ làm "đầu cơ nghiệp": bơm nước, chở lúa, mua hàng, chợ búa, thảy đều trông cậy vào cái máy đó.
Những năm cuối thập niên 60 thế kỷ trước, khi ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, chủ tịch Hồ Chí Minh tranh thủ viện trợ của Liên-xô, Trung cộng để kèo nài toàn súng đạn quân nhu cho cuộc chiến, còn thì để mặc nông dân è cổ chổng khu kéo gàu tát nước lên đồng theo cách thủ công tự đời cố tổ; thì ở miền Nam, cùng với viện trợ quân sự của đồng minh, người dân đã có thêm máy nổ chạy xăng Kohler-4 của Mỹ cũng được nhập vào. Cái máy này được người bình dân gọi máy "Kô-le", nó nhanh chóng trở thành phương tiện thiết thân của bà con.
Máy Kohler-4 thuở đó còn thô sơ lắm, nó có màu lam thẫm, nặng vừa một ôm, đã ít hao xăng lại cơ động, tiện dịch chuyển xuống rạch lên đồng, tối đến bưng nguyên con đem vô nhà cất cũng dễ. Nó có bình xăng hình trụ nằm ngang ở phía trên để thuận tiện cho việc tiếp nhiên liệu, với bánh quay (còn kêu bánh trớn) ở mặt trước, có rãnh để quấn dây vô, giựt cho máy khởi động.

Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

Chaebol và các tập đoàn ở VN

Hôm qua, VTV thời sự đăng tin rùm beng về việc Vinfast công bố mẫu xe ô tô. Mối quan hệ của VIN với chính quyền đang làm người ta liên tưởng đến các chaebol (tập đoàn kinh tế của Hàn quốc). Vậy chaebol thực sự là gì và liệu các tập đoàn ở VN có thể giống chaebol?
Chaebol và Park Chung Hee
Các chaebol được hình thành và phát triển mạnh mẽ vào thời kỳ mà TT Park Chung Hee cầm quyền. Park lên làm TT Hàn quốc sau 1 cuộc đảo chính quân sự, chính vì sự thiếu tính chính danh nên ông muốn tạo dựng nên một bộ mặt mới cho nền kinh tế. Nếu kinh tế phát triển thì ông sẽ được lòng dân hơn. Với quan điểm này người ta có sự so sánh Park Chung Hee với Đặng Tiểu Bình, cả 2 đều bóp nghẹt dân chủ để tập trung cho kinh tế. Park tự nhận là mình không có sự hiểu biết sâu rộng về kinh tế (ông vốn là 1 tướng lĩnh quân đội) nên ông muốn dựa vào các chaebol làm đầu tàu phát triển kinh tế cho Hàn quốc. Chaebol chính là nơi khởi nguồn các cải cách và các chính sách kinh tế của Hàn quốc.
Chaebol là các tập đoàn gia đình trị, chiết tự Hán văn nghĩa là "tài phiệt", chính quyền Park không thể can thiệp vào việc điều hành doanh nghiệp. Chaebol được Park trao cho các đặc quyền kinh tế nhưng đổi lại, họ buộc phải tham gia các lĩnh vực khó khăn mà thường các công ty nhà nước mới có thể tham gia, chẳng hạn như việc phát triển hạ tầng và công nghiệp nặng, mang tính chiến lược do nhà nước định hướng.

Văn bản Luật 10/59

Theo Vinhhuy.le Tài liệu sau đây do Nguyen Van Mieng chụp tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ) ở số 2 Yết Kiêu, Đà Lạt, Lâm Đồng, được chia sẻ bởi Faceboocker Dương Quốc Chính.

Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017

Tiêm kích MiG-25: “Quả lừa” vĩ đại của Liên Xô

(Kiến Thức) - Tốc độ bay Mach 3 nhanh hơn bất kỳ loại máy bay nào trên thế giới đã khiến cho người Mỹ và phương Tây hãi hùng trước tiêm kích MiG-25 của Liên Xô.


MiG-25 là tiêm kích đánh chặn tốc độ cao do OKB MiG phát triển từ đầu những năm 1960, chính thức triển khai năm 1970. Với tốc độ tối đa là Mach 3.2, một rada cực mạnh và 4 tên lửa không đối không, MiG-25 lúc mới xuất hiện đã khiến nhiều nhà phân tích và chuyên gia quân sự Phương Tây phải hốt hoảng.

Người Việt Nam đầu tiên đặt chân đến châu Mỹ

Nguyễn Hiến Lê
Con đường Thiên lý

Từ một người đi tìm vàng ở California, ông đã trở thành ký giả người Việt đầu tiên trên đất Mỹ. Ông là Trần Trọng Khiêm, người làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, Phú Thọ.

Trần Trọng Khiêm sinh năm Tân Tỵ (1821), tức năm Minh Mạng thứ 2, là con của một gia đình thế gia vọng tộc ở phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nhưng trong người lúc nào cũng sẵn máu phiêu lưu. Năm ông 21 tuổi, vợ ông bị một viên chánh tổng âm mưu làm nhục rồi giết hại. Sau khi giết tên chánh tổng báo thù cho vợ, ông xuống Phố Hiến (Hưng Yên), xin làm việc trong một tàu buôn ngoại quốc và bắt đầu bôn ba khắp năm châu bốn bể.

Suốt từ năm 1842 đến 1854, Trần Trọng Khiêm đã đi qua nhiều vùng đất từ Hương Cảng đến Anh Cát Lợi, Hoà Lan, Pháp Lan Tây. Do trí tuệ sắc sảo, đến đâu ông cũng học được ngoại ngữ của các nước đó. Năm 1849, ông đặt chân đến thành phố New Orleans (Hoa Kỳ), bắt đầu chặng đường 4 năm phiêu bạt ở Mỹ cho đến khi tìm đường về cố hương.


Tuy không phải sứ giả, nhưng Lê Kim đến Hoa Kỳ trước Bùi Viện 20 năm

Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2017

Tranh luận về bãi cọc Bạch Đằng & hình ảnh giống ở nước ngoài

Tranh luận liên quan đến bãi Bạch Đằng ở VN:
https://www.facebook.com/nguyen.quang.3344/posts/10156844058234968
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10156849612249968&set=a.10150090492384968.295238.677699967&type=3
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1499392343442836&set=a.1457137267668344.1073741860.100001162542779&type=3

Công viên Sông Hudson ở New York
Kết quả hình ảnh cho Hudson River Park

Giấc mơ hai lượm

(Ai là bạn của tôi nên chịu khó đọc hết stt này. Ai không quan tâm không cần đọc, tôi sẽ xóa những cmt ném đá)
Không có bằng chứng nào cho thấy con người ngày nay thông minh hơn và hạnh phúc hơn con người sống vào thời kỳ hái lượm.
Tổ tiên của chúng ta từng sống vui vẻ suốt 2,5 triệu năm trong thời kỳ này. Họ chỉ ăn những gì mà thiên nhiên ban tặng. Họ hái lá, nhặt trái và đào củ, họ bắt cá, các loài thủy sản, côn trùng và săn những con thú, nhưng sự săn bắt cũng chỉ góp phần vào sự cân bằng của hệ sinh thái chứ không khiến cho bất cứ loài nào bị tuyệt diệt.
Đó là thời kỳ mà ngày nay chúng ta gọi là “hồng hoang mông muội”, nhưng “hồng hoang mông muội” thì có gì là không tốt ? Suốt 2,5 triệu năm đó con người sống hồn nhiên vô tư, hòa thuận với thiên nhiên và hòa thuận lẫn nhau. Chẳng có cướp giật lừa đảo và chẳng thể nào có chiến tranh. Tất nhiên cuộc sống của người hái lượm không phải dễ dàng, họ vẫn gặp những bất trắc từ thiên nhiên và từ đồng loại. Cũng giống như các loài thú hoang, họ phải vượt qua những bất trắc đó để sinh tồn, quá trình vượt qua đó chính là quá trình tiến hóa.

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Vụ PMU18, ai muốn xé bỏ pháp quyền?

Hoàng Hải Vân đang ở với Việt Chiến NguyễnQuoc Phong
14 Tháng 9 lúc 17:39 ·

TAI HỌA TỪ VỤ NĂM CAM ĐẾN VỤ PMU18…

Vụ PMU18 là vụ kép gồm hai vụ án : Vụ tham nhũng tại PMU18 và vụ đàn áp các nhà báo và sĩ quan cảnh sát chống tham nhũng trong vụ PMU18. Vụ thứ nhất là điển hình lọt người lọt tội, còn vụ thứ hai là điển hình của oan sai. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến vụ thứ hai. Vụ này có liên quan đến vụ Năm Cam, ít nhất từ phía báo Thanh Niên thời anh Nguyễn Công Khế làm Tổng biên tập.

Trong vụ án Năm Cam, Ban chuyên án đã tuân thủ nguyên tắc pháp quyền khi bắt người, nghĩa là chỉ bắt người khi có đầy đủ chứng cứ phạm tội, chính vì vậy mà những kẻ bảo kê cho Năm Cam dù có quyền lực rất lớn cũng không ngăn cản được. Còn trong vụ PMU18, việc bắt giam và truy tố hai nhà báo và một số sĩ quan công an chống tham nhũng hoàn toàn không có một chứng cứ phạm tội nào, mà chỉ tuân theo sự “chỉ đạo” của vài người có quyền lực cao nhất nước lúc đó mà thôi.

Những người vì tư thù đang lăm le muốn lật lại vụ Năm Cam, dù đang nằm trong cơ quan nhà nước hay đang khoác áo “nhà hoạt động dân chủ”, hãy nhớ cho kỹ, nếu như Ban chuyên án vụ Năm Cam không tuân thủ nguyên tắc pháp quyền khi bắt người thì tướng Nguyễn Việt Thành và một loạt sĩ quan cảnh sát tham gia chuyên án đã vào tù trước khi diễn ra phiên tòa xét xử vụ án Năm Cam chứ chẳng đợi đến bây giờ cho các vị “lật lại”.

Những chuyện kinh hãi về vụ Năm Cam

NHỮNG CHUYỆN KINH HÃI VỀ VỤ NĂM CAM (1)
Tôi là người viết những bài báo đầu tiên vạch trần việc bảo kê cho Năm Cam của cả 3 cán bộ cấp cao : Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam Trần Mai Hạnh, Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Quốc Huy và Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Phạm Sỹ Chiến. Trong đó, ông Trần Mai Hạnh và Bùi Quốc Huy là ủy viên Trung ương Đảng.
Giờ nghĩ lại vẫn thấy kinh hãi, nếu như ba ông đó không mất chức thì chắc chắn tôi dù có chạy lên núi cũng không tìm được đất sống. Tổng Biên tập Báo Thanh Niên Nguyễn Công Khế nói với tôi trước khi cho đăng những bài đó, rằng anh chấp nhận “về vườn”, nhưng tôi chắc anh dù có “về vườn” cũng khó mà sống sót.
Tôi nói khó sống sót là nói theo nghĩa đen. Bởi vì nếu cuộc họp Ban chấp hành Trung ương Đảng diễn ra sau khi có bài báo về ông Bùi Quốc Huy mà không bỏ phiếu kỷ luật được ông thì toàn bộ hồ sơ về ông sẽ bị xếp xó, và ông có khả năng sau đó trở thành Bộ trưởng Công An. Và cuộc họp đó đã bỏ phiếu kỷ luật ông với tỷ lệ 60%, nghĩa là chỉ cần có thêm hơn 10% số ủy viên Trung ương một chút không tán thành kỷ luật thì không những chúng tôi chết chắc mà vụ án Năm Cam sẽ chẳng bao giờ được đem ra xét xử. Chúng tôi chết chỉ là chuyện nhỏ, tội phạm tiếp tục hoành hành mới là chuyện lớn.

Cụ ông 86 tuổi đi phượt khắp đất nước bằng xe cub 50

Cụ ông 85 tuổi ở Sài Gòn phượt bằng xe máy khắp 3 miền
21:12 07/10/2014

Mặc dù đã tuổi 85 nhưng cụ Nguyễn Văn Ngọc (ngụ phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã cùng chiếc Honda 50 cũ kỹ chinh phục mọi nẻo đường đất nước.


Tây du ký thời nay.

Người tôi ngã mũ kính chào.

Các anh Tây Ta tiếng tăm đi bụi phải gọi cô quá chất bụi này là sư tỷ!. Với số tiền ít ỏi, ăn nhờ ở đậu là chính, thân gái dặm đường một mình đi gần nửa số nước Châu Á.
Cô có quan niệm đi một mình cho khỏi vướng bận nhau và để có góc nhìn cảm nhận độc lập.
Hãy xem hành trang và nghe cô kể riêng cái chiện đi xe đạp:
http://thichdibui.blogspot.com/…/05/xe-ap-khong-phai-e-ap.h…


Biểu tượng đâu phải cứ to và hoành tráng,

Ai đã từng đến, khi nhớ lại hoặc ai đó nhắc về tỉnh Stung Treng, tự nhiên hình ảnh biểu tượng khiêm tốn này thoáng qua trước tiên trong trong đầu họ. Nó tồn tại qua ba chế độ với nền chính trị đối lập nhau, từ quân chủ sang cộng sản đến tư bản.
Xin nói thêm tất cả các địa danh từ thôn đến xã, huyện, tỉnh trên đất nước Campuchia không hề thay đổi dù qua bao thăng trầm biến cố lịch sử.
Tôn trọng lịch sử, quá khứ trước hết là cái tên do ông bà để lại!
Ai coi thường dân tộc Khmer hãy nghĩ lại, ta được như họ không?

TC

Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn….

Tổng thống Mỹ John F. Kennedy.
Ở Việt Nam hầu như ai cũng nghe, ít nhất một lần, câu này trong bài hát Khát vọng tuổi trẻ của Vũ Hoàng: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay.”

Thật ra, ý này đã có nhiều người nói. Một trong những người ấy là Hồ Chí Minh tại trường Đại học nhân dân Việt Nam vào ngày 19 tháng 1, 1955: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà?”

Ý ấy cũng lại được Tổng thống Mỹ John F. Kennedy phát biểu trong bài diễn văn nhậm chức năm 1961: “Đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn. Hãy hỏi: Bạn có thể làm được gì cho tổ quốc.” (Ask not what your country can do for you - ask what you can do for your country).

Liên quan đến câu nói nổi tiếng của Kennedy

Chủ tịch Hồ Chí Minh & tổng thống J.Kennedy, ai nói trước ?

Gần như mặc định với một số người, câu nói “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc?” được cho là của tổng thống Mỹ John F. Kennedy, tại nhiệm từ năm 1961 đến năm 1963.

Chả sai.
Vì đúng là ngày 20 tháng 1 năm 1961, John F. Kennedy tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ, và trong bài diễn văn nhậm chức, Kennedy kêu gọi người dân Mỹ hãy trở nên những công dân tích cực, "Đừng bao giờ hỏi đất nước có thể làm gì cho chúng ta, nhưng hãy tự hỏi chúng ta có thể làm gì cho đất nước" (Ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country).
Và trên một Đài truyền hình trong nước, khi giới thiệu bài hát Khát vọng tuổi trẻ của nhạc sĩ Vũ Hoàng, cũng bảo rằng câu nói “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc” là của tổng thống Mỹ John F. Kennedy đọc trong lễ diễn văn nhậm chức ngày 20 tháng 1 năm 1961.
Chả sai lắm.
Nhưng đúng hoàn toàn thì chưa.
Vì trước khi Kennedy phát biểu câu nói trên 6 năm, thì Hồ Chí Minh, chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đã nói ý như thế trong bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc Trường Đại học Nhân dân Việt Nam ngày 19 tháng 1 năm 1955:

Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

Từ Kim Woo Choong, Nguyễn Hữu Chánh đến Trịnh Xuân Thanh và cách hành xử giữa các quốc gia

Thứ Bảy, 9 tháng 9, 20172nhận xét
Truy nã tội phạm bỏ trốn, các quốc gia hành xử như thế nào và phía Việt Nam đã từng hành xử ra sao? Kim Woo Choong Chủ tịch tập đoàn Daewoo danh tiếng, đến Nguyễn Hữu Chánh nhân vật bị phía Việt Nam liệt vào hạng khủng bố, và tên tội phạm Tham Nhũng Trịnh Xuân Thanh có những điểm chung gì?
Liên quan tới họ các quốc gia sẽ ứng xử ra sao?
Kỳ 1. "Mối tình" Kim Woo Choong với Việt Nam
Kim Woo Choong cựu Chủ tịch Tập đoàn Daewoo danh tiếng, một trong những người làm nên thời đại Anh Hùng tạo nên kỳ tích Hàn Quốc. Sự đời run rủi, năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính Á châu bùng phát, Chaebol Daewoon  phá sản.


Tìm kiếm Blog này