Tim thông tin blog này:

Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân tộc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân tộc. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2019

Hán Tộc, từ nhục nhã đến niềm tự hào.

Trung Quốc (中国) mà dân tộc chiếm đại đa số là Hán Tộc. dân tộc Hán cùng với Mãn, Mông, Hồi, Tạng cùng các dân tộc nhỏ khác hợp thành người Trung Quốc (中国人). Cũng giống như ở Việt Nam ta có dân tộc Kinh, Khme, Mường,... Nhưng tuyệt nhiên dân tộc Kinh chắc chắn là đại diện cho người Việt, tương tự như bên Trung Quốc, người ta nói đến người Trung Quốc thì tức là đang nói tới người Hán.
Sau 1 thiên niên kỷ huy hoàng, Đế Quốc Trung Hoa của Hán tộc từ Tần, Hán, Tấn, Tuỳ, Đường là những niềm tự hào của Trung Hoa. Một thế lực hùng mạnh cát cứ ở phía Đông. Với các thành tích như diệt Hung Nô, hiếp dâm Giao Chỉ (Bắc Việt), hút máu Triều Tiên, Nhật Bản thì do có Đại dương che chở nên họ nằm ngoài tầm ảnh hưởng Trung Hoa nhưng vẫn cử người tới học tập văn minh Trung Hoa. Tuy nhiên tới thời Tống thì Trung Hoa bắt đầu suy. Tống lần lượt bị Khiết Đan, Tây Hạ, Kim Quốc uy hiếp. Dương gia tướng đời đời trung liệt, toàn là quả phụ, truyền tới đời thứ 5 thì quy ẩn. Anh Đại Việt nhỏ bé phía nam kia cũng đánh không nổi.
Người ta vẫn nói văn hoá Trung Hoa có sức đồng hoá cực mạnh, lần lượt đồng hoá các dân tộc Hồ phía bắc như Mãn, Khiết Đan, Đảng Hạng (Tây Hạ) nhưng không đồng hoá nổi người Việt ở phía Nam. Xin lật bài như sau: Người Việt Đã bị đồng hoá cũng như các dân tộc Hồ phương bắc thôi, nhưng Việt may mắn hơn, đã thoát ra ngoài được sự kiềm toả của Trung Hoa, lây giống với người Chăm, người Khơ me phía nam (Miền Trung và Miền Nam Việt Nam hiện nay) rồi tạo ra 90 triệu người Việt hiện nay. ngôn ngữ, phát âm cũng khác, tuy nhiên do Việt tộc là dân tộc đi chinh phục, nên mọi thứ phải theo tục người Việt. Mặt khác dân tộc Việt có thêm các phong tục tạp quán, lễ hội, văn hoá của các dân tộc thiểu số bị chinh phục kia. Trong lịch sử, người Việt chưa bao giờ bị các dân tộc Chăm, Khơ me chinh phục, nên người Việt hấp thụ văn hoá của dân tộc nhỏ hơn, biến nó thành cái của mình là lẽ tất nhiên, là bình thường.

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2019

Cảm nhận một số tính cách người Khmer CPC khác với người Việt.

Họ không quen ý thức hệ chính trị và lý luận.
Họ nể trọng cán bộ thật sự, không dèm pha nói xấu sau lưng. Họ thích làm ông lớn nhưng không đua chen kèn cựa với người khác. Họ coi nhau đơn giản là tình người với người, làm chức vụ lớn hay nhỏ chứ không phải phe địch hay ta. Nên có chuyện lính của chế độ kia rồi đầu quân làm lính chế độ này, chỉ huy coi là bình thường sẵn sàng tiếp nhận nếu không có sự nhắc nhở từ cố vẫn VN. Trong việc công, không thấy họ viện dẫn lý luận này nọ hay tranh luận đúng sai, cán bộ bàn bạc xong việc ai nấy làm...
Họ không biết cãi lộn với nhau
Họ sống chan hoà với nhau, không nghe ồn ào cãi vã dù trong gia đình hay với hàng xóm hoặc trong cuộc họp chung. Không có cảnh phân biệt con ông con bà. Không có cảnh chồng đánh đập vợ, vợ đay nghiến chồng. Vợ lớn hơn chồng chục tuổi là bình thường, thậm chí hai chục tuổi, trông như mẹ với con, không ai dè bỉu dị nghị... Có điều mình nghe nói: Nếu mâu thuẫn với người khác mà không thể dàn hoà thì có thể họ bí mật phục kích thanh toán nhau mà người ngoài không biết ai chém, ai bắn...
Họ không có thói trộm cắp văt.
Không nghe thấy dân báo cáo phản ánh lên chính quyền về trường hợp nào. Dù tài sản gia đình ở quê nghèo không có đáng giá nhưng vẫn là tài sản. Họ đi làm thì ít có gia đình khoá cửa, đa số chỉ khép cửa lại rồi đi. Ngày đêm, vật dụng sinh hoạt cũng như giày dép họ để dưới nhà sàn không bị mất bao giờ...
Họ thường cho tặng đồ dùng.
Nếu người họ mến xin hoặc tỏ ý thích thì họ sẽ cho ngay coi như vật kỷ niệm. Với đồ có giá trị thì không biết sao nhưng với vật dụng thông thường như quần áo, mũ nón, giầy dép... thì họ lột ra cho ngay mà không hề đắn đo. Cho nên lính CPC dù có trang bị quân trang, đạn dược đầy đủ thì sau vài tháng đã thiếu trước hụt sau vì cái tính ấy. Không thì thôi, vì vậy nên họ không thích thói tuỳ tiện và trộm cắp vặt...

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2019

Hôn phối của người Miên ở biên giới.

Châu Đốc có nhiều người Miên. Người Miên Châu Đốc đi qua đi lại biên giới, đi xe qua thị xã Tà Keo, cảng Sihanouk Ville hay lên thủ đô Nam Vang dễ dàng chớ không phải khó khăn như người Miên Trà Vinh, Sóc Trăng sau năm 1979 mới có thể đi Nam Vang dễ dàng.
Người Miên có tiền hay có thế lực ở Thất Sơn hay Châu Đốc ưa cho con cái lên Nam Vang học trung học chương trình Pháp chớ không đưa lên Sài Gòn. Khoảng cách đường sông Châu Đốc- Nam Vang gần hơn Sài Gòn, đi ghe đò theo sông Cửu Long lên Nam Vang khá thuận tiện. Đi bằng đường bộ lên Nam Vang cũng dễ dàng và cự ly ngắn hơn đường bộ Châu Đốc- Sài Gòn.
Thời Sihanouk chưa bị lật đổ tức trước năm 1970 đường sông và đường bộ bên Miên an toàn hơn bên phía Việt Nam đang có chiến tranh.
Hiện nay đi về Châu Đốc không còn phải qua phà nữa do đã có cầu Mỹ Thuận, cầu Vàm Cống. Tuy nhiên thời gian đi xe từ Châu Đốc lên Nam Vang cũng vẫn nhanh hơn Châu Đốc- Sài Gòn nhiều. Đó là lý do người Miên Châu Đốc vẫn dễ gắn bó với Nam Vang hơn là gắn bó với Sài Gòn nếu tính kỹ từ hồi Pháp thuộc cho tới thời bây giờ.

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019

Lễ hội khao quân của người Sán Chay, sao nhìn như lên đồng ma nhập?

Không biết thì động não chớ xúc phạm dân tộc khác!
Tối quá, mình coi cái clip dưới, thấy rất đông thanh niên tụ tập. Ngồi lắc lư, gõ thanh tre xuống sàn dồn đập, rồi thay nhau ngoi lên quay đầu lộn xuống. Có clíp khác thì tất cả thanh niên đứng nhún nhảy như phim ma cà tưng của TQ. .
Nhiều bạn thanh niên nói: Bọn trẻ trâu ngáo đá chơi trò mê tín!. TC thì lấy làm lạ nhưng dè dặt hơn vì thấy có tổ chức và có người lớn tuổi sắp xếp trông coi, không thể bậy được!. Nghĩ nó có gì đấy và tại sao?..
Các clip do bạn trẻ post lên, hầu hết không giải thích (có lễ lớp trẻ tham gia chứ không hiểu ý nghĩa). Có bạn giải thích vầy, nghe càng ghê: ai dự lễ, đã trải qua thì sau này làm thầy cúng gọi hồn.
TC search Google để tìm hiểu, bặt tăm!. Sáng này, tìm tiếp thì thấy bài này:
http://www.vista.net.vn/…/le-hoi-khao-quan-lang-tich-son.ht…
Có lẽ các clip chỉ thể hiện một phần của lễ hôi này. Có thể bắt nguồn từ sự tích các làng huy động trai tráng để đánh chặn đường rút lui của quân xâm lược Mông Cổ. Sau này, dân tộc Sán Chay vẫn giữ truyền thống tập tục xưa nhưng chính quyền cũng những người lớn tuổi ít giải thích cho con cháu hiểu nguồn gốc.
TC nghĩ giữ gìn bản sắc dân tộc cần phải vậy. Chứ không chỉ cho họ mặc quần áo đẹp, múa hát, diễu hành mà hình thức loè loẹt, lai căng pha trộn. Làm mất dần đi bản sắc gốc từng dân tộc. Mất đi truyền thống cùng chung giữ nước của các dân tộc anh em..

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018

Sách dạy học vần lớp vỡ lòng dành cho người Thượng.

Tính đến năm 1972, Trung tâm Học liệu Bộ Quốc gia Giáo dục VNCH đã ấn hành được khoảng 50 đầu sách khác (phần lớn loại học vần) dành riêng cho đồng bào các sắc tộc.
(St)

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018

Dấu tích Chăm trên đất Tây Nguyên

Có giả thuyết cho rằng,Tây Nguyên là một vùng cư trú biệt lập, không liên quan với thế giới bên ngoài, ít nhất cho đến thế kỷ 14 - 15 (?!)
Đến nay, điều đó đã được “giải mã” và cho thấy giả thuyết ấy không đứng vững được nữa khi một loạt di chỉ khảo cổ học được phát hiện trên vùng đất kỳ bí này từ những năm 90 thế kỷ trước cho đến nay.

Ngoài những di chỉ tiêu biểu như Buôn Triết (Đắk Lắk), Kiến Đức (Đắk Nông), Lung Leng (Kon Tum) và gần đây nhất là An Khê (Gia Lai)… với hàng nghìn hiện vật đồ đá, đồ gốm, đồ đồng được giới khảo cổ học phát hiện và công bố đã cho thấy hàng vạn năm trước, con người ở đây vốn có sự giao thoa, gần gũi với cư dân vùng đồng bằng Duyên hải miền Trung cũng như vùng Trung du Bắc Bộ trên các mặt văn hóa, xã hội và kinh tế… thì những dấu tích người Chăm còn tồn lưu, phát lộ trên vùng đất Tây Nguyên càng góp phần củng cố vững chắc cho nhận định trên.

Thực tế đã có rất nhiều di tích kiến trúc, văn hóa Chăm được tìm thấy rải rác ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum. Ngoài 4 di tích Chăm được khám phá tại Đắk Lắk: Tháp Yang Prông (Ea Súp), quần thể kiến trúc Chăm (Krông Ana), giếng Chăm và phế tích Chăm (chưa xác định chính xác là gì) tại Krông Bông, những nhà nghiên cứu văn hóa và khoa học còn tìm thấy nhiều công trình kiến trúc Chăm tiêu biểu như tháp Yang Mum, đền Drang Lai, thành Quai King (tỉnh Gia Lai) và Kon Klor (TP. Kon Tum). Những cái tên đó được nhiều nhà nghiên cứu (chủ yếu là người Pháp) tiếp cận và mô tả cặn kẽ, chuẩn xác để làm rõ mối quan hệ, giao thoa giữa các cộng đồng người ở khu vực Tây Nguyên – đồng bằng Duyên hải miền Trung trong suốt chiều dài lịch sử.

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

Người Chăm và văn hóa Chăm ở Việt Nam

Nhà thơ Inrasara
Gửi cho BBC từ Sài Gòn
4 tháng 8 2015

Vương quốc Champa được thành lập năm 192, kéo dài từ Mũi Hoành Sơn - sông Đinh cho đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bản quyền hình ảnhISTOCK
Image captionNhiều đền đài Champa còn ở Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam
Từ thế kỉ XI, qua các cuộc Nam tiến của Đại Việt, biên giới lui dần về phương Nam rồi mất hẳn vào năm 1832, khi cuộc khởi nghĩa cuối cùng của Thak Wa bị vua Minh Mạng dẹp tan.

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018

Chuyện phe phái đánh nhau ở Lào

Nghe kể:
"... Sáng ăn uống xong gòi ra chiến hào, đúng 7h30 là hai bên bắn nhau. Tuyền ngồi xuống giơ súng lên bắn, nói chung nghe tiếng nổ rền vang rất là vui tai quá. Bắn chán đến 11h30 là hai bên nghỉ đi ăn cơm và nghỉ trưa. Chiều 13h30 bắn đến 16h30 gòi cùng nghỉ để chuẩn bị tắm giặt, cơm nước xong vào bản cưa gái. Lúc đó chẳng phân biệt ta địch mẹ...."
"... Khi đánh nhau họ chiến đấu rất ác liệt nhưng tới kẻng nghỉ trưa ăn xôi. Thủ lãnh 3 phe các anh em ruột trong Hoàng Gia Lào. Ta gọi là Vông. 3 Vông đều mắc tội phản quốc-cõng rắn cắn gà nhà. Vông thì dạt sang Nha Trang tìm ngày phục quốc. Vông thì sang Bangkok cầu ngoại cứu viện. Khi đủ bình hùng nện nhau bôm bốp. Tuy nhiên có một qui ước đều đóng tổng hành dinh trụ sở tại Viêng chăn cách nhau qua con phố. Trong tuần, các tá các uý hò nhau đánh đấm trên rừng, cuối tuần lại cùng về cố đô mua vịt nhậu chơi. Mặc dù Mỹ-Thái-Liên xô-Trung quốc-VN đều trực tiếp có mặt tại chỗ thúc 3 phe Lào nội chiến nhưng có một chuyện làm các siêu cường chán nản nhất đó là: cứ bên nào bắt được tù binh của nhau sáng sau báo cáo chúng nó đã trốn hết rồi ạ. Cả một tiểu đoàn chuồn mất cùng nguyên vũ khí quân trang mà lại đào thoát được bằng máy bay mới tài..."
Theo Lão Bựa và Le Hong Linh

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

Gurkha - Những siêu chiến binh đáng sợ, hễ rút dao là có máu đổ

authorĐăng Nguyễn - Tổng hợp Thứ Sáu, ngày 02/06/2017 00:25 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Những chiến binh bộ lạc Gurkha ở Nepal đã tham gia vào hầu hết các cuộc chiến tranh trên thế giới trong hơn 2 thế kỷ qua và được coi là siêu chiến binh đáng sợ nhất thế giới.

nhung sieu chien binh dang so, he rut dao la co mau do hinh anh 1
Chiến binh Gurkha ngày nay phục vụ trong quân đội Anh, Ấn Độ và Nepal.
Chiến binh Gurkha xuất phát từ Nepal nổi tiếng là những người lính sẵn sàng chiến đấu đến chết, không hề bỏ chạy trước hiểm nguy và luôn nỗ lực đến mức phi thường để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Loạt bài này sẽ làm rõ chiến binh Gurkha và câu chuyện của những người lính này.

Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

Chuyện "bắt cái nước" và "đòi lại cái nước"

Thâm Sơn kỳ cục án - Kỳ 2:  Rơchăm Sơn đi kiện
Chuyện "bắt cái nước"
Rơchăm Sơn “bắt chồng” năm chị 17 tuổi. Họ ăn ở với nhau trên mười năm, không có mụn con nào cho vui nhà vui cửa. Rồi anh bị bệnh sốt rét, hết thầy mo đến trung tâm y tế chữa mà bệnh vẫn không hết. Anh về với đất, bỏ lại chị một mình ở cái tuổi ngấp nghé 30.
Rơchăm Sơn buồn lắm, ban đầu khóc hoài, sau đó hết khóc nhưng vẫn buồn ngấu buồn nghiến. Buồn mà không biết nói ra với ai.
Tháng 11 vừa rồi làng mở hội đâm trâu ăn mừng. Con trâu tơ béo mập, rượu cần thơm phức, đống lửa sáng bập bùng, tiếng cồng chiêng nhịp nhàng, tiếng người nói cười râm ran... đã bứng cái chân Rơchăm Sơn ra khỏi cái nhà.

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

Địa danh ở vùng Nam Tây Nguyên

            Ở những vùng sinh sống  của đồng bào các dân tộc thiểu số, loại địa danh chỉ sông, núi thường xuất hiện trước. Rồi cuộc sống đã ổn định, các đơn vị hành chính mới hình thành. Sau cùng, các công trình công cộng xuất hiện và địa danh chỉ các đối tượng này lần lượt ra đời.
            Tây Nguyên chia là hai vùng. Vùng Bắc Tây Nguyên gồm hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum; còn vùng Nam gồm ba tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng. Trong bài này chúng tôi chỉ nói về các địa danh ở phía Nam.
Trước hết, xin giới thiệu những tên núi, đèo:

Tên cây hiếm gặp đã đi vào đỊa danh Nam Bộ

Ở Nam Bộ có hàng chục cây thuộc loại hiếm tùy theo vùng. Cho nên khái niệm hiếm cũng tương đối.
Bảy Thưa là khu rừng to án ngữ phía nam Láng Linh, thuộc huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang xưa, là căn cứ chống Pháp của Trần Văn Thành từ năm 1867 đến 1873. Bảy Thưa còn là tên rạch ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu GiangBảy Thưa là “loài cây thuộc họ mãng cầu mọc ở vùng nước nổi, bông dài như bông dâu, trái tròn”.
Bàu Sàng là ấp của xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Bàu Sàng có âm gốc Bàu Xàng, là cái bàu có mọc nhiều cây xàng. Xàng là loại cây lớn, lá rụng theo mùa, nhánh non có lông, quả nhân cứng dài 3-4cm, có 5 rãnh.
Bìm Bìm là kinh ở xã Bình Trung, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, dài 2km, rộng 20m. Bìm Bìm là “dây cỏ hay leo rào, hột nó là hắc sửu, dùng làm thuốc hạ”.
Bình Bát là rạch  ở xã Bình Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, dài độ 800m, rộng 2m. Bình Bát là “cây mọc hoang ở bờ ao, kênh, rạch,…có trái giống quả mãng cầu ta, nhưng ăn không ngon bằng”.
Bo Bo là kênh nối kinh Trà Cú Thượng và kinh Thủ Thừa, tỉnh Long An, dài 25km, rộng 15m, sâu 2,5m, đào trong các năm 1929-1931. Hai bên kênh còn có một hệ thống kênh đào vuông góc với kênh trục, dài 5-10km, rộng 10m. Nhờ các kênh này hình thành 40.000ha trồng thơm, mía và giao thông tiện lợi. Bo Bo là “cây cao lương”, trồng nhiều ở khu vực này.
Bố Heo là địa điểm ở trong núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh. Bố Heo có thể là khu có nhiều cây bố, có heo rừng sinh sống ở đó. Cây bố cũng gọi là cây đay, là “cây trồng thuộc loại thân cỏ, vỏ thân có thể tạo sợi dùng làm bao tải, dây buộc”. Có lẽ Bố trong  Bố Lá ở Bình Phước cũng là từ này.

Địa danh gốc Chăm ở Trung Bộ

Gần một nghìn năm cộng cư với người Chăm, người Việt đã tiếp thu hàng trăm địa danh ở dọc dải đất miền Trung. Cà Ná là tên núi ở huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cao 339m. Sau đó, Cà Ná trở thành tên xã của huyện Thuận Nam cùng tỉnh. Cà Ná, có nhiều cách lý giải, nhưng cách được tin tưởng nhiều là Canah/Canaq Klou (Canah: tẽ ra; Klou : ngã ba) vì hòn núi nằm ở chỗ có ngã ba tẽ ra.


Ở gần Cà Ná, núi Chà Bang ở thôn Văn Lâm, xã Phước Nam, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cao 432m. Người Việt gọi Tam Sơn. Chà Bang gốc Chăm Cabang, nghĩa là “núi chẻ”. Còn Tam Sơn, vì núi “có ba đỉnh vươn lên trên cao”.
Một số địa danh bắt nguồn từ tên cây.
Là A là tên làng ở tỉnh Ninh Thuận. Là A mang dạng gốc Laa, nghĩa là “cây là-a». Tên cây này chưa được các từ điển Việt Nam ghi nhận.
Sông Mao ở tỉnh Bình Thuận. Mao gốc Chăm Pa-auk, nghĩa là “cây xoài”. Vậy âm P- trong tiếng Chăm được người Việt nói thành M-.
Tâng Hơkek là vực ở phía tây tỉnh Phú Yên. Tâng Hơkek có nghĩa là “vực cây dứa dại” vì hai bên vực có nhiều cây này.
Vực cũng ở phía tây tỉnh Phú Yên, Tâng Hra, dài 20m, rộng 6m, sâu 2m. Tâng Hra nghĩa là “vực cây sung” vì bên cạnh vực có cây sung lớn.
Tên vịnh Nha Trang cũng là tên thành phố du lịch thuộc tỉnh Khánh Hòa. Nha Trang gốc Chăm Ia Tran, chỉ sông Ngọc Hội, và có nghĩa là “sông có nhiều lau sậy”.Địa danh này xuất hiện lần đầu năm 1653. Ý kiến cho rằng Nha Trang do Nhà Trắng biến thành bởi người Pháp là hoàn toàn sai vì địa danh này đã có trước khi người Pháp đến.

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016

Tục tắm tiên xưa và nay

Nếu như ngày nay, nhiều người Việt xa lạ với tục tắm truồng thì hồi đó nó rất phổ biến như một thói quen sinh hoạt hằng ngày mà không ai phải ngượng, cũng không có gì xấu hổ hay tục bậy cả. Tục này tùy từng vùng còn tồn tại cho đến cuối thế kỷ 20 mới mất dần.


     Nhưng có gì lạ đâu? Đã tắm thì phải 'cởi', có điều sự lạ ở đây là cái 'cởi' trong nhà tắm khác cái 'cởi' ở nơi công cộng hay giữa cảnh trời bao la. Vậy thế nào là tục tắm tiên, tắm truồng?

     Xưa kia, mỗi làng thường chỉ đào một giếng khơi lớn dùng để tắm giặt và một giếng sâu để lấy nước ăn, tất nhiên ngoài hai giếng chung này mỗi giáp hay mỗi gia đình nếu khá giả đều có thể đào giếng nhỏ riêng nhưng đa phần sinh hoạt của làng thường kề cận bên chợ làng hoặc giếng chung - tức là giếng làng...

tắm tiên xưa và nay- Phố núi và bạn bè
Vét giếng ăn của làng (ảnh xưa).

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Sao gọi là "tang tóc"

Thợ Cạo ít học mà cũng chẳng mấy quan tâm từ nào gốc Hán, Hán Việt hay Thuần Việt nên quan niệm ngôn ngữ luôn phát triển, đọc nghe hiểu là được miễn là viết, dùng không sai nghĩa. Đôi khi rách việc, ví dụ một số địa danh ở miền Trung, miền Nam, Tây Nguyên... lẽ ra khi nói đến nó người ta trước hết cần xem xét nó có gốc Chăm, Khơ me,... không đã, xong mới nói truy từ nguyên Hán Việt, mấy cha Hán rộng hay mắc bệnh làm ngược lại, thành ra "râu nọ cắm ằm bà kia".
Trở lại chuyện "tang tóc", khi nghe có chữ tang... người ta liên tưởng đến không gian tràn ngập một nỗi buồn (gọi là tang thương) và sự chết chóc (gọi là tang tóc). 

Tang thì ai cũng hiểu theo nghĩa phổ thông nhưng lão hơi théc méc "tóc" là gì trong "tang tóc", tìm được gốc gát thế này, chia sẻ với các bạn:
Tục lệ cao tóc này được thịnh hành với các mục đích khác nhau
Cạo 1 vành tóc ở thóp chính là tập tục dùng trong tang lễ của người Đàng Ngoài
Trong Sơn cư tạp thuật viết vào cuối thời Lê cho biết :"ngày thành phục, các con đều cạo đầu, bố chết mẹ còn thì cạo một nửa. Đến khi ngũ phục, xem mối quan hệ thân hay sơ mà cạo tóc nhiều hay ít. Nay đất kinh kỳ cũng có người theo tục này, gọi là Tang tóc"
Jean Batptisive Tavernier cũng cho biết năm 1681 :" vua mới cắt tóc, đầu đội mũ rơm"
Cha sứ Marini cũng viết người Việt khi có tang :''cắt tóc để tỏ lòng tôn kính người đã khuất"

Lão tự dưng nghĩ đến tang, điềm hết số rồi chăng? nếu tôi chết, người thân đừng khóc, hãy tiễn một bản tình ca con cá lóc và nhớ gửi theo laptop, chớ quên con chuột. khà khà.
Ttanh vẽ: Người Đông Kinh trong Hoàng Thanh chức cống đồ:

(trích dẫn theo diễn đàn Thainguyen.mobi)

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

Lòng yêu nước của tôi bắt đầu từ đâu,

Tuổi thơ bậc tiểu học, lũ học trò ngoài giờ học chúng tôi mãi miết với những trò chơi tự chế, thả hồn vào những truyện cổ tích, mê mẩn đủ loại truyện tranh...
Năm học lớp Nhất (lớp 5) trường Tiểu học Cộng đồng Kontum, thầy chúng tôi có giới thiệu với đám học trò ham chơi cuốn sách "Người Việt cao quý" của một tác giả Ý viết về người Việt. Tôi tìm mua đọc, từ đó khơi dậy lòng mình: niềm tự hào dân tộc và yêu nước.
Dù sau này, tôi mới biết tác giả là nhà văn Vũ Hạnh và có nhiều ý kiến phản biện cho là sách "tự sướng" về một dân tộc nhiều thói hư tật xấu. Tôi vẫn trân trọng cuốn sách mỏng đó, nó ảnh hướng lớn đến đời tôi về sau và cũng nhờ nó mà mình nhớ mãi tên ông thầy Trần Minh Trị .
(Thợ Cạo)
________________

Phay Văn

Vừa rồi lục trong số sách cũ còn sót lại ngày xưa tôi tình cờ cầm trên tay cuốn Người Việt Cao Quí, một cuốn sách được yêu thích trước 1975 vì nó khơi dậy niềm tự hào của một dân tộc vốn bị xem là nhược tiểu.
Thế nhưng, sau 1975 người ta biết rằng tác giả của nó không phải là một người nước ngoài như vẫn được tin là thế. Người ta thấy hụt hẫng bởi một cảm giác bị đánh lừa, một niềm tin bị đánh cắp. Dù chuyện giả dối không là hàng hiếm trong xã hội cs.
Đã có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này, nay nhân tiện tìm lại được cuốn sách tạm gọi là cũ (tính từ khi phát hành) nhưng còn khá mới- nếu so sánh với các ấn phẩm cùng thời- từ mấy chục năm nay, xin phép được chia sẻ với các anh chị mấy tấm hình scan lại từ cuốn sách này.
***


"Người Việt cao quý" và tấm lòng của một con người chân chính

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Lượt sử ly tán của người Chăm

Campuchia có 210.000 người
Chạy sang tỵ nạn CPC nhiều đợt thời phong kiến, ở rải rác nhiều nơi, tập trung dọc sông Mê Kông và vùng Biển Hồ, CPC ngày nay có tỉnh còn mang tên Kompuong Cham (Bến người Chăm), họ thạo tiếng Khmer hơn tiếng Chăm gốc và tiếng Việt. Cũng trong chiến tranh phong kiến một bộ phận về VN định cư ở An Giang, Tây Ninh, tuỳ làng họ nói tiếng Khmer và tiếng Mã Lai nhưng tất cả đều dùng chữ viết Mã Lai. Hầu hết theo đạo Hồi .

Việt Nam có 150.000 người
Ở lại lãnh thổ vương quốc Chăm Pa, sống rải rác ở các tỉnh phía Nam như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang,... . Đa số theo đạo Ba La Môn. Thế kỷ XI, Nhà Lý bắt tù binh Chăm đưa ra Bắc mấy vạn người, họ lập thành các làng riêng và tồn tại thời gian khá dài và bị người Việt đồng hoá gần như hoàn toàn nên mới có làng Chăm trong lòng Hà Nội ngày nay.

Malaysia có 10.000 người
Vào thế kỷ XVII, người Chăm vượt đại dương qua sống ở Kelantan - Malaysia và gaia đoạn năm 1975-78, một bộ phận từ Campchia chạy tỵ nạn khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot.

Trung Quốc có 6.000 người
Đây là bộ phận tỵ nạn chiến tranh khỏi vương quốc đầu tiên từ thế kỷ VII - X.

Thái Lan có 4.000 người
Vào thế kỉ XVIII, người Chăm chạy loạn từ Camuchia qua Thái Lan, hiện thuộc khu Ban Khrua, Bangkok và một số vượt biên chạy sang Thái sau 1975

Hoa Kỳ có 3.000 người

Pháp có 1.000 người

Vượt biên từ VN và CPC sau 1975 và đi bằng con đường hợp pháp.

Tìm kiếm Blog này