Tim thông tin blog này:

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Sắc thái người phụ nữ Việt qua ống kính của Thomas Jeppesen

Trẻ trung - quyến rũ và già nua - từng trải, đó là hai sắc thái đối lập về người phụ nữ Việt Nam được thể hiện qua những bức ảnh của Thomas Jeppesen - một đạo diễn người Đan Mạch đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội.


Vũ điệu áo dài.

Chân Dung Người Việt Nam qua ống kính của Réhahn Croquevielle

Nhiếp ảnh gia Réhahn Croquevielle đang sống và làm việc tại Việt Nam đã có những bức ảnh cực kỳ chân thực về người Việt Nam trên khắp mọi miền tổ quốc. Cùng nhìn ngắm những bức ảnh của Nhiếp ảnh gia này nhé
Chân Dung Con Người Việt Nam - Réhahn Croquevielle

Nghe lại "Hận Đồ Bàn" qua giọng ca Việt Ấn, Chế Linh

Lichsuvn: Hận Đồ Bàn bài ca do tác giả Xuân Tiên sáng tác phảng phất âm hưởng bi tráng của đất Chiêm Thành xa xưa. Chiêm Thành thời xa xưa đã từng là một nước mạnh từng gây những trận chiến kinh hoàng cho Đại Việt nhưng cuối cùng đã bị Đại Việt xóa sổ.Ký ức của một quốc gia xa xưa liệu có bị xóa nhòa. 
Vào năm 1962 ,nhạc sĩ Xuân Tiên đã đi qua vùng Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Vầu Bào Phan Rang, tận mắt chứng kiến những di tích Chàm đổ nát với thời gian nhưng vẫn còn Hùng tráng, ông chợt hiểu rằng Ngày xa xưa dân tộc Chàm cũng đã từng có một quá khứ Oanh liệt. Than ôi Ngày Oanh liệt đó chỉ còn là những Ngôi Tháp Chàm đổ nát phơi mình trong Nắng Mưa và thấp thaóng đàng sau những rừng lau Sậy um tùm với những cảm xúc đó ông đã viết lên Ca khúc "Hận Đồ Bàn . 
Bài hát tái hiện lịch sử oai hùng với cảnh các thớt voi chiến, các chiến binh Chiêm Thành và hình ảnh Chế Bồng Nga cưỡi chiêm thuyền lẫm liệt cùng với cảnh dạ yến tiệc. Bài hát cũng là sự hoài niệm về kinh thành người xưa với những tháp thiêng đứng trầm tư cỏ lau mọc khắp lối. 

Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XVIII) - hết

Lính C2 chúng tôi nhận lệnh đi bảo vệ tàu hỏa , trong đội hình E209 thì đây là lần đầu tiên đi làm nhiệm vụ này vì vậy cấp trên không có một chút kinh nghiệm nào phổ biến xuống cho anh em binh sỹ như những chiến dịch trước , D7 được chọn đi tiên phong và C2 chúng tôi đương nhiên sẽ là đứng mũi chịu sào . Lính C2 thì thấy cái gì mới mẻ khó khăn cũng dí cũng ủi đơn vị mình nên cũng có thái độ bất mãn bóng gió chửi đổng cạnh khóe .
- ..... cái .... cũng C2 .
- ..... Ị không ra cũng C2 .
- ..... Làm lính C2 nhục như con cún . vv
 Nói thì nói vậy thôi , cằn nhằn với nhau thế đấy nhưng cũng bảo nhau lo mà chuẩn bị tư trang vũ khí lên đường , đi nhanh về nhanh hoàn thành nhiệm vụ rồi còn chuẩn bị ăn mừng ngày thành lập QD đón năm mới Tết tây 1980 sang 1981 .
 Nhiệm vụ lần này của C2 chúng tôi là bám theo tàu hỏa từ ngã tư đường tàu lên đến Bat Dambang rồi trở về ngược lại , sẽ phải giải lính khắp đoàn tàu trong tư thế sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tàu cùng tài sản khác khi bị địch chặn đánh dọc đường sắt , nhiều đoàn tàu trở gạo từ Bat Dambang về Phnom Penh từng bị địch chặn đánh cướp phá giữa những cánh rừng gây nhiều thiệt hại cho ngành đường sắt K cũng như QTN VN chúng ta lúc đó , cùng đi với C2 có thêm 1 khẩu đội DKZ75ly của C5 cùng 1 cán bộ E 1 của F trực tiếp chỉ huy giám sát . Hỏa lực mạnh của bộ binh mang theo hết mỗi người 3 cơ số đạn không dùng cối 60ly mà mang theo khẩu đại liên hỏa lực mạnh của C , gạo không nhiều 1 cơ số và những chiếc bi đông nhựa to 5 lít để tích trữ nước trên dọc đường đi , mùa khô đang dần đến và hành quân tác chiến cơ giới thì chuẩn bị nước dùng dọc đường cũng khá quan trọng .

Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XVII)

Mấy ngày sau thì chúng tôi có lệnh rút ra khỏi Phnom Penh trở về căn cứ bên núi Novea kết thúc chuyến công tác , trước lúc đi khỏi khu vực này và không bao giờ đơn vị quay trở lại đây nữa chúng tôi có vào chào hỏi tạm biệt những người dân sống tại đây , những ngày ở đây tuy không va chạm tiếp xúc nhiều với dân K nhưng ít nhiều cũng có nhờ vả gây phiền hà cho họ hơn nữa sống gần nhau cũng sinh tình cảm .
 Chiều hôm trước nhóm chúng tôi rủ nhau vào chào tạm biệt gia đình người K ở gần bên cạnh mà chúng tôi hàng ngày vẫn vào tắm nhờ , họ có vẻ lưu luyến chúng tôi họ nói nhiều lắm chúng tôi không hiểu nhưng cũng đủ để hiểu họ nói những lời chia tay tốt đẹp với chúng tôi . Chúng tôi mong cho họ có cuộc sống bình yên và chúng tôi lại trở về với thân phận của những người lính chiến .
 Em yêu anh bộ đội VN . Đó là lời nói lúc chia tay của em gái K nói với tôi và đám anh em C2 lúc đó cười ầm lên khiến em ngượng cúi đầu chạy thẳng lên nhà còn tôi thì luống cuống ngượng ngùng trước đám anh em nghịch như quỷ này .

Những bức ảnh CQ-88: 1 - Từ Cam Ranh đến Đá Lát, Đá Tây và Đá Đông

Thăm Trường Sa cuối tháng 4, đầu tháng 5-1988, ít ngày sau sự kiện 14-3-1988 tại vùng biển Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, là chuyến đi không thể quên của nhà báo Nguyễn Viết Thái...

Đang là phóng viên ảnh kiêm viết mảng quân đội của báo Phú Khánh (cũ), Nguyễn Viết Thái được cấp chục cuộn phim Orwo đen trắng của Cộng hòa Dân chủ Đức (cũ). Cùng đi, có anh Phạm Đình Quát ở Quốc doanh Nhiếp ảnh Phú Khánh, cố nhạc sĩ Xuân An ở Sở VHTT, hai ca sĩ Thanh Thanh, Anh Đào ở Đoàn ca múa Hải Đăng, hai anh ở Quốc doanh Chiếu bóng Phú Khánh. Vào đến Nhà khách ngoại vụ của Vùng 4 Hải quân, họ nhập chung với các nhà báo, nhà quay phim ở Tạp chí Hải quân, NXB Quân đội nhân dân, Xưởng phim Quân đội, Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh…

Viết Thái nhớ lại, những ngày ở Nhà khách anh thấy xe mang thư, quà gửi Trường Sa tấp nập đến đó. Cả nước đang hướng về những người lính nơi đầu sóng ngọn gió. Chuyến đó, đoàn công tác không đến khu vực các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, nơi tình hình rất căng thẳng, chiến sự có thể lại bùng nổ bất cứ lúc nào. Nhưng trước khi lên đường, Viết Thái và nhà văn Khuất Quang Thụy đã vào căn cứ Cam Ranh thăm Trung đoàn 83 công binh, đơn vị có nhiều người hy sinh nhất trong sự kiện 14-3-1988. Đặc biệt, anh được gặp cán bộ, chiến sĩ tàu HQ-505 vừa từ Trường Sa trở về. Sáng 14-3-1988, dù bị tàu đối phương bắn cháy, nhưng tàu HQ-505 đã ủi bãi đảo Cô Lin thành công, bảo vệ được chủ quyền của Tổ quốc tại đây. Tập thể tàu HQ-505 và thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. “Thật xúc động khi gặp những người lính trẻ măng, vừa đối mặt cái chết nhưng phong thái, nét mặt họ vẫn đầy vẻ tự tin, lạc quan” Viết Thái kể. Chưa ra tới Trường Sa, nhưng anh đã có nhiều cảm xúc và tư liệu để viết mấy bài cho báo Phú Khánh.

Những bức ảnh CQ-88: 2 - Trên đảo Trường Sa Lớn

"Chúng ta xin thề trước hương hồn của Tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa trước đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau: Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa – một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta".

Đảo Trường Sa Lớn (lúc này có tên gọi là đảo Trường Sa). Tháng 5/1988.

[​IMG]

Những bức ảnh CQ-88: 3 - Hòn đảo mang tên người thuyền trưởng

Đảo Phan Vinh chỉ nổi khi thủy triều xuống thấp, khi triều lên chỉ có một vài mỏm đá nổi cao hơn mặt nước. Đảo bé tẹo nhưng có ít nhất hai chiếc xe tăng vài ba cổ pháo 37 ly cho thấy tính khẩn trương và quyết liệt của thời điểm này...
Đảo Trường Sa Đông. Tháng 5/1988.

Những bức ảnh CQ-88: 4 - Núi Le, Thuyền Chài sẵn sàng chiến đấu

Nhìn vị tướng tự mình thị phạm cho chiến sĩ trên đảo, không ai biết rằng Tư lệnh Giáp Văn Cương chỉ còn 1/3 dạ dày sau ca mổ năm 1980 và mang trong người một căn bệnh hiểm nghèo...
Đảo Núi Le. Tháng 5/1988
Đảo Núi Le nằm ở 80 46’ vĩ độ, 1140 11’ kinh độ Đông. Nằm cách đảo Tốc Tan 6,5 hải lý về phía Nam, chiều dài nhất của đảo là 10km, chiều rộng nhất là 5km.
Bãi san hô Núi Le có thềm san hô tương đối khép kín. Phía trong bãi san hô có hồ, chiều dài hồ khoảng 8,3km, chiều rộng khoảng 3,5km. Khi thủy triều xuống thấp, rải rác có những hòn đá nhô lên khỏi mặt nước. Hải quân nhân dân Việt Nam đóng giữ Núi Le từ ngày 2/3/1988.
Nhà báo Viết Thái với một chiến sỹ trên đảo núi le. Tháng 5 năm 1988.

Những bức ảnh CQ-88: 5 - Đối mặt với tàu chiến Trung Quốc

13 giờ ngày 15/5/1988, tại phía Nam đá Châu Viên, 2 tàu chiến Trung Quốc (Trong đó có một tàu số hiệu 677) xâm phạm chủ quyền Việt Nam, ngăn cản các tàu của Việt Nam đang hoạt động bình thường.
Quần Đảo Trường Sa. Tháng 5/1988
Mang quà vào cho lính đảo

Tìm kiếm Blog này