Vụ "Hà Thành đầu độc" qua bưu ảnh
10. Vụ tử hình ba người - Hà nội ngày 6 tháng 8 năm 1908. Hạ huyệt.
12. Vụ tử hình ba người - Hà nội ngày 6 tháng 8 năm 1908. Thủ cấp của họ bị bêu trong rọ tre.
Ngày 29 hành quyết ba người nữa: Lang Sẹo, Cai Xe và Cai Tôn. Cuối cùng ngày 27 Tháng Mười Một năm 1908 thì bốn người cuối cùng bị chém: Đỗ Văn Đàm (Đồ Đàm), Đội Hổ, Lý Chánh, và Vinh. Ngoài 13 người phải tội chém, Hội đồng đề hình tuyên án sáu người khác tử hình khiếm diện, tổng cộng là 19 bị tội phải chết. Ngoài những án tử hình, Hội đồng đề hình xét bốn người bị tù khổ sai chung thân, 26 bị khổ sai hữu hạn (5-20 năm tù), và 10 bị án 1-5 năm tù. Tổng cộng hình án là 59 người.
Năm 2008, nhân kỉ niệm 100 sự kiện Hà Thành đầu độc, một loạt các báo lật lại sự kiện này, trong đó thông tin nổi bật là phần mộ của những người bị xử tử. Theo Wikipedia cũng như các báo các báo địa điểm chém là Vườn Bàng ở gần chợ Bưởi. Mộ tập thể không đầu của 9 người này lúc đầu chôn ngay tại pháp trường. Về sau khi người Pháp lấy Vườn Bàng làm xưởng nhuộm thảm thì mộ bị chuyển tới một khu đất thuộc Nghĩa Đô Từ Liêm. Năm 1988, ngôi mộ này đã được xác định chính xác là nằm tại vườn nhà ông Nguyễn Đức Hỷ, xóm 2 phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy. Tuy nhiên, theo chú thích trên bộ ảnh của hãng Bonal Photo, ta thấy ngay sau khi bị hành quyết, xác của họ được chuyển về Cầu Giấy. Câu chuyện của hậu duệ những tử sĩ này kể về hành trình tìm mộ người thân đầy những tình tiết rùng rợn như các chếy của họ.
Tham khảo loạt bài đăng trên Tuổi Trẻ Online và CAND Online
Kì 1: Quyết không lùi bước
Kì 2: Sử chém người anh hùng
Kì 3: Lễ tế sống
Kì 4: Cô hàng cơm dũng cảm
Kì 5: Người trung với nước
Kì cuối: Bia đá lưu danh
Những vị đầu bếp bất tử trong vụ "Hà Thành đầu độc" (phần1)
Những vị đầu bếp bất tử trong vụ "Hà thành đầu độc" (phần 2)
Một chi tiết cần lưu ý là các bức ảnh của Pierre Dieulefils đều chú thích phạm nhân bị xử tử theo tập quán (coutume) của người bản xứ. Liệu đó có phải là cách tránh né phản ứng của dư luận của người dân chính quốc trước hình thức xử tử man rợ thời trung cổ và việc phát hành những tấm bưu ảnh vô nhân đạo? Hay là cách tuyên truyền về một xứ sở thuộc địa lạc hậu nơi vẫn còn tồn tại những tập tục man rợ?
Ta cùng đọc một đoạn trong bài viết của Mathilde Tuyet Tran:
Dưới đề tựa "Đầu người treo trên cây không phải là hiếm thấy", Jean Ajalbert, kể cho độc giả tờ "Lectures Modernes" vào ngày 10 tháng 9 năm 1903 một mẩu chuyện dựa theo cuốn sách của Dr. Hocquart, dưới hình thức một lá thơ viết cho một người cháu:
" Sự dã man châu Á không phải là một câu chuyện thần thoại. Họ hành hạ xác chết. Người ta đã tìm thấy thi thể của Francis Garnier bị moi tim, da bụng bị cắt, đầu bị chặt, còn Rivière, hai cổ tay bị chặt đứt. Người ta đồn rằng, họ ăn trái tim phơi khô, vì họ tin rằng, họ sẽ trở thành can đảm như người anh hùng.
Đầu người treo trên cây không phải là hiếm thấy, hay là những thi thể bị cây lao đâm xuyên qua miệng, hai chân hai tay bị chặt đứt, trói chặt bằng dây thừng quấn quanh ngực và cổ như một sợi dây chuyền, hay là những thi thể bị xâu với nhau như là một que thịt nướng. Cháu có thể tưởng tượng rằng những sự dã man ấy kích động quân lính. Cũng như thế, phản loạn hay giặc cướp, không tránh khỏi những cực hình. Họ chịu đựng cái chết với một sự can đảm lạ thường – kiên quyết.
Chú kể cho cháu nghe một chuyện hành quyết trong bài "một làng ở Tonkin" (Une campagne au Tonkin): một khúc tre mỏng mảnh, cao khoảng 80 phân, được cắm vào đất. Theo lệnh ngắn gọn của viên quan, kẻ tử tù quỳ gối trước cọc. Hắn ta bị trói hai tay vào cọc bằng dây rợ. Cái cọc không chắc chắn, chỉ một cử động nhỏ là có thể làm trật cái cọc. Nhưng thằng giặc không có một cử động nào. Cái hòm được đặt cách kẻ tử tù vài bước, mà hắn ta chỉ cần ném một cái nhìn qua phía ấy sẽ thấy. Đao phủ bước gần lại, gươm nắm trong tay, với một cử chỉ nhanh nhẹn cởi nút áo của tử tù, kéo cổ áo xuống thấp, gằn ra phía sau, để phơi trần cái cổ và hai vai. Đao phủ kéo mái tóc dài ngược lên đầu, để lộ gáy. Người đàn ông sắp bị chém, không tỏ một cử động phản kháng. Ông ta chịu đựng bàn tay của đao phủ sửa soạn thong thả, không hấp tấp, xếp đặt tư thế để chém như một nhà điêu khắc đang nắn một bức tượng, cái đầu cúi xuống, chập vào ngực, hai đầu gối phải xòe doãi ra, với một sự chấp nhận bình thản làm xé trái tim người chứng kiến. người đao phủ xắn ống quần rộng lên tận đầu gối, nhổ một cụm nước bọt đỏ tươi mầu trầu, quét một vệt nước bọt đỏ lên gáy kẻ tử tù để làm dấu chỗ chém. Quan viên hất tay ra lệnh. Đao phủ nắm thanh gươm bằng hai tay, lưỡi gươm rộng bản lấp lánh sáng như một nửa vòng tròn trong không gian, cái đầu bay lên rồi lăn trên mặt đất, trong khi cái thân gục xuống phía trước, một dòng máu bắn ra từ các mạch máu bị cắt. Trong khi đao phủ chùi thanh gươm đẫm máu trên mặt cỏ, một người lính cắm lên chỗ hành quyết một tấm mộc nhỏ ghi bản án, rồi nắm chùm tóc của cái đầu đặt vào một cái rọ. Cái đầu bị chém đặt trong rọ, theo lịnh, sẽ được treo trên cây ở đầu làng bị cướp, để làm gương... "
Cái văn hóa chém đầu được khai thác triệt để trên những bức bưu ảnh của người Pháp, và việc kinh doanh đề tài này có vẻ rất phát đạt. Bằng chứng là ta có thể thấy trên các trang web mua bán bưu ảnh cổ đầy rẫy những tấm bưu ảnh kiểu này được rao bán giá khá cao.
333. H. Quảng Yên - Hành quyết kẻ sát nhân người Annam ngày 7 tháng Ba năm 1905, trước khi bãi bỏ án tử hình. Có lẽ những hình ảnh giật gân kiểu này bán chạy, nên khi không có những hình ảnh nóng vu sử chém những người Việt tham gia vào vụ Hà Thành đàu độc như của hãng R. Bonal, Pierre Dieulefils đã cho sử dụng lại các bức ảnh chụp cách đó 3 năm, và thay chú thích thành năm 1908 (xem các bức ảnh dưới)
3121. Bắc kì - Dân bản xứ bị chém đầu trong vụ tháng 7 - tháng 9 năm 1908. Đến nơi hành quyết - Tuyên án.
3124. Bắc Kì - Dân bản xứ bị chém đầu trong vụ tháng Bẩy - tháng Chín năm 1908 - Sau khi hành quyết.
Như vậy hoàn toàn chính xác khi khẳng định loạt ảnh 4 bức, từ 3121 đến 3124, không phải là chụp vụ sử các nghĩa sĩ tham gia vào vụ đầu độc tại thành Hà nội tháng Sáu năm 1908, mà đó chỉ là một thứ hàng giả của hãng Piere Dieulefils.
Ngay sau vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội có sự tham gia của Đề Thám, thực dân Pháp chủ trương tập trung lực lượng tiêu diệt nghĩa quân. Tháng 1-1909, dưới quyền chỉ huy của đại tá Bataille, khoảng 15.000 quân cả Pháp và ngụy đã ào ạt tấn công vào Yên Thế.
Nguồn: Tranthanhnhan1963g