Tim thông tin blog này:

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

Chiện gái gú bây giờ mới kể, đúng ra là "cò mò ốc xơi".

Trong đám lính đội công tác có thằng tên Ốc. Bị mình hay dũa vì cái tính chậm tiêu "ù ù cạc cạc". Chỉ huy phải đóng mặt nghiêm văn túc với cán bộ bạn nên qui tín tràn đầy. Thanh niên đang sung, lính hay quan thằng nào chả máu ai mà chịu nổi, có lúc nghỉnh văn chiêm. Gái Khmer khoản giao liu tình cổm rất thoáng, hơn hẳn con gái Việt là chúa ỏng ẹo. Thích là chìu, nhất là cán bộ đậu rất dễ dê gái goá.

Mình tính kiếm ăn với em hội phó phụ nữ xã. Ẻm chịu đèn rồi rủ tới nhà, lộ ý nên nghĩa vợ chồng, cán tui nghe thế hãi thí mịa, đánh bài lảng ra. Tiếp... cà khịa em hội trưởng. Một tối sau liên hoang múa hát, ngủ nhờ nhà đội công tác. Giường tre ẻm nằm, hên sao ngay bên cạnh võng mình. Thế là, tay tranh thủ đi công tác... tính bài khiêu khích, phải độ thì tới luôn. Nhưng ẻm chỉ cho sờ thôi, quê gì đâu. Mình cứ nghĩ sao cô ta nghiêm thế!

Nhưng không. Khi thằng Ốc chuẩn bị ra quân, nó mới hé lộ: em quất rồi. Nghe cú đếch chịu được cười trừ. Mình thì đẹp chai, tiếng tăm thì quá okê, còn là ông trùm của xã mà thất bại, Ốc dám qua mặt Cò là sao. Nếu gặp lại, nhất định thẳng tui phải hỏi nó cái bí quyết ăn thua ở đâu.

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá và bút danh chung Mai Bích Dung

Cuộc gặp gỡ hy hữu giữa một nhóm nam và nữ ở thành phố biển Vũng Tàu đã làm nên tác phẩm độc đáo của một tác giả bí hiểm.

Từ năm 1966 – 1975, tại 102/8 Hai Bà Trưng (Tân Định, Sài Gòn) có lớp nhạc “Lê Minh Bằng” quy tụ hàng trăm học viên. Lớp nhạc này do 3 nhạc sĩ: Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng tổ chức và trực tiếp đứng lớp (Lê Minh Bằng là ghép từ tên của 3 người).

Chính “lò nhạc” này đã đào tạo được những ca sĩ nổi tiếng như: Kim Loan, Giáng Thu, Trang Mỹ Dung, Mạnh Quỳnh (tác giả ca khúc Gõ cửa hiện sống ở Sài Gòn, không phải ca sĩ trẻ Mạnh Quỳnh ở hải ngoại), Hải Lý, Nhật Thiên Lan, Thu Thủy… Ngoài dạy nhạc, Lê Minh Bằng còn là bút danh chung của nhóm 3 nhạc sĩ này ký dưới những bài hát rất quen thuộc như: Hai mùa mưa, Lẻ bóng, Sầu lẻ bóng, Chuyện hai chúng mình, Đôi bóng, Tình đời…

Gặp gỡ “Mai – Bích – Dung”

Một ngày cuối tuần của năm 1970, ba nhạc sĩ rủ nhau đi ô tô ra Vũng Tàu chơi. Khi xe đến Bãi Trước, họ thấy ba cô gái mặc áo dài đi giữa trưa nắng nóng. Khi ấy nhạc sĩ Anh Bằng lái xe, nhạc sĩ Minh Kỳ ngồi phía trước, nhạc sĩ Lê Dinh ngồi ghế sau. Bất ngờ Minh Kỳ nói với Anh Bằng: “Bằng ơi, dừng xe lại cho ba cô đó lên đi chung với mình. Nắng như vầy mà 3 cô đi bộ tội nghiệp quá!”. Do tính hơi nhát, Anh Bằng bảo: “Thôi, ông đi mời đi, tôi không đi đâu”. Thấy 2 người bạn cứ đùn đẩy nên nhạc sĩ Minh Kỳ nói: “Thôi, dừng xe lại để tôi đi cho”.

Nhạc sĩ Lê Dinh kể lại: “Anh Minh Kỳ xuống xe và không biết ảnh nói gì với 3 cô đó mà trông 3 cô rất vui vẻ và họ đồng ý lên xe. Vì phía băng trước có anh Minh Kỳ ngồi, nên 3 cô phải ngồi ở băng sau với tôi. Tôi hỏi tại sao 3 cô đi bộ dưới nắng trưa như vậy, thì được biết cả 3 cô đều là sinh viên, đi Vũng Tàu tìm con sứa để về trường thí nghiệm. Rồi họ tự giới thiệu tên lần lượt là Mai (ngồi kế bên nhạc sĩ Lê Dinh), Bích và ngồi ngoài cùng là Dung”.

Cuộc gặp gỡ tình cờ đó rất ngắn ngủi, nhóm nam mời 3 cô ra Bãi Sau dùng cơm trưa. Ăn xong, 3 cô xuống mé biển tiếp tục tìm sứa. Và rồi họ ra Bến xe Vũng Tàu để trở về Sài Gòn.

Linh hồn tượng đá…

Đêm đó về khách sạn, nhạc sĩ Anh Bằng là người đề xướng viết bài hát Linh hồn tượng đá, lấy tên tác giả là Mai Bích Dung (tên của 3 cô gái ghép lại). Ngay đêm đó ca khúc ra đời với những ca từ: “Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng. Ngồi bên nhau, gọi tên nhau để rồi yêu nhau. Em đã đến và đã đến, như áng mây bay, như cánh chim qua bầu trời, ôi hình hài một vài giờ vui… (rồi nức nở) Em ơi, em ơi… Thời gian gặp gỡ nào được bao nhiêu, mà khi rời gót lòng đầy cô liêu, nên xa em rồi, tôi nhớ em nhiều… Em ơi, em ơi… Thà không gặp gỡ, thà đừng quen nhau, đừng cho hình bóng, đừng nhìn nhau lâu, tôi không ôm ấp kỷ niệm đớn đau…”.

Sau khi nhạc phẩm được in ra, nhạc sĩ Anh Bằng đích thân mang đến ngôi trường các cô đang học, tặng mỗi người một bản Linh hồn tượng đá còn thơm mùi mực in và có chữ ký của cả 3 chàng nhạc sĩ hào hoa. Từ một cái duyên đưa đẩy mà một tình khúc lãng mạn đã ra đời… Cũng cần nói thêm, nhóm nhạc sĩ này còn lấy nhiều “tên chung” khác ký dưới nhiều bản nhạc như: Chuyện tình Lan và Điệp 1, 2, 3 (ký tên Mạc Phong Linh – Mai Thiết Lĩnh), Cô hàng xóm (Giang Minh Sơn), Đà Lạt hoàng hôn (Dạ Cầm), Mưa trên phố Huế (Tôn Nữ Thụy Khương) hoặc các tên khác như: Vũ Chương, Dạ Ly Vũ, Hoàng Minh, Trần An Thanh, Tây Phố, Trúc Ly, Phương Trà, Huy Cường, Mặc Vũ…

Tuy là ký tên chung Lê Minh Bằng nhưng hầu hết đều do Anh Bằng sáng tác, các nhạc sĩ Lê Dinh và Minh Kỳ chỉ góp ý, sửa sang một vài lời ca, thêm bớt vài chi tiết. Nhưng với sự thân thiết và tôn trọng lẫn nhau nên những sáng tác này đều được ký tên chung: Lê Minh Bằng.

Điều thú vị là 3 thành viên của nhóm này, mỗi người sinh trưởng từ một miền của đất nước (Bắc – Trung – Nam): Nhạc sĩ Anh Bằng tên thật là Trần An Bường, sinh năm 1925 tại Thanh Hóa (ông mất năm 2015 tại California, Mỹ). Nhạc sĩ Minh Kỳ tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ, sinh năm 1930 tại Nha Trang (ông vốn thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Nguyễn, ông mất năm 1976). Nhạc sĩ Lê Dinh tên thật Lê Văn Dinh, sinh năm 1934 tại Gò Công, hiện sinh sống tại Montreal, Canada.

Còn 3 cô gái ngày xưa? Được biết sau mấy mươi năm bây giờ cô Mai (tên thật Mai Xuân Lan) hiện đang ở tiểu bang Ohio (Mỹ). Cô Bích đang cư ngụ tại tiểu bang Arizona (Mỹ). Cô Dung (tên thật Lưu Dung Anh) đang sống ở TP.HCM, chơi rất thân với giới văn nghệ sĩ xưa.

Theo Thanh Niên




Khả năng kỳ diệu của con người: Sống 60h dưới đáy biển

Tóm tắt câu chuyện.

Năm 2013, anh Harrison Okene đầu bếp trên chiếc tàu đầu kéo có 12 thuyền viên. Bị biển động mạnh bất ngờ làm tàu lập tức lật úp và chìm. Vị trí tàu chìm cách bờ biển Nigeria 30km, sâu 30m. Chỗ anh có ngăn nước không tràn vô đầy. Khoảng trống có không khí để thở là 6m3. Anh tìm thấy có 1 chai coca để uống cầm cự.
Ba ngày sau, đội thợ lặn cứu hộ của Hà Lan xuống tìm vớt xác thuỷ thủ. Đang sục sạo con tàu thì kinh ngạc khi phát hiện có người còn sống. Họ đưa anh một cái mũ bảo vệ đầu nối tiếp với bình khí oxy. Khi đưa lên mặt nước, họ đưa anh vào "chuông" điều hoà áp lực. Thế là anh sống, nhiều nhà khoa học cũng ngạc nhiên về điều đó.
Harrison Okene chạm đến ngưỡng của thần chết. Chỉ kéo dài thời gian thêm một ít, anh có thể chết:
Theo tính thoán: Do ngâm lâu trong nước làm giảm thân nhiệt. Áp lực của nước dưới đáy biển. Oxy ở khoảng trống để thở đã hết. Ngược lại khí CO2 anh thở ra thành khí độc...
Anh sống được nhờ cơ may hy hữu cùng khả năng chịu đựng. Và nếu không gặp được đội cứu hộ giỏi có thể anh đã chết.
Video: https://www.youtube.com/watch?v=oqL0Qj-4OO4



Cá kèo "nướng" phẻ re, nhanh như chảo chớp!

10 phút ướp, 10 phút lên bếp là có ăn.

Cá kèo, mua nửa kg 40k, thêm 5k gói muối ớt Tây Ninh để ăn xoài ổi. Cá để nguyên nhớt + Muối TN, thêm ít ớt giã, ít bột ngọt, tất cả trộn đều cho thấm. Có lò than thì xỏ lụi nướng càng ngon, không có thì sắp lên chảo không dính bằng đít, "nướng". Cá kèo chín rất nhanh, trở mặt, khô chuyển sang vàng thế là đem ra quất thoai, chấm mắm me.
Minh hoạ, lão ham ăn nên chưa kịp chộp hình.




Thuốc ký ninh tiêm sau 75

Bạn nào đi kinh tế mới, đi dạy học công tác vùng cao, thế nào cũng biết nó dợt ra sao..Nếu sốt rét nặng mà không có quinine Trung Quốc thì chầu ông bà ông vãi là cái chắc.

Lính bọn mình ở Campuchia đạp trúng mìn cóc (652A của TQ) gọi đùa là "Mìn hạnh phúc" vì bị cụt giò được về với gia đình. Còn thuốc điều trị sốt rét gọi là "ký ninh xuyên phá" theo tên Quinine Sulphate. Bị nhẹ thì uống thuốc viên, nặng mới được tiêm. Không hiểu sao y sĩ, y tá không tiêm tĩnh mạch mà hay chích vào mông. Cây kim tiêm to, thấy đã ớn. Chích vô nghe cái "sạo", đau chổng mông. Thuốc tan chậm nên tiêm mấy phát thì mông cứng đờ, đi cà ẹo. Tối nằm ngủ mỏi trở mình đụng tới là đau. Phải chườm nước nóng cho tan dần. Người lơ láo, miệng đắng nghét, tai ù đặc.
Nhớ đến nó, thằng nào cũng khiếp!




Lão tự hào đồ cổ hàng bình dân của mình quá đy!

Con nhà nghèo nên mình thích đồ "nồi đồng cối đá". Những vật dụng cá nhân thông thường đã qua mốc 20 năm. Gõ ít dòng gọi là khách hàng "tri ân" với nhà sản xuất.

- Lâu nhất là cái hộp cạo râu của TQ, mua ở CPC năm 1980. Vậy là đã 40 năm vẫn còn xài tốt, không tróc lớp mạ. Nó đi đôi với lưỡi lam Croma của Đông Đức là y bài, có khi còn tốt hơn Gillette hiện nay.
- Chiếc khăn rằn Kroma của Thái (không rõ tơ tằm hay nhân tạo), dân CPC cho năm 1980. Xài ở bên đó rồi mang về nước để làm kỷ niệm, cũng 39 năm rồi. Đến nay màu mè không phai, bóp là bung ra không nhàu.
- Chiếc xe wave 110 hiệu Zongshen của TQ, mua năm 2000. Hư đâu sửa đấy, làm lại máy mấy lần, đến nay vẫn còn chạy, vậy là 20 năm. Xe cũ bán cỡ 2,5 triệu nhưng năm rồi mình tốn 2,5 triệu để đại tu vì yêu nó. Dàn đồng đầm chắc và chuẩn, chạy có cảm giác yên tâm.
- Chiếc áo thun cổ tròn của của cây xăng tặng nhà xe, thằng cháu rể cho lại năm 2000. Áo loại khuyến mãi nhưng đừng tưởng nó "đồ bèo" nha. Mỏng nhưng mềm mịn, mặc cũng đã 20 năm rồi không rách.







Nguyễn Ánh (Ong Chiang Sue) trong một buổi thiết triều của vua Rama I

tại điện Amarin năm 1782.

(Chúa Nguyễn ngồi xếp bằng chứ không quỳ mọp như các quan Xiêm La).

Bức tranh vẽ này được treo trong cung điện Thái Lan, có DLV chửi mọi TL coi VN như một chư hầu, NA quỳ là một sự sỉ nhục. Ý nói chầu thiên triều TQ nước mẹ mới xứng đáng. Tôi không nghĩ vậy, trong khi NA đang thất thế, bôn tẩu đi cầu viện nước ngoài, vua Xiêm ứng xử vậy là trọng thị đúng lễ ngoại giao.





Phẩn nộ: Người cứu tinh biến thành kẻ thủ ác?

Rất đúng ở Bảo tàng đất mìn ở Campuchia (Land Mine Museum). Nhìn mô hình mà thấy uất thay cho biết bao đồng đội đã đổ máu xương trên mảnh đất này!

Không thể phủ nhận các bên đánh nhau đều sử dụng mìn để phòng thủ và phục kích lẫn nhau. Nhưng thực tế số lượng mìn của quân Khmer Đỏ dùng do Trung Quốc viện trợ để gài bẩy quân Việt Nam nhiều gấp mấy chục lần. Nếu nói chết, thương tật vì mìn thì lính VN tổn thất tính mạng hàng vạn, cũng gấp trăm, ngàn lần người dân Campuchia. Đến nỗi nó là mỗi ám ảnh đối với bất cứ chiến binh VN nào ở CPC.

Công việc ra phá bom mìn được tổ chức phi chính phủ nước ngoài hổ trợ, bảo tàng được lập ra với ý nghĩa tốt đẹp. Cái quan trọng là họ trưng bày gì ở đấy. Chính phủ Campuchia đã bị Trung Quốc xỏ mũi chỉa mũi dùi vào VN, đổ vấy trách nhiệm, đánh đồng ai cũng như ai. Không gọi đấy là "ăn cháo đái bát" là gì?
Link:
https://www.cambodialandminemuseum.org/






Ai dám chạy xe đòn dông như kiểu thời con nít xem sao?

 


Ai có tiền mà uống cà phê chồn là tiếp tay hành hạ động vật.

Chồn đâu phải nhà máy sản xuất cà phê, bắt nó ăn rồi ỉa thế này, chồn chỉ lòi đom mà chết. Xin đừng trưởng giả học làm sang.

Lão đoán "quy trình cổ truyền" thế này: họ muốn nhanh lời bằng cách bắt chồn ăn thật nhiều hạt để nó tiết nhiều dịch vị tiêu hoá rồi cho uống thuốc xổ ra cà phê.




Tìm kiếm Blog này