Cách mắc võng:
Tuỳ theo từng địa thế, địa hình, có các cách mắc võng khác nhau.
Địa điểm nơi mắc võng có khoảng cách giữa hai cây (cây hoặc cột
nhà) trên dưới 3 mét. Việc chọn như vậy để khi mắc võng có hai đầu cố
định và đề phòng mưa. Cẩn thận hơn, chiến sỹ ta thường chặt hai đoạn cây
hoặc tre làm cọc phụ. Cọc phụ có tác dụng nếu mưa, nước sẽ chảy dọc
theo cột xuống đất, nước không chẩy vào võng và tạo cho võng uyển chuyển
khi đung đưa, dây võng không bị ma sát làm sờn, đứt, tạo cho dây được
bền lâu. Chiều dài của cọc phụ từ 1 mét đến 1, 2 mét.
Một số chiến sỹ còn có sáng kiến lấy sừng trâu, hoặc gỗ tốt, đẽo
gọt làm thành những chiếc móc võng xinh xắn hình chữ S để khi mắc
võng nhanh, thuận tiện và cơ động. Cách làm này học được từ cách mắc
võng dân gian của nhân dân từ bao đời nay.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện đang trưng bày và lưu
giữ nhiều hiện vật là những cánh võng loại này do cán bộ, chiến sỹ, và
nhân dân đã sử dụng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và
trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
Bếp Hoàng Cầm và cách làm bếp Hoàng Cầm
Là loại bếp dã chiến, mang tên đồng chí Hoàng Cầm (1916-1996), quê ở
thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, nguyên là Tiểu đội
trưởng nuôi quân thuộc Đội điều trị 8 Sư đoàn 308, sáng tạo ra từ chiến
dịch Hoà Bình năm 1951. Bếp Hoàng Cầm được sử dụng từ năm 1951-1952,
nhanh chóng phổ biến ở các đơn vị. Đặc biệt, bếp Hoàng Cầm được sử dụng
rộng rãi tại các đơn vị tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, kể cả dân
công hoả tuyến. Sau này bếp được cải tiến, hoàn thiện và sử dụng trong
kháng chiến chống Mỹ như ở địa đạo Vĩnh Linh, địa đạo Củ Chi....
Cách làm bếp Hoàng Cầm như sau: Bếp được đào dưới đất thành một hầm
chữ nhật, chiều dài 1,5 đến 1, 8 mét, chiều rộng 1, 2 đến 1,5 mét, sâu
0,70 đến 0,80 mét gồm: Hồ đun, trên đặt nồi (chảo), hố ngồi nấu ( dành
cho người nấu), trên có mái che tránh mưa, nắng, bụi ( mái che là tán
cây, hoặc gác cành cây trên lợp bằng cỏ tranh hay đóng cọc căng tăng
che). Hố đun, hố ngồi nấu tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể như vị trí khu
đặt bếp, kích thước nồi, chảo, chiều cao trung bình của người nấu mà
đào hố cho vừa đủ chỗ đặt nồi, thao tác khi nấu và chứa củi. Từ hố đun,
đào một hệ thống hai đường đường dẫn khói, tản khói. Cách một đoạn đào
một hầm chứa khói. Từ hầm chứa khói làm hai đường rãnh vừa để tản
khói vừa là rãnh thoát nước. Trên rãnh đặt những cành cây và phủ một
lớp đất mỏng được tưới nước để giữ độ ẩm. Khi đun, khói từ trong lò bếp
bốc lên qua các đường rãnh dân khói chỉ còn là một dải hơi nước tan
nhanh khi rời khỏi mặt đất. Do đó có thể nấu bếp ban ngày, ngay cả khi
máy bay trinh sát của đối phương bay trên đầu không bị lộ khói và lửa,
kể cả khi đun củi còn ướt.
Đại tá, Giáo sư - Tiến sỹ Đặng Hiếu Trung, nguyên là chuyên viên đầu
ngành của Khoa Tai mũi họng Bệnh viện Quân y 108 cho biết: Trong chiến
dịch Điện Biên Phủ, ông là Đội trưởng Đội Điều trị 8, thuộc Đại đoàn
308. Đội điều trị 8 đóng cạnh suối Hồng Lếch, cách hầm Đờ Cát chỉ 4 km
đường chim bay về phía tây. Đội Điều trị 8 có trên 100 người cộng với
thương binh vì thế mặc dầu trong hoàn cảnh chiến trường, khó khăn,
thiếu thốn, bom đạn của kẻ thù nhưng Tiểu đội trưởng nuôi quân Hoàng
Cầm cùng tổ nuôi quân vẫn đảm bảo cơm nóng, canh ngọt cho Đội và thương
binh.
Trong hồi ức “Đường tới Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
(NXB QĐND- 2001), có đoạn viết: “Sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc ở
đây một sáng kiến đã mang lại sự cải thiện rất quan trọng trong đời
sống các chiến sỹ ngoài mặt trận. Khói lửa từ những bếp của anh nuôi đã
nhiều lần làm lộ vị trí trú quân, dẫn đến những tổn thất xương máu....
Một chiến sỹ nuôi quân ở trạm quân y của Đại đoàn 308 có sáng kiến đào
những đường rãnh thoát khói bên sườn núi, nối liền với lò bếp, bên
trên rãnh đặt những cành cây và phủ một lớp đất mỏng được tưới nước để
giữ độ ẩm. Khói từ trong lò bếp bốc lên qua một đường rãnh chỉ còn là
một dải hơi nước tan nhanh khi rời khỏi mặt đất. Từ đó anh nuôi có thể
thổi nấu ban ngày, ngay cả khi máy bay trinh sát địch bay trên đầu được
ăn cơm nóng, uống nước nóng....
Bàn là không dây
Trong
doanh trại, hiếm khi có được cái bàn là để là quần áo. Mà điều lệnh
nội vụ thì quy định khi đi ra ngoài phải: quân dung thì tươi tỉnh, quân
phục thì chỉn chu.
Vậy xin mách các bạn một mẹo nhỏ để có quần áo phẳng phiu nhé. Các bạn sinh viên bây giờ cũng có thể dùng cách này được.
Cầm
ngược 2 ống quần lên, xếp làm sao cho 4 đường may 2 bên ở hai ống quần
chập vào làm 1, đặt xuống giường dùng tay vuốt nhẹ cho phẳng.
Sau đó gấp làm 3 rồi lấy 1 tờ báo cũ gấp đôi và đặt chiếc quần ấy vào.
Đặt xuống dưới chiếu, phía đầu giường, rồi đặt chăn màn cá nhân lên trên.
Kiểm tra nội vụ nhìn vào vẫn rất đẹp, chăn màn vẫn vuông bánh chưng và thẳng hàng với các giường khác.
Nhưng cuối ngày, các bác đã có bộ cánh tươm tất để được phép ra ngoài doanh trại.
Xin góp với bác Báo một số cách đánh lửa khi trời mưa ẩm ướt:
Lấy
một lõi dây điện thoại, hoặc dây điện (một sợi inox), kéo qua kéo lại
trên cạnh thùng đạn gỗ bao giờ cho đến khi bốc khói (nhanh lắm!). Nhấc
ra gí nhanh vào một miếng liều cối, hay thuốc đạn dốc ra từ cát tút.
Cháy ngay!
Lấy
một đầu đạn vạch đường( AK, đại liên, 12.7 ), kẹp cố định thật chắc.
Dùng một cái đinh 5,7... chẳng hạn, đóng xuyên qua lớp chì bọc ở đuôi
đầu đạn. Phụt ngay!
Đảm bảo loại ''bật lửa" này bật nửa vòng thì cháy ngay, bật cả vòng thì cháy tay, còn để bàn thì mất ngay...!
Lọc nước ngọt từ nước biển
Lính thủy trên tầu hay trên đảo đều có nỗi khổ kinh niên là thiếu nước ngọt.
Ở
chiến khu rừng Sát thời chống Mỹ, bộ đội đặc công của ta đã phải chưng
cất nước phèn, kiểu như nấu rượu lậu, để có nước ngọt để uống. Nhưng
đấy là rừng Sát, nơi có bạt ngàn cây mắm, cây đước để làm củi đun.
Còn đối với lính thủy, chất đốt hiếm như đạn, cách trên là bất khả thi.
Hồi
đầu 8x, đơn vị tớ đã phối hợp với Viện Năng Lượng Mới (cơ quan này hồi
đấy nằm ở đầu đường Tôn Thất Tùng, chuyên nghiên cứu cách dùng năng
lượng gió, mặt trời và vân vân), đã thử nghiệm cách làm như sau:
San
cát biển ra một khoảng trống, phẳng. Trên mặt cát phủ lên một lớp tro
đen. Trên cùng đặt 1 tấm kính trong, nghiêng 15-20 độ. Sau đó đổ nước
biển vào lớp cát đó cho ẩm cát.
Dưới
ánh nắng mặt trời, hơi nước bốc lên, ngưng tụ vào ấm kính nghiêng đó,
hơi nước theo độ nghiêng của tấm kính được chảy xuống phía dưới và theo
một rãnh thu, được chảy vào bộ phận hứng nước.
Tớ đã uống nước này. Hoàn toàn là dùng được. Nhưng sau đó không thấy được áp dụng đại trà. Có lẽ là do kinh phí.
Các cao thủ có ý kiến gì không? Nhằm giảm bớt khó khăn cho lính ta.
Em "có" mấy bài góp với các bác nếu đi công tác Trường Sa và DK1: Cái này là dạng thông tin sổ tay, cụ thể và sâu hơn chắc phải nhờ bác BAOLEO.
1. Chống nóng:
- Tăng hiệu lực của biện pháp thông gió tự nhiên và hệ thống quạt của tàu.
- Tưới nước làm lạnh sàn tàu.
- Đội mũ rộng vành.
- Bảo đảm đầy đủ nước uống.
- Điều chỉnh thời gian biểu làm việc trên đảo cho hợp lý, tránh giờ cao điểm nắng nóng.
Khi bị say nắng:
- Đưa nhanh bệnh nhân ra nơi thoáng mát, cởi quần áo ngoài.
- Cho uống nước chè nguội pha ít muối hoặc nước chanh đá.
- Trường hợp nặng tiêm ca phê in 0,25g.
- Nếu ngừng thở phải kết hợp các biện pháp hô hấp nhân tạo.
2. Chống lạnh:
- Trước khi xuống nước cần khởi động 5 - 10 phút.
- Xuống từ từ, đầu tiên nhúng tay rồi đến chân, dần dần té nước lên mình, đầu, cổ, ...
- Ở những tàu có hầm lạnh khi xuống cần chú ý bảo vệ chân để chống cóng lạnh.
- Khi ở dưới nước lên, đến chỗ khuất gió lau khô người và mặc ngay quần áo ấm
Khi nhiễm lạnh phải:
- Nhanh chóng đưa người vào buồng kín gió, lau khô mặc quần áo ấm.
- Dùng dầu xoa nóng, cho uống nước chè đường nóng hoặc rượu cấp cứu.
- Uống kháng sinh để đề phòng viêm đường hô hấp.
3. Chống say sóng:
-
Rèn luyện chống say sóng như đu quay, cầu sóng, xà đơn, xà kép, nhảy
cao, nhảy dài, bơi lội, đua thuyền, ... Rèn luyện thực tế, đi biển nhiều
lần làm quen với sóng gió.
- Trước khi đi biển phải ngủ tối thiểu 2-3 giờ và ăn trước 1-2 giờ.
- Thức ăn dùng cho ngày đi biển là những thức ăn dể tiêu có chất lượng dinh dưỡng cao, có nhiều gia vị để kích thích tiêu hóa.
-
Người đi biển lần đầu tiên nên ngồi chỗ thoáng gió, ít mùi hôi, nhìn
ra xa không nhìn xuống nước gần tàu, không nghe đài đọc sách. Quấn chặt
bụng chống di chuyển phủ tạng. Khi nằm thỉ nằm ngửa và ngửa đầu ra
sau.
- Sử dụng thuốc phòng và điều trị như Aêdôn, Amynagin.
4. Chống nhiễm độc khi ăn cá biển:
Ngộ độc do ăn cá nóc: Sau khi ăn 5-30 phút lưỡi tê.
- Nếu ăn chưa lâu, không tự nôn mửa được thì cho uống nước ấm pha muối, ngoáy họng bằng ngón tay cho nôn mửa thức ăn ra.
- Cho uống bột than (gạo rang cháy, bã mía, gáo dừa đốt cháy) để hấp thụ các chất độc chưa bị tống ra ngoài.
- Nếu ngừng thở: làm hô hấp nhân tạo.
- Chống mất nước: cho uống nước đường pha một ít muối, uống ít một, uống nhiều lần.
- Cho uống sinh tố B1, C hoặc nước hoa quả.
- Cần chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và điều trị tiếp.
Công dụng đặc biệt của chiếc gậy Trường Sơn
Hẳn
nhiều người rất quen thuộc với bài hát “Chiếc gậy Trường Sơn” nhưng
nếu không là lính, bạn không thể biết hết được tầm quan trọng của nó
đối với người lính. Gậy chống khi đi đường, leo dốc. Gậy xua rắn rết
lúc đi trong cỏ rậm. Được lệnh nghỉ gay chỗ đất lầy, bẩn, chống cây gậy
sau lưng ba lô khoác trên vai, lính ta có thể đứng nghỉ nhẹ nhàng, vui
vẻ mà vẫn sạch sẽ.
Tác
dụng của cây gậy Trường Sơn thì có nhiều trong đó có một tác dụng rất
độc đáo mà chỉ những chàng nghiện thuốc lào mới biết. Đó là gậy làm...
điếu cày. Cây gậy tre khoét hai lỗ, nhét thuốc lào vào là đủ cho những
người lính chuyền tay nhau thưởng thức, góp vui trên những chặng đường
hành quân.
Đèn lân tinh
Bộ
đội ta hành quân trong rừng Trường Sơn sâu thẳm đưa bàn tay lên trước
mắt không nhìn thấy nên người đi sau không thấy người đi trước, vấp ngã
liên tục. Mà rừng đêm thì lắm “chướng ngại vật” gốc cây, tảng đá, ổ
gà, ổ trâu, va vào “thiệt hại” như chơi. đèn không được phép dùng vì sợ
lộ bí mật, sợ biệt kích, máy bay. Cho nên một sáng kiến nảy ra.
Có
đồng chí nhận thấy khúc cây mục trong đêm có lân tinh phát sáng bèn
gài vào quai ba lô. Hành quân đêm, người đi sau nhìn theo khúc gỗ phát
sáng mà đi, vừa đúng hàng lại không sợ vấp ngã. Kinh nghiệm này được
phổ biến và được đặt tên là “Đèn lân tinh”.
Kỹ thuật điện tử cũng... xin hàng
Người
Mỹ sử dụng kỹ thuật điện tử để chế tạo ra các loại máy móc nhằm phát
hiện các cuộc hành quân của ta trên đường mòn Hồ Chí Minh. Hệ thống
thiết bị hồng ngoại ở máy dò người, được máy bay Mỹ rải khắp Trường
Sơn, có thể cảm nhận được thân nhiệt cơ thể ở cách xa hàng ki- lô- mét.
Trên cơ sở đó, chúng báo cho máy bay tới ném bom. Nhưng máy không thể
phân biệt được thân nhiệt của người và động vật. Và động vật ở Trường
Sơn thì nhiều vô vàn, nên bom đạn Mỹ cũng chỉ phí mà thôi.
Máy
ghi amoniắc trong không khí cũng được quân Mỹ đưa sử dụng ở Trường
Sơn. Khi có người đi qua, máy sẽ ghi số liệu amôniắc. Hơn nữa các chiến
sĩ ta đã dùng cả những thùng nước giải đặt rải rác trong rừng gây nên
sự nhiễu loạn cho máy. Sáng kiến này của bộ đội ta được nhà báo Đ.
Ramít viết: “.. Dùng nước giải đựng trong thùng để chống lại máy bay
thăm dò điện tử. Hình ảnh đó thật là hoàn chỉnh, khi ấy tôi nghĩ người
Việt Nam thật là đẹp, dũng cảm. Họ đã cho thế giời thấy khoảng cách ghê
gớm giữa khoa học kỹ thuật với sức mạnh thuần tuý của con người tới
mức bất kỳ một nhà viết tiểu thuyết hay một nhà sáng tác nào cũng không
thể tưởng tượng ra nổi”.
Bể nước ngầm đặc biệt
Chiến
đấu tại chiến trường miền Nam, một trong những khó khăn của chiến sĩ
ta là nước. Về mùa mưa thì khỏi nói, nước dầm dề cả ngày. Nhưng mùa khô
hiếm mưa, bộ đội phải dùng nước sông, suối để sinh hoạt. Ở nhiều địa
phương, do điều kiện tự nhiên ít sông suối, ao hồ (Như ở tỉnh Bình
Thuận), mùa khô, bộ đội rất vất vả. Nước không có, tìm được suối hay hồ
ao thì luôn gặp địch hoặc nguồn nước đã bị thả thuốc độc. Từ khó khăn
này, chiến sĩ ta đã nảy ra sáng kiến dự trữ nước. đầu mùa mưa, đơn vị
nào cũng cử người đào những chiếc hố lớn tại nơi kín đáo, khó bị phát
hiện. Sau đó, dùng những bao ni lông đựng bao gạo (Loại bao các đoàn
vận tải biển dùng để thả trôi gạo theo thuỷ triều vào đất liền) hứng
đầy nước mưa, cột chặt xếp xuống hố, lấp đất chôn kỹ, đánh dấu. đây là
nguồn nước của đơn vị dùng trong mùa khô, vừa đảm bảo vệ sinh vừa đảm
bảo an toàn, hạn chế rất nhiều thương vong cho các chiến sĩ.
Có, tớ có một mẹo nhỏ để tắm " tương đối sạch " mà không tốn nước.
Mùa khô bên K nước quý như vàng.
Bạn
kiếm củi khô nhiều nhiều vào ( trong rừng, thứ này chắc không thiếu ),
hãy đốt lên một đống lửa to. Lửa cháy bùng bùng. Lính tráng hãy " nude
" hết ra và nhảy quanh đống lửa, hát theo bài Sibone hay Oan ta ra me
ra chẳng hạn. Mồ hôi ra ướt đẫm và ...kì ghét. Ôi, bở tung như khoai
lang. Bạn cảm thấy đã tương đối sạch, lấy khăn mặt, đổ nước ở bi đông
ra thấm cho ướt khăn và lau lại lần chót trước khi mặt lại quần áo.
Xong! Tắm như vậy chỉ hết một bi đông nước là cùng.
Một lưỡi dao lam thả khéo nổi trong chén nước cũng từ từ xoay chỉ hướng bắc-nam như kim địa bàn. Có điều phải đánh dấu một đầu.
Có 1 mẹo nhỏ:
- Trong rừng già (loại rừng có nhièu ổ mối to tướng ấy) thường có giống mối đất to, đầu to cứng màu hổ phách. Hai cái răng của nó thật ghê gớm. Lỡ để nó bò vào chân, tay thì phủi không kịp. Hai cái răng như hai cái lưỡi hái mỏng sắc cắt đứt da thịt ta một cách ngọt lịm, chỉ một lát là đã thấy máu chảy toe toét.
Ba lô để dưới đất, qua 1 đêm ngủ thì chỉ còn sót lại tấm nilon và túi đạn rời cùng thủ pháo là thứ mối không cắn được.
Bạn có thể chống lại lũ mối bằng cách vãi một chút muối hạt xuống đát rồi hẵng để balo. Bọn mối sợ muối sẽ tránh xa cái ba lo của bạn.
Cách trên không phải lúc nào cũng làm được vì có khi chính bạn cũng đói muối. Khi đó bạn hãy tìm chọn chỗ mắc võng có cây nhỏ có càng ngang. Phạt ngọn và lá của cành ngang rồi móc ba-lo vào đó. Bọn mối đất chỉ chén lá rụng và cành cây rụng trên mặt đất chứ không bao giờ trèo cây.
- Trong rừng già (loại rừng có nhièu ổ mối to tướng ấy) thường có giống mối đất to, đầu to cứng màu hổ phách. Hai cái răng của nó thật ghê gớm. Lỡ để nó bò vào chân, tay thì phủi không kịp. Hai cái răng như hai cái lưỡi hái mỏng sắc cắt đứt da thịt ta một cách ngọt lịm, chỉ một lát là đã thấy máu chảy toe toét.
Ba lô để dưới đất, qua 1 đêm ngủ thì chỉ còn sót lại tấm nilon và túi đạn rời cùng thủ pháo là thứ mối không cắn được.
Bạn có thể chống lại lũ mối bằng cách vãi một chút muối hạt xuống đát rồi hẵng để balo. Bọn mối sợ muối sẽ tránh xa cái ba lo của bạn.
Cách trên không phải lúc nào cũng làm được vì có khi chính bạn cũng đói muối. Khi đó bạn hãy tìm chọn chỗ mắc võng có cây nhỏ có càng ngang. Phạt ngọn và lá của cành ngang rồi móc ba-lo vào đó. Bọn mối đất chỉ chén lá rụng và cành cây rụng trên mặt đất chứ không bao giờ trèo cây.
Mẹo này dùng cho cả dân chứ không chỉ riêng lính.
Đi rừng (đi đường) bất ngờ gặp mưa to, dai dẳng, mà xem chừng có
vẻ phải dầm mưa lâu, ướt người thì có cách chống cảm lạnh sau:
Tìm cách hứng ngay nước mưa đó, uống vài ngum. Cái lạnh của nước
mưa ở trong ruột sẽ giữ cho không bị cảm lạnh từ ngoài vào. Dầm mưa
tiếp ngoài trời chỉ bị đói và mệt thôi, không lo cảm lạnh.
Đi hành quân trong rừng lạc đơn vị,khát nước
nếu gần suối thì múc nước lên cho vài viên thuốc lọc vào,nếu hết
thuốc lọc thì phơi ra nắng 15 phút trở lên hãy uống ,không có suối thì
tìm cây cỏ trong rừng như cây rau tàu bay ,lá bứa ,củ mài củ
nâu...nhai lấy nước,nếu găp cây chuối rứng thì càng tốt phạt ngang cây
lấy phần trên vắt vao ca để một lúc lâu hãy uống dùng dao găm khoét
thân còn lai trũng xuống ,đợi nước chảy ramúc cho vào bi đông dùng dần,
tìm đương về đơn vịngoài cách tìm phuqơng hướng trên cây cổ thụ ,sao
trời ,mặt trời ,thì cứ nghe hướng nào có bom nổ là đi tới,(nhớ là bom
do máy bay đánh phá) là sẽ gặp quân ta
Đào
một cái hố hình phểu, đường kính khoảng một mét, sâu cũng khoảng một
mét, ở những khu vực ẩm ướt. Đặt ở dưới đáy hố một vật dụng đựng nước
(ton, tô, chén…) rồi phủ lên trên miệng hố một tấm nylon sạch và
trong suốt, dằn đất, đá cho kín chung quanh mép, ở giữa bỏ một cục đá
làm cho tấm nylon thụng xuống ngay ở miệng vật chứa nước. Sức nóng của
mặt trời làm cho đất ẩm bốc hơi, đọng lại dưới tấm nylon, chảy dài
xuống và nhỏ vào vật chứa nước để dưới đáy hố.
Hoặc
những cành lá còn xanh tươi xuống đáy hố để tạo ẩm. Nếu có thể thì
dùng một ống nylon hay ống trúc thông mắt, để cắm một đầu vào vật đựng
nước, một đầu ra khỏi miệng hố, khi cần thì có thể hút nước qua ống mà
không phải mở tấm đậy lên.
Hoặc
lấy cái lưới đánh cá mắt nhỏ (lưới bén) ấy giăng thẳng đứng ra qua đêm
để bắt sương dưới trải tấm tăng để gom nước cũng thu được khối đấy
bác.
Hôm
trước tớ có đọc một bài viết của bác nào đó nói về cách làm lưỡi câu
mà tớ quên rồi. Nay xin giới thiệu với các bác cách kiếm ăn của lính
đồng bằng Cửu Long chúng tớ nhé! Tớ có biệt tài "đâm cá" bằng chỉa
"xà búp" (loại bảy mũi gom tròn lại ấy) Lúc nào trong cái bòng của tớ
cũng có thủ sẵn từ một tới hai mũi xà búp. Đi tới nơi nào, tớ chặt một
đoạn trúc khoảng...4 mét, gắn mũi xà búp vào, cột, chèn cho chắc chắn
tìm chỗ nào có cá nhiều là tớ rình đâm, mười phát không sẩy một nhé! Mà
đồng bằng miền Tây cá cứ gọi là nhiều vô thiên lủng. Cậu nào tắm mà
"cuổng trời" là không khéo cá lóc (cá quả, cá trào) bằng bắp chân
"tương" cho một phát là tiệt nòi ngay tắp lự! Đâm được cá rồi, tớ lấy
cây xỏ vào miệng cá, gom rơm khô, cỏ khô lại chất vòng vòng
rồi...nướng! Hoặc lấy đất sét nặn mỏng, bỏ con cá vào đó, nhét thêm vài
cọng rau ngò om cuốn đất lại rồi bỏ vào lửa rơm mà nướng, thơm điếc
mũi luôn. Có khi còn được nhậu với rượu đế nữa đấy! Có lần, bọn tớ đang
nhậu, thằng nào thằng nấy "quắc cần câu" hết rồi, bọn thám báo sục vô
địa hình, sỉn quá chạy không nổi "lông rông" xuống sông lặn tuốt qua bờ
bên kia, tưởng chết "vì nước " rồi! Hoặc là bọn tớ dùng "ná thun" bắn
chim cải thiện,. cũng đỡ lắm nhé, chim nhiều lắm. Nhớ có lần, tớ và anh
đội trưởng đi ăn đám giỗ ở nhà bà con trong khu căn cứ, khi về sỉn quá
đi hết nỗi, tới ngang đồn của tụi dân vệ, cách tụi nó khoảng 100 mét,
tụi nó không dám ra còn mình cũng cóc dám vô! Tớ đi không nỗi, đòi nằm
lại đó ngủ, tỉnh dậy đi tiếp, anh đội trưởng kêu hoài tớ không dậy, anh
ấy chĩa AK vô đồn tương cho một loạt! Cha con chúng nó đang ngủ trưa,
giật mình choàng dậy, đáp lễ bọn tớ bằng đủ thứ súng, tớ tỉnh ngay tắp
lự, xách súng chạy trối chết. Về nhà, xém chút nữa bị kỷ luật, hú hồn,
hú vía từ đó tớ cạch không dám nhậu gần đồn lính nữa!
Rau dại ăn được :
Loại thứ nhất ; Tầm bóp , có thể mỗi nơi gọi mỗi khác .
cây
cao từ 20 đến 60cm lá có răng cưa độ Rộng độ 2cm dài độ 5 đến 6cm ,
quả ra từng chùm lúc chín có màu tím đen , to bằng hạt hồ tiêu . Lá cây
này dùng để nấu canh , ăn tạm được ,có vị hơi đắng , Lưu ý ; chỉ hái
sau khi mưa không thì đắng không ăn được .
Loại thứ 2 ; Cần dại , loại này hay mọc dưới ruộng , trông giống cây
rau cần nhưng nhỏ hơn . Loại này dùng để xào ( ăn có mùi giống rau cần )
Loại thứ 3 ; Thài Lài ( gái phải hơi trai như Thài Lài phải c...chó )
. đây là 1 loại cỏ nhưng lá to hơn cỏ bình thường , hình dạng hơi
giống lá tre . Lúc rửa phải vò kỹ cho hết lông , nếu không vò kỹ lúc ăn
sẽ bị ngứa cổ . Loại này có thể xào
Loại thứ 4 ; không nhớ tên , loại này trông giống cây dương sỉ , mọc cạnh bờ suối ,
chỉ ăn búp ( lá non cuộn tròn trông như quả đậu đũa ) . loại này xào tỏi ăn rất ngon .
Cách buộc dây giày
; Chập đôi sợi dây lại , xỏ 2 đầu dây từ ngoài vào 2 lỗ trên cùng bên
trái ( chỗ cổ chân ) , sau đó xỏ 2 đầu dây đó từ trong ra vào 2 lỗ dưới
cùng bên phải ( sát phía mũi giày ) , tiếp đó vẫn 2 đầu dây đó xỏ từ
trong ra vào 2 lỗ dưới cùng bên trái ( sát phía mũi giày ). Cứ xỏ chéo
như vậy ngược lên trên , làm sao để 2 đầu dây đó xỏ từ trong ra ở 2 lỗ
trên cùng bên phải . Sau đó thắt nút 2 đầu dây đó lại với nhau . Vậy là
ta đã được chiếc giày không bao giờ tuột dây . Lúc buộc giày ta chỉ cần
lồng 2 đầu ngón tay trỏ vào 2 đầu dây và thít , sau đó thì buộc như
bình thường bạn vẫn buộc .
Nếu bạn đón giao thừa mà không có pháo hoa , bạn có thể làm cách này .
Nguyên liệu
gồm đạn AK ( đạn lửa ) , bỏ cát tút chỉ lấy đầu đạn . 1 miếng gỗ độ
dày khoảng 0,2cm rộng 1,5cm dài độ 40cm . 1 cái đinh 6 đến 10cm .
Cách làm
; đóng cái đinh qua miếng gỗ ( cách đầu độ 1,5cm , chính giữa chiều
rộng ) . Đầu đạn bạn có thể làm bất cứ cách gì , miễn là đầu nhọn phải
cắm xuống đất , đầu kia chĩa lên trời . Sau đó cầm que gỗ có đinh đặt
đúng đầu nhọn của đinh vào chỗ lỗ của đầu đạn ( lúc tháo đầu đạn ra khỏi
cát tút bạn sẽ thấy cái lỗ đó ) , nhớ là cầm que gỗ vào cái đầu xa cái
đinh . Dùng búa gõ vào cái đinh , gõ xong bạn sẽ thấy lửa phụt ra từ
cái đầu đạn như pháo hoa , đảm bảo rất đẹp . Lưu ý : Để có nguyên liệu này bạn phải có quan hệ tốt với 1 bác như bác Đoàn hồi ở HG .
Tác dụng phụ
: Sau khi chơi trò này xong bạn có thể bị 2 tạ củi 1 ngày hoặc tùy
theo từng điều kiện đơn vị mà bạn bắt buộc phải làm 1 việc gấp đôi ,
gấp 3 người khác mà người ta vẫn gọi là " Thiêng liêng "
Nấu ăn bằng gạch !!!
Tại các nơi đóng chốt lẻ, việc tự cải thiện của lính ta là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, việc kiếm ra chất đốt không phải lúc nào cũng dễ. Đặc biệt là phải đảm bảo bí mật nơi nấu nướng đối với quân địch, và đôi khi cũng là để qua mặt cán bộ chỉ huy khó tính (tự nhận khuyết điểm !!).
Lính ta đã nẩy ra sang kiến là dùng gạch xây để thay chất đốt!!!!
Nhiều bạn sẽ cho rằng đấy là chuyện hoang đường. Nhưng hãy thử làm theo cách sau của lính nhé.
Chọn vài viên gạch xốp, loại gạch phế phẩm, nung non lửa, bị loại ra trong quá trình xây dựng là tốt nhất.
Sau đó, đem ngâm các viên gạch này vào đống dầu cặn thải loại của các loại máy cơ khí, như ô tô, tăng, máy phát điện, v.v… Tùy vào điều kiện đóng quân của mình.
Độ nửa ngày, lấy các viên gạch đó lên rồi mang về bếp Hoàng Cầm của chỗ mình.
Khi cần nấu, chỉ việc bắc nồi lên, cho mấy viên gạch này vào bếp và đốt.
Việc còn lại chỉ là chờ món tự cải thiện chín tới và chén.
Cách mắc võng để không bị ướt khi mưa
(hóng từ cụ nhà em)